JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 151-162<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0080<br />
<br />
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH<br />
TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC TRUNG ƯƠNG<br />
THÔNG QUA DẠY HỌC TÍCH HỢP<br />
Lê Thị Thu Hà1 , Nguyễn Tuấn Anh1 , Nguyễn Thị Ngân1 ,<br />
Phạm Thị Thơm1 , Trần Trung Ninh2<br />
1 Trường<br />
2 Khoa<br />
<br />
Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương<br />
Hoá học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
<br />
Tóm tắt. Hóa học là môn khoa học mang tính lí thuyết và thực nghiệm. Trong dạy học hóa<br />
học ngoài kiến thức lí thuyết thì việc việc vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề<br />
thực tiễn là rất cần thiết. Yêu cầu vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn<br />
bức thiết hơn đối với học sinh người dân tộc nhất là với các em đến từ những vùng miền xa<br />
xôi và khó khăn. Bài báo này giới thiệu vấn đề phát triển năng lực vận dụng kiến thức của<br />
học sinh được trường Dự bị Đại học Dân tộc trung ương thông qua dạy học tích hợp.<br />
Từ khóa: Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Trường dự bị đại học; Dạy học<br />
tích hợp.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 đã chỉ rõ giải pháp cụ thể cho giáo dục phổ<br />
thông: “ Thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ sau năm 2015 theo định hướng phát<br />
triển năng lực cho học sinh. Chương trình phải hướng tới phát triển các năng lực chung mà mọi<br />
học sinh đều cần có trong cuộc sống như: năng lực quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác,<br />
năng lực tự học,... đồng thời hướng tới phát triển các năng lực đặc thù liên quan tới môn học, từng<br />
lĩnh vực hoạt động giáo dục”. Đã có một số công trình đề cập đến vấn đề dạy học theo hướng phát<br />
triển năng lực học sinh. Đỗ Hương Trà [1] và các cộng sự đã công bố cuốn sách “Dạy học tích hợp<br />
phát triển năng lực học sinh, quyển 1 Khoa học tự nhiên”. Một số tài liệu nghiên cứu liên quan tới<br />
dạy học tích hợp tiêu biểu như các tài liệu và bài báo của GS.TS. Đinh Quang Báo [2], GS.TS Trần<br />
Bá Hoành [3], PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng [4]. Tuy nhiên chưa có bài báo nào bàn về dạy học tích<br />
hợp phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trường dự bị đại học.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Năng lực và năng lực vận dụng kiến thức<br />
<br />
Năng lực:<br />
Khái niệm năng lực có nguồn gốc Latinh: “competentia” nghĩa là “gặp gỡ”. Ngày nay khái<br />
niệm năng lực được hiểu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau.<br />
Ngày nhận bài: 9/3/2016. Ngày nhận đăng: 12/7/2016.<br />
Liên hệ: Trần Trung Ninh, e-mail: trantrungninh@gmail.com<br />
<br />
151<br />
<br />
Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thị Ngân, Phạm Thị Thơm, Trần Trung Ninh<br />
<br />
F.E.Weinert (2001) cho rằng: “Năng lực là những kĩ năng kĩ xảo học được hoặc sẵn có của<br />
cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ xã hội. . . và khả<br />
năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình<br />
huống linh hoạt” [5].<br />
Năng lực vận dụng kiến thức<br />
Năng lực vận dụng kiến thức của học sinh là khả năng của bản thân người học huy động, sử<br />
dụng những kiến thức, kĩ năng đã học trên lớp hoặc học qua trải nghiệm thực tế của cuộc sống để<br />
giải quyết những vấn đề đặt ra trong những tình huống đa dạng và phức tạp của đời sống một cách<br />
hiệu quả và có khả năng biến đổi nó. Năng lực vận dụng kiến thức thể hiện phẩm chất, nhân cách<br />
của con người trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức.<br />
Các biểu hiện/tiêu chí của năng lực vận dụng kiến thức [6]<br />
NL hệ thống hóa kiến thức: phân loại kiến thức hóa học, hiểu rõ đặc điểm, nội dung, thuộc<br />
tính của loại kiến thức hóa học đó. Khi vận dụng kiến thức chính là việc lựa chọn kiến thức một<br />
cách phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội.<br />
NL phân tích tổng hợp các kiến thức hóa học vận dụng vào cuộc sống thực tiễn: Định hướng<br />
được các kiến thức hóa học một cách tổng hợp và khi vận dụng kiến thức hóa học có ý thức rõ ràng<br />
về loại kiến thức hóa học đó được ứng dụng trong các lĩnh vực gì, ngành nghề gì, trong cuộc sống,<br />
tự nhiên và xã hội.<br />
NL phát hiện các nội dung kiến thức hóa học được ứng dụng trong các vấn để các lĩnh vực<br />
khác nhau: Phát hiện và hiểu rõ được các ứng dụng của hóa học trong các vấn đề thực phẩm, sinh<br />
hoạt, y học, sức khỏe, khoa học thường thức, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và môi trường.<br />
NL phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích: Tìm<br />
mối liên hệ và giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên và các ứng dụng của hóa học trong<br />
cuộc sống và trong các lính vực đã nêu trên dựa vào các kiến thức hóa học và các kiến thức liên<br />
môn khác..<br />
NL độc lập sáng tạo trong việc xử lí các vấn đề thực tiễn: Chủ động sáng tạo lựa chọn<br />
phương pháp, cách thức GQVĐ. Có NL hiểu biết và tham gia thảo luận về các vấn đề hóa học liên<br />
quan đến cuộc sống thực tiễn và bước đầu biết tham gia nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn<br />
đề đó.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Tích hợp và dạy học tích hợp<br />
<br />
Tích hợp<br />
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các<br />
thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp,<br />
sự kết hợp”.<br />
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng<br />
dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.<br />
Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin (integer) có nghĩa<br />
là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành<br />
phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ<br />
thống ấy.<br />
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học,<br />
giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống<br />
hiện đại.<br />
<br />
152<br />
<br />
Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương...<br />
<br />
Dạy học tích hợp<br />
Theo Xaviers Roegiers “Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập trong<br />
đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự<br />
tính trước những điều cần thiết cho học sinh nhằm phục vụ cho quá trình học tập tương lai, hoặc<br />
hoà nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Khoa sư phạm tích hợp làm cho quá trình học tập có ý<br />
nghĩa”<br />
Từ đó có thể thấy được dạy học tích hợp là phương thức trong giáo dục để truyền thụ kiến<br />
thức một cách đầy đủ, toàn diện qua đó hình thành và phát triển năng lực cho học sinh; đặc biệt là<br />
năng lực vận dụng kiến thức hóa học giúp các em biến kiến thức trong sách vở trở thành kĩ năng<br />
sống, giải quyết các tình huống trong thực tiễn.<br />
Đặc điểm của học sinh trường dự bị đại học<br />
* Về học vấn: Các em học sinh trường dự bị đại học là những học sinh đã tốt nghiệp THPT,<br />
nhưng chưa đủ điểm vào học ở các trường đại học.<br />
* Về văn hóa: Các em học sinh trường dự bị đại học là con em các dân tộc ít người có nền<br />
văn hóa phong phú, đa dạng. Lối sống hồn nhiên, giản dị, chất phác, thật thà, có lòng tự trọng<br />
cao, có trách nhiệm với công việc, vì vậy trong một số công việc các em sẽ làm rất tốt và rất tự<br />
tin. Nhược điểm của các em là đôi khi còn tự ti, khó khăn khi thích nghi với hoàn cảnh mới, môi<br />
trường mới.<br />
* Về khả năng ngôn ngữ: Tiếng Việt đối với các em là ngôn ngữ thứ hai nên các em còn gặp<br />
nhiều khó khăn khi sử dụng. Chính vì vậy mà ngôn ngữ khoa học nói chung và ngôn ngữ hoá học<br />
nói riêng còn nhiều khó khăn đối với các em.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Mục đích và yêu cầu môn Hoá học Hệ Dự bị đại học [7]<br />
<br />
Mục đích<br />
Giúp học sinh hệ Dự bị đại học củng cố và hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của chương<br />
trình Hóa học phổ thông, có tiếp cận với chương trình năm học đầu bậc đại học.<br />
Yêu cầu<br />
Nắm vững những khái niệm cơ bản, một số định luật về hóa học, tính chất và điều chế một<br />
số đơn chất và hợp chất, đồng thời nắm được một số kĩ năng tính toán thực hành cơ bản trong hóa<br />
học.<br />
<br />
2.4.<br />
<br />
Đề xuất dự án học tập tích hợp: Quy trình sản xuất xút – clo với vấn đề bảo<br />
vệ môi trường<br />
<br />
Tên dự án: Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả của dây chuyền<br />
sản xuất Xút - Clo tại Công ti cổ phần hóa chất Việt Trì. (Công đoạn xử lí clo dư thừa so với nhu<br />
cầu thực tế).<br />
I. Mục tiêu<br />
1.1.Kiến thức<br />
a. Biết:<br />
- Nêu được nguyên liệu chính được sử dụng và các sản phẩm sản xuất thu được trong dây<br />
chuyền sản xuất xút- clo<br />
- Gọi tên phương pháp sản xuất xút trong công nghiệp (lí thuyết)<br />
- Liệt kê được các dây chuyền sản xuất xút – clo đã và đang được sử dụng trên thế giới, ở<br />
Việt Nam và Công ti cổ phần hóa chất Việt Trì.<br />
153<br />
<br />
Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thị Ngân, Phạm Thị Thơm, Trần Trung Ninh<br />
<br />
- Nhớ lại và chỉ ra được các công đoạn trong dây chuyền sản xuất xút hiện nay tại Công ti.<br />
b. Hiểu:<br />
- Giải thích được nguyên tắc sản xuất các hợp chất trong dây chuyền<br />
- Mô phỏng lại quá trình điện phân dung dịch NaCl trong bình điện phân khi sử dụng các<br />
loại màng ngăn khác nhau.<br />
- So sánh được điểm giống và khác nhau trong từng công đoạn của 2 loại dây chuyền<br />
công nghệ.<br />
- Trình bày được nguyên nhân dư thừa clo trong quá trình sản xuất xút – clo, các biện pháp<br />
xử lí clo dư thừa hiện đang được áp dụng tại Công ti cổ phần hóa chất Việt Trì.<br />
c. Vận dụng:<br />
- Đề xuất được giải pháp hóa học xử lí clo dư thừa có tính khả thi vừa mang lại hiệu quả<br />
kinh tế vừa thân thiện với môi trường.<br />
- Dự đoán và tính toán được hiệu quả kinh tế khi xử lí clo dư thừa.<br />
1.2. Kĩ năng<br />
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về phương pháp sản xuất xút trong công nghiệp. Viết<br />
các phương trình hoá học minh hoạ.<br />
- Tính toán được lượng chất sinh ra trong quá trình điện phân<br />
- Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy để phát triển các ý tưởng của nhóm và trình bày báo<br />
cáo; sáng tạo ra một mô hình học tập (mô phỏng các tháp sử dụng trong quy trình sản xuất xút –<br />
clo), biết sử dụng phần mềm Word, PowerPoint, chèn hình ảnh. . . tạo nên sản phẩm báo cáo kết<br />
quả dự án học tập.<br />
- Thu thập, lưu giữ và xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (Internet, sách, báo, phỏng<br />
vấn,. . . ) và rút ra kết luận.<br />
- Lập kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ của nhóm<br />
- Phát triển kĩ năng trình bày vấn đề và thuyết trình trước đám đông.<br />
- Bước đầu hình thành được tư duy phản biện<br />
1.3. Thái độ, tình cảm<br />
- Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng.<br />
- Có thái độ tích cực bảo vệ môi trường, tuyên truyền, vận động, thuyết phục người khác<br />
tham gia bảo vệ môi trường. Tôn trọng, tin tưởng ủng hộ chính sách bảo vệ môi trường của nhà<br />
nước. Phản đối và sẵn sàng đấu tranh với các hành vi gây hại cho môi trường.<br />
- Hứng thú với phương pháp học tập mới, từ đó bồi dưỡng niềm say mê học tập với môn<br />
Hoá học. Bước đầu hình thành và tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học. Bồi dưỡng khả<br />
năng tự học và tự học suốt đời cho học sinh.<br />
- Định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai<br />
1.4. Định hướng phát triển năng lực<br />
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn<br />
- Năng lực hợp tác.<br />
- Năng lực sáng tạo<br />
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu.<br />
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.<br />
<br />
154<br />
<br />
Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương...<br />
<br />
II. Chuẩn bị<br />
1. Chuẩn bị của giáo viên<br />
1.1. Phân công công việc<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
12<br />
13<br />
<br />
Nội dung công việc<br />
Thống nhất ý tưởng<br />
Xây dựng kế hoạch thực hiện; Trao đổi<br />
phân công nhiệm vụ cụ thể<br />
Xây dựng mục tiêu; phương pháp dạy<br />
học<br />
Chọn và tập hợp HS tham gia dự án:<br />
Nhóm 1<br />
Nhóm 2<br />
Chuẩn bị tài liệu liên quan đến nội dung<br />
dự án<br />
Báo cáo BGH tạo điều kiện phương<br />
tiện cho HS đi tham qua thực tế<br />
Liên hệ Công ti cổ phần Hóa chất Việt<br />
Trì ở địa phương của Trường để HS<br />
tham quan thực tế<br />
Đưa HS đi tham quan thực tế<br />
Chuẩn bị cơ sở vật chất: phòng học,<br />
máy tính, phòng thí nghiệm. . .<br />
Hướng dẫn HS thực hiện dự án của<br />
nhóm mình<br />
Nhóm 1<br />
Nhóm 2<br />
Tư vấn, góp ý và giúp đỡ HS hoàn thiện<br />
sản phẩm dự án<br />
Hỗ trợ và chỉnh sửa cho HS trong quá<br />
trình tập báo cáo dự án<br />
- Tổ chức dạy minh họa<br />
- Nghiệm thu sản phẩm của HS<br />
<br />
Thời gian<br />
<br />
Phụ trách<br />
Cả nhóm<br />
Cả nhóm<br />
<br />
- Đ/c Ngân; đ/c Hà<br />
- Đ/c Tuấn Anh; đ/c Thơm<br />
- Đ/c Ngân; đ/c Thơm<br />
- Đ/c Tuấn Anh<br />
- Đ/c Tuấn Anh; đ/c Hà<br />
Cả nhóm<br />
- Đ/c Thơm; đ/c Hà<br />
- Đ/c Ngân; đ/c Hà<br />
- Đ/c Tuấn Anh; đ/c Thơm<br />
- Đ/c Ngân; đ/c Thơm<br />
- Đ/c Tuấn Anh; đ/c Hà<br />
- Đ/c Tuấn Anh<br />
- Cả nhóm<br />
<br />
1.2. Phương pháp dạy học<br />
- Phương pháp dạy học dự án là chính.<br />
- Kĩ thuật dạy học<br />
+ Kĩ thuật đặt câu hỏi<br />
+ Kĩ thuật giao nhiệm vụ<br />
+ Sử dụng bản đồ tư duy<br />
IV. Tiến trình dạy học chủ đề tích hợp<br />
Hoạt động 1: Triển khai dự án học tập tích hợp<br />
155<br />
<br />