Biện pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa công nghệ thông tin trường đại học Tài chính – Marketing
lượt xem 2
download
Mục đích của bài viết phân tích ưu điểm và hạn chế của việc nghiên cứu khoa học sinh viên khoa Công nghệ thông tin tại Trường Đại học Tài chính - Marketing nói riêng, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học cho sinh viên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Biện pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa công nghệ thông tin trường đại học Tài chính – Marketing
- 206 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING ThS Thái Thị Ngọc Lý* TÓM TẮT Một trong những điều quan tâm của chính phủ, các trường đại học và cao đẳng là việc nghiên cứu khoa học trong sinh viên gắn liền với nhu cầu xã hội. Dựa trên việc phân tích ưu điểm và hạn chế của việc nghiên cứu khoa học sinh viên khoa Công nghệ thông tin tại Trường Đại học Tài chính - Marketing nói riêng, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Từ khóa: nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học sinh viên, gắn kết đào tạo với doanh nghiệp 1. Giới thiệu Với sự phát triển của công nghệ ngày càng mạnh, cuộc cách mạng 4.0 càng ngày càng phổ biển, điều đó là thách thức lớn đối với các trường đại học. Vai trò chủ chốt của các trường đại học là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, ngoài việc đào tạo chuyên môn có tay nghề giỏi còn cần có công tác hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho sinh viên ở trình độ cao (Điều 39, Khoản 2, Luật Giáo dục Đại học xác định tầm quan trọng của việc gắn kết doanh nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về tăng cường hoạt động đào tạo gắn kết với doanh nghiệp. Theo chủ trương của Đảng, Nhà nước về thúc đẩy doanh nghiệp tham gia hoạt động trong giáo dục. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (năm 2011) của Đảng đã xác định: “Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế và chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo”. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (năm 2016) của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “…Đẩy mạnh dạy nghề và gắn kết đào tạo với doanh nghiệp… Tăng cường quản lý nhà nước về nguồn nhân lực, gắn kết cung-cầu”). Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (năm 2021) của Đảng đề ra “Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chú trọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm” (Báo điện tử chính phủ, 2021). Trong những Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tài chính – Marketing *
- CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 207 năm gần đây, việc nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trường đại học đang rất được quan tâm làm sao nâng cao chất lượng và các nghiên cứu khoa học này ứng dụng được vào đời sống xã hội vì hoạt động nghiên cứu khoa học mang ý nghĩa sống còn và phát triển của các trường đại học đặc biệt là ngành công nghệ thông tin (ngành của thời đại kỷ nguyên số). Bài viết này được chọn để nghiên cứu bởi vì theo chiến lược phát triển của trường số 2294/QĐ-ĐHTCM ngày 29/12/2017, trường định hướng đào tạo theo hướng nghiên cứu. Trong quyết định tại Điều 1 khoản 3, mục c) Phát triển khoa học và công nghệ là “Giai đoạn 2021-2025,... đẩy mạnh các hoạt động khoa học, công nghệ; đăng cai tổ chức các hội nghị, hội thảo cấp bộ, ngành, địa phương và do các tổ chức xã hội - nghề nghiệp chủ trì; xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược trong nghiên cứu khoa học với các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước; xây dựng các chương trình tư vấn doanh nghiệp, các chương trình nghiên cứu triển khai và cho thuê chuyên gia tư vấn khoa học” và mục d) Phát triển hoạt động hợp tác quốc tế là “Giai đoạn 2021-2025: triển khai hợp tác mạnh mẽ với các trường đại học ở châu Âu và Mỹ; liên kết thư viện, trao đổi thông tin phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; trao đổi các ấn phẩm, tài liệu và kết quả đào tạo, khoa học công nghệ của Trường. Đến năm 2025, có ít nhất 3 chương trình hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với các trường đại học nước ngoài; có ít nhất 2 chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi sinh viên với các trường đại học nước ngoài”, nhà trường rất quan tâm đến công tác nghiên cứu khoa học nói chung và hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên nói riêng. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm năng lực Theo Lê Văn Hinh, Đào Minh Phúc (2014), năng lực là tình trạng vừa đủ hay vừa vặn. Trong lĩnh vực công việc, khả năng làm việc của con người phù hợp (vừa) với một công việc của họ. Hình 1. Lý thuyết tảng băng năng lực Nguồn: Lê Văn Hinh, Đào Minh Phúc (2014)
- 208 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Từ nghiên cứu tài liệu mô hình năng lực của Giáo sư McCelelland (1973), Đại học Harvard, Lê Văn Hinh và Đào Minh Phúc (2014) đưa ra nhận định “năng lực” người lao động gồm các cấu phần có thể “nhìn thấy” và “không nhìn thấy” (giống như một tảng băng nổi). Phần nổi của tảng bằng thì có thể phát triển dễ dàng, trong khi phần chìm của tảng băng năng lực rất khó có thể tác động đến hay làm thay đổi nó. (a) Các yếu tố bề nổi của tảng băng chìm gồm kiến thức (K), kỹ năng (S): – Kiến thức và hiểu biết (knowledge and understanding): các dữ liệu và thông tin mà con người có được trong một lĩnh vực bất kỳ. – Kỹ năng (Skill): là thao tác thực hiện một công việc với sự linh hoạt, thành thạo. (b) Phần chìm của tảng băng gồm các quan niệm cá nhân (self-concepts) Lê Văn Hinh và Đào Minh Phúc (2014): – Quan niệm cá nhân (self-concepts): là những tư tưởng cá nhân làm cơ sở cho mọi thứ; hay ý niệm chung; khái niệm của cá nhân, hay cũng gọi là thái độ, hệ giá trị, hình mẫu cá nhân (attitude, values, Self Image); – Nét tiêu biểu, nét riêng, đặc điểm riêng biệt của cá nhân (traits): Tính tình, tâm tính chung nhất cho các ứng xử theo các cách thức nhất định của một cá nhân; – Động cơ, động lực hành động của cá nhân (motives): Các suy nghĩ có tính lặp đi lặp lại dẫn dắt, điều phối các ứng xử của cá nhân. 2.1.2. Khái niệm nghiên cứu khoa học – Nghiên cứu khoa học (NCKH): Theo tác giả Trần Thanh Ái (2014), “NCKH là một quy trình chặt chẽ gồm nhiều công đoạn, nhiều thao tác và nhiều yêu cầu khác nhau”; theo từ điển khoa học Lefrançois (1991), “NCKH là mọi hoạt động có hệ thống và chặt chẽ bao hàm một phương pháp luận phù hợp với một hệ vấn đề nhằm tìm hiểu một hiện tượng, giải thích hiện tượng và khám phá một số quy luật. NCKH là nơi đối chiếu giữa những tiền giả định lý thuyết và thực tế như nó được cảm nhận” (Lefrançois R,. 1991, tr.147.; trích lại của Trần Thanh Ái, 2014) – Các tiêu chí của nghiên cứu khoa học: trên góc độ nghiên cứu và trí tuệ, NCKH gồm các tiêu chí quan trọng dưới đây: Tiêu chí 1: hoạt động sản sinh ra kiến thức mới; Tiêu chí 2: có quy trình chặt chẽ; Tiêu chí 3: phải công bố kết quả; Tiêu chí 4: phải có nhật xét phê phán về nguồn gốc, phương pháp, cách thức tiến hành của nghiên cứu; Tiêu chí 5: phải có tính hệ thống trong việc thu thập dữ liệu;
- CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 209 Tiêu chí 6: phải có diễn giải nghiên cứu theo lý thuyết hiện hành khi xây dựng vấn đề nghiên cứu cũng như các dữ liệu nghiên cứu (Beilerot, J,. tr 19, 21; trích lại của Trần Thanh Ái, 2014). 2.1.3. Khái niệm năng lực nghiên cứu khoa học Có nhiều quan điểm về khái niệm năng lực nghiên cứu khoa học nhưng nhìn chung thì tóm lại được như sau: – Năng lực NCKH: Các nghiên cứu cho rằng, năng lực NCKH là một hệ thống mở và không ngừng phát triển, bao gồm các “kiến thức tuyên bố” và các kiến thức quy trình trong lĩnh vực nghiên cứu, các thái độ và sự sẵn sàng của cá nhân cho phép người ta thực hiện một nghiên cứu trong khuôn khổ hoạt động nghề nghiệp của họ (Seberova, 2008, tr,. 61; trích lại của Trần Thanh Ái, 2014); đa số các quan điểm cho rằng, năng lực NCKH gồm chủ yếu ba thành tố như các năng lực khác gồm: (i) kiến thức cùng hiểu biết (Knowledge and Understanding), (ii) kỹ năng (Skill) và (iii) hái độ (Attitude) t – Kiến thức (K): Kiến thức và sự hiểu biết bao gồm kiến thức về chuyên ngành; kiến thức về phương pháp NCKH; – Kỹ năng (S): Kỹ năng bao gồm: kỹ năng xây dựng bài viết nghiên cứu; kỹ năng thu thập dữ liệu nghiên cứu; kỹ năng phân tích dữ liệu và sử dụng công cụ phân tích; kỹ năng phê phán, phản biện khoa học; kỹ năng lập luận khoa học; kỹ năng viết báo cáo khoa học; – Thái độ (A): Thái độ bao gồm: nhiệt tình, say mê khoa học; nhậy bén với các sự kiện xảy ra (hiện tượng khoa học); khách quan, trung thực, nghiêm túc; kiên trì, cẩn thận khi làm việc; tinh thần hợp tác, chia sẻ khoa học. 2.1.4. Khái niệm chất lượng nghiên cứu khoa học Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Đình Nguyên đã trình bày có hai chỉ số đánh giá chất lượng của một công trình nghiên cứu khoa học là hệ số ảnh hưởng (còn gọi là impact factor), và số lần trích dẫn (citation index). Hệ số ảnh hưởng là số lần trích dẫn hay tham khảo trung bình các bài báo mà tạp chí đã công bố hai năm trước nhưng hệ số ảnh hưởng chỉ phản ánh uy tín của tạp chí chứ không hẳn phản ảnh chất lượng của một bài báo cụ thể. Cho nên, tính số lần các nhà khoa học khác trích dẫn bài báo mà nhà khoa học đã công bố. Có thể nói ví von rằng số lần trích dẫn là âm vang của một công trình nghiên cứu. Một công trình nghiên cứu có chất lượng có khả năng gây ảnh hưởng trong chuyên ngành, và được nhiều đồng nghiệp trên thế giới trích dẫn. Do đó, chỉ số trích dẫn phản ảnh khá chính xác chất lượng một công trình nghiên cứu khoa học.
- 210 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 2.1.5. Động cơ và tâm lý của con người Thể hiện bản thân Được tôn trọng Xã hội An toàn Sinh lý Hình 2. Tháp nhu cầu Maslow Nguồn: Laurie J. Mullins, 2005 Nhu cầu của con người được thể hiện qua mô hình tháp nhu cầu Maslow do ngài Maslow phát triển. Trong sơ đồ, mỗi tầng của kim tự tháp nghĩa là tầng thấp nhất của kim tự tháp đại diện cho những nhu cầu cần thiết để sinh tồn, khi đã được sống họ sẽ nghĩ đến việc bảo đảm an toàn, sau đó là mở rộng quan hệ ra xã hội, khi được tham gia vào xã hội thì con người cần được tôn trọng và cuối cùng là thể hiện bản thân. Theo sơ đồ Maslow, con người luôn mong muốn được đáp ứng nhu cầu cơ bản trước khi chuyển sang các nhu cầu khác cao hơn. Maslow tin rằng: Những nhu cầu này tương tự như bản năng và đóng một vai trò quan trọng là động lực thúc đẩy hành vi của con người. Vì vậy, để thúc đẩy động cơ cho sinh viên nghiên cứu khoa học thì nên dựa vào tháp Maslow. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp khảo sát Nghiên cứu chính cho bài viết này là khảo sát nguồn dữ liệu thứ cấp từ các tạp chí khoa học, sách và tin tức từ website Trường Đại học Tài chính – Marketing về thực trạng nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa CNTT. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở các trường nhìn chung là có sự cố gắng. Nói chung, sinh viên có tham gia nghiên cứu khoa học và các cuộc thi cấp trường, cấp thành và cấp quốc gia. Nói riêng, tại Trường Đại học Tài chính – Marketing, việc tham
- CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 211 gia các cuộc thi năm 2021 được thống kê trên bản tin “Hội nghị Tổng kết Nghiên cứu khoa học sinh viên 2021” ngày 1/3/2022 trên website ufm.edu.vn như sau: Bảng 1. Thống kê giải thưởng của sinh viên năm 2021 (“Đại học Tài chính – Marketing”, 2022) Tổng số Giải Giải Giải Giải Cuộc thi/Giải thưởng giải thưởng nhất nhì ba khuyến khích Giải khoa học và công nghệ dành cho Sinh 04 01 02 01 viên của Bộ giáo dục và đào tạo Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa 01 01 học- Euréka của Thành đoàn TPHCM Giải thưởng Hội thi khoa học sinh viên 02 01 01 toàn quốc Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng lần thứ VI Giải thưởng cấp Trường “Tài năng kinh tế 14 01 04 06 03 trẻ” lần 10 Qua bảng thống kê trên, sinh viên đạt giải thưởng thuộc Khoa Marketing, Khoa Thương mại, Khoa Kinh tế – Luật, Khoa Tài chính – Ngân hàng của Trường Đại học Tài chính – Marketing. Riêng sinh viên Khoa Công nghệ thông tin trong năm 2021 chưa có được giải thưởng. Bên cạnh hoạt động nghiên cứu trong nước, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên mang tính quốc tế là không có. Từ năm 2015 đến 2021, nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Công nghệ thông tin có được là 01 bài viết. Số liệu nói lên việc nghiên cứu khoa học của ngành rất hạn chế. Sinh viên không có thích làm nghiên cứu khoa học. Hoặc là, việc triển khai nghiên cứu khoa học không tạo nên sự thu hút với sinh viên. Hoặc có từ rất nhiều khó khăn như là sinh viên thiếu kiến thức và kỹ năng cơ bản về các phương pháp NCKH, khó khăn trong việc xác định bài viết nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu chuyên ngành, phương pháp xử lý số liệu,... Từ những thực trạng đã được trình bày, tác giả nêu ra một số nguyên nhân của việc nghiên cứu khoa học sinh viên hiện nay. Thứ nhất, kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên chưa vững. Thực hiện một nghiên cứu khoa học thành công thì sinh viên phải có được kỹ năng nghiên cứu khoa vững vàng. Kỹ năng này chưa được dạy chính thức trong quá trình học của sinh viên. Cụ thể, sinh viên không có môn học nào về phương pháp nghiên cứu khoa học trong khoá học. Thứ hai, bài viết nghiên cứu khoa học chưa thực sự gắn liền với thực tiễn. Những bài viết nghiên cứu khoa học hiện nay của sinh viên phần lớn được giảng viên hướng dẫn nêu ra, còn sinh viên chưa chủ động được nhiều trong việc lựa chọn bài viết. Có thể là do sinh viên chưa có nhiều kiến thức xã hội do chưa làm việc thực tế hoặc là sinh viên có bài viết nhưng bài viết lớn thì sinh viên không thể thực hiện. Vì vậy, sản phẩm sau khi thực hiện nghiên cứu khoa học chưa có được ứng dụng thực tiễn nhiều. Điều này làm cho việc ứng dụng nghiên cứu khoa học kém hiệu quả, không thu hút được
- 212 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC nhiều sinh viên. Thứ ba, kiến thức liên ngành chưa được sự hỗ trợ đúng mức trong quá trình nghiên cứu. Một bài viết nghiên cứu khoa học luôn đòi hỏi hai yếu tố đó là chuyên môn và nghiệp vụ. Ví dụ, đối với một bài viết của ngành công nghệ thông tin thì ngoài việc lập trình cho sản phẩm thì các kiến thức liên quan đến nghiệp vụ của bài viết vô cùng quan trọng cho nên để thực hiện được một bài viết thì sinh viên cũng cần có kiến thức nghiệp vụ liên quan đến bài viết. Do việc nghiên cứu phải thực hiện trong một khoảng thời gian qui định, việc có được kiến thức nghiệp vụ liên quan đến tài nhanh chóng là hữu ích. 2.2.2. Phương pháp suy luận logic Dựa trên việc tìm hiểu nghiên cứu lý thuyết liên quan đến nghiên cứu khoa học và quan sát thực trạng hoạt động NCKH của sinh viên tại khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học Tài chính – Marketing, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bài nghiên cứu khoa học của sinh viên. Biện pháp 1: Tuân thủ qui định nghiên cứu khoa học trong sinh viên của Trường. – Dựa trên cơ sở qui định về công tác NCKH cho SV số 845/QĐ-ĐHTCM ngày 24/3/2022 và trong qui định này cũng đã đưa ra các tiêu chí đánh giá dựa trên khung năng lực NCKH của SV, cần truyền thông đến SV khoa Công nghệ thông tin để các em hiểu rõ về qui định này. Biện pháp 2: Định hướng tăng cường vai trò của quản lí khoa học và công nghệ trong phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học của SV. – Lập đội ngũ SV nồng cốt yêu thích nghiên cứu khoa học để dẫn dắt SV mới tham gia hoạt động nghiên cứu. Đội ngũ này có thể là câu lạc tin học. – Tổ chức cuộc thi khoa học công nghệ trong trường định kỳ hàng năm nhằm tạo sân chơi cho các SV nghiên cứu. Biện pháp 3: Phát triển quan hệ hợp tác với các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của SV. Biện pháp 4: Mở rộng các bài viết nghiên cứu khoa học dựa trên sự hỗ trợ từ doanh nghiệp vì nó gắn liền với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Biện pháp 5: Xây dựng qui định hỗ trợ nguồn kinh phí đầu tư NCKH SV hợp lý mang tính khuyến khích, động viên nhằm kích thích động cơ hoạt động NCKH trong SV. Biện pháp 6: Tổ chức một tạp san ươm mầm NCKH cho sinh viên. Xây dựng, duy trì và phát triển một tạp san, nơi mà đăng những công trình NCKH của sinh viên.
- CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 213 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả Biện pháp 1: Hàng năm, dựa vào chiến lược phát triển của Trường, kiểm tra công nghệ hàng năm của thế giới và nhà nước đặt trọng tâm để định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ cho SV. Thường xuyên, giới thiệu NCKH đến tân sinh viên và giải thích cho SV hiểu rõ lợi ích của việc NCKH. Hiện nay, hầu hết các trường đại học đang khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học nên sinh viên có được rất nhiều lợi ích từ hoạt động chủ yếu tập hợp thành hai kỹ năng chính là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng thứ nhất, kỹ năng cứng được mô tả như là kỹ năng về kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiên cứu khoa học. Tham gia công tác nghiên cứu khoa học yêu cầu người nghiên cứu phải liên tục cập nhật kiến thức và tri thức thông qua việc tìm kiếm và đọc thêm nhiều tài liệu liên quan cần thiết. Đó là quá trình làm cho kiến thức chuyên môn của sinh viên ngày càng hoàn thiện và nâng cao. Hành trình nghiên cứu còn giúp cho sinh viên tìm ra định hướng nghiên cứu và làm việc của mình trong tương lai rõ ràng hơn. Kỹ năng thứ hai, kỹ năng mềm được mô tả như là kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc với các giáo viên hướng dẫn, kỹ năng đọc tài liệu, trích lọc thông tin, kỹ năng ngoại ngữ, tin học,... của sinh viên ngày càng tăng lên. Điều này vô cùng có ích cho việc học và làm việc sau này của sinh viên. Trong tất cả kỹ năng mềm, kỹ năng tư duy phản biện là quan trọng nhất vì rèn cho sinh viên suy nghĩ vấn đề độc lập ở nhiều khía cạnh từ đó có thể hiểu sự vật, sự việc toàn diện nhất. Biện pháp 2: Định hướng tăng cường vai trò của quản lí khoa học và công nghệ trong phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học của SV. – Lập đội ngũ SV nồng cốt yêu thích nghiên cứu khoa học để dẫn dắt SV mới tham gia hoạt động nghiên cứu. Hàng quý, kiểm tra bổ sung nhân lực SV trong đội ngũ nồng cốt vì sẽ có những SV tốt nghiệp ra trường. Tìm ra giải pháp, khuyến khích SV đã tốt nghiệp tiếp tục hỗ trợ từ xa cho đội ngũ nồng cốt NCKH hoạt động. Truyền thông cho SV mới hiểu được lợi ích của việc NCKH. – Lập kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng năng lực NCKH của SV thường xuyên và theo định kì hàng quý, hàng năm. Đội ngũ nồng cốt SV NCKH dưới sự hướng dẫn của giảng viên khoa Công nghệ thông tin lập kế hoạch mời giảng viên tham gia hướng dẫn các kỹ năng NCKH định kỳ. Việc được trang bị các bước thực hiện nghiên cứu khoa học là cần thiết và sinh viên phải thực sự hiểu rõ cách thực hiện. Vì đây là nền tảng làm cho một bài viết nghiên cứu khoa học thực hiện đúng qui trình. Cơ bản thì sinh viên phải thực hiện nghiên cứu khoa học theo các bước:
- 214 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 1. Lựa chọn vấn đề nghiên cứu 2. Xác định bài viết NCKH 3. Lập đề cương nghiên cứu sơ bộ 4. Thu thập tài liệu nghiên cứu 5. Lập đề cương nghiên cứu chi tiết 6. Triển khai bài viết nghiên cứu 7. Tổng hợp kết quả nghiên cứu 8. Kiểm chứng kết quả nghiên cứu 9. Viết báo cáo tổng hợp bài viết NCKH 10. Công bố kết quả nghiên cứu Ngoài ra, sinh viên cần phải hiểu về các loại nghiên cứu đặc biệt là nghiên cứu trong kinh doanh vì khi liên kết với doanh nghiệp các bài viết doanh nghiệp đề xuất là từ thực tiễn thì lúc này nghiên cứu của sinh viên là nghiên cứu kinh doanh. Nghiên cứu trong kinh doanh (Uma Sekaran và Roger Bougie, 2016) trình bày các nội dung là: (1) Quan sát để xác định vấn đề quan tâm. (2) Khảo sát, phỏng vấn thu thập dữ liệu. (3) Xác định vấn đề nghiên cứu bằng việc thu hẹp vấn đề ở (1). (4) Viết văn luận trong báo cáo. (5) Suy luận theo khung lý thuyết. (6) Suy luận tổng quát của các giả thuyết. (7) Thiết kế bài viết nghiên cứu. (8) Tập hợp dữ liệu, phân tích và giải thích dữ liệu. (9) Kết luận theo hướng quy nạp hoặc suy diễn a. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu của bài viết được trả lời không? b. Suy luận theo giải thuyết thì câu hỏi nghiên cứu có được trả lời không? (10) Viết báo cáo. (11) Trình bày báo cáo. (12) Doanh nghiệp ra quyết định với bài viết nghiên cứu. - Tổ chức cuộc thi khoa học công nghệ định kỳ hàng năm nhằm tạo sân chơi cho các SV nghiên cứu.
- CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 215 Đội ngũ nồng cốt SV NCKH dưới sự hỗ trợ từ giảng viên và quản lý của khoa Công nghệ thông tin lập kế hoạch hoạt động cho cuộc thi tìm hiểu về công nghệ hoặc tổ chức các buổi thuyết trình, tham luận dành cho sinh viên. - Cuộc thi nhằm tạo sân chơi cho SV rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho việc học và việc NCKH thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Qua cuộc thi, giúp các em yêu thích đam mê lập trình. - Các buổi thuyết trình tham luận rèn luyện kỹ năng NCKH và trình bày trước đám đông. Hoạt động này sẽ tổ chức định kỳ hàng quý đan xen với nhau để duy trì việc quan tâm đến NCKH trong SV. Biện pháp 3: Phát triển quan hệ hợp tác với các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của SV. Theo định hướng phát triển hợp tác trong và ngoài nước giữa các trường đại học, cao đẳng, đội ngũ SV nồng cốt NCKH cần nhận thức vai trò dẫn dắt của mình để hướng dẫn các bạn SV tham gia vào các hoạt động trao đổi học thuật giữa các trường. Vấn đề giỏi ngoại ngữ hết sức được quan tâm trong quá trình liên kết với các trường nước ngoài. Đối với liên kết trong nước, tham gia các kỳ thi về chuyên ngành Công nghệ thông được các trường hoặc nhà nước tổ chức định kỳ hàng năm. Biện pháp 4: Mở rộng các bài viết nghiên cứu khoa học dựa trên sự hỗ trợ từ doanh nghiệp vì nó gắn liền với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Các bài viết nghiên cứu khoa học nên có được sự hỗ trợ từ doanh nghiệp vì nó gắn liền với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp lớn đòi hỏi các bài viết có kiến thức chuyên sâu hoặc tiên tiến cho nên nhà trường cũng nên có sự liên kết với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp cung cấp bài viết cho sinh viên nghiên cứu phải có qui trình tuyển dụng nhóm nghiên cứu sinh viên và yêu cầu sinh viên có đề cương và kế hoạch thực hiện bài viết. Việc làm này tạo ra chất lượng của sản phẩm và uy tín của bài viết sẽ thu hút những sinh viên có năng lực. Bên cạnh cung cấp bài viết, các doanh nghiệp xem xét hỗ trợ kinh phí thực hiện bài viết cho sinh viên tạo thêm điều kiện để sinh viên bớt gánh nặng chi phí khi thực hiện bài viết, sinh viên sẽ tập trung vào làm nghiên cứu nhiều hơn. Việc hỗ trợ kinh phí này không được tính vào phần chuyển giao công nghệ nếu sinh viên nghiên cứu bài viết thành công. Song song với kinh phí được hỗ trợ từ doanh nghiệp thì trường và khoa cũng nên có quỹ nghiên cứu cho sinh viên. Quỹ này cung cấp kinh phí cho sinh viên thực hiện bài viết.
- 216 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Bảng 2. Các bước thực hiện biện pháp 4 Stt Các bước thực hiện Kết quả 1 Trường và khoa liên kết doanh nghiệp và doanh Số lượng bài viết nghiên cứu nghiệp cung cấp bài viết nghiên cứu. 2 Khoa phân loại các bài viết nghiên cứu. Các bài viết nghiên cứu được phân loại từ dễ đến khó. 3 Khoa lập và tuyển chọn các nhóm nghiên cứu Nhóm nghiên cứu sinh viên được phân sinh viên. loại theo năng lực chuyên ngành. 4 Khoa đề nghị các bài viết phù hợp với từng nhóm Các nhóm sinh viên và bài viết nghiên sinh viên nghiên cứu. cứu. Có thể một bài viết sẽ có nhiều hơn Hoặc, Nhóm sinh viên nghiên cứu lựa chọn một nhóm sinh viên nghiên cứu. bài viết. 5 Doanh nghiệp sẽ tuyển chọn nhóm sinh viên Kết quả tuyển chọn nghiên cứu. 6 Lập lại bước 4 cho đến khi nào các nhóm sinh Nhóm nghiên cứu có được bài viết. viên nghiên cứu đều có bài viết phù hợp. 7 Sinh viên đề nghị mức kinh phí được hỗ trợ cho Kinh phí hỗ trợ được xuất bài viết. 8 Doanh nghiệp và khoa quyết định mức hỗ trợ. Kinh phí hỗ trợ thực hiện Một bài viết nghiên cứu thường sẽ liên quan đến nhiều kiến thức không chỉ chuyên ngành mà còn nghiệp vụ. Sinh viên chưa đi làm, những kiến thức nghiệp vụ có thể gây nên sự khó khăn cho sinh viên. Nếu tự liên hệ mà không có sự dẫn dắt của thầy/ cô hoặc doanh nghiệp liên kết thì sinh viên có nhiều sự trở ngại và có thể sẽ phải dừng vì không thể liên hệ được. Vậy nên, trường nên có đội ngũ giảng viên liên ngành hỗ trợ cho các bài viết nghiên cứu của sinh viên. Khi ở giai đoạn trình bày bài viết nghiên cứu khoa học, ban tổ chức nên hướng dẫn sinh viên ngoài việc hướng dẫn liên hệ giảng viên chuyên ngành còn nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực nào thì hướng dẫn sinh viên liên hệ giảng viên chuyên ngành đó. Nếu bài viết nhỏ trong phạm vi chỉ cần một giảng viên hướng dẫn thì không cần hướng dẫn thêm giảng viên thứ hai. (3) (1) Sự hỗ trợ Kỹ năng kiến thức nghiên cứu liên ngành (2) Doanh nghiệp hỗ trợ đề tài nghiên cứu Hình 3. Sơ đồ vai trò hỗ trợ kỹ năng NCKH cho SV
- CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 217 Ngoài việc hỗ trợ liên ngành của giảng viên, các sinh viên liên ngành cũng có thể kết hợp với nhau trong một bài viết nghiên cứu dưới sự khảo sát, giới thiệu, kết hợp từ giảng viên liên ngành để thành lập một nhóm nghiên cứu thành công. Và các bài viết nghiên cứu có thể triển khai một cách mềm dẻo, linh động tạo ra sự hợp tác và phát triển trong các nhóm nghiên cứu. Khi liên kết với doanh nghiệp, các nhóm nghiên cứu có thể làm việc tại các doanh nghiệp, hoặc có phòng nghiên cứu dành cho sinh viên tại các trường đại học tạo cho sinh viên có môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp. Điều này giúp cho sinh viên thấy việc nghiên cứu của mình được quan tâm đúng mức, yên tâm có nơi nghiên cứu và có thể là giảm chi phí cho sinh viên vì khi nghiên cứu sinh viên phải gặp nhau ở các quán nước… Biện pháp 5: Xây dựng qui định hỗ trợ nguồn kinh phí đầu tư NCKH SV hợp lý mang tính khuyến khích, động viên nhằm kích thích động cơ hoạt động NCKH trong SV. Hàng năm, rà soát lại quá trình hỗ trợ kinh phí đầu tư NCKH SV có sát với thực tiễn của hoạt động NCKH SV. Từ đó, đề xuất tăng hoặc giảm chi phí với Trường sao cho đảm bảo hoạt động NCKH SV vẫn được duy trì và phát triển. Biện pháp 6: Tổ chức một tạp san ươm mầm NCKH cho sinh viên. Những bài NCKH có chất lượng được đăng vào tạp chí của Trường và những bài NCKH chưa đủ chất lượng thì cũng được đăng vào một tạp san ươm mầm NCKH của sinh viên. Theo tháp Maslow thì sự đóng góp của sinh viên được công nhận tạo động cơ cho sự yêu thích làm khoa học. 3.2. Đánh giá Bài viết khi thực hiện, cơ bản sẽ truyền thông đến sinh viên ý thức việc NCKH là gần gũi và dễ dàng tiếp cận để thực hiện. Sau đó, từng bước nâng cấp chất lượng bài báo cho SV qua nhiều lần làm NCKH vì không thể đòi hỏi các SV làm tốt ngay lần đầu. Tích lũy các điểm trích dẫn bài báo để các em hiểu được giá trị sản phẩm NCKH được làm ra và được kế thừa cho những bạn đi sau có ý nghĩa khoa học như thế nào. Dựa trên các tiêu chí đánh giá NCKH của SV đã nêu ở trên, thì mỗi năm Trường khảo sát lấy ý kiến từ SV về NCKH, thống kê bài báo NCKH của SV trong tạp chí trường và tạp chí ươm mầm NCKH để phân tích dữ liệu và đánh giá, nhận xét kết quả của hoạt động NCKH cho từng khoa. Ngoài việc phân tích số lượng bài báo được đăng có đạt với số lượng kỳ vọng được đặt ra trong chiến lược phát triển của Trường không?; phân tích bao nhiêu bài đạt được tốt và xuất sắc, có đạt được tiêu chí quốc tế không? thì những bài chưa đạt thì kỳ vọng cải tiến, nghiên cứu phân tích nâng cấp ở những kỹ năng nào còn thiếu cho SV.
- 218 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 4. Kết luận Nghiên cứu khoa học là sự phát triển của ngành học, của trường và của đất nước. Nếu nghiên cứu khoa học được quan tâm đúng mức ngay tại các trường đại học, cao đẳng thì sẽ tạo nên những sản phẩm có giá trị trong tương lai. Không kỳ vọng, tất cả sinh viên đều làm nghiên cứu khoa học xuất sắc. Nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng cần nên được đưa vào chiến lược phát triển của khoa của trường đại học, cao đẳng theo lộ trình rõ ràng và chặt chẽ theo từng năm. Vậy nên đặt các chỉ tiêu cụ thể sẽ thúc đẩy được nghiên cứu khoa học. Ví dụ: 100% sinh viên thì sẽ có 20% sinh viên có bài viết nghiên cứu tốt, 60% sẽ hoàn thành nghiên cứu khoa học, 10% thực hiện bài viết có rủi ro không thành công. Và, thường xuyên truyền thông NCKH đến SV để SV ghi nhớ và ý thức việc NCKH là có ích cho chính SV. Duy trì đăng bài báo nghiên cứu của SV vào tạp san bao gồm tạp san của Trường và tạp san ươm mầm, điều này mang lại ý nghĩa thành quả của các em đều được ghi nhận, SV sẽ cảm giác vui vì được công nhận. Bài viết được trình bày dựa nhiều trên ý kiến và tầm nhìn cá nhân của tác giả nên tác giả cũng kiến nghị việc thành lập đội ngũ NCKH SV nồng cốt cho khoa Công nghệ thông tin để các em duy trì và phát triển việc NCKH trong Trường Đại học Tài chính – Marketing. Tài liệu tham khảo https://ufm.edu.vn/hoi-nghi-tong-ket-nghien-cuu-khoa-hoc-sinh-vien-2021-277.html Mullins, L. J. (2005). Management & Organisational Behaviour. Pearson Education Limited. Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đình Nguyên (2022). Chất lượng nghiên cứu khoa học ở Việt Nam qua chỉ số trích dẫn. Website phổ biến kiến thức y khoa của BS Phan Xuân Trung: https://ykhoa. net/tac_gia_va_tac_pham/nguyen_van_tuan/071229_nguyenvantuan-nguyendinhnguyen_ chatluong-nckh-vietnam.htm Lê Văn Hinh, Đào Minh Phúc (2017). Các yếu tố tác động đến năng lực nghiên cứu khoa học của các bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước. Cổng thông tin điện tử Ngân hàng nhà nước Việt Nam. https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_ chitiet;jsessionid=Bly2Kiy_UfTKGHWJYQn2rMwLjapjWqBrajuuEAk7pnkWLtiorR ET!1082403317!-461578906?centerWidth=80%25&dDocName=SBV287381&leftWidth=2 0%25&rightWidth=0%25&showFooter=false&showHeade Sekaran, U., & Bougie, R. (2016). Research methods for business: A skill building approach. John Wiley & Sons.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT tỉnh Quảng Bình
10 p | 202 | 18
-
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học nhằm phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho học sinh các trường dự bị đại học dân tộc
5 p | 193 | 10
-
Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, kỉ luật ở Trung đoàn 8, Sư đoàn 395, Quân khu 3
4 p | 104 | 8
-
Ra “đề mở”, một biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
3 p | 22 | 6
-
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học học phần “CAD trong kỹ thuật” theo dự án cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, Trường Đại học Vinh
9 p | 9 | 5
-
Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cho đối tượng đào tạo sau đại học ở Học viện Chính trị hiện nay
5 p | 16 | 5
-
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng yêu cầu đào tạo tín chỉ
2 p | 107 | 5
-
Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên Đồng Nai
11 p | 92 | 5
-
Thực trạng sử dụng các biện pháp nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên năm thứ nhất của đội ngũ cố vấn học tập trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
9 p | 74 | 5
-
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học các môn Lí luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay
6 p | 110 | 4
-
Thực trạng và một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học học phần Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam tại trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
8 p | 18 | 4
-
Biện pháp nâng cao chất lượng đọc hiểu văn bản nghệ thuật cho học sinh lớp 4, 5 dân tộc Mông tại tỉnh Tuyên Quang
9 p | 121 | 3
-
Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy học phần Vệ sinh - dinh dưỡng cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non ở trường Cao đẳng Vĩnh Phúc
5 p | 34 | 2
-
Nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng soạn giáo án cho sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội trong thực hành sư phạm tại trường THCS Phụng Châu - Chương Mỹ - Hà Nội
6 p | 39 | 2
-
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Triết học Mác - Lênin cho sinh viên năm thứ nhất Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu
4 p | 116 | 2
-
Biện pháp nâng cao chất lượng quản lí đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội
5 p | 53 | 2
-
Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
3 p | 16 | 2
-
Biện pháp nâng cao chất lượng giảng viên các môn lý luận chính trị ở Trường Đại học Hạ Long
3 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn