JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 123-127<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0138<br />
<br />
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÍ ĐÀO TẠO<br />
VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI<br />
Nguyễn Văn Khôi<br />
<br />
Khoa Sư phạm Kĩ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường đại học có liên quan mật<br />
thiết với nhau, làm tiền đề và cũng là kết quả của nhau. Trên cơ sở xác định các yếu tố cơ<br />
bản quyết định chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường đại học, bài viết đề<br />
xuất cách tiếp cận hệ thống và biện pháp nâng cao chất lượng quản lí đào tạo và nghiên cứu<br />
khoa học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.<br />
Từ khóa: Tiếp cận hệ thống, biện pháp nâng cao chất lượng quản lí đào tạo và nghiên cứu<br />
khoa học.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Những năm qua, Nhà trường đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo về nâng cao chất lượng đào<br />
tạo và nghiên cứu khoa học [5, 6, 7],... Qua đó Nhà trường cũng đã xây dựng và thực hiện nhiều<br />
biện pháp hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Bài viết này<br />
chỉ tập trung vào một số biện pháp mang tính quản lí cơ bản nhất.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Các yếu tố cơ bản quyết định chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học<br />
của Trường<br />
<br />
Chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH) của trường đại học có liên quan mật<br />
thiết với nhau, làm tiền đề và cũng là kết quả của nhau. Chất lượng đào tạo và NCKH là các tiêu<br />
chuẩn chính của chất lượng giáo dục trường đại học.<br />
Chất lượng giáo dục trường đại học là sự đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo<br />
các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đại học của Luật giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn<br />
nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.<br />
Chất giáo dục của Trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong mối quan hệ tác động qua lại<br />
(Sứ mạng và mục tiêu của trường đại học; Tổ chức và quản lí; Chương trình đào tạo; Hoạt động<br />
đào tạo; Đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên; Người học; Nghiên cứu khoa học, ứng<br />
dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; Hoạt động hợp tác quốc tế; Thư viện, trang thiết bị học<br />
Ngày nhận bài: 15/7/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016<br />
Liên hệ: Nguyễn Văn Khôi, e-mail: khoinv@hnue.edu.vn<br />
<br />
123<br />
<br />
Nguyễn Văn Khôi<br />
<br />
tập và cơ sở vật chất khác; Tài chính và quản lí tài chính). Có thể sắp xếp thành các nhóm yếu tố<br />
đầu vào, quá trình và đầu ra như Sơ đồ 1.<br />
<br />
Sơ đồ 1. Các nhóm yếu tố tạo nên chất lượng đào tạo và NCKH<br />
Theo đó nổi lên 3 yếu tố sau:<br />
- Chất lượng của đội ngũ cán bộ, viên chức, đặc biệt là viên chức quản lí, giảng viên, nghiên<br />
cứu viên;<br />
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo và nghiên cứu khoa học;<br />
- Nguồn lực tài chính và cơ chế chi tiêu nguồn lực này, đặc biệt là trong điều kiện nguồn lực<br />
tài chính của Trường còn hạn hẹp.<br />
Do đó, trước hết biện pháp nâng cao chất lượng trong đào tạo và NCKH của Trường cũng<br />
cần tập trung tác động vào 3 yếu tố trên.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Biện pháp nâng cao chất lượng quản lí đào tạo và nghiên cứu khoa học của<br />
Trường<br />
<br />
2.2.1. Cách tiếp cận<br />
Trước hết, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là một bộ phận của hệ thống các trường Đại<br />
học Sư phạm nói riêng cũng như hệ thống các trường Đại học nói chung của cả nước. Do đó, hoạt<br />
động của Trường cũng phải bắt nhịp với hoạt động chung của cả hệ thống.<br />
Mặt khác, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là một hệ thống có nhiều bộ phận (đơn vị trực<br />
thuộc), mỗi bộ phận có chức năng và đặc thù riêng. Cần phát huy hết tiềm năng của mỗi bộ phận<br />
nhưng phải hướng đến mục tiêu chung.<br />
Ví dụ, với một ngành đào tạo, chương trình đào tạo của ngành được quy định gồm: mục<br />
tiêu, chuẩn đầu ra, danh mục các học phần bắt buộc và tự chọn,... nhưng với mỗi viên chức tham<br />
gia đào tạo, khi xây dựng đề cương học phần liệu đã quan tâm đầy đủ đến mục tiêu và chuẩn đầu<br />
ra chung của chương trình chưa? Và ai sẽ kiểm soát điều đó? Biểu hiện cụ thể là kết quả TTSP<br />
hàng năm thường rất cao, thậm chí “xuất sắc”, nhưng thực tế thì hầu hết sinh viên bị các trường<br />
phổ thông đánh giá là chưa đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông về kĩ năng ứng xử, kĩ năng<br />
dạy học tích hợp và phân hóa, kĩ năng dạy học theo chủ đề liên môn,... Đối chiếu trở lại thì trong<br />
chương trình đào tạo các ngành chưa có đề cương chi tiết học phần Thực tập sư phạm mà chỉ có<br />
Quy chế TTSP (chung của Trường), trong đó không có chuẩn đầu ra làm căn cứ cho đánh giá?<br />
<br />
2.2.2. Biện pháp nâng cao chất lượng quản lí đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường<br />
Biện pháp ở đây được hiểu theo nghĩa là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể trong<br />
thực tiễn hoạt động đào tạo và NCKH của Trường. Cần thực hiện đồng thời nhiều biện pháp. Ở<br />
đây chỉ bàn đến một số biện pháp chung mang tính quản lí, nhưng lại cần thiết vì nó tác động đến<br />
toàn bộ quá trình.<br />
(1) Rà soát để hoàn thiện các văn bản quy định cụ thể về đào tạo và NCKH để vừa nâng<br />
cao hiệu quả công tác quản lí vừa phù hợp với thực tiễn của Trường<br />
124<br />
<br />
Biện pháp nâng cao chất lượng quản lí đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học...<br />
<br />
Về cơ bản, hệ thống văn bản quy định về đào tạo và NCKH của Trường đã được ban hành.<br />
Do thực tiễn luôn biến đổi, cần rà soát và hoàn thiện lại. Chẳng hạn: quy chế đào tạo (đại học:<br />
quản lí 2 giờ tự học/1 giờ trên lớp của sinh viên như thế nào?, sau đại học: Có nên quy định trình<br />
độ ngoại ngữ đầu vào đối với nghiên cứu sinh?), quy định về hoạt động NCKH, quy định về đánh<br />
giá kết quả lao động của viên chức, quy chế chi tiêu nội bộ,... Các quy định này phải đồng bộ, thúc<br />
đẩy lẫn nhau và tạo động lực cho người lao động.<br />
(2) Chuẩn bị cho kiểm định chất lượng và phân tầng các cơ sở giáo dục đại học<br />
Tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của các ngành đào tạo để thúc đẩy việc phát<br />
triển và hoàn thiện chương trình đào tạo theo chuẩn Việt Nam [2, 3] và quốc tế. Công việc này có<br />
thể giao cho các khoa thực hiện nhưng Trường cần có kế hoạch hỗ trợ và kiểm soát.<br />
Tự đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học để chuẩn bị cho kiểm định chất lượng và<br />
phân tầng các cơ sở giáo dục đại học [1]. Công việc này cần có sự kết hợp tất cả các đơn vị trong<br />
trường để thực hiện.<br />
(3) Thực hiện quy chế ba công khai<br />
Thực hiện đúng quy chế ba công khai để viên chức biết được tình hình thực tế của Trường<br />
(trên website của Trường mới cập nhật đến tháng 10/2014), từ đó tự xác định được trách nhiệm của<br />
bản thân.<br />
(4) Phát huy vai trò của tổ bộ môn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH<br />
Thực tế cho thấy, ý tưởng đổi mới/sáng tạo thường bắt nguồn từ một/một số ít người; bộ<br />
môn sẽ là nơi phát triển và lan tỏa ý tưởng đó. Bộ môn cũng là nơi cập nhật các nội dung mới và<br />
loại bỏ những nội dung đã lạc hậu trong lĩnh vực ngành/chuyên ngành vào chương trình đào tạo,<br />
là nơi phát hiện những “vấn đề” trong đào tạo và NCKH.<br />
(5) Thúc đẩy sự gắn kết giữa NCKH và đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học<br />
Hàng năm, Trường có hàng trăm luận án tiến sĩ, hàng nghìn luận văn thạc sĩ được bảo vệ.<br />
Cần có sự tổng kết, đánh giá các xu hướng, cách thức và kết quả của các nghiên cứu này để phục<br />
vụ đào tạo và định hướng chiến lược NCKH của Trường.<br />
Có thể sử dụng và làm thế nào huy động được các Nghiên cứu sinh tham gia trợ giảng, hỗ<br />
trợ sinh viên NCKH?<br />
(6) Gắn bó chặt chẽ hơn nữa với thực tiễn, đặc biệt là thực tiễn và yêu cầu của giáo dục phổ<br />
thông [8]<br />
Chính thực tiễn là nơi nảy sinh các “vấn đề” cho đào tạo và NCKH, và cũng là nơi kiểm<br />
nghiệm về cách thức và kết quả “giải quyết vấn đề” của đào tạo và NCKH. Ví dụ, vì sao số người<br />
có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ,.. nhưng không tìm kiếm được việc làm ngày một tăng? Vì sao<br />
sinh viên ngày càng lười phát biểu, học đối phó? Vì sao kết quả thực tập tốt nghiệp thường “rất<br />
cao” nhưng người tốt nghiệp vẫn không đáp ứng được yêu cầu của cơ sở tuyển dụng lao động?,...<br />
Giải quyết những vấn đề này thường đòi hỏi có sự kết hợp liên ngành.<br />
(7) Xây dựng cơ sở dữ liệu cho đào tạo và NCKH trên website của Trường và các đơn vị<br />
Cơ sở dữ liệu cho đào tạo và NCKH bao gồm các định hướng phát triển và các quy định<br />
của Trường, các chương trình đào tạo, các kết quả NCKH, ...<br />
Cơ sở dữ liệu cho đào tạo và NCKH trên website của Trường và các đơn vị chính là nguồn<br />
thông tin ban đầu quan trọng cho việc người có nhu cầu học định hướng và đăng kí nhập học.<br />
125<br />
<br />
Nguyễn Văn Khôi<br />
<br />
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho đào tạo và NCKH đòi hỏi có sự tham gia của tất cả các đơn<br />
vị trong Trường.<br />
(8) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện “Chiến lược phát triển của Trường” đến năm 2020 và<br />
tầm nhìn đến năm 2030.<br />
Văn bản “Chiến lược phát triển của Trường” đã được soạn thảo. Cần được xem xét, bổ sung,<br />
điều chỉnh và công bố để viên chức được biết và có định hướng trong thực hiện các nhiệm vụ, công<br />
việc của mình.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Kết luận<br />
<br />
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có nguồn nhân lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học có<br />
trình độ cao trong hệ thống các trường đại học sư phạm cả về số lượng và trình độ được đào tạo.<br />
Trong thời gian qua, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã phát huy được tiềm lực đội ngũ này phục<br />
vụ đào tạo, nghiên cứu và phục vụ giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, sự đóng góp ấy chưa tương xứng<br />
với tiềm lực hiện có và chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.<br />
Trước hết cần nghiên cứu và triển khai các giải pháp, biện pháp cụ thể mang tính quản lí<br />
nhằm hiện thực hóa tiềm lực đào tạo và nghiên cứu KH, xứng đáng với vị thế của trường Đại học<br />
Sư phạm trọng điểm.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]<br />
<br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo, 2014. Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục<br />
trường đại học. Văn bản hợp nhất số 06 /VBHN-BGDĐT, ngày 04/3/2014.<br />
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015. Thông tư 57/2015/TT-BGDĐT, Ban hành quy định về khối<br />
lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối<br />
với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành<br />
chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.<br />
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016. Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT, Ban hành quy định về tiêu<br />
chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.<br />
[4] Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010. Hướng dẫn số 3109/HD - ĐHQGHN xây dựng và hoàn thiện<br />
chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra ở Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
[5] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2013. Tài liệu Hội thảo Nâng cao năng lực nghiên cứu và<br />
giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.<br />
[6] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2014. Tài liệu Hội thảo Tăng cường công tác khoa học<br />
công nghệ và hợp tác quốc tế giai đoạn 2014-2020.<br />
[7] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2016. Tài liệu Hội thảo Trường sư phạm trong phát triển<br />
năng lực nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục mới.<br />
[8] Kết luận của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại buổi làm việc với Câu lạc bộ Hiệu trưởng các<br />
trường đại học sư phạm, văn bản số 553/TB-BGDĐT ngày 29/7/2016.<br />
[9] Bốn giải pháp thúc đẩy nghiên cứu khoa học. https://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N17540/Bon<br />
-giai-phap-thuc-day-nghien-cuu-khoa-hoc.htm<br />
[10] Ba đặc điểm cốt lõi của đại học. http://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N7546/Ba-dac-diem-cot<br />
-loi-cua-dai-hoc.htm GS. Nguyễn Lân Dũng - Bản tin ĐHQG Hà Nội - số 221, 2009, ngày<br />
02/04/2014.<br />
126<br />
<br />
Biện pháp nâng cao chất lượng quản lí đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học...<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Measures to improve the quality of management training<br />
and scientific research of the Hanoi National University of Education<br />
Nguyen Van Khoi<br />
Faculty of Technology Education, Hanoi National University of Education<br />
The quality of training and scientific research of the university are closely linked together;<br />
as a premise, and also as a result of the same . By addressing the basic factors that determine<br />
the quality of training and scientific research of the university, the article proposed systematic<br />
approaches and measures to improve the quality of education management and research at Hanoi<br />
National University of Education.<br />
Keywords: System approach, measures to improve the quality of management training and<br />
scientific research.<br />
<br />
127<br />
<br />