Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2015<br />
<br />
VAÁN ÑEÀ TRAO ÑOÅI<br />
<br />
PHÁT TRIỂN NGHỀ ĐÁNH BẮT XA BỜ<br />
KẾT HỢP VỚI BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO<br />
THE DEVELOPMENT OF LONG-RANGE FISHING CORDINATING<br />
WITH DEFEND OF EXCLUSIVE ECONOMIC ZONE OF VIETNAM<br />
Tô Thị Hiền Vinh1<br />
Ngày nhận bài: 26/5/2014; Ngày phản biện thông qua: 05/6/2014; Ngày duyệt đăng: 10/6/2015<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Tiềm năng và thực tế đã và đang tạo nền tảng và cơ hội cho Việt Nam từng bước trở thành quốc gia mạnh về biển,<br />
làm giàu từ biển. Sự phát triển ngành khai thác hải sản đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc giữ gìn an ninh, chủ quyền<br />
trên vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của đất nước. Phát triển kinh tế biển nói chung và tăng trưởng kinh tế thủy<br />
sản nói riêng, đặc biệt là nghề đánh bắt xa bờ đã thu hút lực lượng ngư dân hiện diện thường xuyên trên biển góp phần<br />
đảm bảo an ninh quốc phòng. Ngược lại, đảm bảo an ninh quốc phòng tạo điều kiện để bà con ngư dân yên tâm sản xuất,<br />
phát triển kinh tế thủy sản. Có thể khẳng định, sự hiện diện dân sự của ngư dân trên biển thể hiện chủ quyền của Việt Nam,<br />
quốc gia biển phải dựa vào công dân biển và “biển bạc của ta phải do nhân dân ta làm chủ”.<br />
Từ khóa: biển; khai thác hải sản; an ninh quốc phòng; chủ quyền; đặc quyền kinh tế; đánh bắt xa bờ<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The potentiality and reality have been creating the foundation and opportunity for Vietnam step by step to become a<br />
nation that is strong at marine and enriches from the resource. The development of fisheries has contributed to the security<br />
preservation task, the sovereignty of territorial waters and the national exclusive economic development zone. The development<br />
of marine economics generally and the growth of fisheries economics particularly, especially off-shore fisheries have<br />
attracted fishermen to attend regularly in the sea, which helps to ensure the national defense and security. In contrast, the<br />
guarantee of national defense and security has facilitated the conditions to set fishermen’s mind at rest to produce and<br />
develop fisheries. It is possible to confirm that the presence of fishermen at the sea has expressed the sovereignty of Vietnamese<br />
people, that the coastal nation have to rely on marine citizens and “our silver sea must be controlled by our people”.<br />
Keywords: development of fisheries; security preservation; exclusive economic zone; defense and security<br />
<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt<br />
Nam là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân<br />
Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, là nhân tố quan<br />
trọng bảo đảm cho dân tộc ta phát triển bền vững.<br />
Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ:<br />
“Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ<br />
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn<br />
vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên<br />
giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân<br />
và chế độ XHCN…”(1). Đó là ý chí sắt đá, quyết<br />
tâm không gì lay chuyển được của dân tộc Việt<br />
Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thời gian qua,<br />
<br />
1<br />
<br />
sự biến đổi khôn lường của tình hình thế giới, khu<br />
vực và trên biển Đông khiến nhiệm vụ phòng thủ,<br />
bảo vệ đất nước, nhất là an ninh trên biển trở<br />
thành nhiệm vụ nhiều khó khăn, thách thức. Để<br />
hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn<br />
vẹn lãnh thổ, điều tiên quyết đặt ra là phải không<br />
ngừng củng cố, tăng cường sức mạnh quốc gia,<br />
xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển.<br />
Trong đó, xây dựng thế trận lòng dân, mỗi ngư<br />
dân trên biển phải là một chiến sỹ góp phần bảo<br />
vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng<br />
của Tổ quốc là vấn đề chiến lược, mang tính cấp<br />
bách, then chốt.<br />
<br />
TS. Tô Thị Hiền Vinh: Khoa Khoa học Chính Trị - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 199<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
II. NỘI DUNG<br />
1. Vị trí, vai trò tiềm năng biển, đảo Việt Nam<br />
Bờ biển nước ta có chiều dài 3.260km, với 112<br />
cửa sông lạch, trung bình cứ 100km2 diện tích tự<br />
nhiên lại có 1km bờ biển và gần 30km bờ biển lại<br />
có cửa sông lạch. Vùng biển đặc quyền kinh tế Việt<br />
Nam có diện tích trên 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần vùng<br />
lãnh thổ trên đất liền. Trong vùng biển đặc quyền<br />
kinh tế có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có<br />
nhiều đảo có dân cư như Vân Đồn, Cát Bà, Phú<br />
Quý, Côn Đảo, Phú Quốc,… có nhiều vịnh, vũng,<br />
eo ngách, các dòng hải lưu, vừa là ngư trường khai<br />
thác hải sản thuận lợi, vừa là nơi có nhiều điều kiện<br />
tự nhiên để phát triển nuôi biển và xây dựng các khu<br />
căn cứ hậu cần nghề cá. Vùng biển Việt Nam thuộc<br />
phạm vi ngư trường Trung tây Thái Bình Dương, có<br />
nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng và được đánh<br />
giá là một trong những ngư trường có trữ lượng cao<br />
trong các vùng biển quốc tế, với hơn 2.000 loài cá,<br />
225 loài tôm, 800 loài rong biển, và nhiều loài hải<br />
sản quý như bào ngư, trai ngọc, sò huyết, san hô<br />
đỏ,... Nghiên cứu, điều tra về nguồn lợi cho biết,<br />
trữ lượng nguồn lợi hải sản ước tính khoảng 4 - 4,5<br />
triệu tấn, khả năng khai thác cho phép khoảng 1,8 2,0 triệu tấn/năm.<br />
Ngoài ra biển Việt Nam còn có trữ lượng khoáng<br />
sản, nhất là dầu khí to lớn, tiềm năng du lịch gắn với<br />
biển và trên biển dồi dào. Hơn nữa trong số mười<br />
tuyến đường biển lớn nhất hành tinh, có năm tuyến<br />
đi qua Biển Đông – một hướng chính chúng ta đang<br />
đi ra thế giới, đã và tiếp tục tạo động lực mạnh mẽ<br />
mở rộng thông thương, thắt chặt và tăng cường các<br />
mối bang giao quốc tế, nhằm phát triển theo phương<br />
châm “tăng trưởng xanh” một cách chiến lược và<br />
đáng ghi nhận. Dọc bờ biển và trên biển Việt Nam,<br />
trong số 63 tỉnh/thành phố, có 28 tỉnh, thành phố<br />
ven biển với số dân hơn 44,2 triệu người, chiếm<br />
50,34% tổng dân số cả nước (Tổng cục Thống kê,<br />
năm 2011), với 12 thành phố lớn, 125 huyện, thị xã<br />
ven biển, 100 cảng biển, khoảng 238.000 cụm công<br />
nghiệp và gần 1.000 bến cá…<br />
Năm 2012, kinh tế biển và vùng ven biển đóng<br />
góp khoảng 49% GDP cả nước, trong đó riêng kinh<br />
tế trên biển chiếm khoảng 22%; các ngành kinh tế<br />
biển quan trọng như dầu khí, hàng hải, thủy sản, du<br />
lịch biển đều tăng trưởng với nhịp độ cao… Quốc<br />
phòng, an ninh trên biển, đảo được bảo đảm; các<br />
lực lượng bảo vệ biển đã thực hiện tốt nhiệm vụ<br />
quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, tạo điều kiện<br />
hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế trên biển, đảo; ý<br />
thức của nhân dân bảo vệ chủ quyền quốc gia trên<br />
<br />
200 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 2/2015<br />
biển được nâng lên. Trên cơ sở phát triển và phát<br />
huy toàn diện các ngành nghề biển một cách phù<br />
hợp, với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ<br />
phát triển theo hướng nhanh, bền vững và hiệu quả.<br />
Tuy nhiên, những nỗ lực của chúng ta vừa qua<br />
chưa thật sự ngang tầm với các tiềm năng, thế<br />
mạnh và lợi thế so sánh đó về biển, đảo và kinh<br />
tế biển, đảo; tình hình an ninh, quốc phòng ở một<br />
số khu vực biển, đảo của chúng ta vẫn tiềm ẩn sự<br />
phức tạp, thậm chí có nơi, có lúc rất phức tạp, khó<br />
lường, ở chừng mực nào đó, khiến cho lộ trình phát<br />
triển kinh tế biển, đảo của nước ta gặp nhiều khó<br />
khăn. Vì vậy vấn đề phát triển nghề đánh bắt xa bờ<br />
kết hợp với bảo vệ chủ quyền, biển đảo là hết sức<br />
cần thiết.<br />
2. Vai trò của nghề khai thác thủy sản<br />
Nghề cá là nghề có truyền thống từ lâu đời, gần<br />
gũi không chỉ với người dân ở vùng nông thôn ven<br />
biển, mà cả với cộng đồng dân cư trên đất liền, nơi<br />
có nhiều thuỷ vực tự nhiên nhiều triệu hec-ta như<br />
sông ngòi, kênh rạch, hệ thống hồ chứa tự nhiên và<br />
hồ chứa nhân tạo, hệ thống ao đầm nhỏ và ruộng<br />
trũng thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản<br />
nước ngọt. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, từ chỗ<br />
chỉ là một nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp,<br />
ngành Thủy sản đã dần hình thành và phát triển<br />
như một ngành kinh tế-kỹ thuật có đóng góp ngày<br />
càng lớn cho đất nước và đã trở thành ngành kinh<br />
tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đạt tốc độ<br />
tăng trưởng cao trong khối nông, lâm nghiệp và thủy<br />
sản (4,48 % , Tổng cục Thống kê, 2012).<br />
Đến nay, thủy sản Việt Nam đã có vị trí cao<br />
trong cộng đồng nghề cá thế giới, đứng thứ 12 về<br />
khai thác thủy sản, thứ 3 về nuôi thủy sản và thứ 4<br />
về giá trị xuất khẩu thủy sản. Theo số liệu thống kê,<br />
năm 2012, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 5,76<br />
triệu tấn (tăng 7,9% so với năm 2011), trong đó sản<br />
lượng khai thác đạt 2,65 triệu tấn (tăng 6% so với<br />
năm 2011). Sản lượng khai thác hải sản xa bờ năm<br />
2001 khoảng 456.000 tấn, chiếm 30,8% tổng sản<br />
lượng khai thác hải sản, đến năm 2012 đã tăng lên<br />
khoảng 1.120.000 tấn và chiếm gần 50% tổng sản<br />
lượng khai thác hải sản. Sản lượng khai thác cá<br />
ngừ khoảng 15.000 - 30.000 tấn/năm, trong đó sản<br />
lượng cá ngừ đại dương đạt khoảng 12.231 tấn/<br />
năm. Tuy nhiên, hiện nay chưa có thống kê chính<br />
xác và thường xuyên. Khai thác hải sản đã có nhiều<br />
chuyển biến tích cực, từng bước chuyển dịch theo<br />
hướng trở thành nghề cá cơ giới, tăng cường khai<br />
thác ở vùng biển xa bờ nhằm nâng cao hiệu quả và<br />
chất lượng sản phẩm khai thác phục vụ xuất khẩu,<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Tỷ trọng sản phẩm khai thác ở vùng biển xa bờ<br />
chiếm gần 40% tổng sản lượng thủy sản khai thác,<br />
trong đó nghề khai thác cá ngừ đại dương được<br />
quan tâm phát triển mạnh.<br />
Phát triển của kinh tế biển, đặc biệt là nghề<br />
đánh bắt xa bờ và những vấn đề liên quan đến<br />
việc bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo<br />
của nước ta trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp<br />
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là một trong<br />
những nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa<br />
mang tính chiến lược lâu dài. Phải tiếp tục làm gì<br />
và làm như thế nào nhằm chủ động khai thác tiềm<br />
năng biển, đảo để xứng đáng là một quốc gia mạnh<br />
về biển, giàu lên nhờ biển, đảo…, thực sự vẫn là<br />
vấn đề nan giải, cáp bách cần lời giải đáp một cách<br />
toàn diện, có tính hệ thống, phù hợp và đạt hiệu<br />
quả cao. Trên thực tế, ngư dân là lực lượng hàng<br />
ngày bám biển sản xuất (với khoảng 10.000 tàu<br />
thuyền) nên họ cần được trang bị “tiềm lực” đủ<br />
mạnh để tự bảo vệ chính mình cũng như góp phần<br />
bảo đảm an ninh, chủ quyền vùng biển tổ quốc. Do<br />
đó việc phát triển đánh bắt xa bờ có vai trò quan<br />
trọng thực hiện phát triển kinh tế gắn với nhiệm vụ<br />
bảo vệ vùng biển, đảo của Tổ quốc. Điều đó càng<br />
được khẳng định khi những ngày gần đây, Trung<br />
quốc tiến hành lắp đặt giàn khoan Hải dương 981<br />
nằm sâu vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt<br />
nam. Cho đến ngày 25-5, Trung Quốc vẫn duy trì<br />
số lượng hơn 120 tàu, bao gồm tàu hải cảnh, tàu<br />
vận tải, tàu kéo, tàu cá và một tàu chiến nhằm bảo<br />
vệ giàn khoan.<br />
3. Thực trạng khai thác thủy sản<br />
Nguồn lợi hải sản: Sản lượng khai thác tuy ở<br />
giới hạn cho phép (2,2 triệu tấn/năm), song nguồn<br />
lợi hải sản đã có dấu hiệu tổn thương: cá nổi nhỏ đã<br />
khai thác vượt quá giới hạn 25-30%, việc này không<br />
những đã và đang làm mất dần khả năng tái tạo,<br />
phục hồi mật độ quần thể, mà còn ảnh hưởng đến<br />
nguồn lợi cá nổi lớn (thiếu thức ăn); Hải sản tầng<br />
đáy cũng bị khai thác ở mức độ cao, vượt quá giới<br />
hạn cho phép từ 30-35%, trong đó có nhiều giống<br />
loài hải sản có vòng đời dài (cá mú, cá sủ, hồng…),<br />
dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng; Cá nổi lớn mới khai<br />
thác khoảng 21-22% khả năng cho phép, tuy vậy<br />
hoạt động đánh bắt hải sản chưa được kiểm soát<br />
chặt chẽ nên vẫn diễn ra tình trạng khai thác nhiều<br />
hải sản chưa trưởng thành.Sự suy giảm nguồn lợi<br />
cá đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đánh bắt<br />
của các loại nghề. Tỉ lệ cá tạp trong các mẻ lưới<br />
ngày càng cao, chiếm 40 - 80% sản lượng đánh<br />
bắt tuỳ theo từng loại nghề, đặc biệt là tàu lưới kéo.<br />
<br />
Số 2/2015<br />
Từ những phân tích trên cho thấy cần phải có ngay<br />
các đội tàu khai thác xa bờ.<br />
Tàu cá khai thác hải sản: Trong giai đoạn 2001 2010, tổng số tàu thuyền máy khai thác hải sản tăng<br />
từ 74.495 chiếc lên 128.449 chiếc, với tổng công<br />
suất 6,5 triệu cv. Trong đó, tàu nhỏ hơn 90 cv có<br />
101.488 chiếc chiếm 80,3%, tàu lớn hơn 90 cv có<br />
24.970 chiếc chiếm 19,7% trong tổng số tàu thuyền<br />
cả nước. Số lượng tàu cá tăng bình quân 6,2%/năm;<br />
tổng công suất máy tàu bình 7,1%/năm. Nhóm tàu<br />
> 90 cv tăng trung bình 13%/năm, nhóm tàu < 20 cv<br />
9,1%/năm; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn<br />
lợi ven bờ. Do đó, cần phải kiểm soát được số<br />
lượng tàu cá phù hợp với trữ lượng nguồn lợi hải<br />
và định hướng phát triển của ngành thủy sản. Tính<br />
đến 15/12/2012, cả nước có khoảng 125.000 tàu<br />
cá, trong đó 61.000 chiếc có công suất dưới 20CV<br />
(chiếm 48,8%), 38.000 tàu có công suất từ 20CV<br />
đến 90CV (chiếm 30,4%), 26.000 chiếc có công<br />
suất trên 90CV (chiếm 20,8%). Đã có trên 93.000<br />
tàu được cấp phép, gia hạn và cấp lại (chiếm 74,4%,<br />
tăng 4% so với cùng kỳ năm 2011).<br />
Công tác quản lý tàu cá, đăng ký, đăng kiểm đã<br />
được Bộ Nông nghiệp & PTNT và Tổng cục Thủy<br />
sản chú trọng. Tỷ trọng sản phẩm khai thác ở vùng<br />
biển xa bờ chiếm gần 40% tổng sản lượng thủy<br />
sản khai thác, trong đó nghề khai thác cá ngừ đại<br />
dương được quan tâm phát triển mạnh. Hệ thống<br />
hậu cần dịch vụ tuyến khơi xa, tuyến đảo, tuyến ven<br />
bờ gắn với các trung tâm dịch vụ nghề cá đã bước<br />
đầu được hình thành. Mặc dù chất lượng sản phẩm<br />
sau khai thác vẫn chưa được nâng cao, nhưng tiêu<br />
thụ sản phẩm khai thác đã được cải thiện, tạo điều<br />
kiện ổn định đời sống của ngư dân. Thực hiện chủ<br />
trương “tổ chức lại sản xuất” của ngành, nhiều mô<br />
hình hợp tác sản xuất trên biển đã được hình thành<br />
(như Tổ hợp tác đoàn kết khai thác trên biển, nghiệp<br />
đoàn nghề cá, tàu mẹ - tàu con) và phát huy tác<br />
dụng nhằm tổ chức dịch vụ hậu cần trên biển, hỗ<br />
trợ nhau trong hoạt động sản xuất và tìm kiếm cứu<br />
nạn khi gặp rủi ro. Đến tháng 9/2012, cả nước đã có<br />
3.156 tổ đội sản xuất trên biển. Nhiều cơ chế, chính<br />
sách quản lý đã được ban hành kịp thời, góp phần<br />
duy trì và phát triển hoạt động khai thác, đảm bảo ổn<br />
định sinh kế và đời sống của bà con ngư dân, duy<br />
trì sự hiện diện dân sự của lực lượng tàu thuyền và<br />
ngư dân trên các vùng biển, góp phần giữ vững chủ<br />
quyền, an ninh vùng biển, đảo của Tổ quốc.<br />
Lao động khai thác hải sản: Tương ứng với<br />
tăng số lượng tàu cá, lao động trực tiếp khai thác<br />
thủy sản cũng tăng theo, từ 270.587 người (1990)<br />
lên gần 850.000 người (năm 2011), mỗi năm<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 201<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
bổ sung khoảng 18-20 nghìn lao động. Trình độ lao<br />
động phần lớn được đào tạo theo phương thức “cha<br />
truyền con nối”. Đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng<br />
hầu hết ít được đào tạo qua trường lớp chính qui,<br />
thiếu các kiến thức cơ bản để có thể sử dụng được<br />
các thiết bị hàng hải, khai thác. thiếu các kiến thức<br />
về luật hàng hải để có thể hoạt động khai thác ở<br />
những vùng biển quốc tế.Trình độ văn hoá thấp,<br />
trong đó có 8,4% mù chữ, 55,2% tốt nghiệp tiểu<br />
học, chỉ có 34,5% tốt nghiệp trung học cơ sở, 1,9%<br />
trung học phổ thông và 0,1% được đào tạo qua các<br />
trường đại học và trung học chuyên nghiệp. Xuất<br />
phát từ trình độ học vấn thấp và phong tục tập quán<br />
khác nhau ở từng vùng nên việc chuyển giao, áp<br />
dụng tiến bộ khoa học nhằm nâng cao năng suất<br />
khai thác gặp nhiều khó khăn.<br />
Công nghệ khai thác hải sản: Trong hơn một<br />
thập kỷ qua, đã có sự thay đổi, ngoài việc cải tiến<br />
các loại nghề như lưới kéo, rê, vây trong nước, việc<br />
du nhập một số nghề khai thác thủy sản khác cũng<br />
đã được thực hiện, như: Câu cá rạn (mú, hồng) từ<br />
Hồng Kông; câu cá ngừ đại dương từ Đài Loan,<br />
Nhật Bản; chụp mực kết hợp ánh sáng từ Thái Lan;<br />
lưới kéo có độ mở cao” từ Trung Quốc; đặc biệt là<br />
lưới kéo đáy, nghề lưới vây sử dụng máy dò ngang,<br />
rê 3 lớp khai thác mực nang, công bảo quản cá ngừ<br />
bằng nước biển.Các trang thiết bị trên tàu như máy<br />
bộ đàm, định vị, dò cá đã được trang bị hầu hết trên<br />
các tàu cá xa bờ tùy theo từng nghề khác nhau.<br />
Tuy nhiên, các trang thiết bị khai thác như tời thu<br />
thả lưới, máy lái tự động, cẩu được sản xuất thủ<br />
công nên tuổi thọ thấp và hiệu quả không cao dẫn<br />
đến nguy cơ mất an toàn. Mức độ công nghiệp hóa<br />
chưa cao, sự đổi mới chậm, đó là các thách thức<br />
của nghề cá nước ta trong thời gian tới. Đặc biệt<br />
là việc đánh bắt xa bờ trong điều kiện hiện nay gặp<br />
nhiều khó khăn.<br />
4. Một số giải pháp phát triển đánh bắt xa bờ kết<br />
hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo<br />
- Nâng cao hiệu quả phổ biến, tuyên truyền cho<br />
ngư dân<br />
Tuyên truyền khẳng định vững chắc chủ quyền<br />
biển, đảo: Tình hình Biển Đông diễn biến hết sức<br />
phức tạp, nhiệm vụ tuyên truyền đòi hỏi càng cấp<br />
thiết hơn, nhất là triển khai có hiệu quả các nội dung<br />
của Đề án tuyên truyền về biển, đảo cho cán bộ<br />
trong ngành thủy sản và ngư dân tham gia khai<br />
thác trên biển. Đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương,<br />
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong<br />
việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo; Phổ<br />
biển các văn bản pháp lý chứng minh chủ quyền,<br />
<br />
202 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 2/2015<br />
quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên<br />
các vùng biển; Tuyên truyền về Luật biển Việt Nam<br />
và các quy định khác liên quan. Khuyến khích, hỗ<br />
trợ ngư dân tham gia khai thác và kết hợp bảo vệ<br />
chủ quyền biển đảo ở các vùng biển xa.<br />
Xác định được vai trò, tầm quan trọng của ngư<br />
dân và các hoạt động liên quan đến khai thác hải<br />
sản trong thực hiện mục tiêu của Chiến lược biển<br />
phát triển và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Nhiều hình<br />
thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật được áp dụng<br />
và phát huy hiệu quả như tài liệu tuyên truyền, sổ<br />
tay hướng dẫn, tờ rơi, các phương tiện thông tin đại<br />
chúng nhất là Đài tiếng nói Việt Nam là phương tiện<br />
tuyên truyền phù hợp, hiệu quả đối với đặc thù nghề<br />
nghiệp của ngư dân khi sản xuất trên biển, các cuộc<br />
thi,… Các nội dung liên quan đến chủ quyền, quyền<br />
chủ quyền, quyền tài phán Việt Nam trên các vùng<br />
biển, chế độ pháp lý của mỗi vùng biển, nội dung và<br />
ý nghĩa của hai Hiệp định Phân định và Hiệp định<br />
hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc bộ giữa Việt Nam<br />
và Trung Quốc còn được lồng ghép đưa vào trong<br />
chương trình của các lớp đào tạo thuyền trưởng,<br />
máy trưởng. Qua đó giúp ngư dân nhận thức được<br />
vai trò, trách nhiệm của mình trong việc phát triển<br />
khai thác hải sản gắn với bảo vệ chủ quyền, mỗi<br />
ngư dân là một chiến sỹ, họ là những công dân có<br />
mặt thường xuyên trên biển đảo.<br />
- Phải có chính sách hỗ trợ vay vốn cho<br />
ngư dân<br />
Để phát triển kinh tế biển, giữ vững chủ quyền<br />
biển đảo thì nhất thiết phải đầu tư xứng đáng cho<br />
“tam ngư” - ngư dân, ngư nghiệp, ngư trường - nhất<br />
là trong tình hình biển Đông có nhiều biến động như<br />
hiện nay. Để giúp ngư dân đầu tư phương tiện đánh<br />
bắt cá hiện đại, NHNN sẽ tích cực phối hợp với Bộ<br />
NN&PTNT, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan<br />
đề xuất các giải pháp đồng bộ, trong đó có tín dụng<br />
ngân hàng, với Chính phủ để giúp ngư dân giải<br />
quyết vướng mắc, khó khăn có vốn phát triển đánh<br />
bắt cá xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển<br />
của Tổ quốc, hỗ trợ về đầu tư vốn, cơ chế, chính<br />
sách, cho ngư dân vay thời gian từ 5-7 năm, lãi suất<br />
ưu đãi và cho thế chấp ngay chính chiếc tàu đóng<br />
mới. Những chiếc tàu đóng mới phải hiện đại đầy<br />
đủ các máy móc thiết bị đáp ứng với những yêu cầu<br />
cần thiết đánh bắt xa bờ. Dù đã đầu tư nhiều nhưng<br />
chương trình đánh bắt xa bờ vẫn chưa phát triển<br />
mạnh, hiện vẫn còn đến 99% tàu cá là tàu gỗ. Vì vậy<br />
trong thời gian tới phải nhanh chóng hiện đại hóa<br />
đội tàu đánh bắt xa bờ bằng việc đóng mới 3.000<br />
tàu vỏ thép. Đồng thời, kiến nghị sửa đổi chính sách<br />
ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển để hỗ trợ ngư dân<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
đóng mới, hiện đại hóa tàu cá. Cụ thể là tập trung<br />
đóng tàu dịch vụ hậu cần đi kèm với các tổ đội sản<br />
xuất trên biển và các tàu khai thác đối tượng giá trị<br />
cao. Mức vay được đề xuất là 80% giá trị tàu, thời<br />
hạn 10 năm, ngắn hạn 5 năm, lãi suất 2,5%/năm với<br />
tài sản thế chấp chính là con tàu được đóng mới.<br />
- Hoàn thiện các mô hình tổ chức sản xuất<br />
trên biển<br />
Xây dựng các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã<br />
khai thác kiểu mới theo chuỗi liên kết khai thác, dịch<br />
vụ hậu cần, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gắn với<br />
bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo. Xây dựng các<br />
chính sách hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã khai thác<br />
theo chuỗi gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền biển,<br />
<br />
Số 2/2015<br />
đảo. Hỗ trợ, phát triển Hợp tác xã nghề cá, các<br />
Hiệp hội nghề cá theo nghề, địa phương. Thí điểm<br />
giao việc khai thác, kinh doanh các cảng cá, bến<br />
cá cho Hợp tác xã. Để trong quá trình đánh bắt<br />
trên biển khơi có thể hỗ trợ trong những lúc gặp<br />
bất trắc xảy ra.<br />
III. KẾT LUẬN<br />
Phát triển đội tàu khai thác xa bờ là một đòi hỏi<br />
khách quan, nó không chỉ giải quyết vấn đề kinh tế,<br />
bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ vốn dĩ đã cạn kiệt,<br />
tận dụng nguồn lợi xa bờ được xem là còn nhiều<br />
tiềm năng; mà còn góp phần bảo đảm an ninh quốc<br />
phòng, giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, 2011. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. Hà Nội.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2012. Đề án tổ chức lại khai thác thủy sản.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Vũ Văn Phúc, 2014. Phát triển kinh tế biển đảo, gắn với quốc phòng, an ninh. Tạp chí Cộng sản, số 2.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Quang Trung, 16/5/2014. Tam ngư và chủ quyền lãnh hải. Thời báo Kinh tế Sài Gòn.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Trương Minh Tuấn, 2014. Việt Nam với mục tiêu phát triển kinh tế biển, đảo bền vững trong thế kỷ của đại dương. Tạp chí<br />
Tuyên giáo, số 1.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 203<br />
<br />