intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển nghiên cứu khoa học, tăng cường ứng dụng và chuyển giao công nghệ tại các địa phương gắn liền với đào tạo Đại học & sau Đại học

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

53
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển giao công nghệ là hai hoạt động không thể tách rời trong giáo dục đại học và có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến chất lượng, uy tín và vị thế của một trường đại học. Hai nhiệm vụ song hành, trong đó NCKH góp phần lớn cho công tác đào tạo đặc biệt là công tác đào tạo Sau đại học. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển nghiên cứu khoa học, tăng cường ứng dụng và chuyển giao công nghệ tại các địa phương gắn liền với đào tạo Đại học & sau Đại học

  1. PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, TĂNG CƢỜNG ỨNG DỤNG VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TẠI CÁC ĐỊA PHƢƠNG GẮN LIỀN VỚI ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC & SAU ĐẠI HỌC PGS. TS. Huỳnh Phú Bộ môn kỹ thuật môi trường  Viện khoa học ứng dụng Hutech, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Với sứ mệnh được tham gia xây dựng trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh (Hutech), tầm cỡ Quốc gia và Quốc tế đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, mục tiêu phát triển bền vững. Trường Hutech luôn gắn nhiệm vụ đào tạo với trách nhiệm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển giao công nghệ là hai hoạt động không thể tách rời trong giáo dục đại học và có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến chất lượng, uy tín và vị thế của một trường đại học. Hai nhiệm vụ song hành, trong đó NCKH góp phần lớn cho công tác đào tạo đặc biệt là công tác đào tạo Sau đại học. Là giảng viên, đồng thời với thực hiện 2 nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Hai nhiệm vụ này quan hệ tương hỗ với nhau một cách chặt chẽ, nếu chỉ thực hiện một trong 2 nhiệm vụ này có nghĩa là giảng viên chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình. Ngành Tài nguyên Môi trường của trường Hutech không ngừng phấn đấu, đã đạt nhiều thành tích trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Từ khóa: Giảng viên NCKH; NCKH gắn đào tạo sau đại học, Tài nguyên Môi trường. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong một trường đại học, mối quan hệ hữu cơ giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo là mối quan hệ có vai trò hàng đầu và đặc biệt quan trọng. Chiến lược phát triển của một đất nước, khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo được xác định là Quốc sách hàng đầu. Khoa học công nghệ là lĩnh vực hoạt động nhằm phát hiện quy luật và cách ứng dụng những quy luật ấy vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, còn nhiệm vụ đào tạo là truyền bá kiến thức trong đó bao hàm cả những thành tực khoa học công nghệ cho thế hệ kế tiếp, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Tham gia NCKH giảng viên sẽ tiếp cận thực tế, tìm hiểu sâu kiến thực chuyên môn, phải tìm hiểu, phải đọc và phải tiếp tục học tập tiếp cận kiến thực mới phục vụ cho nghiên cứu. Tích lũy được kiến thức, bổ sung vào bài giảng, nâng cao kỹ năng viết, cách trình bày, ngoại ngữ...Chính từ trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, giảng viên sẽ thấy những hạn chế của chính mình để không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ. 2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GẮN VỚI ĐÀO TẠO TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC 2.1. Mối quan hệ giữa khoa học công nghệ với giáo dục đào tạo Trong quá trình đẩy mạnh hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế thế giới, phát triển và kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học công nghệ với giáo dục đào tạo để phát huy vai trò động lực phát triển nhanh công nghiệp hóa hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức. Định hướng giữa phát triển khoa học công nghệ với chấn hưng giáo dục đào tạo, phát huy quan hệ tương tác thúc đẩy lẫn nhau. Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ gắn với đào tạo đại học và sau đại học. Nghiên cứu khoa học có 872
  2. tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục đại học, vì không những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà nơi đó còn tạo ra những tri thức mới, sản phẩm mới phục vụ sự phát triển. Với định hướng trường đại học là các Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ & chuyển giao công nghệ, ứng dụng vào đời sống sản xuất. Nghiên cứu khoa học và đào tạo không phải là 2 nhiệm vụ mang tính cạnh tranh mà là hoạt động hỗ trợ lẫn nhau cùng hướng đến một mục tiêu tạo ra tri thức mới và đào tạo sinh viên: (i). Qua công tác giảng dạy, đào tạo, giảng viên phát hiện ra những vấn đề cần nghiên cứu, bổ sung; (ii). Các kết quả nghiên cứu khoa học mang lại tính mới đưa vào giảng dạy, đào tạo. Hoạt động nghiên cứu khoa học giúp giảng viên nâng cao, cập nhật kiến thức chuyên môn. Nghiên cứu khoa học tốt sẽ giúp cho các giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy. Cùng với nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu koa học là thước đo năng lực chuyên môn của giảng viên. 2.2. Nghiên cứu khoa học gắn với đào tạo 1. Hoạt động nghiên cứu khoa học gắn liền với mục tiêu đào tạo: Hoạt động nghiên cứu khoa học tại Bô môn Môi trường luôn được hình thành từ nhu cầu thực tiễn trong quá trình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đến các địa phương. Thực tiễn công tác nghiên cứu khoa học đem lại sức sống mới, tri thức mới cho bài giảng. Nhiều kiến thức mới xuất phát từ thực tiễn đưa vào bài giảng sinh động. Thúc đẩy cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, nâng cao khả năng nghiên cứu cho giảng viên, thay đổi nhận thức về đào tạo đại học, phương thức quản trị đại học, hoàn thiện các định chế trong đào tạo đại học và sau đại học. 2. Sản phẩm nghiên cứu khoa học là một kho tàng sản phẩm đa dạng, phong phú – Sản phẩm khoa học: Từ công tác nghiên cứu khoa học, nhiều bài báo khoa học trong và ngoài nước, sách chuyên khảo, sách tham khảo, giáo trình... Là nguồn tư liệu nghiên cứu học tập bổ sung trong trường đại học. – Sản phẩm đào tạo: Hoạt động nghiên cứu khoa học từ các đề tài cấp Trường, các đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh... Đã góp phần vào đào tạo Kỹ sư, Thạc sỹ, Tiến sĩ – Các sản phẩm ứng dụng: Các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình công nghệ, giải pháp mới cho hoạt động kinh tế xã hội trong các lĩnh vực Môi trường tài nguyên, phát triển bền vững...đã ứng dụng tại các địa phương như TP Hồ Chí Minh, Bình thuận, Ninh thuận Tiền giang... 3. PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Định hướng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong thời gian tới: Tăng cường tiếp xúc với 15 tỉnh miền Trung Tây nguyên, 13 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu long. Tập hợp các giảng viên, các nhà khoa học trong và ngoài trường để tham gia đăng ký đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước. Các đề tài NCKH gắn với thực tế của các địa phương, với nhu cầu xã hội và xu thế phát triển KHCN. Gắn liền nghiên cứu khoa học với đào tạo. Tăng cường số lượng bài báo Quốc tế, nhằm khảng định vị thế của trường Đại học Hutech. 4. CHUYỂN GIAO ỨNG DỤNG KHCN TẠI CÁC ĐỊA PHƢƠNG Nghiên cứu khoa học và chuyển giao KHCN là 2 công đoạn; Giai đoạn nghiên cứu là tìm kiếm, phát hiện ra cái mới và chuyển giao công nghệ là đưa cái mới nghiên cứu được áp dụng vào sản xuất và đời sống. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hiện nay có 2 loại hình: 873
  3. 1. Địa phương đặt hàng phục vụ nhu cầu của họ, hay giải quyết vấn đề cho địa phương, kinh phí do địa phương tài trợ. Loại đề tài này thì khả năng ứng dụng và chuyển gia công nghệ là yêu cầu bắt buộc của công tác thực hiện đề tài. Việc tìm kiếm, tìm hiểu nhu cầu, vấn đề cần giải quyết của địa phương là một bước quan trọng trong việc xây dựng các hướng đề tài. 2. Sản phẩm nghiên cứu do các giảng viên các nhà khoa học có quan tâm, có nhu cầu ứng dụng. Các nhà nghiên cứu cần quảng bá những sản phẩm này chó các đơn vị có nhu cầu sử dụng và chuyển giao đến người sử dụng. Lúc này bài toán được đặt ra đảm bảo hình thức cung – cầu của sự chuyển gaio. Hiện tại, Bộ môn môi trường và nhóm nghiên cứu Enwach đã xây dựng được các mối quan hệ trong nghiên cứu với các địa phương như Long an, Tiền giang, An giang…Bình thuận, Ninh thuận, Bình định, Đak lak…cũng như tham gia vào hoạt động hỗ trợ cho địa phương hiểu rõ hơn nhu cầu và những vấn đề địa phương đang cần và mong muốn giải quyết. 3. Phải luôn hiểu rắng không phải bất kỳ sản phẩm KHCN nào cũng được chuyển giao. Khi thiết kế các đề tài phải luôn hướng đến đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, phù hợp với điều kiện kinh tế xã của địa phương, được người tiếp nhận công nghệ hưởng ứng. 5. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ, ỨNG DỤNG Ở ĐỊA PHƢƠNG Xây dựng các mô hình giới thiệu công nghệ mới, các sản phẩm nghiên cứu khoa học, chủ động giới thiệu, phổ biến và thực hiện đề tài cho các địa phương và đơn vị có nhu cầu chuyển giao. Trường đã xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, cần phải củng cố và phát triển nhiều hơn về chiều sâu của nhiều ngành, về số lượng và chất lượng công trình để có các bài báo Quốc tế chất lượng. Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong trường Đại học phải tập hợp được đội ngũ cán bộ giỏi, cán bộ quản lý có năng lực, nhiệt tình và nắm pháp luật hiện hành. Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, trường nên thành lập các Viện nghiên cứu chuyên ngành, chuyên sâu theo cơ chế tự chủ. Tạo môi trường cho việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ các sản phẩm của trường đến doanh nghiệp và địa phương. Trường nên có chính sách ưu đãi hợp lý các nhà khoa học là cố vấn, cộng tác viên, liên kết với các Viện nghiên cứu, các địa phương, các vùng miền khác nhau để thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ vào sản xuất. Có chế độ chính sách khen thưởng kịp thời các cán bộ, giảng viên, các nhà khoa học có những đóng góp thành công trong chuyển giao khoa học công nghệ. 6. KẾT LUẬN Khi một trường đại học thực hiện tốt chức năng nghiên cứu khoa học gắn liền với đào tạo thì chắc chắn chất lượng đào tạo sẽ được nâng cao. Giảng dạy và nghiên cứu khoa học luôn hỗ trợ nhau, nghiên cứu khoa học sẽ thúc đẩy say mê nghề nghiệp, giúp giảng viên làm chủ tri thức trên cơ sở độc lập suy nghĩ sáng tạo, biết vận dụng tri thức vào bài giảng cũng như thực tiễn cuốc sống. Nhằm chủ động đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, tính hiệu quả của nghiên cứu gắn kết với đào tạo là ứng dụng được vào cuốc sống. Nghiên cứu khoa học gắn kết với đào tạo, là động lực phát triển xã hội bền vững. 874
  4. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo toàn văn Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ Môi trường; Hội nghị môi trường Toàn quốc lần thứ IV, Hà nội tháng 9/2015. [2] Huỳnh Phú (2012). Định hướng xây dựng chương trình đào tạo về Biến đổi khí hậu của Trường Đại học Tài nguyên & Môi trường Hà nội. Tạp chí Khí tượng Thủy văn; ISSN 0866- 8744. Số 610; Tr 5-8. [3] Huỳnh Phú (2011). Xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực Tài nguyên môi trường biển, đảo. Tạp chí Khí tượng Thủy văn; ISSN 0866- 8744. Số 623; Tr 5-8. Võ Văn Sen, Nguyễn Ngọc Thơ (2014). [4] Đào tạo và nghiên cứu khoa học với mục tiêu phát triển cộng đồng tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh. 875
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2