THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG<br />
HỌC TẬP CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT CỦA ĐỘI NGŨ CỐ VẤN<br />
HỌC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ<br />
THIỀU THỊ HƯỜNG - ĐỖ THỊ TUYẾT<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Đội ngũ cố vấn học tập (CVHT) có vai trò rất quan trọng trong<br />
việc tư vấn cho sinh viên các vấn đề liên quan đến việc học ở trường đại học<br />
như: Đăng kí môn học trực tuyến, lựa chọn chương trình học tập, học vượt<br />
chương trình, hướng dẫn nghiên cứu khoa học (NCKH), tư vấn về phương<br />
pháp học tập (PPHT)… Đặc biệt sinh viên năm thứ nhất, các em còn rất bỡ<br />
ngỡ với những cách học mới, môi trường học tập (MTHT) mới lạ. Bài viết<br />
nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng các biện pháp nâng cao kết quả<br />
học tập (KQHT) cho sinh viên năm thứ nhất của đội ngũ CVHT trường Đại<br />
học sư phạm - Đại học Huế (ĐHSP- ĐH Huế), làm căn cứ cho việc đề xuất<br />
các biện pháp hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng học tập (CLHT) của<br />
sinh viên.<br />
Từ khóa: cố vấn học tập, sinh viên năm thứ nhất, trường ĐHSP–ĐH Huế<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong thời đại ngày nay sự phồn vinh của mỗi quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào khả năng<br />
học tập của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Chất lượng học tập của mỗi cá nhân được coi là<br />
nhân tố quan trọng, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển giáo dục. Điều này<br />
lại càng được khẳng định khi chúng ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của nền văn<br />
minh trí tuệ, của khoa học kĩ thuật và công nghệ, được xây dựng trên nền tảng tri thức.Vì<br />
vậy, chúng ta cần quan tâm đến chất lượng học tập của học sinh – sinh viên, đặc biệt là<br />
sinh viên năm thứ nhất. Thực tế cho thấy, sinh viên năm thứ nhất nói chung, sinh viên<br />
năm thứ nhất trường ĐHSP Huế nói riêng, đang thực hiện bước chuyển tiếp từ môi trường<br />
học tập ở phổ thông sang môi trường học tập ở bậc đại học với nhiều khác biệt về nội<br />
dung, khối lượng tri thức, phương pháp dạy học (PPDH), hình thức học tập… Chính vì sự<br />
bỡ ngỡ đó nên trong quá trình học tập (QTHT), các em gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến<br />
KQHT trong năm đầu thường không cao.Vì vậy, để nâng cao chất lượng học tập cho sinh<br />
viên năm thứ nhất, cần có sự quan tâm, giúp đỡ của khoa, trường, đặc biệt là CVHT.<br />
CVHT là người đại diện cho khoa, nhà trường trong việc đề xuất và thực hiện các biện<br />
pháp nhằm hình thành cho sinh viên các kĩ năng học tập, kích thích sinh viên tự xây dựng<br />
kế hoạch học tập (KHHT) cho mình, lựa chọn PPHT phù hợp để đạt KQHT tốt nhất. Hoạt<br />
động của CVHT càng phong phú, đa dạng, các biện pháp tác động đến sinh viên càng<br />
thiết thực thì càng góp phần quan trọng vào việc giúp sinh viên nâng cao năng lực nhận<br />
thức và chất lượng học tập của bản thân.<br />
CVHT có vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ sinh viên nhanh chóng thích ứng, hòa<br />
nhập với môi trường học tập mới ở đại học nhưng thực tế cho thấy, vẫn còn một bộ<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 01(29)/2014: tr. 90-98<br />
<br />
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP...<br />
<br />
91<br />
<br />
phận không nhỏ CVHT chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giúp<br />
sinh viên tiếp cận với phương thức học tập mới, khoảng cách giữa sinh viên và đội ngũ<br />
CVHT còn lớn. Đây chính là rào cản làm giảm tính tích cực, khả năng phát huy nội lực<br />
của sinh viên trong QTHT, hạn chế sự ảnh hưởng của CVHT đến việc nâng cao CLHT<br />
cho sinh viên.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp NCKH. Nhóm<br />
phương pháp nghiên cứu lý thuyết xây dựng cơ sở lý luận, các phương pháp: Điều tra<br />
bằng Anket; Phỏng vấn; Nghiên cứu sản phẩm hoạt động học tập; Toán thống kê…<br />
được sử dụng để tìm hiểu thực trạng và xử lý kết quả điều tra.<br />
Để tìm hiểu thực trạng của vấn đề, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 21 CVHT và<br />
200 sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP- ĐH Huế.<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Nhận thức của sinh viên và giáo viên về vai trò của đội ngũ CVHT trong việc<br />
nâng cao CLHT cho sinh viên năm thứ nhất<br />
Bảng 1. Nhận thức của sinh viên và giáo viên về vai trò của CVHT trong việc nâng cao CLHT<br />
cho sinh viên năm thứ nhất<br />
Mức độ<br />
Rất quan trọng<br />
Quan trọng<br />
Không quan trọng<br />
<br />
Số lượng<br />
sinh viên<br />
97<br />
103<br />
0<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
sinh viên<br />
48,5<br />
51,5<br />
0<br />
<br />
Số lượng<br />
giáo viên<br />
5<br />
16<br />
0<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
giáo viên<br />
23,8<br />
76,2<br />
0<br />
<br />
Số liệu ở bảng trên cho thấy, hầu hết sinh viên đều nhận thức đúng vai trò quan trọng<br />
của đội ngũ CVHT trong việc nâng cao CLHT cho sinh viên. 51,5% sinh viên cho rằng,<br />
CVHT có vai trò quan trọng và 48,5% sinh viên đã khẳng định, các CVHT có vai trò rất<br />
quan trọng.<br />
Đối với sinh viên năm thứ nhất, khi bước vào môi trường học tập ở trường đại học, các<br />
tân sinh viên gặp khó khăn về nhiều mặt, đặc biệt là trong học tập. Các em gặp rất nhiều<br />
trở ngại trong môi trường học tập mới, trong quan hệ với thầy cô, chưa thích nghi với<br />
phương thức học tập ở đại học… cho nên CLHT trong năm đầu thường rất thấp. Vì vậy,<br />
vai trò của CVHT trong việc nâng cao CLHT cho các em rất quan trọng. Chính những<br />
biện pháp, những hoạt động mà CVHT tổ chức cho sinh viên sẽ giúp các em vượt qua<br />
được trở ngại.<br />
Mặc dù sinh viên là chủ thể của hoạt động học nhưng hoạt động học diễn ra như thế<br />
nào, kết quả cao hay thấp đều chịu tác động không nhỏ của CVHT. 76,2% giáo viên cho<br />
rằng, CVHT có vai trò “Quan trọng” và 23,8% khẳng định, CVHT có vai trò “ Rất quan<br />
trọng” trong việc nâng cao CLHT cho sinh viên năm thứ nhất.<br />
<br />
92<br />
<br />
THIỀU THỊ HƯỜNG – ĐỖ THỊ TUYẾT<br />
<br />
Như vậy từ kết quả điều tra cho thấy, cả sinh viên và giáo viên đều khẳng định, CVHT<br />
có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao CLHT cho sinh viên. Tuy nhiên, sinh viên<br />
đánh giá về vai trò của CVHT ở mức độ “Rất quan trọng” chiếm tỉ lệ cao hơn so với<br />
việc CVHT tự đánh giá về vai trò của mình trong việc nâng cao CLHT cho sinh viên<br />
năm thứ nhất.<br />
3.2. Thực trạng sử dụng các biện pháp để nâng cao CLHT văn hóa cho sinh viên<br />
năm thứ nhất của đội ngũ CVHT<br />
Qua kết quả điều tra thực tế, các biện pháp và mức độ sử dụng được CVHT thực hiện<br />
theo đánh giá của sinh viên như sau:<br />
Bảng 2. Đánh giá của sinh viên về các biện pháp CVHT đã sử dụng để nâng cao CLHT<br />
cho sinh viên<br />
Mức độ (%)<br />
TT<br />
<br />
Các biện pháp tác động<br />
<br />
Thông qua ban cán sự và tập thể lớp để<br />
đề ra yêu cầu hợp lý đối với lớp và<br />
từng sinh viên<br />
Xây dựng truyền thống học tập cho tập<br />
2<br />
thể sinh viên<br />
3<br />
Quan tâm, giúp đỡ sinh viên yếu, kém<br />
Phát động phong trào học tập sôi nổi<br />
4<br />
trong tập thể sinh viên<br />
Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể<br />
5<br />
trong nhà trường<br />
6<br />
Chia nhóm, phân tổ học tập<br />
CVHT thường xuyên gặp gỡ, trao đổi<br />
7<br />
với giảng viên bộ môn<br />
Giáo dục cho sinh viên thái độ và động<br />
8<br />
cơ học tập đúng đắn<br />
9<br />
Giúp sinh viên lựa chọn phương pháp<br />
và cách thức học tập phù hợp<br />
Nêu gương và khen thưởng đối với<br />
10 những sinh viên hoàn thành tốt nhiệm<br />
vụ học tập<br />
Tổ chức các buổi giao lưu, gặp mặt để<br />
11 trao đổi kinh nghiệm học tập giữa các<br />
lớp trong khoa;<br />
Định hướng, giúp đỡ sinh viên trong<br />
12<br />
việc tìm kiếm tài liệu học tập…<br />
Trung bình chung<br />
1<br />
<br />
Rất<br />
thường<br />
xuyên<br />
<br />
Thường<br />
xuyên<br />
<br />
Thỉnh<br />
thoảng<br />
<br />
Chưa<br />
bao giờ<br />
<br />
ĐTB<br />
<br />
10,5<br />
<br />
49,0<br />
<br />
34,0<br />
<br />
6,5<br />
<br />
2,37<br />
<br />
5,5<br />
<br />
40,0<br />
<br />
42,5<br />
<br />
12,0<br />
<br />
2,61<br />
<br />
10,0<br />
<br />
31,5<br />
<br />
40,5<br />
<br />
18,0<br />
<br />
2,67<br />
<br />
5,5<br />
<br />
45,0<br />
<br />
36,5<br />
<br />
13,0<br />
<br />
2,57<br />
<br />
8,5<br />
<br />
35,5<br />
<br />
43,0<br />
<br />
13,0<br />
<br />
2,61<br />
<br />
11,5<br />
<br />
39,0<br />
<br />
33,0<br />
<br />
16,5<br />
<br />
2,55<br />
<br />
5,0<br />
<br />
31,5<br />
<br />
49,0<br />
<br />
14,5<br />
<br />
2,73<br />
<br />
15,5<br />
<br />
44,5<br />
<br />
32,5<br />
<br />
7,5<br />
<br />
2,32<br />
<br />
10,0<br />
<br />
45,5<br />
<br />
37,5<br />
<br />
7,0<br />
<br />
2,42<br />
<br />
7,0<br />
<br />
41,0<br />
<br />
39,0<br />
<br />
13,0<br />
<br />
2,58<br />
<br />
6,0<br />
<br />
32,5<br />
<br />
42,0<br />
<br />
19,5<br />
<br />
2,75<br />
<br />
10,0<br />
<br />
40,0<br />
<br />
41,5<br />
<br />
8,5<br />
<br />
2,49<br />
2,56<br />
<br />
Từ kết quả thu được cho thấy, ĐTBC = 2,56 là kết quả khá cao, có ý nghĩa tích cực.<br />
Nhìn chung đa số sinh viên đều thừa nhận, các CVHT đã sử dụng đa dạng các biện pháp<br />
để tác động nhằm giúp sinh viên nâng cao CLHT.<br />
<br />
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP...<br />
<br />
93<br />
<br />
Trong các biện pháp trên, biện pháp “Tổ chức các buổi giao lưu, gặp mặt để trao đổi<br />
kinh nghiệm học tập giữa các lớp trong khoa với nhau” được CVHT sử dụng nhiều<br />
nhất, ĐTB = 2.75, với mức độ “Thường xuyên” chiếm 32,5% và “Thỉnh thoảng” 41%.<br />
Tuy nhiên, mức độ “Chưa bao giờ sử dụng” còn chiếm tỉ lệ khá cao, tới 19.5%. Sở dĩ<br />
đây là biện pháp được CVHT sử dụng nhiều nhất là do biện pháp này mang lại hiệu quả<br />
cao, thiết thực, áp dụng được với nhiều sinh viên.Tiếp đến là các biện pháp “CVHT<br />
thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với các giảng viên bộ môn” với ĐTB = 2,73 nhưng vẫn<br />
còn 49% CVHT “Thỉnh thoảng” mới sử dụng. Thậm chí có 14,5 % sinh viên trong diện<br />
điều tra khẳng định, các CVHT “Chưa bao giờ” sử dụng biện pháp này.Đứng ở vị trí thứ<br />
3 là biện pháp “Quan tâm, giúp đỡ sinh viên yếu, kém” với mức độ sử dụng “Thường<br />
xuyên” 31,5% và “Thỉnh thoảng” 40,5%. Điều đáng ngạc nhiên là hai biện pháp này<br />
được CVHT sử dụng nhiều nhưng mức độ sử dụng lại rất hạn chế. Thực tế cho thấy, hai<br />
biện pháp trên chỉ đem lại hiệu quả cao nếu chúng được áp dụng một cách thường<br />
xuyên và có hệ thống. Nhìn chung các biện pháp mà CVHT đã sử dụng theo đánh gía<br />
của sinh viên là khá đa dạng nhưng tần suất sử dụng còn thấp.<br />
Những biện pháp ít được CVHT sử dụng: “Giáo dục cho sinh viên thái độ và động cơ học<br />
tập đúng đắn”; tiếp đến là “Giúp sinh viên lựa chọn phương pháp và cách thức học tập<br />
phù hợp”. Đáng tiếc đây lại là những biện pháp rất quan trọng, có vai trò quyết định đối<br />
với việc nâng cao KQHT cho sinh viên nhưng lại ít được các CVHT chú trọng. Bởi hoạt<br />
động học tập ở trường đại học đòi hỏi ở sinh viên tính tích cực, chủ động rất cao. Với<br />
phương thức học tập theo học chế tín chỉ, thời gian học tập trên lớp bị rút ngắn. Nếu<br />
không có thái độ, động cơ học tập đúng đắn, không chịu khó tìm tòi, tự học, không có<br />
PPHT phù hợp, sinh viên rất khó đạt được kết quả như mong muốn.<br />
Biện pháp “Thông qua ban cán sự và tập thể lớp đề ra yêu cầu hợp lý đối với lớp và<br />
từng sinh viên” cũng ít được các CVHT sử dụng. Thông thường biện pháp này phải<br />
được hầu hết CVHT sử dụng nhưng kết quả điều tra lại cho thấy điều hoàn toàn ngược<br />
lại. Qua phỏng vấn một số CVHT chúng tôi được biết, vấn đề này xuất phát từ nhiều<br />
nguyên nhân khác nhau: Thứ nhất, CVHT cho rằng, những biện pháp họ đã sử dụng và<br />
quá trình tác động của CVHT đến BCS lớp mang tính chất gián tiếp nên nhiều sinh viên<br />
không biết. Thứ hai, do một số thành viên trong BCS lớp không có năng lực, không có<br />
uy tín với lớp nên CVHT ít sử dụng biện pháp này.<br />
Qua tìm hiểu 21 CVHT cho sinh viên năm thứ nhất, chúng tôi được biết, những biện<br />
pháp CVHT đã sử dụng để giúp sinh viên nâng cao CLHT được thể hiện ở bảng sau:<br />
Bảng 3. Các biện pháp và mức độ sử dụng để nâng cao CLHT cho sinh viên năm thứ nhất<br />
của CVHT<br />
Mức độ (%)<br />
TT<br />
<br />
Các biện pháp tác động<br />
<br />
1<br />
<br />
Thông qua ban cán sự và tập thể lớp<br />
để đề ra yêu cầu hợp lý đối với lớp<br />
và từng sinh viên<br />
<br />
Rất<br />
thường<br />
xuyên<br />
71,4<br />
<br />
Thường<br />
xuyên<br />
19,0<br />
<br />
Thỉnh<br />
thoảng<br />
4,8<br />
<br />
Chưa<br />
bao giờ<br />
4,8<br />
<br />
ĐTB<br />
2,57<br />
<br />
94<br />
<br />
THIỀU THỊ HƯỜNG – ĐỖ THỊ TUYẾT<br />
<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
<br />
Xây dựng truyền thống học tập cho<br />
tập thể sinh viên<br />
Quan tâm, giúp đỡ sinh viên yếu,<br />
kém<br />
Phát động phong trào học tập sôi nổi<br />
trong tập thể sinh viên<br />
Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể<br />
trong nhà trường<br />
Chia nhóm, phân tổ học tập<br />
CVHT thường xuyên gặp gỡ, trao<br />
đổi với giảng viên bộ môn<br />
Giáo dục cho sinh viên có thái độ và<br />
động cơ học tập đúng đắn<br />
Giúp sinh viên tìm ra phương pháp<br />
và cách thức học tập phù hợp<br />
Nêu gương và khen thưởng đối với<br />
những sinh viên hoàn thành tốt<br />
nhiệm vụ học tập<br />
Tổ chức các buổi giao lưu, gặp mặt<br />
để trao đổi kinh nghiệm học tập giữa<br />
các lớp trong khoa với nhau<br />
Định hướng, giúp đỡ sinh viên trong<br />
việc tìm kiếm tài liệu học tập…<br />
Trung bình chung<br />
<br />
4,8<br />
<br />
71,4<br />
<br />
23,8<br />
<br />
0,0<br />
<br />
1,81<br />
<br />
9,5<br />
<br />
28,6<br />
<br />
61,9<br />
<br />
0,0<br />
<br />
1,48<br />
<br />
4,8<br />
<br />
47,6<br />
<br />
47,6<br />
<br />
0,0<br />
<br />
1,57<br />
<br />
14,3<br />
<br />
23,8<br />
<br />
61,9<br />
<br />
0,0<br />
<br />
1,52<br />
<br />
9,5<br />
<br />
38,1<br />
<br />
5,24<br />
<br />
0,0<br />
<br />
1,57<br />
<br />
9,5<br />
<br />
38,1<br />
<br />
47,6<br />
<br />
4,8<br />
<br />
1,52<br />
<br />
4,7<br />
<br />
47,7<br />
<br />
47,6<br />
<br />
0,0<br />
<br />
1,57<br />
<br />
4,9<br />
<br />
38,0<br />
<br />
57,1<br />
<br />
0,0<br />
<br />
1,48<br />
<br />
48,0<br />
<br />
47,6<br />
<br />
47,6<br />
<br />
0,0<br />
<br />
1,57<br />
<br />
14,3<br />
<br />
47,5<br />
<br />
33,4<br />
<br />
4,8<br />
<br />
1,71<br />
<br />
14,3<br />
<br />
38,1<br />
<br />
47,6<br />
<br />
0,0<br />
<br />
1,67<br />
1,67<br />
<br />
Kết quả ở bảng trên cho thấy, những biện pháp được CVHT sử dụng nhiều nhất là<br />
“Thông qua ban cán sự và tập thể lớp để đề ra yêu cầu hợp lý đối với lớp và từng sinh<br />
viên” ĐTB = 2,57;với mức độ sử dụng “Rất thường xuyên” là 71,4%. Theo đánh giá<br />
của sinh viên, biện pháp này ít được CVHT sử dụng (ĐTB = 2,37) nhưng các CVHT đã<br />
khẳng định, biện pháp này họ sử dụng nhiều nhất. Như vậy đã có sự khác biệt lớn trong<br />
cách đánh giá của sinh viên và CVHT. Qua trao đổi với các CVHT chúng tôi được biết,<br />
phần lớn CVHT sử dụng biện pháp này bởi vì họ tin tưởng vào năng lực và uy tín của<br />
BCS lớp cũng như tin tưởng vào tính tích cực, chủ động học tập của sinh viên. Biện<br />
pháp này được sử dụng nhiều cũng là điều dễ hiểu vì một mặt cần phải đề ra các yêu<br />
cầu, chỉ tiêu để sinh viên phấn đấu, mặt khác CVHT không thể đến lớp thường xuyên để<br />
nắm bắt tình hình của lớp. Bên cạnh đó, BCS lớp còn là người phụ tá đắc lực của CVHT<br />
và là thành viên tích cực thường xuyên nắm vững tình hình của lớp. Sở dĩ giữa CVHT<br />
và sinh viên không thống nhất với nhau trong cách đánh giá là do cách thức sử dụng.<br />
Biện pháp này thường được CVHT sử dụng đầu năm học khi sinh viên mới nhập học<br />
nên nhiều sinh viên không hiểu hoặc không để ý.<br />
Tiếp đến là các biện pháp “Xây dựng truyền thống học tập cho tập thể sinh viên”, ĐTB<br />
= 1,8 với mức độ sử dụng “Thường xuyên” 71,4%. Đây là biện pháp mà các CVHT<br />
luôn dành sự quan tâm vì hơn ai hết họ hiểu rằng, tập thể lớp vừa là môi trường vừa là<br />
điều kiện để mỗi sinh viên học tập và hoàn thiện bản thân. Truyền thống học tập là<br />
những thành tích cao trong học tập mà tập thể sinh viên phấn đấu để đạt được. Do đó<br />
<br />