JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 140-150<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0110<br />
<br />
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG VIDEO LÀM MẪU<br />
GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG XỬ CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ<br />
MỨC ĐỘ NHẸ 4-5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON HÒA NHẬP<br />
Đỗ Thị Thảo và Nguyễn Thị Bích Thảo<br />
<br />
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Sử dụng video làm mẫu cho phép chúng ta kết hợp các phương pháp và có thể<br />
được sử dụng để thúc đẩy, nâng cao kĩ năng và giảm thiểu hành vi không phù hợp ở trẻ<br />
RLPTK. Bài báo nghiên cứu trên 35 GV và 35 CM trẻ về thực trạng xây dựng và sử dụng<br />
video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử cho trẻ RLPTK mức độ nhẹ 4-5 tuổi trong các<br />
trường mầm non hòa nhập, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao khả năng xây dựng và<br />
sử dụng video làm mẫu giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK bao gồm: Bồi dưỡng chuyên môn<br />
cho GV và CM trẻ, thực hiện đúng yêu cầu của quy trình xây dựng và sử dụng video làm<br />
mẫu, lựa chọn nội dung, phương tiện và tiến trình sử dụng video làm mẫu.<br />
Từ khóa: Kĩ năng ứng xử, rối loạn phổ tự kỉ, video làm mẫu, xây dựng và sử dụng.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Trẻ rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) phải đối mặt với sự thiếu hụt đáng kể về kĩ năng xã hội,<br />
giao tiếp và hành vi nên đòi hỏi phải có các phương pháp (PP) giáo dục phù hợp. Đồng thời, trẻ<br />
RLPTK dễ phân tán sự chú ý, hạn chế tập trung nhưng thị giác khá nhanh nhạy nên khả năng xử lí<br />
thông tin hình ảnh dễ dàng hơn thông tin bằng lời nói. Do vậy, việc sử dụng video làm mẫu sẽ có<br />
nhiều lợi ích giúp trẻ tiến bộ về KNXH (Corbett & Abdullah, 2005) [10]. Chính sự dễ dàng đáp<br />
ứng tín hiệu của thị giác nên video làm mẫu có sự hấp dẫn và hiệu ứng mạnh với trẻ. Thực tế đã có<br />
nhiều PP khác nhau như dùng lời, trò chơi, làm mẫu trực tiếp, câu chuyện xã hội, hội thoại vui. . .<br />
được áp dụng trong giáo dục KNXH cho trẻ RLPTK. Tuy nhiên, sử dụng video làm mẫu được<br />
nhiều nhà nghiên cứu khoa học chứng minh là PP hiệu quả nhất trong giáo dục KNXH và hành vi<br />
không phù hợp cho trẻ RLPTK (Bellini, Scott (2006) [5], Gena, A., Couloura, S., & Kymissis, E.<br />
(2005) [12], Scott Bellini, Jennifer Akullian (2007) [16]).<br />
Sự phức tạp của kĩ năng giao tiếp xã hội đòi hỏi phải sử dụng các chiến lược can thiệp. Sử<br />
dụng video cho phép chúng ta kết hợp một loạt các chiến lược và có thể được sử dụng để nâng cao<br />
kĩ năng và làm giảm hành vi không phù hợp ở trẻ RLPTK. Các nghiên cứu điển hình đã nhấn mạnh<br />
về hiệu quả của video làm mẫu trong việc giải quyết kĩ năng giao tiếp xã hội, chức năng hành vi<br />
của trẻ RLPTK, bao gồm Bellini, S., Akullian, J và Hopf, A. (2007) [6], Charlop-Christy, MH,<br />
Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/8/2016<br />
Liên hệ: Đỗ Thị Thảo, e-mail: thao2006trang@yahoo.com<br />
<br />
140<br />
<br />
Thực trạng xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử...<br />
<br />
& Daneshvar, S. (2003) [7], Charlop-Christy, M.H., Le, L., & Freeman, K.A. (2000) [8], Corbett,<br />
BA (2003) [9], Hine, JF & Wolery, M. (2006) [15].<br />
Mặc dù, video làm mẫu được nghiên cứu và sử dụng trong giáo dục trẻ RLPTK khá phổ<br />
biến trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn thiếu vắng những công trình nghiên cứu lí luận và<br />
ứng dụng thực tiễn của video làm mẫu trong giáo dục KNXH, hành vi cho trẻ RLPTK. Bài báo<br />
nêu lên nghiên cứu thực trạng xây dựng và sử dụng video làm mẫu của GV và CM trẻ trong giáo<br />
dục KNXH, cụ thể là KNUX cho trẻ RLPTK mức độ nhẹ 4-5 tuổi trong trường mầm non hòa nhập<br />
(MNHN), xác lập cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất một số ý kiến nâng cao khả năng xây dựng và<br />
sử dụng video làm mẫu giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Một số khái niệm: kĩ năng xã hội, kĩ năng ứng xử và video làm mẫu<br />
<br />
Kĩ năng xã hội (KNXH): Elliot, Racine & Busse, 1995 cho rằng: “KNXH là hành vi học<br />
hỏi được xã hội chấp nhận, cho phép một người tương tác với người khác một cách phù hợp và<br />
giúp họ tránh những phản ứng tiêu cực [14]. Chúng tôi đồng nhất với quan niệm cho rằng “KNXH<br />
là một tập hợp các kĩ năng con người sử dụng để tương tác, giao tiếp, giải quyết các vấn đề trong<br />
cuộc sống nhằm hướng tới việc hình thành mối quan hệ xã hội và thích ứng tốt với đời sống xã<br />
hội”. KNXH bao gồm 5 nhóm: 1) KNXH thể hiện trong hoạt động tại gia đình; 2) KNXH thể hiện<br />
trong hoạt động tại nhà trường; 3) KNXH thể hiện trong hoạt động tại cộng đồng; 4) KNXH thể<br />
hiện trong hoạt động vui chơi; 5) KNXH thể hiện trong giao tiếp ứng xử.<br />
Kĩ năng ứng xử là “sự đáp ứng phù hợp của một cá nhân trong những hoàn cảnh nhất định<br />
được mọi người và XH chấp nhận”. KNUX với thầy cô, bạn bè là sự điều chỉnh hành động, hành<br />
vi, việc làm và lời nói của bản thân để được thầy cô, bạn bè chấp nhận, yêu quý. Ví dụ: khi làm<br />
bạn ngã phải biết nói lời “xin lỗi” hay khi tới lớp gặp cô giáo cần phải biết chào hỏi lễ phép.<br />
Giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK trong trường MNHN được hiểu là quá trình tác động có<br />
mục đích, có PP, có hệ thống của nhà giáo dục tới trẻ RLPTK thông qua việc tổ chức các hoạt động<br />
giáo dục để rèn luyện cho trẻ khả năng tương tác, chia sẻ, luân phiên trong giao tiếp với người lớn,<br />
thầy cô giáo và bạn bè, giải quyết các vấn đề trong trường học, hình thành tốt mối quan hệ với thầy<br />
cô giáo, bạn bè và thích ứng tốt với trường học, được thầy cô giáo, bạn bè chấp nhận, yêu quý.<br />
Video làm mẫu được xây dựng dựa trên nguyên tắc cho rằng trẻ RLPTK sẽ học được KNUX<br />
tốt nhất thông qua việc quan sát các hành vi tích cực của người làm mẫu trên màn hình, thông qua<br />
sự lặp lại, trẻ được thực hành nhiều lần với các tình huống tích cực. Đồng thời, video làm mẫu đã<br />
được chứng minh là làm giảm một số vấn đề hành vi của trẻ như ăn vạ, cắn bạn, quá tăng động.<br />
Video làm mẫu là một PP giáo dục trực quan, bằng cách cho trẻ xem video của một người nào đó<br />
làm mẫu một hành vi hoặc kĩ năng, sau đó trẻ bắt chước các hành vi/ kĩ năng quan sát đó.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu thực trạng<br />
<br />
Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 70 khách thể, gồm 35 GV và 35 CM trẻ RLPTK ở 04<br />
trường MNHN trên địa bàn Hà Nội. Khảo sát nhằm đánh giá thực trạng xây dựng và sử dụng video<br />
làm mẫu giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK mức độ nhẹ 4-5 tuổi trong trường MNHN, xác lập cơ sở<br />
thực tiễn cho việc xây dựng và sử dụng một số video làm mẫu giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK.<br />
Nội dung khảo sát tập trung làm rõ một số vấn đề như: Một số khó khăn về KNUX của trẻ RLPTK<br />
trong trường MNHN; Thực trạng xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục KNUX cho trẻ<br />
141<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo và Nguyễn Thị Bích Thảo<br />
<br />
RLPTK. Các PP khảo sát: PP điều tra bằng bảng hỏi; PP quan sát; PP phỏng vấn trực tiếp; PP xử<br />
lí số liệu bằng phần mềm SPSS.<br />
<br />
2.2.1. Thực trạng giáo dục KNUX với thầy cô, bạn bè cho trẻ RLPTK mức độ nhẹ trong<br />
trường mầm non hòa nhập<br />
Nội<br />
dung<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Bảng 1. Một số khó khăn thường gặp trong KNUX của trẻ RLPTK<br />
Mức độ<br />
<br />
Khó khăn nhiều<br />
<br />
Hiểu suy nghĩ, hành động và mong<br />
muốn của người khác<br />
Thể hiện nhu cầu, mong muốn của<br />
bản thân với thầy cô và bạn bè<br />
Đưa ra những đáp án phù hợp trong<br />
những tình huống ứng xử với thầy<br />
cô và bạn bè<br />
Cứng nhắc trong sở thích, hành<br />
động, suy nghĩ<br />
<br />
Khó khăn ít<br />
<br />
Không khó khăn<br />
<br />
SL<br />
<br />
TL %<br />
<br />
SL<br />
<br />
TL %<br />
<br />
SL<br />
<br />
TL %<br />
<br />
25<br />
<br />
71,4<br />
<br />
10<br />
<br />
28,6<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
17<br />
<br />
48,6<br />
<br />
18<br />
<br />
51,4<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
30<br />
<br />
85,7<br />
<br />
4<br />
<br />
11,4<br />
<br />
1<br />
<br />
2,9<br />
<br />
33<br />
<br />
94,3<br />
<br />
2<br />
<br />
5,7<br />
<br />
1<br />
<br />
2,9<br />
<br />
Kết quả thu được ở bảng cho thấy, trẻ gặp khó khăn nhiều ở 3 lĩnh vực lớn là: cứng nhắc<br />
trong sở thích, tư duy; đưa ra những phản ứng phù hợp và hiểu suy nghĩ, hành động và nguyện<br />
vọng của người khác. Trong 3 lĩnh vực đó có 94,3% GV cho rằng sự cứng nhắc trong sở thích,<br />
hành động, suy nghĩ là nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn trong KNUX với thầy cô và<br />
bạn bè của trẻ RLPTK.Qua đây, chúng ta nhận thấy sự chệnh lệch đánh giá ở 3 khó khăn của trẻ là<br />
không nhiều. Điều này chứng tỏ, GV đã ý thức sâu sắc về mức độ khó khăn trong KNUX của trẻ<br />
RLPTK. Qua phỏng vấn sâu chúng tôi cũng được biết các GV cũng chưa có PP đặc thù nào để giải<br />
quyết các vấn đề này mà chủ yếu là sử dụng các PP truyền thống để giáo dục hoặc sử dụng một số<br />
quy định hành vi, do vậy KNUX của trẻ RLPTK trong trường MNHN còn nhiều hạn chế.<br />
<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
<br />
Bảng 2. Mức độ sử dụng các PP của GV trong giáo dục KNUX<br />
với thầy cô và bạn bè cho trẻ RLPTK (1≤M≤3)<br />
<br />
Phương pháp<br />
GD dùng lời<br />
Kể chuyện<br />
Trò chơi<br />
Làm mẫu trực tiếp<br />
Câu chuyện XH<br />
Sử dụng video hoạt hình<br />
Sử dụng video làm mẫu<br />
Hội thoại vui<br />
PP khác<br />
<br />
N<br />
35<br />
35<br />
35<br />
35<br />
35<br />
35<br />
35<br />
35<br />
35<br />
<br />
Min<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
Max<br />
M<br />
Thứ bậc<br />
3<br />
2,83<br />
1<br />
3<br />
2,54<br />
3<br />
3<br />
2,40<br />
4<br />
3<br />
2,66<br />
2<br />
3<br />
1,94<br />
6<br />
3<br />
2,54<br />
3<br />
3<br />
1,60<br />
8<br />
3<br />
1,91<br />
7<br />
3<br />
2,03<br />
5<br />
Ghi chú: 1,00 - 1.66 đ = chưa bao giờ;<br />
1,66 - 2,32đ =thỉnh thoảng; 2,32 - 2,98đ = thường xuyên<br />
<br />
PP GV sử dụng ít nhất đó là PP sử dụng video làm mẫu (M = 1.6). Các PP GV sử dụng<br />
nhiều nhất đó là dùng lời, làm mẫu trực tiếp, kể chuyện. Bởi theo GV, các PP này đơn giản, không<br />
mất nhiều thời gian chuẩn bịvà có khả năng tác động tức thì tới trẻ. Tuy nhiên, so sánh với bảng 3<br />
142<br />
<br />
Thực trạng xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử...<br />
<br />
chúng tôi nhận thấy, dù được sử dụng một cách thường xuyên nhưng PP giáo dục bằng lời có hiệu<br />
quả khá thấp.<br />
<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
<br />
Bảng 3. Đánh giá của GV về hiệu quả của các PPgiáo dục KNUX<br />
với thầy cô và bạn bè cho trẻ RLPTK trong trường MNHN (1≤M≤3)<br />
<br />
Phương pháp<br />
Dùng lời<br />
Kể chuyện<br />
Trò chơi<br />
Làm mẫu trực tiếp<br />
Câu chuyện XH<br />
Sử dụng video hoạt hình<br />
Sử dụng video làm mẫu<br />
Hội thoại vui<br />
Khác<br />
<br />
N<br />
Min<br />
Max<br />
M<br />
Thứ bậc<br />
35<br />
1<br />
4<br />
2,51<br />
6<br />
35<br />
1<br />
4<br />
2,83<br />
4<br />
35<br />
1<br />
4<br />
3,23<br />
3<br />
35<br />
1<br />
4<br />
3,69<br />
1<br />
35<br />
1<br />
4<br />
2,65<br />
5<br />
35<br />
1<br />
4<br />
3,40<br />
2<br />
35<br />
1<br />
4<br />
1.6<br />
9<br />
35<br />
1<br />
4<br />
2,34<br />
8<br />
35<br />
1<br />
4<br />
2,49<br />
7<br />
Ghi chú: 1,00 - 1.88đ: Không hiệu quả; 2,76 - 3,64đ: hiệu quả;<br />
1,88 - 2,76đ: Ít hiệu quả; 3,64- 4,52đ: rất hiệu quả<br />
<br />
Mức độ sử dụng thường xuyên của sử dụng video làm mẫu là M=1,60 (nằm trong khoảng<br />
giá trị chưa bao giờ sử dụng) xếp thứ bậc 9, chứng tỏ việc sử dụng các video làm mẫu chưa được<br />
sử dụng thường xuyên. Điều này có thể lí giải, mặc dù trên thế giới đây là PPGD cho trẻ RLPTK<br />
phổ biến và hiệu quả nhưng tại Việt Nam PP này còn khá mới mẻ. GV chưa biết, chưa sử dụng các<br />
video làm mẫu vào GD trẻ nên rất băn khoăn về hiệu quả của PP này.<br />
<br />
2.2.2. Thực trạng xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục KNUX với thầy cô và bạn<br />
bè cho trẻ RLPTK mức độ nhẹ 4-5 tuổi trong trường MNHN<br />
* Nhận thức về khái niệm video làm mẫu giáo dục KNUX với thầy cô và bạn bè cho trẻ<br />
RLPTK<br />
Sau khi được cung cấp cho GV và CM trẻ một số video làm mẫu giáo dục KNUX, đa số<br />
GV (80%) và CM trẻ (86,6%) đã có ý đúng khi cho rằng “video làm mẫu là phương tiện giáo dục<br />
trực quan và được thực hiện bằng cách cho trẻ xem video của một người nào đó làm mẫu một hành<br />
động hay KN nào đó, sau đó trẻ quan sát và bắt chước lại để ứng dụng vào tình huống thực tế”.<br />
<br />
Biểu đồ 1. Nhận thức của GV và CM trẻ về khái niệm video làm mẫu<br />
* Nhận thức về sự cần thiết của việc xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục KNUX<br />
với thầy cô và bạn bè cho trẻ RLPTK<br />
GV và CM trẻ đã đánh giá khá về sự cần thiết của việc xây dựng, sử dụng các video làm<br />
143<br />
<br />
Đỗ Thị Thảo và Nguyễn Thị Bích Thảo<br />
<br />
mẫu vào giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK. Đa số GV và CM trẻ cho rằng việc xây dựng và sử dụng<br />
các video làm mẫu vào giáo dục trẻ RLPTK là rất cần thiết.<br />
Đây là cách làm giúp trẻ học tập tấm gương là thầy cô và bạn bè. Những video làm mẫu<br />
này có thể cho trẻ xem đi xem lại để tăng khă năng ghi nhớ, giảm thời gian hướng dẫn bằng lời<br />
của người lớn. Chỉ có 2,9 % GV cho rằng việc xây dựng và sử dụng những video làm mẫu này là<br />
không cần thiết. Theo họ, trẻ có thể học thông qua các bộ phim hoạt hình hoặc việc cho trẻ xem<br />
video làm tăng thời gian trẻ tiếp xúc với các phương tiện công nghệ thông tin mà giảm đi sự tương<br />
tác của trẻ với GV và CM trẻ.<br />
<br />
Biểu đồ 2. Nhận thức về sự cần thiết của việc xây dựng<br />
và sử dụng video làm mẫu giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK<br />
* Nhận thức về tác dụng của việc xây dựng và sử dụng video làm mẫu<br />
<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Bảng 4. Đánh giá của GV và CM trẻ về tác dụng của việc xây dựng và sử dụng video<br />
làm mẫu nhằm giáo dục KNUX với thầy cô và bạn bè cho trẻ RLPTK (1≤M≤4)<br />
Tác dụng<br />
<br />
Hình thành thói quen<br />
Phát triển kĩ năng<br />
độc lập, tự chủ<br />
Hình thành hành vi<br />
phù hợp<br />
Đáp ứng phù hợp với<br />
tình huống cụ thể<br />
Giảm thiểu hành vi<br />
không phù hợp.<br />
<br />
GV (N=35)<br />
<br />
CM trẻ (N=35)<br />
Thứ<br />
M<br />
SD<br />
bậc<br />
2,51 1,06<br />
4<br />
<br />
Chung (N=70)<br />
Thứ<br />
M<br />
SD<br />
bậc<br />
2,34 1,02<br />
5<br />
<br />
M<br />
<br />
SD<br />
<br />
2,17<br />
<br />
0,95<br />
<br />
Thứ<br />
bậc<br />
5<br />
<br />
2,40<br />
<br />
0,91<br />
<br />
4<br />
<br />
2,37<br />
<br />
0,87<br />
<br />
5<br />
<br />
2,39<br />
<br />
0,88<br />
<br />
4<br />
<br />
3,80<br />
<br />
0,63<br />
<br />
1<br />
<br />
3,74<br />
<br />
0,65<br />
<br />
1<br />
<br />
3,77<br />
<br />
0,64<br />
<br />
1<br />
<br />
3,46<br />
<br />
0,78<br />
<br />
2<br />
<br />
3,31<br />
<br />
0,90<br />
<br />
2<br />
<br />
3,39<br />
<br />
0,83<br />
<br />
2<br />
<br />
2,97<br />
<br />
0,89<br />
<br />
3<br />
<br />
2,80<br />
<br />
0,96<br />
<br />
3<br />
<br />
2,89<br />
<br />
0,92<br />
<br />
3<br />
<br />
Ghi chú:1,00 - 1.8đ: Không có ý kiến ; 1,8 - 2,6đ: Không quan trọng<br />
2,6 - 3,4đ: Ít quan trọng; 3,4- 4,2đ: Quan trọng<br />
<br />
Trong bảng số liệu trên tác dụng được xếp thức bậc 1 là “hình thành hành vi phù hợp” với<br />
điểm trung bình đạt = 3,77. Sau khi xem xong video làm mẫu trẻ không chỉ ghi nhớ nội dung của<br />
đoạn video đó mà hơn thế nó còn thúc đẩy trẻ hình thành những hành vi phù hợp khi gặp những<br />
tình huống tương tự. Tác dụng được xếp theo GV và CM trẻ đánh giá đó là “Có cách đáp ứng phù<br />
hợp với tình huống cụ thể” với điểm trung bình M = 3,39. Nghĩa là khi áp dụng PP này trẻ có thể<br />
biết cách chơi, tương tác với bạn, biết thể hiện nhu cầu khi chơi,. . . tức là trẻ tạo được mối quan hệ<br />
tốt đẹp với bạn bè. Đều này dần hình thành cho trẻ hành vi phù hợp và cùng với nó là giảm hành<br />
144<br />
<br />