BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG<br />
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG<br />
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH QUẢNG BÌNH<br />
PHẠM HỒNG VIỆT<br />
Trường THPT số 1 Bố Trạch, Quảng Bình<br />
PHAN MINH TIẾN<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, việc giáo dục đạo đức (GDĐĐ) cho học sinh<br />
được các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các nhà trường quan tâm. Nhờ đó,<br />
công tác GDĐĐ cho học sinh trung học phổ thông (THPT) ở tỉnh Quảng Bình đã đạt<br />
được những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác GDĐĐ nói chung và<br />
GDĐĐ cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL)<br />
nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, dẫn đến chất lượng GDĐĐ cho học sinh<br />
THPT chưa cao. Bài báo trình bày những kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng và từ<br />
đó đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác GDĐĐ thông<br />
qua HĐGDNGLL cho học sinh THPT tỉnh Quảng Bình.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nhà trường THPT là tổ chức giáo dục, trong đó nhân cách của học sinh được hình<br />
thành, phát triển thông qua hai con đường cơ bản: hoạt động dạy học và HĐGDNGLL.<br />
Trong đó, HĐGDNGLL định hướng vào việc GDÐÐ, rèn luyện phẩm chất nhân cách,<br />
thiên hướng nghề nghiệp, hình thành các mối quan hệ trong cuộc sống cho học sinh.<br />
Qua đó, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện về: đức, trí, thể, mỹ… Vì vậy, công<br />
tác GDÐÐ cho học sinh thông qua HĐGDNGLL có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng.<br />
Công tác GDÐÐ cho học sinh THPT ở tỉnh Quảng Bình trong những năm gần đây đã có<br />
nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác GDÐÐ hiện nay vẫn còn<br />
nhiều bất cập, các hoạt động GDÐÐ trong nhà trường còn thiếu đồng bộ, trong đó đặc<br />
biệt là công tác GDÐÐ thông qua HĐGDNGLL, dẫn đến chất lượng GDÐÐ cho học<br />
sinh chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Vì vậy, việc tăng cường tổ chức<br />
HÐGDNGLL là một phương hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả GDÐÐ cho học sinh,<br />
cần phải được các cấp quản lý trường THPT chú trọng.<br />
2. THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH THPT TỈNH QUẢNG BÌNH<br />
2.1. Thực trạng nhận thức của học sinh về đạo đức<br />
Để khảo sát nhận thức của học sinh về đạo đức, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của<br />
689 học sinh THPT tại 07 trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Qua phân tích,<br />
tổng hợp các ý kiến, chúng tôi thu được kết quả như sau.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 01(21)/2012, tr. 136-145<br />
<br />
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH…<br />
<br />
137<br />
<br />
- Về mức độ quan trọng của đạo đức đối với học sinh: Có 5,7% học sinh cho rằng<br />
đạo đức quan trọng hơn tài năng; 3,2% học sinh cho rằng tài năng quan trọng hơn<br />
đạo đức; 91,1% học sinh coi trọng cả tài năng và đạo đức.<br />
- Về việc chấp hành nội quy của học sinh: Có 63,7% học sinh trả lời là chấp hành<br />
nghiêm túc; 34,6% học sinh trả lời là thỉnh thoảng có vi phạm; 1,7% học sinh trả<br />
lời là thường xuyên vi phạm.<br />
- Về ý thức chấp hành nội quy của học sinh: Có 69,2% học sinh trả lời bản thân tự<br />
giác chấp hành nội quy; 24,3% học sinh trả lời có kiểm tra mới chấp hành; 6,5 %<br />
học sinh trả lời buộc phải chấp hành.<br />
Từ các kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung học sinh đã thấy được tầm quan trọng của<br />
đạo đức trong cấu trúc của nhân cách, nhưng vẫn còn nhiều học sinh chưa tự giác phấn<br />
đấu rèn luyện đạo đức.<br />
2.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh THPT trong 5 năm gần đây<br />
Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh trong 5 năm học gần đây được thể hiện qua bảng 1 [2].<br />
Bảng 1. Thống kê xếp loại hạnh kiểm học sinh THPT từ năm học 2006-2007<br />
đến năm hoc 2010-2011 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình<br />
Năm học<br />
<br />
Tổng số học sinh<br />
<br />
2006-2007<br />
2007-2008<br />
2008-2009<br />
2009-2010<br />
2010-2011<br />
<br />
42.104<br />
40.123<br />
39.129<br />
38.184<br />
36.712<br />
<br />
Tốt<br />
44,5<br />
62,59<br />
57,29<br />
61,31<br />
63,63<br />
<br />
Xếp loại hạnh kiểm (%)<br />
Khá<br />
TB<br />
41,2<br />
12,9<br />
31,68<br />
4,69<br />
34,36<br />
7,48<br />
31,64<br />
6,41<br />
29,69<br />
5,87<br />
<br />
Yếu<br />
1,4<br />
1,04<br />
0,87<br />
0,64<br />
0,81<br />
<br />
(Nguồn: Phòng GDTrH- Sở GD&ĐT Quảng Bình)<br />
<br />
Bảng kết quả cho thấy số học sinh có hạnh kiểm khá, tốt từ 85,7% đến 92,95%. Tuy nhiên,<br />
tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm trung bình và yếu hàng năm còn khá cao (hạnh kiểm trung bình<br />
và yếu chiếm từ 5,73% đến 14,3%, trong đó loại yếu chiếm từ 0,64% đến 1,4%).<br />
3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TẠI CÁC<br />
TRƯỜNG THPT TỈNH QUẢNG BÌNH<br />
Qua phân tích, tổng hợp ý kiến của 86 cán bộ gồm cán bộ quản lý (CBQL), tổ trưởng<br />
chuyên môn (TTCM), cán bộ Đoàn thanh niên, 183 giáo viên và 689 học sinh ở 07<br />
trường THPT, chúng tôi thu được những kết quả sau.<br />
Về nhận thức của cán bộ giáo viên-nhân viên (CBGV-NV) trong công tác GDÐÐ cho<br />
học sinh: Có 95,7% CBGV-NV cho rằng công tác GDÐÐ cho học sinh là rất cần thiết,<br />
có 4,3% cho là cần thiết.<br />
Về nội dung GDÐÐ: Các phẩm chất đạo đức trực tiếp liên quan đến hoạt động học tập<br />
và rèn luyện hàng ngày của học sinh đã được nhà trường quan tâm, chỉ đạo thực hiện<br />
thường xuyên hơn như: thái độ động cơ học tập đúng đắn; ý thức chấp hành pháp luật<br />
<br />
138<br />
<br />
PHẠM HỒNG VIỆT – PHAN MINH TIẾN<br />
<br />
của Nhà nước, nội quy của nhà trường. Tuy nhiên, một số phẩm chất để hình thành và<br />
rèn luyện kỹ năng sống như: có niềm tin; ý thức tiết kiệm; lòng tự trọng; có thái độ đúng<br />
đắn về tình yêu, tình bạn; lối sống giản dị… chưa được quan tâm đúng mức. Các nội<br />
dung GDÐÐ ở trường THPT như: Nhóm chuẩn mức đạo đức thể hiện nhận thức chính<br />
trị tư tưởng; Nhóm chuẩn mực hướng vào sự tự hoàn thiện bản thân; Nhóm chuẩn mực<br />
đạo đức thể hiện quan hệ với mọi người và với dân tộc khác; Nhóm chuẩn mực đạo đức<br />
thể hiện quan hệ với công việc; Nhóm chuẩn mực liên quan đến xây dựng môi trường<br />
sống… được các trường tổ chức giáo dục nhưng chưa sinh động, phong phú nên chưa<br />
thu hút được học sinh.<br />
Về hình thức GDÐÐ: Các hình thức GDÐÐ được sử dụng thường xuyên đó là: sinh hoạt<br />
lớp, chi đoàn; GDÐÐ thông qua bài giảng môn Giáo dục công dân; sinh hoạt chào cờ. Các<br />
hình thức khác như: sinh hoạt nhân các ngày lễ lớn, hoạt động theo chủ điểm hàng tháng,<br />
các hoạt động xã hội, hoạt động văn hoá, thể thao chưa được thực hiện thường xuyên.<br />
4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GDĐĐ CHO HỌC SINH THÔNG QUA HĐGDNGLL<br />
TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH QUẢNG BÌNH<br />
Từ kết quả khảo sát ý kiến CBQL, TTCM, giáo viên và học sinh, qua phân tích và tổng<br />
hợp các ý kiến, chúng tôi thu được kết quả như sau:<br />
Về việc lồng ghép nội dung GDÐÐ cho học sinh thông qua các chủ đề HÐGDNGLL,<br />
kết quả thể hiện ở bảng sau.<br />
Bảng 2. Việc lồng ghép nội dung GDÐÐ cho học sinh thông qua các chủ đề HÐGDNGLL<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
<br />
Chủ đề<br />
Thanh niên (TN) học tập,<br />
rèn luyện vì sự nghiệp<br />
CNH-HĐH đất nước<br />
TN với tình bạn, tình yêu,<br />
hôn nhân và gia đình<br />
TN với truyền thống hiếu<br />
học và tôn sư trọng đạo<br />
TN với sự nghiệp xây<br />
dựng và bảo vệ Tổ quốc<br />
TN với việc giữ gìn bản<br />
sắc văn hóa dân tộc<br />
TN với lí tưởng cách mạng<br />
TN với vấn đề lập nghiệp<br />
TN với hòa bình, hữu nghị<br />
và hợp tác<br />
TN với Bác Hồ<br />
Mùa hè tình nguyện vì<br />
cuộc sống cộng đồng<br />
<br />
Mức độ thực hiện (%)<br />
Thường Thỉnh<br />
Chưa<br />
xuyên<br />
thoảng thực hiện<br />
<br />
Hiệu quả thực hiện (%)<br />
Tốt<br />
<br />
Khá<br />
<br />
TB<br />
<br />
Yếu<br />
<br />
Kém<br />
<br />
10,8<br />
<br />
56,7<br />
<br />
32,5<br />
<br />
15,8<br />
<br />
25,5<br />
<br />
47,7<br />
<br />
7,5<br />
<br />
3,5<br />
<br />
12,7<br />
<br />
61,6<br />
<br />
25,7<br />
<br />
18,9<br />
<br />
26,7<br />
<br />
45,5<br />
<br />
6,3<br />
<br />
2,6<br />
<br />
42,2<br />
<br />
47,5<br />
<br />
10,3<br />
<br />
29,3<br />
<br />
32,7<br />
<br />
32,8<br />
<br />
3,7<br />
<br />
1,5<br />
<br />
11,2<br />
<br />
56,1<br />
<br />
32,7<br />
<br />
16,7<br />
<br />
22,3<br />
<br />
45,2<br />
<br />
12,<br />
5<br />
<br />
3,3<br />
<br />
22,8<br />
<br />
49,7<br />
<br />
27,5<br />
<br />
22,6<br />
<br />
31,5<br />
<br />
41,7<br />
<br />
3,2<br />
<br />
1,0<br />
<br />
36,8<br />
43,1<br />
<br />
39,7<br />
37,6<br />
<br />
23,5<br />
19,3<br />
<br />
26,7<br />
27,7<br />
<br />
33,6<br />
28,3<br />
<br />
37,1<br />
41,2<br />
<br />
2,3<br />
1,7<br />
<br />
0,3<br />
1,1<br />
<br />
28,7<br />
<br />
25,6<br />
<br />
45,7<br />
<br />
15,6<br />
<br />
27,9<br />
<br />
51,3<br />
<br />
3,7<br />
<br />
1,5<br />
<br />
41,1<br />
<br />
45,2<br />
<br />
13,7<br />
<br />
28,9<br />
<br />
32,7<br />
<br />
38,4<br />
<br />
0,0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
50,6<br />
<br />
32,1<br />
<br />
17,3<br />
<br />
26,7<br />
<br />
37,8<br />
<br />
35,5<br />
<br />
0,0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH…<br />
<br />
139<br />
<br />
Kết quả trên cho thấy các trường THPT đã thực hiện lồng ghép công tác GDÐÐ vào chủ<br />
đề sinh hoạt hàng tháng của HÐGDNGLL. Tuy nhiên, mức độ thực hiện còn thấp, hiệu<br />
quả trong công tác GDÐÐ cho học sinh chưa cao.<br />
Về mức độ tổ chức các hình thức HÐGDNGLL trong GDĐĐ cho học sinh: Đa số các<br />
trường thực hiện bằng các hình thức: sinh hoạt dưới cờ hàng tuần; tổ chức trong tiết sinh<br />
hoạt lớp; tổ chức thông qua nội dung chủ đề HÐGDNGLL hàng tháng là chủ yếu. Các<br />
hoạt động như giáo dục kỹ năng sống, sinh hoạt chuyên đề… chưa được thực hiện<br />
nhiều. Mặt khác, các hoạt động này đều chưa gắn với nội dung GDÐÐ cho học sinh một<br />
cách cụ thể.<br />
Về mức độ ảnh hưởng của các HÐGDNGLL đối với công tác GDÐÐ cho học sinh:<br />
HÐGDNGLL ở một số trường đã đem lại kết quả thiết thực trong công tác GDÐÐ,<br />
nhưng nhìn tổng thể, hiệu quả GDÐÐ cho học sinh thông qua HÐGDNGLL còn thấp so<br />
với yêu cầu.<br />
Về công tác quản lý GDÐÐ thông qua HÐGDNGLL:<br />
- Về việc lập kế hoạch: Hầu hết các trường đã xây dựng kế hoạch GDÐÐ cho học<br />
sinh (85,3%), nhưng việc lập riêng kế hoạch GDÐÐ thông qua HÐGDNGLL chưa<br />
được thực hiện (45,3%).<br />
- Việc tổ chức thực hiện kế hoạch: Đa số các trường chưa thành lập Ban chỉ đạo công<br />
tác GDÐÐ thông qua HÐGDNGLL, một số trường có thành lập nhưng hiệu quả<br />
hoạt động chưa cao; việc bố trí kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện ở các trường<br />
còn thiếu.<br />
- Về việc chỉ đạo, giám sát: Lãnh đạo nhà trường đã quan tâm và thực hiện vai trò chỉ<br />
đạo đối với công tác GDÐÐ nhưng việc điều hành chưa thật chặt chẽ, đặc biệt là<br />
công tác GDÐÐ cho học sinh thông qua HÐGDNGLL còn chưa được quan tâm<br />
đúng mức.<br />
- Về việc kiểm tra, đánh giá: Công tác kiểm tra GDÐÐ thông qua HÐGDNGLL chưa<br />
được thực hiện thường xuyên. Việc sơ kết, đánh giá định kỳ cũng chưa được chú<br />
trọng.<br />
Công tác phối hợp GDÐÐ giữa nhà trường - gia đình - xã hội: Việc phối kết hợp giữa<br />
các lực lượng giáo dục này chưa hiệu quả, còn mang tính hình thức, nặng về thủ tục<br />
hành chính.<br />
5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GDĐĐ CHO HỌC SINH THÔNG QUA<br />
HĐGDNGLL Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH QUẢNG BÌNH<br />
Các trường THPT ở Quảng Bình đã có nhiều cố gắng trong công tác GDÐÐ cho học<br />
sinh thông qua HÐGDNGLL và đã đạt được một số thành tích nhất định. Tuy nhiên,<br />
vẫn còn bất cập và hạn chế.<br />
Vận dụng phương pháp SWOT vào phân tích thực trạng công tác GDÐÐ cho học sinh<br />
THPT thông qua HÐGDNGLL ở tỉnh Quảng Bình, chúng tôi có những nhận định sau.<br />
<br />
140<br />
<br />
Mạnh (S)<br />
- Nhận thức của CBGV-NV về công tác<br />
GDÐÐ thông qua HÐGDNGLL đã được<br />
nâng lên.<br />
- Các trường THPT đã cố gắng bước đầu<br />
trong quản lý công tác GDÐÐ thông qua<br />
HÐGDNGLL (lập kế hoạch, tổ chức thực<br />
hiện, chỉ đạo giám sát, kiểm tra đánh giá).<br />
- Đội ngũ CBGV-NV nhiệt tình và quan<br />
tâm đến công tác GDÐÐ cho học sinh.<br />
Thuận lợi-cơ hội (O)<br />
- Môi trường chính trị - xã hội thuận lợi:<br />
Có Nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục,<br />
Chiến lược phát triển giáo dục và các văn<br />
bản hướng dẫn, chỉ đạo của ngành.<br />
- Bộ GD&ĐT đang phát động các phong<br />
trào thi đua: “Học tập và làm theo tấm<br />
gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Xây dựng<br />
trường học thân thiện, học sinh tích cực”…<br />
- Chủ trương đổi mới toàn diện, căn bản<br />
giáo dục của Bộ GD&ĐT, của tỉnh Quảng<br />
Bình.<br />
<br />
PHẠM HỒNG VIỆT – PHAN MINH TIẾN<br />
<br />
Yếu (W)<br />
- Năng lực của một bộ phận CBGV-NV chưa<br />
đáp ứng được yêu cầu công tác GDÐÐ thông<br />
qua HÐGDNGLL.<br />
- Công tác kế hoạch hoá trong GDÐÐ thông<br />
qua HÐGDNGLL chưa được quan tâm đúng<br />
mức.<br />
- Nội dung, hình thức, biện pháp GDÐÐ thông<br />
qua HÐGDNGLL còn sơ sài, chưa sinh động.<br />
- CSVC, kinh phí cho công tác này còn thiếu<br />
thốn.<br />
Khó khăn- thách thức (T)<br />
- Mặt trái của cơ chế thị trường tác động đến<br />
môi trường giáo dục.<br />
- Một số cơ quan, đoàn thể chưa quan tâm phối<br />
hợp với nhà trường trong GDÐÐ học sinh.<br />
- Một bộ phận cha mẹ học sinh chưa quan tâm<br />
đến việc giáo dục con cái.<br />
- Các tệ nạn xã hội đang có nguy cơ len lỏi vào<br />
học đường.<br />
- Một bộ phận học sinh còn ăn chơi đua đòi,<br />
thiếu ý thức rèn luyện.<br />
<br />
6. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GDĐĐ CHO HS<br />
THÔNG QUA HĐGDNGLL Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH QUẢNG BÌNH<br />
Từ việc nghiên cứu lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng, chúng tôi đề xuất các biện<br />
pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác GDÐÐ cho học sinh thông qua HÐGDNGLL<br />
ở các trường THPT tỉnh Quảng Bình như sau:<br />
6.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ CBGVNV, học sinh và cha mẹ học sinh về công tác GDÐÐ thông qua HÐGDNGLL<br />
Bồi dưỡng, nâng cao năng lực nhận thức, tinh thần trách nhiệm đối với đội ngũ<br />
CBGV-NV: Hàng năm, nhà trường cần tổ chức các hình thức bồi dưỡng: học tập chính<br />
trị đầu năm học; bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ; tổ chức hội thảo chuyên đề; tổ<br />
chức toạ đàm trao đổi kinh nghiệm về GDÐÐ và GDÐÐ thông qua HÐGDNGLL theo<br />
định kỳ; tổ chức giao lưu, học tập ở những đơn vị tiêu biểu trong và ngoài tỉnh…<br />
Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của học sinh về vai trò, ý<br />
nghĩa của việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức: Thông qua sinh hoạt tập thể như: sinh<br />
hoạt dưới cờ, tiết sinh hoạt chủ nhiệm, các hoạt động ngoại khoá… giúp các em hiểu<br />
thêm những chuẩn mực đạo đức xã hội, trao đổi, giáo dục các em về phương pháp, kỹ<br />
năng rèn luyện đạo đức. Đồng thời giúp học sinh nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa của<br />
việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, từ đó biết cố gắng vươn lên trong học tập và rèn<br />
luyện.<br />
<br />