YOMEDIA
ADSENSE
Vài kinh nghiệm ươm, trồng và chăm sóc Hoa vạn thọ ngày Tết
242
lượt xem 28
download
lượt xem 28
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
“Ai ơi dẫu có đi xa nhớ gieo vạn thọ mười ba tháng mười” Câu ca dao như một lời nhắn nhủ, nhắc nhở cho tất cả những ai là người Việt Nam tôn trọng ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Nói đến ngày Tết không thể không nói đến hoa. Hoa trồng quanh năm, hoa nở quanh năm; nhưng cũng có chỉ thường được trồng vào mùa Tết, hoặc vì nó chỉ trổ hoa rộ và đẹp vào những ngày Tết hoặc vì nó càng được tôn tạo vẻ đẹp và ý nghĩa vào ngày Tết. Người ta có...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vài kinh nghiệm ươm, trồng và chăm sóc Hoa vạn thọ ngày Tết
- Vài kinh nghiệm ươm, trồng và chăm sóc Hoa vạn thọ ngày Tết “Ai ơi dẫu có đi xa nhớ gieo vạn thọ mười ba tháng mười” Câu ca dao như một lời nhắn nhủ, nhắc nhở cho tất cả những ai là người Việt Nam tôn trọng ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Nói đến ngày Tết không thể không nói đến hoa. Hoa trồng quanh năm, hoa nở quanh năm; nhưng cũng có chỉ thường được trồng vào mùa Tết, hoặc vì nó chỉ trổ hoa rộ và đẹp vào những ngày Tết hoặc vì nó càng được tôn tạo vẻ đẹp và ý nghĩa vào ngày Tết. Người ta có thể không sắm sửa cho nhà mình đầy đủ các loại hoa ngày Tết, nhưng ít ai trong chúng ta lại thiếu đi hương thơm của cây hoa vạn thọ( còn gọi là cúc vạn thọ). Ngày Tết người ta chúc thọ cho các bậc cao niên, chúc tuổi cho nhau cũng thường sử dụng hình ảnh hoa vạn thọ. Vạn thọ dễ trồng, dễ ra hoa và càng dễ tạo hoa theo ý muốn của mình mà không cần đến những kỹ thuật công phu cho lắm. Chịu khó một tý và có tinh thần… yêu hoa một chút là chúng ta có thể tự trồng và chăm sóc cho mình một vài chậu vạn thọ góp vui và thêm phần ý nghĩa cho ba ngày Tết.
- Xin chia sẻ vài kinh nghiệm ươm, trồng và chăm sóc hoa vạn thọ ngày Tết, làm thế nào để hoa đẹp và trổ đúng vào dịp Tết. Chọn giống và gieo giống. Hiện nay trên thị trường người ta thường dùng hai giống phổ biến là vạn thọ Pháp và vạn thọ Thái lan. Trước tiên là khâu chọn giống. Theo kinh nghiệm dân gian, người ta thường chọn những bông hoa giống lớn, cánh mịn, láng mượt, màu sắc đẹp hài hòa, ví dụ màu cam và màu vàng. Trên cùng một cây hoa, thường chọn những hoa thuộc nhánh chính, không chọn ở nhánh phụ, sẽ bị thoái hóa hoặc lai giống (dân gian gọi là bị đốc). Bông hoa chỉ được hái vào làm giống khi đã chuyển sang héo khô nhưng không khô hoàn toàn; và không để giống lâu quá sáu tháng trong điều kiện ẩm ướt hoặc quá khô nóng. Giống thường được lấy sớm nhất vào khoảng thời gian sau Tết Đoan Ngọ (M ùng 5 tháng 5 âm lịch), trễ nhất nên trước tháng chín âm lịch. Đất chuẩn bị sẵn phải được băm nhỏ, nên trộn với phân rác hữu cơ, xơ dừa hoặc tro trấu cho đất luôn giữ độ tơi xốp, cây dễ bắt rễ phát triển mà cũng dễ nhổ lên trồng về sau. Hạt giống sau khi tách ra ra khỏi hoa nên để hong ngoài bóng râm một buổi sáng, có người còn khuyên nên phơi sương một hai đêm để hạt giống quang hợp hài hòa với khí trời. Rải hạt giống đều lên bề mặt liếp đất tơi xốp có tưới ướt nhẹ trước, dằn cho nằm đều sát mặt đất rồi tưới nhẹ bằng vòi sen sao cho hạt giống vừa đủ ướt ẩm vừa gắn tương đối chặt vào bề mặt liếp đất. Cũng có thể ươm vào các túi nilong. Nên làm giàn che mát, không để tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Mỗi ngày đều tưới nhẹ giữ độ ẩm vừa phải và liên tục cho khu vực gieo giống. Khoảng 3 – 4 ngày sau, rễ và mầm bắt đầu mọc ra. Thời gian này càng không được để lộ trực tiếp ra ánh nắng mặt trời.
- Có thể cho giàn che mỏng bớt để cây con được hô hấp với ánh sáng. Buổi tối nên bỏ giàn che để cây quan hợp tốt. Từ 10 – 15 ngày có thể tưới nhẹ phân đạm urê ( hoặc phân N-P-K 16 :16: 8) lần đầu với tỷ lệ thật nhỏ (môt muỗng canh cho một thùng tưới vòi sen 12lít). Canh chừng một tuần đến 10 ngày cho tưới một lần theo tỷ lệ tăng từ từ, sao cho lá cây luôn giữ được màu xanh đậm tự nhiên. Nên nhớ luôn tưới vào buổi chiều tối và xả lại nước thường vào buổi sáng trước khi mặt trời lên cao( khoảng trước 9 giờ sáng là tốt nhất). Tách cây trồng riêng, chăm sóc và đi hoa. Thông thường cây con phát triển tốt thì sau 20 – 25 ngày có thể tách đàn (dân gian gọi là đem đi cấy). Nghĩa là khoảng đầu tháng đến mùng mười tháng mười một âm lịch. Người ta thường gieo hạt vào thời điểm 13 tháng 10, và nên không trễ hơn 25 tháng 10. Thường sau 65 – 75 ngày kể từ ngày gieo giống, vạn thọ sẽ cho hoa nở rộ đồng đều. Người ta có thể cấy trực tiếp vào chậu, một hoặc hai cây con cho mỗi chậu, giỏ nan, cũng có thể trồng ra ngoài ô đất rộng đã được chuẫn bị kỹ trước, nếu nhà có diện tích sân lớn (nhà quê chẳng hạn) . Tách nhổ nhẹ nhàng từng cây con ra sao cho rễ còn nguyên vẹn, không bị đứt không bị giập. Khi đặt cây con vào vị trí định sẵn nên nhớ một điều là không cho rễ con tiếp xúc trực tiếp với đất cứng mà không có trộn trước với phân hữu cơ hay phân rác, tro trấu để tránh dập rễ non. Ba ngày đầu sau khi trồng, không nên để cây giống tiếp xúc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời, sẽ làm héo và mất nước lá non, héo rễ, gây còi, chậm phát triễn và cũng có thể chết cây con. Sau đó cho cây tiếp xúc bình thường với ánh nắng. Ngày nên tưới hai ba lần, sáng sớm để xả sương, buổi trưa trước lúc nắng gắt và buổi chiều tối khi mặt
- trời sấp lặn. Ba đến bốn ngày sau khi cấy cần tưới liều nhẹ urê cho rễ bắt nhịp phát triển tốt. Khoảng 15 – 18 ngày sau, tiến hành bấm đọt (còn gọi là cơi ngọn ) cho cây phát tán chiều ngang, không vươn cao, vì ít nhánh sẽ trổ ít hoa, cây lại không cân đối, mất tính thẩm mỹ. Một hoặc hai ngày trước khi bấm đọt không được tưới phân, hai ngày sau khi bầm đọt mới nên tưới phân vào cho chồi nách đâm ra ngang nhanh hơn. Cũng cần nhắc lại chút về kinh nghiệm chọn thời điểm bấm đọt. Cây con sau khi phát triển bình thường đến thời điểm đã định, quan sát kỹ ta thấy cây thường có 5 hay 6 cặp lá tính từ gốc tới trước cặp lá đọt non. Đợi cặp đọt non vươn cao khoảng 1 – 1,5cm mới nên bấm đọt; vì nếu bấm sát quá sẽ bị hỏng cặp đọt kế phía dưới, cũng có thể làm gãy mất một đọt nhánh nhỏ làm mất cân đối tán vạn thọ. Làm sao cho tán vạn thọ xoay đều, các đọt nhánh đâm ra các hướng đều nhau, bố cục không lộn xộn, không cao thấp là điều cần chú ý. Có như vậy, khi ra hoa, mười cây như một, hoa trổ đồng loạt, đều đặn trông bắt mắt hơn. Trong thời gian này luôn giữ cho cây xanh tự nhiên, và tránh để sâu rầy làm hại. Các loại bệnh thường gặp nhất là héo tươi do nấm, quăn đọt do bọ trĩ truyền virus. Bệnh thường xuất hiện khi độ ẩm quá cao, không cân đối dinh dưỡng, khi mưa lớn hoặc tưới mạnh gây xay xát cho cây. Có thể phòng bằng các loại thuốc như Aliette, Rovral, Daconil, Foraxyl, Benlat, Bacterine… phòng trừ các bệnh do nấm hoặc vi khuẩn gây hại, có thể dùng Tregart, Regent (đối với sâu vẽ bùa), Serpa, Supracide (đối với sâu ăn lá) để phòng và trị. Để hoa nở đẹp, đầy đặn và lâu tàn nên dùng thêm phân bón lá hữu cơ (Supermes…) phun định kỳ 10 ngày một lần. Nếu gặp đất tốt, cây có thể phát triển rất nhanh, lá nhiều và to, điều này có thể sẽ làm giảm bớt vẻ đẹp khi cây ra hoa. Kinh nghiệm cho thấy, trong trường hợp này, hoa thường trổ chậm hơn và
- thường bị tán lá che khuất. Ta có thể bấm bỏ bớt những cành lá thừa và lộn xộn, thường là những lá gốc hoặc sát thân hoa. Cũng có thể tưới phân Kali với liều lượng nhẹ để giảm bớt tốc độ tăng trưởng của cây. Nên nhớ chỉ liều lượng nhẹ vì nếu không cây có thể chựng lại và ra hoa. Cũng có trường hợp bộ lá phát triển nhanh làm bộ rễ không phát triển theo kịp, cây dễ ngã đổ. Trường hợp này có thể tưới một lượng vừa đủ phân lân (50 – 100 gam cho 20 lít nước) để giúp rễ phát triển tốt, chắc tàn. Vượt qua được các công đoạn này xem như đã yên tâm. Giờ chỉ việc canh giữ nước hằng ngày và độ 10 ngày tưới urê (hoặc N-P-K 16-16-8) nhẹ một lần. Được khoảng 2 tháng kể từ ngày gieo hạt, người ta bắt đầu ngưng tưới phân đạm kích thích sinh trưởng, để cây bắt đầu dừng phát triển lá, chuyển sang giai đoạn kết nụ và ra hoa. Thông thường nụ từ lúc tượng hình đến khi thành hoa là khoảng 2 tuần. Nên theo dõi sát tình hình này, có hướng xử lý thích hợp để vạn thọ ra hoa rộ đều vào các ngày 27 – 28 Tết, như thế sẽ đẹp nhất vào mầy ngày Tết. Một cây vạn thọ có 8 hoa lớn, 8 hoặc 16 hoa phụ (nụ) Có một số người chơi hoa vạn thọ chỉ thích cho cây trổ 8 hoa đại xoay đều và 16 nụ hoặc hoa phụ ăn theo. Cách này cũng khá đơn giản nếu ta chịu để ý một chút và phải có lòng… đừng tham nhiều hoa mới được. Giai đoạn này bắt đầu vào lúc chuẩn bị bấm đọt. Sau khi cây đã được tách trồng ra chậu khoảng 18 – 20 ngày, ta quan sát cây có 5 – 7 cặp lá ( có thể bỏ không tính cặp lá dưới cùng gần gốc) tính luôn đọt thì bấm bỏ cặp đọt trên cùng. Nếu cây có hơn số cặp đọt cũng bấm bỏ để lại đúng bốn cặp; nếu chưa tới phải chờ thêm ít ngày cho đủ. Bốn cặp cành – đọt này, nếu phát triển bình thường sẽ là 8 hoa trong tương lai. Điều cốt yếu là, luôn chăm sóc, tỉa lá thứa, lá già bao chung quanh các cành chủ đạo này sao cho không được
- mọc thêm một nhánh phụ nào ăn theo nữa. Cho cây tiếp xúc đều ánh nắng vào các hướng để tán lá và đọt xoay tròn đều. Đến khi ra hoa, thông thường cạnh chân cuống hoa chính sẽ ra thêm nhiều nụ ăn theo, ta chọn những nụ chắc ăn để lại, còn thừa bấm bỏ hết. Như vậy là ta đã có một chậu hoa đẹp, tán tròn đều như quả bóng với 8 hoa đại xoay tròn, điểm thêm 8 hoa phụ làm tăng nét quyến rũ của chậu hoa vạn thọ ngày Tết rồi. Tự mình chăm sóc cho mình một vài chậu vạn thọ chuẩn bị cho ngày Tết cổ truyền chắc chắn sẽ làm tăng thêm ý nghĩa ngày Tết cũng như làm cho tâm hồn mình lãng mạn hơn, thanh cao hơn trong mấy ngày Tết. Và chắc chắn bạn sẽ thích thú hơn khi ra chợ mua hoa đem về. Chúc bạn thành công
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn