intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy học phần Vệ sinh - dinh dưỡng cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non ở trường Cao đẳng Vĩnh Phúc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

35
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vệ sinh - Dinh dưỡng là một học phần quan trọng trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non. Tại Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc, việc giảng dạy học phần này vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Bài viết này phân tích thực trạng những hạn chế đó. Từ đó, đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy học phần Vệ sinh - Dinh dưỡng hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy học phần Vệ sinh - dinh dưỡng cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non ở trường Cao đẳng Vĩnh Phúc

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN VỆ SINH - DINH DƯỠNG CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH PHÚC Nguyễn Thị Mai Hương Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc huongntm.sp@gmail.com Tóm tắt: Vệ sinh - Dinh dưỡng là một học phần quan trọng trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non. Tại Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc, việc giảng dạy học phần này vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Bài viết này phân tích thực trạng những hạn chế đó. Từ đó, đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy học phần Vệ sinh - Dinh dưỡng hiện nay. Từ khóa: Vệ sinh - Dinh dưỡng, chất lượng giảng dạy, sinh viên giáo dục mầm non. 1. MỞ ĐẦU Điều 35, Điều lệ trường Mầm non hiện hành quy định nhiệm vụ của người giáo viên Mầm non là “Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non; tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ...” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015). Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV cũng xác định nhiệm vụ của người giáo viên mầm non không chỉ là giáo dục trẻ mà còn thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh cho trẻ, đảm bảo an toàn sức khỏe của trẻ, đồng thời phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh (Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ, 2015). Đáp ứng những quy định trên, chương trình đào tạo giáo viên mầm non ở các trường sư phạm đã thiết kế các học phần nhằm cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ cho sinh viên. Vệ sinh - Dinh dưỡng là một trong những học phần quan trọng đó. Học phần này có nhiệm vụ trang bị cho sinh viên những kiến thức khoa học về vệ sinh, dinh dưỡng, hướng dẫn cho sinh viên các kỹ năng chăm sóc, vệ sinh cho trẻ, cách xây dựng khẩu phẩn ăn, tính toán, định lượng khẩu phần ăn của trẻ; đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em... Trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non ở Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc hiện nay, học phần Vệ sinh - Dinh dưỡng có thời lượng là 2 tín chỉ. Triển khai học phần này chủ yếu vẫn là giảng dạy trên lớp, thiên về tìm hiểu những kiến thức khoa học, nặng tính lý thuyết và hàn lâm, chưa thực sự dành nhiều thời gian cho sinh viên được tập luyện những kỹ năng cần thiết, trọng yếu của người giáo viên mầm non sau khi ra trường. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng, từ đó đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy học phần Vệ sinh - Dinh dưỡng là một việc làm cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non. 2. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN “VỆ SINH - DINH DƯỠNG” TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH PHÚC 2.1. Đội ngũ giảng viên Đội ngũ giảng viên giảng dạy học phần Vệ sinh - Dinh dưỡng gồm 6 người, đều thuộc chuyên ngành Sinh học, trong đó có 01 giảng viên trình độ tiến sĩ, 05 giảng viên trình độ thạc sĩ. Các giảng viên đều được đào tạo bài bản, chính quy tại các trường đại học lớn, uy tín, chất lượng như: Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học sư phạm Hà Nội 2, Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại 95
  2. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA học quốc gia Hà Nội. Bởi vậy, các giảng viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm. Bên cạnh đó, các giảng viên luôn ý thức trách nhiệm với nghề, không ngừng học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và đổi mới những phương pháp, nội dung giảng dạy theo hướng tích cực, sử dụng các công cụ, phương tiện hiện đại phục vụ bài giảng,... bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, các giảng viên được đào tạo từ khoa học cơ bản nên còn một số hạn chế về lĩnh vực giáo dục mầm non, đặc biệt là kiến thức thực tế về vệ sinh dinh dưỡng ở trường mầm non. 2.2. Tổ chức dạy học Khảo sát bằng phiếu điều tra trên 200 sinh viên ngành giáo dục mầm non (100 sinh viên năm 2 và 100 sinh viên năm 3) cho thấy: 92,7% sinh viên cho rằng Vệ sinh - Dinh dưỡng là học phần rất quan trọng. Mặc dù vậy, 78,5% sinh viên cho rằng học phần Vệ sinh - Dinh dưỡng chỉ mang tính chất cung cấp những kiến thức khoa học, không có ý nghĩa trong thực tiễn dạy học khi các em ra trường công tác 93% ý kiến được hỏi cho rằng nếu giảng viên áp dụng các phương pháp giảng dạy học tích cực với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học hiện đại (phương pháp tiếp cận năng lực, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, phương pháp công não…) sẽ tạo tâm lý thoải mái và hứng thú tiếp nhận tri thức của học phần được nâng cao, không mang tính ép buộc. Đặc biệt là việc ứng dụng tri thức vào thực tế trong quá trình thực tập, kiến tập sư phạm thuận lợi và đơn giản hơn. Trong thực tế, phương pháp dạy học phổ biến hiện nay ở Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc nói chung và giảng viên ngành sinh học nói riêng vẫn là thuyết trình giảng dạy là chính. Phương pháp dạy học tích cực đã bắt đầu được ứng dụng nhưng chủ yếu trong những tiết dự giờ thăm lớp, thao giảng thi đua... Vì vâỵ, chưa thực sự phát huy được tinh thần tự giác, tự tìm hiểu trau dồi tri thức cũng như tiếp cận những tri thức mới của sinh viên. Hơn nữa, hầu hết sinh viên quen kiểu thuộc lòng, chưa biết cách học, chưa chủ động tham gia vào quá trình dạy học để lĩnh hội tri thức. Đa số SV không đầu tư thời gian công sức vào việc học tập, việc học của SV không có động cơ bên trong mà chỉ mang tính đối phó với GV trong các giờ kiểm tra, thi kết thúc học phần. Việc kiểm tra, đánh giá học phần này vẫn theo cách truyền thống, với hệ thống ngân hàng đề 30 câu hỏi mang nặng tính lý thuyết, chưa đánh giá được khả năng vận dụng những kiến thức của học phần vào thực tế giảng dạy sau này. Thực tế cho thấy, Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc là một trong những trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho việc đào tạo: máy chiếu tại phòng học, phòng thí nghiệm vật lý, hóa sinh, phòng nhạc... Tuy nhiên, đối với học phần Vệ sinh - Dinh dưỡng là học phần đòi hỏi những trải nghiệm thực tế tại cơ sở giảng dạy cũng như việc yêu cầu sinh viên tham gia trải nghiệm, thực hành những kiến thức đã học thì cơ hội để các em được đến những cơ sở chế biến thực phẩm hay các bệnh viện chưa có. Có chăng, sinh viên chỉ được thực hành một số kỹ năng: vệ sinh cho trẻ, vệ sinh trường mầm non,... ở hai đợt thực tập 1 và thực tập 2 do nhà trường tổ chức ở các cơ sở mầm non trên địa bàn tỉnh. 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN “VỆ SINH - DINH DƯỠNG” TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON 3.1. Nâng cao kiến thức thực tiễn giáo dục mầm non cho giảng viên Giảng viên cần có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của chuyên ngành đào tạo cùng với kinh nghiệm thực hành nghề nghiệp. Giảng viên càng có nhiều kinh nghiệm thực tiễn càng hiểu rõ các kiến thức và thành thạo kỹ năng chăm sóc, vệ sinh cho trẻ, điều này giúp cho việc thiết kế 96
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 tốt hơn các tình huống thực hành để áp dụng vào công tác giảng dạy, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thảo luận và hoạt động trong môi trường thực nghiệm đạt hiệu quả. 3.2. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của học phần cho sinh viên Một bộ phận sinh viên chưa nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của học phần Vệ sinh - Dinh dưỡng và những ứng dụng của nó khi ra nghề nên còn có tư tưởng học chống đối, học để thi, học để qua. Vì vậy, cần giúp sinh viên xác định đúng mục tiêu cần đạt được sau khi học học phần này, có ý thức trong việc rèn luyện những kỹ năng nghề, phục vụ cho công việc sau khi ra trường. Để làm tốt việc này, cần phối hợp chặt chẽ với phòng đào tạo và giáo vụ khoa để ngay từ khi nhập học sinh viên đã có chương trình học tập toàn khóa, chủ động xây dựng kế hoạch học tập của cá nhân... Sinh viên phải tự mình tham gia vào các hoạt động nhóm, học tập thông qua thực hiện các bài tập tình huống, các bản báo cáo qua quá trình thực tế cơ sở hay thực hiện các bài tập cá nhân một cách chủ động, tích cực, sáng tạp. Sinh viên ngoài việc tham gia các hoạt động trên lớp còn phải tự phân tích, tổng hợp để hoàn thành các bài viết phản ánh suy nghĩ, cảm nhận về những gì đã được học, được đọc, nhìn thấy hay được trải nghiệm hoặc tự thực hiện nhật ký học tập giúp sinh viên tổng kết lại các kiến thức cũng như kinh nghiệm của bản than. 3.3. Đổi mới phương pháp giảng dạy học phần Một số phương pháp giảng dạy đối với học phần Vệ sinh - Dinh dưỡng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cũng như tạo điều kiện cho SV được thực hành, vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn nghề nghiệp: Phương pháp thảo luận nhóm: Giảng viên chia lớp học thành các nhóm nhỏ từ 4-5 sinh viên một cách ngẫu nhiên hay có chủ ý và giao cho mỗi nhóm một bài tập hoặc một chủ để thảo luận để các nhóm chủ động phân chia công việc, chia sẻ ý kiến và tìm ra cách giải đáp bài tập hay cách thức trả lời tốt nhất cho các câu hỏi thảo luận. Giảng viên vừa đóng vai trò của người giám sát, đảm bảo các thành viên trong mỗi nhóm đều chủ động tham gia vào hoạt động của nhóm, không ỷ lại vào một vài thành viên nổi trội hơn; đồng thời, vừa phải giữ vai trò tổ chức và cố vấn, đảm bảo hoạt động của các nhóm theo đúng mục đích, yêu cầu của chuyên đề, giải đáp các thắc mắc của sinh viên khi cần thiết và sau khi các nhóm đã trình bày kết quả hoạt động của mình, giảng viên đúc kết lại các ý kiến phù hợp nhất và giải thích vì sao các ý kiến khác chưa thực sự phù hợp. Với phương pháp này, GV có thể áp dung khi giảng dạy các nội dung như: Đại cương về Vi sinh vật, khái niệm dịch tễ học, miễn dịch học, khái niệm về dinh dưỡng và vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển của cơ thể... (Lê Thị Mai Hoa, 2009). Nghiên cứu tình huống: Trong thực tế dạy học, GV mầm non thường xuyên phải tiếp xúc với các tình huống, vấn đề phát sinh khi trẻ ở lớp nếu không có kiến thức, không có kinh nghiệm xử lý có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. GV tạo ra các tình huống mô tả những sự kiện, hoàn cảnh có thực hoặc hư cấu đòi hỏi SV phải tìm hiểu, suy nghĩ, đề ra được biện pháp xử lý thích hợp. Học qua thực tế gồm: (1) Tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố nơi trường đặt trụ sở và các trường mầm non trên địa bàn tỉnh khi sinh viên về thực tập, kiến tập sư phạm. Bên cạnh việc nghiên cứu, tìm hiểu lý thuyết trên lớp, giáo viên có thể kết hợp đưa sinh viên xuống trường Mầm non để quan sát, tìm hiểu thực tế, vận dụng lý thuyết đã học để đánh giá thực tế của trường Mầm non. Ví dụ, phần nội dung vệ sinh trường mầm non và vệ sinh chăm sóc trẻ, giáo viên tổ chức cho sinh viên về các trường mầm non để quan sát, đánh giá môi trường xung quanh cũng như việc vệ sinh khu vực trong và ngoài trường, lớp; tổ chức cho sinh viên dự giờ, thăm lớp để biết được quy trình, phương pháp cho trẻ ngủ, cách tổ chức bữa ăn cho trẻ, cũng 97
  4. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA như tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi cho trẻ... Đánh giá chế độ sinh hoạt của trẻ ở một nhóm tuổi nhất định và nộp báo cáo kết quả. Tổ chức cho sinh viên học tập và tham gia vào việc vệ sinh cho trẻ: vệ sinh da, vệ sinh răng miệng, mắt, tại, mũi họng, trang phục,... Phần Dinh dưỡng, giáo viên đưa sinh viên đến trường mầm non để quan sát khẩu phần ăn của trẻ, đánh giá mức độ dinh dưỡng và sự phối hợp các thành phần dinh dưỡng có phù hợp và đảm bảo cung cấp đủ chất cho trẻ theo các nhóm tuổi hay không hoặc đánh giá việc chế biến thức ăn có đảm bảo giữ được các chất dinh dưỡng, đồng thời kích thích vị giác của trẻ hay không; tìm hiểu việc thay thế các nhóm thực phẩm để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo mùa; (2) Học tập thực tế tại các cơ sở chế biến thực phẩm như: nhà hàng, khách sạn. Cùng với quá trình trang bị kiến thức trên giảng đường, giảng viên bộ môn cần đưa sinh viên đến các cơ sở chế biến thực phẩm trên ngay trên địa bàn thành phố Phúc Yên để sinh viên nhận thức rõ tầm quan trọng của vệ sinh, an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến từng bữa ăn cho trẻ; (3) Liên kết với một số bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố hoặc trung tâm y tế dự phòng tỉnh để mời các bác sĩ giỏi, bác sỹ chuyên khoa về nói chuyện chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm về: quy trình lây nhiễm và cách thức phòng, tránh một số bệnh thông thường theo mùa hoặc cách xử lý cận lâm sàng đơn giản nhất khi xảy ra những sự cố không mong muốn trong quá trình chăm sóc trẻ như: Ngộ độc thực phẩm, mắc, hóc các dị vật, biểu hiện của tình trạng di ứng thực phẩm, dị ứng do côn trùng hoặc dị ứng do thời tiết... Ngoài việc tổ chức các hoạt động nói trên, GV cần hướng dẫn SV tự tìm hiểu, tự nghiên cứu về các kỹ năng vệ sinh, chăm sóc trẻ nhằm tự trau dồi cho bản than các năng lực dạy học thông qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện nay, SV có rất nhiều nguồn để tìm hiểu thông tin, trao đổi, học tập kinh nghiệm về các kỹ năng trong quá trình dạy học. GV cần đóng vai trò định hướng nhằm giúp SV tìm kiếm và lựa chọn thông tin một cách khoa học và thông minh. 3.4. Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá Khi giảng dạy, giảng viên đã có sự kết hợp giữa phương pháp truyền thống và hiện đại nhưng trong việc đánh giá lại chú trọng đánh giá theo kiểu truyền thống, dẫn tới việc thi cử còn mang nặng tính kinh viện, sách vở, học thuộc lòng câu chữ, không đánh giá được khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế. Vì vậy, tôi đề nghị chuyển từ việc cho sinh viên làm các bài thi lý thuyết truyền thống sang đánh giá quá trình học tập của sinh viên thông qua các báo cáo, các kỹ năng sinh viên học được khi đi thực tế ở cơ sở. 3.5. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy học Cần có một hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại phù hợp với thực tiễn nghề nghiệp. Nhà trường cần có mối liên kết với các cơ sở Mầm non trên địa bàn thành phố nói riêng và toàn tỉnh nói chung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho SV xuống dự giờ, thăm lớp; xây dựng cơ chế phù hợp trong việc liên kết đào tạo với các cơ sở chế biến thực phẩm, bệnh viện trên địa bàn thành phố để đưa sinh viên xuống thực tế ngay trong quá trình nghiên cứu học phần. Làm tốt việc này sẽ giúp quá trình trang bị tri thức song hành đồng thời với thực tiễn, đảm bảo nguyên tắc giáo dục lý thuyết đi liền với thực hành, thực tế. Về lâu dài, nhà trường cần đầu tư, xây dựng mở trường thực hành ngay tại trường để SV ngành Mầm non nói riêng và sinh viên sư phạm nói chung trong toàn trường có nhiều cơ hội được cọ sát với thực tế. 4. KẾT LUẬN Học phần Vệ sinh - Dinh dưỡng là một trong những học phần quan trọng trong chương trình đào tạo giáo viên Mầm non. Bên cạnh việc giới thiệu cho sinh viên những kiến thức khoa học lý luận, cần rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng cần có sau khi học tập bộ môn như: kỹ năng vệ sinh, chăm sóc trẻ, kỹ năng sơ cứu trẻ khi trẻ có những biểu hiện không bình thường, kỹ năng tổ chức giấc ngủ, tổ chức ăn cho trẻ, kỹ năng tổ chức học tập, vui chơi cho trẻ theo các 98
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 nhóm tuổi, đối tượng, kỹ năng định lượng và xây dựng khẩu phẩn ăn cho trẻ... có ý thức tuyên truyền cho cha mẹ trẻ về việc vệ sinh, chăm sóc trẻ theo khoa học. Tuy nhiên, thực tế giảng dạy học phần Vệ sinh - Dinh dưỡng cho sinh viên ngành giáo dục mầm non còn nhiều bất cập, mang nặng tính lý thuyết, hàn lâm, ít thực hành, vận dụng tri thức vào những tình huống thực tế giảng dạy sau này. Vì vậy, bài viết đưa ra một số những giải pháp để bước đầu giúp cho sinh viên rèn luyện được những kỹ năng này, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy học phần Vệ sinh - Dinh dưỡng nói riêng, cũng như chất lượng đào tạo sinh viên ngành Giáo dục Mầm non nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Thị Mai Hoa (2009). Giáo trình Vệ sinh - Dinh dưỡng. NXB Giáo dục. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015). Điều lệ trường Mầm non. Ban hành kèm theo Quyết định số 04/VBHN-BGDĐT, ngày 24/12/2015[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ (2015). Thông tư liên tịch quy định số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 14/09/2015, Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non. Title: SOLUTIONS TO IMPROVE THE TEACHING QUALITY OF MODULE “HYGIENE - NUTRITION” FOR PRESCHOOL EDUCATION STUDENTS AT VINH PHUC COLLEGE Nguyen Thi Mai Huong Vinh Phuc College huongntm.sp@gmail.com Abstract: “Hygiene - Nutrition” is an important module in the preschool teacher training curriculum. At Vinh Phuc college, there are some limitations in teaching this module. In this article, we present these limitations as background proposing solutions to improve the teaching quality of module “Hygiene - Nutrition”. Keywords: Hygiene - Nutrition, teaching quality, preschool education students. 99
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1