intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng xây dựng bài giảng điện tử tại trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên

Chia sẻ: Comam1902 Comam1902 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

65
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài sẽ phân tích thực trạng xây dựng bài giảng điện tử Trường Đại học Y Dược. Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, khảo sát 86 giảng viên tham gia xây dựng bài giảng e –Learning năm 2016 và 2017. Sau 1 năm nghiên cứu, có sự phát triển và kế thừa số lượng giảng viên tham gia e-Learning. có 58,1% giảng viên thấy khó khăn khi xây dựng bài giảng. 93,0% giảng viên sẵn sàng tham gia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng xây dựng bài giảng điện tử tại trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên

Hoàng Hà và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 191(15): 183 - 187<br /> <br /> THỰC TRẠNG XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ<br /> TẠI TRƯỜNG ÐẠI HỌC Y DƯỢC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br /> Hoàng Hà*, Hồ Xuân Nhàn<br /> Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Đào tạo trực tuyến là xu hướng phát triển của các trường đại học hiện đại ngày nay. Trong những<br /> năm qua, Trường đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên đã triển khai xây dựng bài giảng điện tử<br /> theo hình thức e-Learning, khi thực hiện còn nhiều vấn đề khó khăn cần tìm giải pháp để phát<br /> triển. Đề tài sẽ phân tích thực trạng xây dựng bài giảng điện tử Trường Đại học Y Dược. Sử dụng<br /> phương pháp nghiên cứu mô tả, khảo sát 86 giảng viên tham gia xây dựng bài giảng e –Learning<br /> năm 2016 và 2017. Sau 1 năm nghiên cứu, có sự phát triển và kế thừa số lượng giảng viên tham<br /> gia e-Learning. có 58,1% giảng viên thấy khó khăn khi xây dựng bài giảng. 93,0% giảng viên sẵn<br /> sàng tham gia. Giáo viên chưa được tập huấn chiếm 5,8%. Tạo được 101 khóa học, nhưng chưa<br /> hoàn chỉnh. Nhiều tiêu chí phát triển e-Learning còn thấp hơn rất nhiều so với ĐH mở Hà Nội,<br /> Alison Icelan, Study portal. Xây dựng học liệu điện tử tại Trường Đại học Y Dược là khả thi và đa<br /> dạng, đáp ứng được mô hình đào tạo trực tuyến. Hiện tại còn thiếu các căn cứ về hành lang pháp<br /> lý, chiến lược, quy định, quy chế, chuyên môn kỹ thuật để tạo được các khóa đào tạo trực tuyến<br /> đầy đủ.<br /> Từ khóa: Đào tạo, trực tuyến, e-Learning, giảng viên, bài giảng điện tử, Trường Đại học Y DượcĐại học Thái Nguyên<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Đào tạo trực tuyến (e-learning) là cuộc cách<br /> mạng giáo dục thay đổi phương pháp giảng<br /> dạy, từng bước hình thành nguồn học liệu mở,<br /> giúp học viên, giảng viên, cán bộ quản lý,<br /> nghiên cứu mọi lúc, mọi nơi. Trên nền tảng<br /> đó, e-learning của Trường đại học Y Dược<br /> Thái Nguyên đã hoạt động được trên 10 năm.<br /> Tuy vậy, kết quả còn khiêm tốn, các báo cáo<br /> cho thấy nhà trường chưa đưa ra được các<br /> khóa học hoàn toàn trực tuyến mặc dù khối<br /> lượng học liệu khá phong phú. Có rất nhiều<br /> khó khăn, vướng mắc trong đào tạo trực tuyến<br /> chưa được giải quyết. Từ thực tế trên chúng<br /> tôi nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu:<br /> 1. Phân tích thực trạng xây dựng bài giảng<br /> điện tử của Trường Đại học Y Dược - Đại học<br /> Thái Nguyên.<br /> 2. Đề xuất giải pháp phát triển đào tạo trực<br /> tuyến cho nhà trường.<br /> ĐỐI TƯỢNG<br /> NGHIÊN CỨU<br /> <br /> VÀ<br /> <br /> PHƯƠNG<br /> <br /> Địa điểm và đối tượng nghiên cứu<br /> *<br /> <br /> Tel: 0912 211826; Email: haykvn@gmail.com<br /> <br /> PHÁP<br /> <br /> - Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học Y<br /> Dược – Đại học Thái Nguyên<br /> - Đối tượng nghiên cứu: giảng viên tham gia<br /> xây dựng bài giảng e-Learning các năm 2016,<br /> 2017. Sổ sách báo cáo kết quả hoạt động eLearning giai đoạn 2007-2016 của nhà trường.<br /> - Thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp từ<br /> 1/2007- 10/2016; Nghiên cứu trực tiếp từ<br /> 10/2016 – 10/2018.<br /> Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô<br /> tả. Thu thập số liệu hồi cứu và điều tra phỏng<br /> vấn. Chọn tất cả các giảng viên.<br /> Chỉ tiêu nghiên cứu<br /> - Chỉ tiêu các đặc điểm của giảng viên xây<br /> dựng bài giảng e-Learning.<br /> - Chỉ tiêu các khó khăn chủ yếu khi xây dựng<br /> bài giảng e-Learning.<br /> - Chỉ tiêu kết quả và tính chất học liệu.<br /> - Chỉ tiêu các đề xuất cho phát triển đào tao<br /> trực tuyến.<br /> Kỹ thuật thu thập số liệu<br /> - Điều tra phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi<br /> soạn sẵn.<br /> 183<br /> <br /> Hoàng Hà và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Xử lý số liệu: Theo toán thống kê.<br /> KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br /> Phân tích đặc điểm giảng viên chuyên môn<br /> xây dựng e -Learning<br /> Bảng 1. Phân tích thông tin giảng viên xây dựng<br /> e-Learning qua 2 năm<br /> Giảng viên<br /> Thông tin<br /> GV tham gia năm 2016<br /> GV tham gia năm 2017<br /> GV tham gia cả 2 năm<br /> GV có khó khăn xây dựng<br /> học liệu<br /> GV sẵn sàng giảng trực tuyến<br /> <br /> Số<br /> lượng<br /> (n=86)<br /> 50<br /> 70<br /> 65<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> 63,9<br /> 86,0<br /> 75,6<br /> <br /> 50<br /> <br /> 58,1<br /> <br /> 80<br /> <br /> 93,0<br /> <br /> Năm 2016 các bộ môn xây dựng được 14<br /> khóa học có 50 cán bộ tham gia, chiếm<br /> 63,9%. Năm 2017 các bộ môn xây dựng được<br /> 34 khóa học có 70 người tham gia chiếm<br /> 86,0%. Trong đó cán bộ tham gia cả 2 năm là<br /> 65 chiếm 75,6%. Kết quả cho thấy có sự phát<br /> triển và kế thừa rất rõ về số lượng giảng viên<br /> tham gia e-Learning. Dù có tập trung và<br /> thường xuyên 2 năm nhưng có 58,1% giảng<br /> viên vẫn thấy khó khăn khi xây dựng bài<br /> giảng. Nhưng về ý chí của giảng viên có sẵn<br /> sàng tham gia giảng trực tuyến là rất cao,<br /> chiếm 93,0%.<br /> Bảng 2. Nhu cầu của giảng viên về tập huấn công<br /> cụ chuyên dụng<br /> GV có nhu cầu<br /> Công cụ<br /> Giảng dạy và quản lý lớp học<br /> theo hình thức Elearning<br /> Phần mềm mã nguồn mở<br /> Moodle<br /> Phần mềm xây dụng bài<br /> giảng EXE<br /> Phần mềm Camtasia Studio<br /> Phần mềm Adobe Presenter<br /> Phần mềm Articulate Studio<br /> <br /> Số<br /> lượng<br /> (n=86)<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> <br /> 84<br /> <br /> 97,6<br /> <br /> 79<br /> <br /> 91,9<br /> <br /> 21<br /> <br /> 24,4<br /> <br /> 66<br /> 30<br /> 67<br /> <br /> 76,7<br /> 34,8<br /> 77,9<br /> <br /> Có nhiều rất giảng viên có nhu cầu được tập<br /> huấn: lớp giảng dạy và quản lý lớp học theo<br /> hình thức E-learning là 97,6%; phần mềm mã<br /> nguồn mở Moodle là 91,9%; phần mềm<br /> Camtasia Studio là 76,7% và phần mềm<br /> Articulate Studio là 77,9%. Các nhu cầu của<br /> 184<br /> <br /> 191(15): 183 - 187<br /> <br /> giảng viên cũng là phù hợp tương đương như<br /> các trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại<br /> học Y Huế, Trường Đại học Y Hải Phòng [4].<br /> Phân tích phương diện kỹ thuật e-learning<br /> Bảng 3. Tần suất tập huấn xây dựng e-Learning<br /> cho giảng viên<br /> Giảng viên<br /> Tần suất<br /> Chưa<br /> 1 lần<br /> 2 lần<br /> 3 lần<br /> 4 lần<br /> >4 lần<br /> <br /> Số lượng<br /> (n=86)<br /> 5<br /> 26<br /> 29<br /> 14<br /> 10<br /> 2<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> 5,8<br /> 30,2<br /> 33,7<br /> 16,2<br /> 11,6<br /> 2,3<br /> <br /> Trong những năm qua nhà trường thường<br /> xuyên mở liên tục các lớp tập huấn từ cơ bản<br /> đến nâng cao, đào tạo cho các cán bộ các kiến<br /> thức và kỹ năng xây dựng bài giảng điện tử eLearning. Các cán bộ tham gia xây dựng bài<br /> giảng điện tử đã được tập huấn nhiều lần, số<br /> cán bộ được tập huấn 2 lần 33,7%. 1 lần<br /> 30,2%. Tuy nhiên, có cán bộ chưa được tập<br /> huấn 5,8%.<br /> Bảng 4. Hiểu biết công cụ chuyên dụng của giảng viên<br /> Giáo viên<br /> Tên phần mềm<br /> Mã nguồn mở Moodle<br /> EXE<br /> Camtasia Studio<br /> Adobe Presenter<br /> Articulate,Studio<br /> Khác ………….<br /> <br /> Được tập<br /> huấn<br /> n<br /> %<br /> 81 94,2<br /> 40 46,5<br /> 44 51,2<br /> 20 23,3<br /> 25 29,1<br /> 5<br /> 5,8<br /> <br /> Chưa<br /> thành thạo<br /> n<br /> %<br /> 42<br /> 48,8<br /> 47<br /> 54,6<br /> 68<br /> 79,1<br /> 70<br /> 81,4<br /> 50<br /> 58,1<br /> 0<br /> 0,0<br /> <br /> Các cán bộ được tập huần phần mềm mã<br /> nguồn mở Moodle chiếm 94,2%, phần mềm<br /> Phần mềm Camtasia Studio chiếm 51,2% và<br /> các phần mềm khác là 5,8%.Chưa sử dụng<br /> thành thạo các phần mềm như: Phần mềm<br /> Camtasia Studio 79,1%. Phần mềm mã nguồn<br /> mở Moodle 48,8%. Phần mềm<br /> Adobe<br /> Presenter 81,4%. Nhiều cán bộ thực sự chưa<br /> hiểu nhiều về hình thức giảng dạy online có<br /> 97,6% số lượng cán bộ yêu cầu được tập huấn<br /> lớp giảng dạy và quản lý lớp học theo hình<br /> thức Elearning, phần mềm mã nguồn mở<br /> Moodle 91,9%, phần mềm Camtasia Studio<br /> 76,7%, phần mềm Articulate.Studio 77,9%.<br /> <br /> Hoàng Hà và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Các phần mềm được tập huấn đầy đủ nhưng<br /> để lâu không sử dụng nên quên khá nhiều các<br /> chức năng của phần mềm, 48,8% gặp khó<br /> khăn khi sử dụng phần mềm mã nguồn mở<br /> Moodle, đây là phần mềm quản lý học liệu và<br /> giảng dạy, rất quan trọng trong việc tạo bài<br /> giảng và tổ chức giảng dạy online trên hệ<br /> thống đào tạo của nhà trường. 79,1% gặp khó<br /> khăn khi sử dụng phần mềm Camtasia<br /> Studio.... Như vậy trong thời gian tới nhà<br /> trường tiếp tục tập huấn có chiều sâu cho các<br /> cán bộ đã được tập huấn và mở rộng cho<br /> 100% các cán bộ chưa được tập huấn.<br /> Bảng 5. Số lượng giáo viên gặp khó khăn<br /> khi sử dụng thiết bị<br /> Giáo viên<br /> Tên thiết bị<br /> Máy vi tính<br /> Máy quay Camera<br /> Máy ảnh<br /> Phòng ghi âm<br /> <br /> Số lượng<br /> (n=86)<br /> 15<br /> 20<br /> 4<br /> 50<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> 17,4<br /> 23,2<br /> 4,6<br /> 52,3<br /> <br /> Tất cả các bộ môn đã được trang bị máy vi<br /> tính, nhưng một số máy tính được trang bị đã<br /> cũ, có 17,4% cán bộ gặp khó khăn khi sử<br /> dụng máy vi tính. Các công cụ khác như: máy<br /> ảnh, máy quay Camera, phòng ghi âm chuyên<br /> dụng nhà trường chưa đầu tư nên các cán bộ<br /> gặp rất khó khăn. 52,3% gặp khó khăn khi ghi<br /> âm bài giảng. Nhà trường cần đầu tư thêm<br /> thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu cho<br /> việc xây dụng bài giảng e-Learning.<br /> <br /> 191(15): 183 - 187<br /> <br /> 13 khóa học hoàn thành ở mức 40-60%; nhiều<br /> nhất là 15 khóa học hoàn thành ở mức 4060%. Với khối lượng các khóa học đã hoàn<br /> thành là một thành công rất lớn của các cán<br /> bộ của các bộ môn. Có 7 khóa học xây dựng<br /> với tỷ lệ rất thấp chỉ đạt 0-20%.<br /> Bảng 6. Kết quả và tính chất sản phẩm<br /> Tiêu chí<br /> Năm<br /> 2007 –<br /> 2017<br /> Năm 2018<br /> <br /> Tính chất học phần<br /> Học phần phối hợp<br /> Học phần toàn bộ<br /> Trọng số e-Learning 0 – 20%<br /> Trọng số e-Learning 20 – 40%<br /> Trọng số e-Learning 40 – 60%<br /> Trọng số e-Learning 60 – 80%<br /> Trọng số e-Learning 80 – 100%<br /> <br /> Số<br /> lượng<br /> 51<br /> 2<br /> 7<br /> 15<br /> 13<br /> 7<br /> 6<br /> <br /> Chất lượng của các bài giảng điện tử đều<br /> được các hội đồng đánh giá mức khá, tốt và<br /> giỏi. Tuy vậy việc đánh giá chưa toàn diện vì<br /> tiêu chí đánh giá do dự án Hà Lan xây dựng,<br /> nhiều hội đồng đánh giá nghiệm thu không có<br /> chuyên gia E-learning.<br /> <br /> Phân tích kết quả xây dựng học liệu điện tử<br /> <br /> Toàn bộ 96 học phần E-learning chưa đưa vào<br /> đào tạo cho học viên. Vì vậy chưa có phản<br /> hồi về chất lượng các bài giảng từ phía người<br /> học, các sản phẩm học liệu chưa được khai<br /> thác tạo ra chuỗi sản phẩm và đi đến kết quả<br /> đích. Bất cập này có nguyên nhân chủ yếu<br /> sau: 1) Kinh phí, mục tiêu dự án chưa rõ ràng<br /> về kết quả đích; 2) Nhà trường chưa thể chế<br /> hóa loại hình đào tạo trực tuyến.<br /> <br /> Kết quả xây dựng bài giảng điện tử 10 năm<br /> được 96 học phần. Kết quả này đứng thứ 3<br /> sau Đại học Y Hà Nội và Trường Đại học Y<br /> Dược Hồ Chí Minh và thứ nhất trong Đại học<br /> Thái Nguyên. Tuy vậy trọng số đào tạo trực<br /> tuyến trong các học phần còn rất thấp. Tỉ lệ<br /> Elearning/ học phần truyền thống đạt như sau:<br /> 80-100% có 6 khóa học; 60-80% 7 khóa học;<br /> <br /> Để phát triển tốt đào tạo trực tuyến, chúng ta<br /> cần khắc phục những tồn tại nêu trên, ngoài ra<br /> cần nhanh chóng tiến hành thực triển khai các<br /> học phần trực tuyến mô hình mẫu trên người<br /> học. Tiếp theo tiến hành các hội thảo, khảo<br /> sát người học, khảo sát cả hệ thống từ học<br /> liệu đến quản lý hệ thống elearning để đề ra<br /> giải pháp phát triển.<br /> <br /> Bảng 7. So sánh đào tạo trực tuyến tại một số cơ sở<br /> Thông tin<br /> Cơ sở đào tạo<br /> Trường ĐH Y Dược<br /> ĐH Y Hà Nội<br /> Viện ĐH mở Hà Nội<br /> Alison Icelan<br /> Study portal<br /> <br /> Triển khai<br /> <br /> Ngành<br /> <br /> Khóa học<br /> <br /> Chứng chỉ<br /> <br /> 2007<br /> 2007<br /> 2009<br /> 2007<br /> 2007<br /> <br /> 4<br /> 4<br /> 7<br /> 9<br /> 15<br /> <br /> 47<br /> 54<br /> 150<br /> 1.000<br /> 11.000<br /> <br /> Không<br /> Không<br /> Có<br /> Có<br /> Có<br /> <br /> 185<br /> <br /> Hoàng Hà và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Chúng tôi tến hành so sánh các thông tin cơ<br /> bản về phát triển e-Learning tại Trường Đại<br /> học Y Dược với các cơ sở đào tạo trực tuyến<br /> tại Việt Nam và Thế giới, thu được nhiều số<br /> liệu rất ý nghĩa. Các cơ sở có thời gian xuất<br /> phát ngang nhau, nhưng công ty Study Portal,<br /> Alison có đầy đủ Xuất xứ, Sứ mạng, Tự chủ<br /> và Cam kết. Công ty Study Portal, Alison<br /> Alison có khối lượng học liệu khổng lồ, mã<br /> ngành đa dạng, văn bằng, chứng chỉ có giá trị<br /> toàn cầu [1],[2],[3]. Qua đó chúng tôi thấy<br /> Trường ĐHYD cần có chiến lược phát triển<br /> CNTT-TV gắn với sứ mạng, và tầm nhìn của<br /> nhà trường. Phải có sự tham gia trực tiếp và<br /> quyết liệt từ lãnh đạo nhà trường. Muốn phát<br /> triển cần đồng bộ cả tổ chức nhân lực, chuyên<br /> môn, chuyên gia. Cần xây dựng đủ các hành<br /> lang pháp lý và định chế cho loại hình đào tạo<br /> trực tuyến, từ khâu tuyển sinh đến công nhận<br /> chứng chỉ, văn bằng, đăng ký bản quyền các<br /> chương trình đào tạo trực truyến. Nên phát<br /> triển E-Learning của ĐHYD Thái Nguyên<br /> theo mô hình riêng. Không nên chờ đợi theo<br /> ĐHY Hà Nội và theo các dự án như vừa qua,<br /> nhà trường chưa có chứng nhận trực tuyến<br /> cấp cho người học [1], [4].<br /> Đề xuất giải pháp phát triển đào tạo trực tuyến<br /> Xây dựng khóa học trực tuyến.<br /> Nhà trường cần tập trung xây dựng các khóa<br /> học ngắn hạn đang đào tạo theo hình thức<br /> truyền thống sang hình thức trực tuyến như:<br /> khóa học Bác sỹ gia đình, phục hồi chức<br /> năng, chẩn đoán hình ảnh… Điều này giúp<br /> các giảng viên tiếp cận trực tiếp với phương<br /> pháp giảng dạy mới. Giai đoạn đầu kết thúc mỗi<br /> khóa học Nhà trường tổ chức lấy ý kiến phản<br /> hồi học viên, giảng viên để chỉnh sửa và rút<br /> kinh nghiệm để nâng cao chất lượng đào tạo.<br /> Cơ sở vật chất.<br /> Nhà trường cần đầu tư phòng máy tính có cấu<br /> hình cao để các bộ môn tham gia xây dựng<br /> bài giảng e-Learning làm việc nhóm khi sản<br /> xuất học liệu được hiệu quả. Đặc biệt, nhà<br /> <br /> 186<br /> <br /> 191(15): 183 - 187<br /> <br /> trường cần đầu tư phòng ghi âm, ghi hình<br /> chuyên dụng hoặc cấp kinh phí cho các bộ<br /> môn thuê khoán các dịch vụ trong khi nhà<br /> trường chưa đáp ứng đủ điều kiện.<br /> Nâng cao kiến thức về e-Learning cho cán bộ.<br /> Xây dựng đội ngũ nòng cốt tạo bài giảng eLearning tại các bộ môn. Cử nhóm nòng cốt<br /> đi tập huấn nâng cao các kỹ năng xây dựng<br /> bài giảng sau đó các cán bộ này có nhiệm vụ<br /> hướng dẫn lại cho các cán bộ của bộ môn.<br /> Nhà trường tổ chức tập huấn cho các lãnh đạo<br /> khoa, bộ môn tiếp cận hình thức đào tạo eLearning, quản lý lớp học theo hình thức eLearning.<br /> KẾT LUẬN<br /> Xây dựng học liệu điện tử tại Trường Đại học<br /> Y Dược là khả thi và đa dạng, đáp ứng được<br /> mô hình đào tạo trực tuyến. Hiện tại còn thiếu<br /> các căn cứ về sứ mệnh, chiến lược, định chế,<br /> chuyên môn kỹ thuật để tạo được các khóa<br /> đào tạo trực tuyến đầy đủ.<br /> Kiến nghị<br /> 1. Cần tăng cường tập huấn, hội thảo, sơ kết,<br /> tổng kết, khảo sát công tác phát triển Elearning để xây dựng giải pháp hiệu quả.<br /> 2. Đầu tư thiết bị như máy ảnh, phòng thu âm,<br /> camera, đặc biệt là máy tính có cấu hình cao<br /> để xây dựng học liệu Video và hình ảnh.<br /> 3. Xây dựng các khóa học Online hoàn thiện<br /> và đưa vào giảng dạy sau đó khảo sát người<br /> dạy và người học để đánh giá hiệu quả thực tế<br /> của việc dạy và học bằng hình thức Elearning.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.Trường Đại học Y Dược. Trang đào tạo trực<br /> tuyến: http://elearning.tump.edu.vn/<br /> 2. Trung tâm Đào tạo trực tuyến, Viện Đại học<br /> Mở. http://elc.ehou.edu.vn/to-chuc-va-hoat-dong/<br /> 3.<br /> Đào<br /> tạo<br /> trực<br /> tuyến<br /> Alison<br /> https://alison.com/programmes<br /> 4. Bộ Y tế. Dự án Chương trình Phát triển nguồn<br /> nhân lực y tế (HPET).<br /> <br /> Hoàng Hà và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 191(15): 183 - 187<br /> <br /> ABSTRACT<br /> THE SITUATION OF E-LEARNING IN UNIVERSITY OF MEDICINE AND<br /> PHARMACY IN THAI NGUYEN UNIVERSITY<br /> Hoang Ha*, Ho Xuan Nhan<br /> University of Medicine and Pharmacy - TNU<br /> <br /> Online training, was the development trend of today's modern universities. Online training and<br /> development at the College of Medicine and Pharmacy has many problems to be solved. Analyze<br /> the current situation of building electronic lecture at Thai Nguyen University of Medicine and<br /> Pharmacy. Descriptive study, survey of 86 trainers involved in e-Learning development, 10-year<br /> retrospective data. There is development and succession of lecturers participating in e-Learning.<br /> 58.1% of lecturers find it difficult to builded lectures. 93.0% of trainers were willing to participate.<br /> Teachers who had not been trained account for 5.8%. Created 101 courses, but not yet completed.<br /> Many criteria for e-Learning development were much lower than Hanoi Open University, Alison<br /> Icelan, Study portal. The development of e-learning materials at the College of Medicine and<br /> Pharmacy was feasible and diverse, meeting the online training model. At present there was a lack<br /> of bases for mission, strategy, institution, technical expertise to create full online training courses.<br /> Key words: Training, online, e-Learning, lecturers, Education, College of Medicine and<br /> Pharmacy - Thai Nguyen University.<br /> <br /> Ngày nhận bài: 04/12/2018; Ngày hoàn thiện: 19/12/2018; Ngày duyệt đăng: 28/12/2018<br /> *<br /> <br /> Tel: 0912 211826; Email: haykvn@gmail.com<br /> <br /> 187<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2