Vai trò của đào tạo nhân lực kinh tế nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
lượt xem 4
download
Bài viết này sẽ tập trung nghiên cứu hai vấn đề chính sau: (i) đánh giá thực trạng, những bất cập về nguồn nhân lực phục vụ ngành kinh tế nông nghiệp ở ĐBSCL; (ii) gợi mở một số giải pháp cấp bách thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ĐBSCL đến năm 2025 tầm nhìn 2030 là tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành kinh tế, nhất là nguồn nhân lực phục vụ ngành kinh tế nông nghiệp chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành kinh tế nông nghiệp với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò của đào tạo nhân lực kinh tế nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI VAI TRÒ CỦA ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY TS.NCVC. Trần Văn Duy* TÓM TẮT Kết quả thống kê của ngành chức năng cho thấy, nguồn nhân lực phục vụ ngành kinh tế nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang ở mức thấp nhất so với mặt bằng chung của đất nước, cả về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Lực lượng lao động của ĐBSCL có hơn 10,3 triệu người, chiếm 19% lực lượng lao động của cả nước nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ đạt 10,4% (mức trung bình cả nước là gần 20%). Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho kinh tế - xã hội chậm tăng trưởng, cản trở quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và hội nhập quốc tế của ĐBSCL. Do đó, cần có những nghiên cứu toàn diện hơn về vấn đề này nhằm giải quyết tốt vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ĐBSCL, đây sẽ là động lực quan trọng, góp phần giúp ĐBSCL vươn lên mạnh mẽ. Bài viết này sẽ tập trung nghiên cứu hai vấn đề chính sau: (i) đánh giá thực trạng, những bất cập về nguồn nhân lực phục vụ ngành kinh tế nông nghiệp ở ĐBSCL; (ii) gợi mở một số giải pháp cấp bách thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ĐBSCL đến năm 2025 tầm nhìn 2030 là tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành kinh tế, nhất là nguồn nhân lực phục vụ ngành kinh tế nông nghiệp chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành kinh tế nông nghiệp với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Từ khóa: Ngành chức năng, nguồn nhân lực, kinh tế nông nghiệp, Đồng bằng sông Cửu Long. 1. Đánh giá thực trạng, bất cập về nguồn nhân lực phục vụ ngành kinh tế nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long Thứ nhất, ĐBSCL có lợi thế là khu vực có nguồn nhân lực dồi dào song chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có. Toàn vùng đã đạt được một số kết quả như: tạo việc làm bình quân hằng năm cho trên 395 nghìn người, tuyển sinh dạy nghề hằng năm gần 207 nghìn người, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2013 giảm còn 7,41% (giảm 6,07% so với cuối năm 2010), các chính sách an sinh xã hội, ưu đãi người có công được quan tâm. ĐBSCL có lợi thế là khu vực có nguồn nhân lực dồi dào song chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của Vùng thấp hơn so với mức trung bình của cả nước gần 2%. Chất lượng trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề * Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam 73
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI nghiệp còn chưa đáp ứng được đòi hỏi thị trường lao động (tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2013 là 42,29% thấp hơn mức trung bình của cả nước). Đặc biệt, số lượng lao động đi làm việc nước ngoài còn thấp, toàn vùng bình quân mỗi năm chỉ có khoảng 2.000 người xuất khẩu lao động đi làm việc nước ngoài... Hiện tại, ĐBSCL có nguồn lao động dồi dào với hơn 10,3 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 57,8% dân số. Toàn vùng có 369 cơ sở dạy nghề, gồm 14 trường cao đẳng nghề, 37 trường trung cấp nghề, 129 trung tâm dạy nghề và 189 cơ sở khác có tham gia dạy nghề. Năm 2018, đã tuyển sinh trên 187 ngàn người và có hơn 93 ngàn lao động được hỗ trợ học nghề theo Quyết định 1956/QDD-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Vùng chỉ đạt 10,4%; tỷ lệ thiếu việc làm chiếm 6% và thất nghiệp là 2,42%1. Thứ hai, trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành còn yếu, chưa đáp ứng được các yêu cầu của nền nông nghiệp 4.0. Công tác tư vấn, phân luồng đào tạo chưa được các cơ quan chức năng chú trọng, tâm lý người lao động chưa chủ động học nghề, chưa chủ động tìm kiếm việc làm... Hiện nay, nền nông nghiệp 4.0 đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao, thành thạo việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật… mới tạo được hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, thực tế của ĐBSCL cho thấy, trình độ chuyên môn của lao động khu vực kinh tế nông nghiệp còn thấp, hệ thống đào tạo nghề lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Trước tình trạng này, việc đổi mới phương pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp 4.0 đang là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với các cấp, ngành chức năng của vùng ĐBSCL. Theo Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011, mục tiêu đặt ra là sẽ phát triển tỷ lệ nhân lực qua đào tạo khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ mức 15,5% năm 2010 lên khoảng 50% vào năm 2020. Tuy nhiên, dự báo đến năm 2020, nguồn nhân lực khối ngành này sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Không những vậy, Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Ngoài ra, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số 12 nước châu Á tham gia xếp hạng. Chỉ số cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam đạt 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế xếp thứ 73/133 quốc gia được xếp hạng. Theo báo cáo Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 thì năng suất lao động Việt Nam thấp hơn năng suất lao động của Trung Quốc 2,5 lần; thấp hơn Thái Lan 4,2 lần. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, nuôi trồng, 1 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2018), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chính sách lao động, việc làm và dạy nghề tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội, tr.2-3 74
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI đánh bắt thủy hải sản và cây ăn quả nhiệt đới lớn của cả nước; tuy nhiên, lực lượng lao động khu vực kinh tế nông nghiệp vùng này chất lượng thấp, tỷ lệ không có trình độ chuyên môn chiếm 91,2%. Bên cạnh đó, tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” của Vùng diễn ra mạnh. Trong khi, ở nhiều quốc gia, quy mô đào tạo bậc trung cấp luôn chiếm tỷ lệ nhiều hơn đại học, cao đẳng thì ở nước ta có tình trạng ngược lại. Thứ ba, nguồn nhân lực ở khu vực kinh tế nông nghiệp đang thiếu hụt rất lớn cả về số lượng và chất lượng, nhất là lao động trẻ. Thực tế tại ĐBSCL cho thấy, lực lượng tham gia sản xuất nông nghiệp phần lớn là người cao tuổi, chủ yếu là sản xuất cá thể và dựa vào kinh nghiệm; việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến chưa nhiều. Đây là vấn đề lớn đối với nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nói riêng. Cùng với đó, các doanh nghiệp thiếu hụt lao động có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ tốt và có tình trạng “thừa lao động phổ thông, thiếu lao động chất lượng cao”. Đa số lao động chưa có thái độ cầu thị trong công việc, tinh thần và thái độ làm việc còn hời hợt,… dẫn đến năng suất sản xuất thấp, không đáp ứng yêu cầu công việc của doanh nghiệp. Có thể nói, ở ĐBSCL, hầu hết các ngành, lĩnh vực đều gặp phải tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo phục vụ ngành kinh tế nông nghiệp. Nguyên nhân hạn chế về nguồn nhân lực phục vụ ngành kinh tế nông nghiệp của ĐBSCL trước hết phải kể tới chất lượng giáo dục, đào tạo. Sau gần 30 năm Đổi mới, mặc dù được Nhà nước quan tâm đầu tư, nâng cấp, mở rộng hệ thống cơ sở giáo dục, đào tạo, nhưng ĐBSCL vẫn còn là “vùng trũng” về phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành kinh tế nông nghiệp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Mạng lưới đào tạo nghề cho lao động nông thôn được phát triển rộng khắp nhưng chưa đi vào chiều sâu, thiếu tính hiệu quả. So với các vùng khác trong cả nước, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ hoặc có vốn đầu tư nước ngoài ở ĐBSCL còn thấp. Phần lớn doanh nghiệp sử dụng lao động phổ thông, không qua đào tạo, ít có nhu cầu về lao động chất lượng cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng nguồn nhân lực phục vụ ngành kinh tế nông nghiệp chậm được cải thiện. Thứ tư, nền kinh tế nông nghiệp của vùng “khát” nhân lực chất lượng cao. Để vận hành các nhà máy với dây chuyền sản xuất hiện đại, các doanh nghiệp cần nguồn nhân lực có chuyên môn tốt, tay nghề cao, có tinh thần cầu tiến, đam mê để tiếp cận công nghệ sản xuất. Mặc dù nhiều doanh nghiệp trong khu vực đã đưa ra mức đãi ngộ rất cao, nhưng vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tìm người lao động, kỹ sư có trình độ. Với vị thế là vùng chuyên canh xuất khẩu rau quả hàng đầu của Việt Nam, ĐBSCL đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải đáp ứng được các điều kiện như sử dụng tốt ngoại 75
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI ngữ, năng động, trình độ chuyên môn cao, am hiểu các quy định pháp luật quốc tế và Việt Nam. Song, việc tìm kiếm được nguồn nhân lực để đáp ứng các yêu cầu trên ở ĐBSCL là vô cùng khó khăn. Hiện nay, ngành nông nghiệp công nghệ cao đang phát triển mạnh mẽ thì nhu cầu sử dụng lao động có trình độ ứng dụng công nghệ cao của các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp rất lớn. Tuy nhiên, nguồn đào tạo nhân lực trong Vùng chưa thực sự đáp ứng đủ nhu cầu thực tiễn đặt ra. Việc thu hút nguồn lực khoa học công nghệ phục vụ lĩnh vực nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, dẫn tới thiếu hụt lực lượng cán bộ khoa học trình độ chuyên môn cao, đặc biệt ở một số lĩnh vực mới, công nghệ cao, do vướng mắc nhiều vấn đề như: thu nhập thấp; điều kiện nghiên cứu, thí nghiệm tại địa bàn nông thôn không có hoặc ít có điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Một số lĩnh vực nghiên cứu về thú y, công nghệ sau thu hoạch, đất và phân bón, thủy sản, lâm nghiệp, cơ điện nông nghiệp… đang đứng trước nguy cơ thiếu trầm trọng cán bộ nghiên cứu. Mặt khác, cơ chế thị trường cũng tác động không nhỏ tới tâm huyết của các nhà nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, thị trường công nghệ chậm phát triển, các kết quả nghiên cứu được tạo ra khó giữ được bản quyền; đối tượng sử dụng kết quả nghiên cứu là nông dân − người có thu nhập thấp nên việc chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật gặp nhiều khó khăn… Ngoài ra, chất lượng đào tạo còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng được yêu cầu, chất lượng đầu vào của nguồn nhân lực ở mức thấp. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên vào làm việc tại các tổ chức khoa học công nghệ, chuyển giao kỹ thuật cần khoảng thời gian đào tạo lại khá dài. 2. Gợi mở một số giải pháp chính sách về nguồn nhân lực phục vụ ngành kinh tế nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long Thứ nhất, đào tạo phải đi đôi, gắn với nhu cầu. Quá trình toàn cầu hóa và phát triển công nghệ mới bắt buộc quá trình giáo dục, cơ sở đào tạo trong ngành nông nghiệp phải liên quan đến giải quyết các nhu cầu hiện tại của xã hội. Sinh viên nông nghiệp phải được trang bị kiến thức kỹ thuật và kỹ năng kinh doanh một cách linh hoạt để thực hiện việc nuôi, trồng các loại con, cây có lợi nhuận, để trở thành người đóng góp hiệu quả cho sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp. Các cơ sở đào tạo phải cấu trúc lại, điều chỉnh chương trình giảng dạy theo nhu cầu của các bên liên quan, tích hợp và hợp tác chặt chẽ giữa nghiên cứu, thực hành trong môi trường chuyên nghiệp và sử dụng đầy đủ các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước và tư nhân. Thứ hai, thiết lập các liên kết giữa các khoa, các trường đại học và ngành công nghiệp để tạo thành mạng lưới liên kết các tổ chức cả trong nước và giữa các nước phát triển, các nước đang phát triển, các trung tâm nghiên cứu và đào tạo về sư phạm nông nghiệp cũng nên tham gia vào mạng lưới này. Đào tạo nguồn nhân lực phải đáp 76
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI ứng được nhu cầu phát triển nền nông nghiệp 4.0 tại Việt Nam, mà trước hết cần phải xác định được nhu cầu nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp. Điều này cần phải dựa vào mục tiêu chiến lược và phát triển của ngành. Chương trình đào tạo phải hướng tới hệ thống giáo dục toàn diện, tránh quá chuyên sâu, tăng cường chương trình đào tạo tổng hợp, đổi mới sáng tạo và nông nghiệp thông minh để phát triển nông nghiệp giá trị cao và bền vững. Thứ ba, mô hình đào tạo phải xây dựng thành công viên công nghệ nông nghiệp hay thung lũng công nghệ nông nghiệp liền kề với các trường đại học phục vụ việc tăng cường liên kết trong đào tạo. Đổi mới sáng tạo nông nghiệp, nâng cao giá trị cạnh tranh của chuỗi giá trị nông nghiệp. Gắn đào tạo với thị trường lao động là điểm đặc biệt quan trọng trong chiến lược đào tạo của các cơ sở, xây dựng mô hình rèn nghề thực tập nông nghiệp 4.0 và đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp, lập sàn giao dịch việc làm kỹ thuật số kết nối với doanh nghiệp, mời doanh nhân, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp tham gia giảng dạy. Thứ tư, khẩn trương triển khai lập nhân lực phục vụ ngành kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL và nhân lực phục vụ ngành kinh tế tầm nhìn đến năm 2050, trong quá trình lập nhân lực phục vụ ngành kinh tế nông nghiệp vùng, nhân lực phục vụ ngành kinh tế nông nghiệp cần lưu ý phát huy tiềm năng, lợi thế đặc thù của vùng, của từng địa phương; quan tâm các vấn đề liên quan đến liên kết nội vùng và liên kết với Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, ĐBSCL cần quan tâm đến bài toán định hướng chính sách vào giải quyết vấn đề dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác, với phương châm đào tạo từng phần theo thời gian, không nóng vội trong mục tiêu đào tạo toàn diện. Việc di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị là xu hướng tất yếu trong qua trình phát triển. Các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới đều đã và đang trải qua quá trình này, ở nước ta cũng phải chấp nhận đây là một hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính tất yếu. Thực tế diễn ra là rất nhanh chóng mang tính cấp bách; do đó, đặt ra yêu cầu không thể đào tạo nhân lực một cách toàn diện trong một thời gian ngắn đối với lực lượng lao động có nguồn gốc nông thôn. Một mặt, lực lượng lao động nông thôn vừa có trình độ tay nghề thấp đồng thời có hiểu biết xã hội và trình độ nhận thức pháp luật thấp. Việc đào tạo chuyên môn tay nghề đòi hỏi phải có thời gian và phải có môi trường lao động cụ thể làm đầu ra cho công tác đào tạo. Quá trình lao động thực tế kiếm sống nơi đô thị trong các ngành công nghiệp, dịch vụ bắt buộc các lao động này phải học tập và tích lũy về mặt kỹ năng 77
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI nghề nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho quá trình mưu sinh và chuyển đổi nghề nghiệp, trước hết, lực lượng này phải được trang bị các kiến thức về xã hội, pháp luật để có khả năng thích nghi với xã hội và môi trường sống mới nơi đô thị và ngành nghề mới. Vì vậy, việc tổ chức cho lao động nông thôn học tập các kiến thức pháp luật, tìm hiểu về tác phong công nghiệp, văn hóa đô thị và các kinh nghiệm tồn tại trong môi trường khác nông thôn phải tiến hành trước khi định hướng đào tạo nghề nghiệp mới cho họ, sau đó mới là bước đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề. Như vậy, chính sách của Nhà nước phải quan tâm đồng thời cả hai mặt: trình độ tay nghề và trình độ xã hội cho lao động ở nông thôn, phải có sự ưu tiên nguồn lực đầu tư công cho hoạt động đào tạo kiến thức xã hội, luật pháp, tác phong và môi trường cho lao động nông thôn. Đồng thời, cần thiết phải kết hợp điều này với mục tiêu tư nhân hóa công tác đào tạo tay nghề được nêu ở khuyến nghị thứ nhất, có như vậy mới xây dựng được mô hình đào tạo toàn diện và mang tính khả thi hơn. Mặt khác, tình trạng lao động dịch chuyển từ nông thôn, nông nghiệp sang đô thị, công nghiệp, dịch vụ chưa thực sự bền vững, biểu hiện là một tỷ lệ lớn lao động sau khi di cư một thời gian lại phải quay về với nông thôn, nông nghiệp. Quá trình này chỉ có thể không lặp lại khi nền kinh tế đã bền vững, phát triển giữa nông thôn - đô thị, giữa nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ đảm bảo mối quan hệ hài hòa. hiện tượng lao động từ khu vực đô thị, công nghiệp, dịch vụ quay trở lại khu vực nông thôn, nông nghiệp sau một thời gian làm việc cũng là minh chứng cho thấy khu vực đô thị không phải là không có trách nhiệm với công tác đào tạo nhân lực cho khu vực nông thôn, nông nghiệp. Tại các đô thị, bản thân các ngành công nghiệp, dịch vụ cũng phải có các phương án đào tạo lao động cho nông thôn, nông nghiệp. Như vậy, khu vực ngoài nông thôn, nông nghiệp, một mặt có phương án đào tạo cho khu vực nông thôn, nông nghiệp sẽ giúp chủ động hơn trong việc đào tạo và lựa chọn nhân lực cho khu vực của mình; mặt khác sẽ góp phần cho việc cung cấp trở lại cho nông thôn, nông nghiệp nguồn nhân lực có đủ năng lực tái hòa nhập lại nông thôn cũng như đến nông thôn, nông nghiệp để khai thác phục vụ phát triển (cả chung và riêng). Để nâng cao tính trách nhiệm này, Nhà nước phải hướng chính sách đến việc bắt buộc khu vực đô thị, công nghiệp, dịch vụ phải có trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp. 3. Kết luận Giải quyết vấn đề việc làm cho nhân lực phục vụ ngành kinh tế nông nghiệp tại ĐBSCL, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực này là điều kiện cần để đưa đất nước phát triển; gánh nặng đó đặt một phần lớn trong công tác đào tạo, trong tình hình công tác này còn nhiều bất cập và yếu kém. Đảng và Nhà nước đã đề ra các chủ 78
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI trương và chính sách mang tính định hướng chiến lược về công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, song để đẩy mạnh hơn nữa, đạt kết quả cao hơn nữa đòi hỏi phải có sự hoàn thiện không ngừng các chính sách về cả nội dung lẫn sự phối hợp. Chính sách cho cho công tác đào tạo này phải kết hợp cân đối giữa đào tạo kiến thức tay nghề đi đôi với trang bị cho lao động các kiến thức xã hội và pháp luật, trong đó đào tạo tay nghề không thể đi trước. Một điều không thể không đề cập trong vấn đề này, đó là đã đến lúc mọi khu vực, mọi ngành, mọi thành phần cùng phải bắt tay phối hợp và chia sẻ trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho ngành kinh tế nông nghiệp tại ĐBSCL./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2018), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chính sách lao động, việc làm và dạy nghề tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội, tr.2-3. 2. Cao Thị Lan Mây (2014), Việc làm và dạy nghề tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đỗ Kim Chung (2015), Giáo trình Nguyên lý kinh tế Nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 4. Phạm Vân Đình (2019), Giáo trình Chính sách nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 5. Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội Cần Thơ (2020), Báo cáo về tình hình thực hiện nhân lực phục vụ ngành kinh tế nông nghiệp tại Đồng bằng song Cửu Long; Cần Thơ. 79
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Trê Vàng
11 p | 250 | 30
-
Vài kinh nghiệm ươm, trồng và chăm sóc Hoa vạn thọ ngày Tết
6 p | 238 | 28
-
Bọ xít gây hại cây Nhãn
4 p | 149 | 12
-
Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam
10 p | 26 | 7
-
Thu hút trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tại tỉnh Thanh Hóa: Thực trạng và giải pháp
7 p | 77 | 4
-
Thực trạng và giải pháp định hướng nghề nghiệp cho sinh viên khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
9 p | 11 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn