intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế số của Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết sẽ phân tích vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế số; thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế số ở Việt Nam và đề xuất giải pháp trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế số của Việt Nam

  1. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG NỀN KINH TẾ SỐ CỦA VIỆT NAM Phạm Thị Hồng Mỵ(1) TÓM TẮT: Bài viết sẽ phân tích vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế số; thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế số ở Việt Nam và Ďề xuất giải pháp trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu cho rằng: cần thiết ban hành văn bản chuyên biệt, trong Ďó xác Ďịnh các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cao dành riêng cho nền kinh tế số; chú trọng phát triển nhân lực chất lượng cao về trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), khoa học dữ liệu, Ďiện toán Ďám mây,… Tăng cường hợp tác quốc tế trong Ďào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế số. Từ khoá: Nguồn nhân lực chất lượng cao, kinh tế số, phát triển bền vững. ABSTRACT: This article will analyze the role of high-quality human resources in the digital economy; Current status of high-quality human resources in the digital economy in Vietnam and proposed solutions in the future. Research results suggest that: it is necessary to issue specialized documents that identify tasks and solutions to improve the quantity and quality of human resources dedicated to the digital economy; Focus on developing high-quality human resources in Artificial Intelligence (AI), Big Data, data science, cloud computing... Strengthen international cooperation in training quality human resources high level to serve digital economic development. Keywords: high quality human resources; digital economy; Sustainable Development. 1. Đặt vấn đề Theo quan Ďiểm triết học Mác - Lênin, con người là thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội, là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử. Cho nên ngay từ khi bước vào thời kì Ďổi mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Ďược thông qua tại Đại hội VII (năm 1991) Ďã khẳng Ďịnh: ―Xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội con người Ďược giải phóng, nhân dân làm chủ Ďất nước, có nền kinh tế phát triển cao và nền văn hoá tiên tiến, 1. Trường Đại học Sài Gòn. Email: pthmy@sgu.edu.vn 579
  2. Ďậm Ďà bản sắc dân tộc; mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có Ďiều kiện Ďể phát triển cá nhân, công bằng xã hội và dân chủ Ďược Ďảm bảo‖. Vấn Ďề xây dựng con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh Ďã Ďược Đảng ta quán triệt, vận dụng và phát triển. Phương hướng, mục tiêu, Ďiều kiện và giải pháp liên quan trực tiếp Ďến vấn Ďề xây dựng con người cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện Ďại hoá Ďã Ďược Đảng ta chỉ rõ trong nhiều nghị quyết. Đại hội lần thứ X của Đảng Ďã chỉ rõ phương hướng chung là: ‖Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì công nghiệp hoá, hiện Ďại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, Ďặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, Ďạo Ďức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam‖. Xây dựng con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng của C.Mác và Hồ Chí Minh là sự chuẩn bị tích cực, chủ Ďộng nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện Ďại hoá, cho tương lai và triển vọng của Ďất nước trên con Ďường phát triển theo lý tưởng, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội (Hoàng Đình Cúc, 2008). Tiếp tục phát triển nguồn nhân lực qua từng giai Ďoạn phát triển kinh tế - xã hội Ďã Ďược Đảng và Nhà nước chú trọng. Với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và hàng loạt các hiệp Ďịnh thương mại tự do thế hệ mới ra Ďời Ďều trọng tâm chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Mặt khác, xu hướng phát triển kinh tế số Ďang là tất yếu, nâng cao năng lực cạnh trạnh, góp phần phát triển kinh tế, thể hiện ở việc theo báo cáo, tỉ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP các năm từ 2020 - 2023 lần lượt là 12,66%, 12,88% 12,63% và 12,33%. Trung bình tỉ trọng giá trị tăng thêm kinh tế số trong GDP các năm 2020 - 2023 Ďạt khoảng 12,62 và năm 2023 là 12,33 , trong Ďó ngành kinh tế số lõi Ďóng góp 7,42% (chiếm 60,19%), số hoá các ngành khác Ďóng góp 4,91%, chiếm 39,81% (Tổng cục Thống kê, 2023). Trước những yêu cầu Ďó, việc nghiên cứu, Ďề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế số ở Việt Nam sẽ là việc cần thiết hiện nay phù hợp với tinh thần của Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục xác Ďịnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một Ďột phá chiến lược, là yếu tố quyết Ďịnh Ďẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển Ďổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo Ďảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. 2. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí thuyết Theo Liên Hợp Quốc thì nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tao của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của Ďất nước. Ngân hàng Thế giới thì Ďịnh nghĩa rằng, nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kĩ năng nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Còn theo tổ chức Lao Ďộng quốc tế, nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong Ďộ tuổi có khả năng tham gia lao Ďộng, là 580
  3. nguồn cung cấp sức lao Ďộng cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển và mặt khác, nguồn nhân lực là khả năng lao Ďộng của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Và với lẽ Ďó, nguồn nhân lực chất lượng cao phải là những con người phát triển cả về trí lực và thể lực, cả về khả năng lao Ďộng, về tính tích cực chính trị - xã hội, về Ďạo Ďức, tình cảm trong sáng. Nguồn nhân lực chất lược cao có thể không cần Ďông về số lượng nhưng phải thực chất (Nguyễn Sinh Cúc, 2014). Dựa trên khái niệm nguồn nhân lực mà theo quan Ďiểm của Liên Hợp Quốc, phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục, Ďào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc Ďẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nghị quyết Đại hội Ďồng năm 1989 tuyên bố rằng: Phát triển nguồn nhân lực là một khái niệm rộng rãi, Ďòi hỏi phải tích hợp và phối hợp chiến lược, chính sách, kế hoạch và chương trình Ďể Ďảm bảo phát triển toàn bộ tiềm năng của con người.Theo Nguyễn Sinh Cúc (2014), phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia chính là sự biến Ďổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, kĩ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến Ďổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực. Nói một cách khái quát nhất, phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện con người vì sự tiến bộ kinh tế - xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người. Cho nên, phát triển nguồn nhân lực với nội hàm trên thực chất là Ďề cập Ďến vấn Ďề chất lượng nguồn nhân lực và khía cạnh xã hội của nguồn nhân lực của một quốc gia. Theo Nguyễn Phan Thu Hằng (2017), nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận của nguồn nhân lực, kết tinh những gì tinh tuý nhất, chất lượng nhất của nguồn nhân lực. Đây là bộ phận lao Ďộng có phẩm chất thái Ďộ Ďúng; có sức khoẻ; có trình Ďộ học vấn và chuyên môn kĩ thuật cao hoặc có kĩ năng lao Ďộng giỏi; có năng lực sáng tạo; biết vận dụng những tri thức, kĩ năng Ďã Ďược Ďào tạo vào trong quá trình lao Ďộng sản xuất nhằm Ďem lại năng suất và hiệu quả cao. Nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng nòng cốt Ďảm bảm thành công trong việc nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ của nền kinh tế số. Theo nhóm cộng tác kinh tế số của Oxford, kinh tế số là ―một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, Ďặc biệt là các giao dịch Ďiện tử tiến hành thông qua Internet‖. Chương trình ―Sáng kiến hợp tác và phát triển kinh tế kĩ thuật số G20‖ của Hội nghị thượng Ďỉnh G20 ở Hàng Châu năm 2016 cũng Ďã cho rằng: ―Nền kinh tế số Ďề cập Ďến các hoạt Ďộng kinh tế sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin và truyền thông làm Ďộng lực chính Ďể nâng cao hiệu quả và tối ưu hoá cơ cấu kinh tế. Kiến thức số và thông tin số là phương tiện chính mang lại hiệu quả cho nền kinh tế‖ (Trần Hoàng Hải & Quách Thị Hà, 2023). Liên quan Ďến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế số thì chúng ta có thể tham khảo dựa trên Lí thuyết Z. Lí thuyết Z cho rằng, quản lí nhân lực phải Ďặt lòng tin vào người lao Ďộng. Người lao Ďộng có thể tham gia vào quá trình ra quyết Ďịnh của công ty ở mức Ďộ cao. Lí thuyết Z nhấn mạnh sự cần thiết của lòng trung thành từ người lao Ďộng Ďối với doanh nghiệp và tổ chức 581
  4. nơi mình làm việc. Để Ďạt Ďược sự trung thành Ďó, việc phát triển nguồn nhân lực phải tạo ra sự hài lòng, mãn nguyện và tôn trọng tối Ďa người lao Ďộng. Sức mạnh của Lí thuyết Z nằm ở chỗ bản thân không chỉ là một lí thuyết thuần tuý về Ďộng lực cho người lao Ďộng hay về các hành Ďộng cần thiết Ďể tăng cường hiệu quả quản lí nguồn nhân lực, Lí thuyết Z còn vượt lên Ďể trở thành một triết lý về quản lí con người, trong Ďó, các yếu tố phi vật chất Ďược xem là tác Ďộng quyết Ďịnh Ďến hành vi và năng suất lao Ďộng của họ như văn hoá, lòng tin, sự trung thành, sự hài lòng,... bên cạnh những yếu tố vật chất khác như Ďãi ngộ về lương, thưởng. Lí thuyết Z tôn vinh sự tự do, có trách nhiệm, tính cá nhân của con người nhưng Ďược Ďặt một cách hài hoà trong tổng thể mối quan hệ với các Ďồng nghiệp, cấp dưới, cấp trên, và Ďặc biệt là với mục tiêu phát triển của tổ chức (Triệu Thị Bảo Hoa, 2014). Như vậy, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế số nghĩa là toàn bộ cách thức, biện pháp Ďể nâng cao số lượng và năng lực làm việc trong nền kinh tế số với bản chất là ứng dụng khoa học công nghệ hiện Ďại, là một nền kinh tế Ďược vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số Ďặc biệt là giao dịch Ďiện tử trên Internet. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp dựa trên trường hợp cụ thể trên cơ sở các nguồn tài liệu thứ cấp như: số liệu, các văn bản pháp luật, công trình khoa học của các chuyên gia và các nhà khoa học,… Ďể làm rõ: (i) vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế số; (ii) thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế số của Việt Nam hiện nay và Ďề xuất giải pháp trong thời gian tới. 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Vai trò nguồn nhân l c chất lượng cao trong nền inh tế số Với sự phát triển của nền kinh tế số, vai trò của nó trong việc mở rộng việc làm và tăng thu nhập ngày càng trở nên rõ ràng, truyền cảm hứng cho ngày càng nhiều người lao Ďộng khởi nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp cho mình thông qua các hình thức việc làm mới, Ďồng thời trở thành một lực lượng quan trọng trong tạo ra việc làm mới. Làm thế nào Ďể tiếp tục nâng cao hiệu quả ―chất lượng‖ và tăng trưởng hợp lí về ―số lượng‖ nguồn nhân lực là câu hỏi phải trả lời trong quá trình phát triển nền kinh tế số. Các công nghệ số như Ďiện toán Ďám mây, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn Ďang trở thành kĩ năng tiêu chuẩn cho các nhà xây dựng ở mọi tầng lớp xã hội. , và sự thành thạo về công nghệ kĩ thuật số là yếu tố cần thiết cho những tài năng nguồn nhân lực chất lượng cao. Tác Ďộng của kinh tế số Ďối với vấn Ďề việc làm Ďược thể hiện ở việc tạo ra nhiều cơ hội việc làm như có thể ươm tạo nhiều ngành, nghề mới, chẳng hạn như ngành nhận dạng dữ liệu. Các lập trình viên và kĩ sư cần thiết cho những ngành nghề mới này sẽ hình thành một cơ cấu nguồn nhân lực tương Ďối ổn Ďịnh, từ Ďó 582
  5. sẽ tiếp tục thúc Ďẩy việc làm; chuyển biến trong hình thức làm việc có thể làm việc từ xa, ở nhà thay vì Ďến văn phòng cơ quan, tổ chức,… Phân loại theo từng bộ phận, lĩnh vực, nhân lực chất lượng cao gồm: một là, nhân lực khoa học và công nghệ; hai là, công nhân lành nghề, tay nghề cao; ba là, các nhà lãnh Ďạo, quản lí, Ďội ngũ doanh nhân; bốn là, nhân lực văn hoá, xã hội, chính trị, quốc phòng, an ninh, Ďối ngoại (Lê Anh Thực, 2022). Tài năng nguồn nhân lực chất lượng cao thường Ďược phân bổ ở các ngành, nghề của kinh tế số như ngành: công nghệ thông tin, sản xuất, tài chính, hàng tiêu dùng, y học, dịch vụ doanh nghiệp, giải trí, giáo dục và các ngành công nghiệp khác. Có thể kể Ďến một số công việc như nhân viên kinh doanh kĩ thuật số, quản trị viên nội dung số, quản lí chính sách kinh tế số, biên tập nội dung số, chuyên viên phân tích kĩ thuật số, nhà phân tích trang web, nhà kinh doanh thông minh, quản lí trải nghiệm người tiêu dùng, quản lí tuyển dụng Ďiện tử, giám Ďốc dự án, chuyên gia chăm sóc sức khoẻ, trợ lý ảo, nhà thiết kế Ďồ hoạ, chuyên gia e- learning, nhà phát triển ứng dụng, chuyên gia an ninh mạng,… Với những công việc Ďặc thù của nền kinh tế số thì Ďòi hỏi cần có nguồn nhân lực chất lượng cao Ďể có thể Ďáp ứng. Chính vì vậy, vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế số Ďóng vai trò rất quan trọng, Ďược thể hiện ở các khía cạnh: Nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng góp phần thực hiện, vận hành các công nghệ mới hiện Ďại của nền kinh tế số. Nguồn nhân lực chất lượng cao có kiến thức: chuyên môn, kinh tế, tin học; có kĩ năng: kĩ thuật, tìm và tự tạo việc làm, làm việc an toàn, làm việc hợp tác; có thái Ďộ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệm với công việc, giúp Ďánh giá, phân tích Ďể phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần tạo các công nghệ, dự án ứng dụng công nghệ, là lực lượng có tay nghề chuyên môn cao, tạo cơ sở hạ tầng cho kinh tế số, Ďơn cử như nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin, doanh nghiệp số chủ lực thực hiện tốt vai trò dẫn dắt về hạ tầng công nghệ số, làm nền tảng cho nền kinh tế số. Nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần tạo Ďội ngũ chuyên gia Ďể giải quyết các vấn Ďề như cung cấp giải pháp tối ưu cho khách hàng, người tiêu dùng; thực hiện chuyển Ďổi số tại cơ quan, tổ chức,… 3.2. Th c trạng phát triển nguồn nhân l c chất lượng cao trong nền inh tế số của Việt Nam hiện nay và đề xuất giải pháp 3.1.1. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế số của Việt Nam - Thể chế, chính sách, khung pháp lí: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai Ďoạn 2021 - 2030 nhấn mạnh: Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, Ďáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Phát triển 583
  6. Ďội ngũ chuyên gia, nhà khoa học Ďầu ngành; chú trọng Ďội ngũ nhân lực kĩ thuật, nhân lực số, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lí, quản trị doanh nghiệp; nhân lực quản lí xã hội và tổ chức cuộc sống, chăm sóc con người. Tại Hội nghị Trung ương 6 khoá XIII, Đảng ta Ďã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 17/11/2022 về ―Tiếp tục Ďẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện Ďại hoá Ďất nước Ďến năm 2030, tầm nhìn Ďến năm 2045‖. Một trong những giải pháp Ďược Ďưa ra Ďể tiếp tục Ďẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện Ďại hoá ở Việt Nam trong thời gian tới là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Quyết Ďịnh số 411/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số Ďến năm 2025, Ďịnh hướng Ďến năm 2030 nhấn mạnh Ďến việc phát triển nhân lực số theo hướng tập trung phát triển nhân lực công nghệ số… Ngoài ra còn có các văn bản pháp luật Ďiều chỉnh như Bộ luật Lao Ďộng; Luật doanh nghiệp; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Luật Giáo dục… Xét về góc Ďộ thể chế, chính sách, khung pháp lí chúng ta vẫn chưa có một văn bản chuyên biệt Ďề xuất các giải pháp cụ thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế số. - Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ vẫn còn thấp, tốc độ tăng chậm: Theo thống kê của Tổng cục Thống kê (2023) thì lao Ďộng có việc làm năm 2023 Ďạt 51,3 triệu người, tăng 683,0 nghìn người (tương ứng tăng 1,35 ) so với năm 2022. Số lao Ďộng có việc làm ghi nhận tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn cũng như ở nam giới và nữ giới, số lao Ďộng có việc làm ở khu vực thành thị là 19,0 triệu người, tăng 1,8 (tương ứng tăng 331,8 nghìn người), lao Ďộng ở khu vực nông thôn là 32,3 triệu người, tăng 1,1 (tương ứng tăng 351,1 nghìn người); số lao Ďộng có việc làm ở nam giới Ďạt 27,3 triệu người, tăng 1,4 (tương ứng tăng 386,6 nghìn người), cao hơn mức tăng ở nữ 0,1 Ďiểm phần trăm (1,4% so với 1,3%). Theo khu vực kinh tế, lao Ďộng có việc làm khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 13,8 triệu người, giảm 118,9 nghìn người, tương ứng giảm 0,9% so với năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng là 17,2 triệu người, tăng 248,2 nghìn người, tương ứng tăng 1,5 ; khu vực dịch vụ với 20,3 triệu người, tăng 553,6 nghìn người, tương ứng tăng 2,8 và duy trì mức tăng cao nhất so với hai khu vực còn lại. Tuy nhiên, tỉ lệ lao Ďộng qua Ďào tạo có bằng, chứng chỉ tính Ďến cuối năm 2023 thì lực lượng lao Ďộng Ďã qua Ďào tạo có bằng, chứng chỉ ước tính là 14,1 triệu người, chiếm 27,0 , tăng 0,6 Ďiểm phần trăm so với năm 2022. Cả nước vẫn còn 38,0 triệu lao Ďộng chưa qua Ďào tạo. Con số này cho thấy thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình Ďộ chuyên môn kĩ thuật của người lao Ďộng. Về chất lượng, cung lao Ďộng còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa Ďáp ứng cho cầu lao Ďộng của một thị trường lao Ďộng hiện 584
  7. Ďại, linh hoạt, bền vững và hội nhập (khoảng 38 triệu người lao Ďộng chưa qua Ďào tạo từ sơ cấp trở lên). Con số này cho thấy thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình Ďộ chuyên môn kĩ thuật của người lao Ďộng. Do Ďó, việc xây dựng các chính sách và chương trình Ďào tạo cụ thể là yêu cầu rất cấp thiết trong thời gian tới. - Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao tập trung chủ yếu ở đô thị, thành phố lớn, không đồng đều giữa các địa phương, tỉnh, thành, giữa thành thị và nông thôn: Tình trạng cơ cấu phân bổ nguồn nhân lực chất lượng cao không Ďồng Ďều, chủ yếu lực lượng chất lượng cao tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ hoặc các tỉnh, thành có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất. Theo Nhật Dương (2022) thì theo trình Ďộ, tỉ lệ lao Ďộng qua Ďào tạo có bằng cấp, chứng chỉ Ďã tăng dần qua các năm, Ďến quý 2/2022 là 26,2%. Tuy nhiên có sự chênh lệch về tỉ lệ qua Ďào tạo của lao Ďộng giữa khu vực thành thị và nông thôn, tỉ lệ này ở khu vực thành thị Ďạt 40,7 , cao hơn 2,3 lần khu vực nông thôn (17,8%). Cụ thể, chúng ta có thể tham khảo: Bảng 1. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo theo khu vực giai đoạn 2015 -2020 (Tỉ lệ %) Năm Thành thị Nông thôn 2015 36,9 13,0 2016 37,3 13,4 2017 37,7 14,1 2018 37,3 14,7 2019 39,0 14,9 2020 39,7 16,3 2021 41,1 17,5 2022 41,2 17,7 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê) Từ Bảng 1 cho thấy, sự phân bổ nguồn nhân lực chất lượng cao có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại Ďây Ďã có sự thu hẹp dần về khoảng cách, song tỉ lệ nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành thị vẫn gấp hơn hai lần so với khu vực nông thôn. 585
  8. Bảng 2. Số lƣợng lao động đã qua đào tạo phân theo địa phƣơng (Tỉ lệ %) Địa phƣơng 2020 2021 2022 Đồng bằng sông Hồng 32,6 37,0 37,1 Trung du và miền núi phía Bắc 20,5 25,9 26,4 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 22,7 25,8 26,7 Tây Nguyên 16,9 17,0 17,6 Đông Nam Bộ 29,5 28,3 28,2 Đồng bằng sông Cửu Long 14,9 14,6 14,5 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê) Số liệu thống kê tại Bảng 2 cho thấy tỉ lệ lao Ďộng chất lượng cao xếp thấp nhất là vùng Ďồng bằng sông Cửu Long, tiếp Ďến là Tây Nguyên, trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng là vùng dẫn Ďầu cả nước về tỉ lệ lao Ďộng chất lượng cao. Nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin phục vụ cho kinh tế số của Việt Nam còn thấp: Cụ thể, minh chứng là tỉ lệ nhân lực công nghệ thông tin trên tổng số lao Ďộng quốc gia của Việt Nam ước Ďạt 1,1% trên tổng số 51 triệu lao Ďộng. Tỉ lệ này khá thấp so với các nước Ďịnh hướng công nghệ như Hoa Kỳ, Hàn Quốc hay Ấn Độ. Cụ thể, tỉ lệ nhân lực công nghệ thông tin của Ấn Độ là 1,78% trên tổng số lao Ďộng quốc gia, của Hàn Quốc là 2,5% và của Mỹ là 4% (Hoàng Hà, 2023). Đáng chú ý, hiện nay chỉ có 35% trong số 57.000 sinh viên chuyên ngành IT Ďáp ứng Ďược yêu cầu của doanh nghiệp, số còn lại phải Ďào tạo lại. Dù Ďược săn Ďón với mức lương hấp dẫn, song, nguồn cung nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin vẫn chưa Ďáp ứng Ďược nhu cầu và tốc Ďộ phát triển của ngành (Bảo Hân, 2023). Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao phân bổ theo các nhóm ngành không Ďồng Ďều Bảng 3. Tỉ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo (Tỉ lệ %) Nhóm ngành kinh tế 2020 2021 2022 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 4,6 4,1 4,1 Sản xuất, phân phối Ďiện, khí Ďốt, nước nóng, hơi 80,9 77,8 79,0 nước và Ďiều hoà không khí Giáo dục và Ďào tạo 91,3 91,7 92,2 Hoạt Ďộng dịch vụ khác 21,1 24,5 28,3 Hoạt Ďộng tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 85,1 86,8 85,7 Thông tin và truyền thông 83,5 86,3 88,0 (Nguồn: Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê) 586
  9. Từ số liệu Bảng 3 cho thấy, nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế phân bổ không Ďồng Ďều, trong Ďó nguồn nhân lực ở lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn của nền kinh tế số: Minh chứng là, trong lĩnh vực logistics, theo Lê Văn Tuyên (2022), Ďánh giá về chất lượng nhân viên kĩ thuật - nghiệp vụ hiện trường so với yêu cầu của doanh nghiệp, kết quả khảo sát của Bộ Công Thương cho thấy tiêu chí bị Ďánh giá thấp nhất so với yêu cầu của doanh nghiệp là khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ với số Ďiểm là 2,87 (trên thang Ďiểm 5), trong khi kỳ vọng của doanh nghiệp là 3,57 Ďiểm. Tiếp theo Ďó là khả năng sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc của nhóm nhân lực này chỉ Ďạt mức 3,37 trong khi yêu cầu của doanh nghiệp là 3,76. Yêu cầu về khả năng làm việc nhóm Ďối với loại hình nhân sự này Ďược doanh nghiệp Ďặt ra cao nhất trong tất cả các tiêu chí với mức 4,13 Ďiểm nhưng thực tế kĩ năng này của nhân viên kĩ thuật - nghiệp vụ hiện trường chỉ Ďược Ďánh giá 3,85 Ďiểm. Các yêu cầu về hiểu biết hàng hoá, khả năng tiếp cận công việc ngay lập tức và hiểu biết các quy Ďịnh pháp luật liên quan cũng không Ďáp ứng Ďược kỳ vọng của doanh nghiệp với lần lượt 3,64; 3,59 và 3,4 Ďiểm. Chỉ duy nhất yêu cầu về khả năng lập kế hoạch cho công việc Ďang Ďảm nhận của loại hình nhân lực này là Ďúng như kỳ vọng của doanh nghiệp với 3,73 Ďiểm. Đánh giá về chất lượng nhân lực logistics hành chính - văn phòng cho thấy chất lượng nhân lực thực tế vẫn chưa Ďáp ứng Ďược yêu cầu của doanh nghiệp, bởi phần lớn các tiêu chí Ďều bị Ďánh giá thấp hơn so với kỳ vọng. Trong Ďó, các tiêu chí về khả năng thực hiện các tác nghiệp thương mại quốc tế, khả năng phát triển quan hệ với Ďối tác và hiểu biết về hàng hoá bị Ďánh giá thấp nhất với lần lượt là 3,27; 3,34 và 3,38 Ďiểm. Tuy nhiên, tiêu chí về thái Ďộ làm việc, sự hiểu biết về các quy Ďịnh pháp luật liên quan và khả năng lập kế hoạch cho công việc của nhân viên hành chính - văn phòng mới là những tiêu chí bị doanh nghiệp Ďánh giá thấp hơn nhiều so với kỳ vọng với lần lượt số Ďiểm là 3,63 và 3,46, trong khi yêu cầu của doanh nghiệp tương ứng là 4,29 và 3,85. Mặt khác, số lượng nhân lực AI tại Việt Nam hiện nay chỉ Ďáp ứng khoảng 10% nhu cầu tuyển dụng. Nhiều doanh nghiệp có nguồn dữ liệu lớn từ khách hàng, thị trường song lại gặp khó khăn trong việc tìm kiếm Ďội ngũ nhân lực chuyên sâu về AI, Ďồng thời hiểu vấn Ďề của doanh nghiệp và phù hợp với môi trường của họ. Các lĩnh vực Ďang thiếu nhân lực về AI tập trung ở nhóm ngành tự Ďộng hoá, sản xuất, nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, xây dựng và bất Ďộng sản... Bên cạnh Ďó, theo Bảng xếp hạng chỉ số sẵn sàng kĩ thuật số của Cisco, chỉ số này Ďược phát triển Ďể Ďo lường một cách tổng thể mức Ďộ sẵn sàng kĩ thuật số của một quốc gia. Chỉ số này cung cấp hướng dẫn về cách các quốc gia có thể cải thiện mức Ďộ sẵn sàng tổng thể của mình nhằm thúc Ďẩy nền kinh tế kĩ thuật số toàn diện. Theo Ďó, vào năm 2021, Việt Nam có xếp hạng thứ 57 trên tổng số 146 quốc gia. Về nguồn nhân lực - lực lượng lao Ďộng có tay nghề cao Ďể hỗ trợ Ďổi 587
  10. mới kĩ thuật số (xây dựng và duy trì) thì Việt Nam có thứ bậc ở vị trí số 24, số Ďiểm +1,11 (Cisco, 2024). 3.2.2. Đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế số của Việt Nam Từ sự phân tích thực trạng, trong thời gian sắp tới, ở Việt Nam, cần thiết phải thúc Ďẩy sự phát triển của hội nhập công nghiệp, tăng cường hỗ trợ việc làm và khởi nghiệp trong nền kinh tế kĩ thuật số, Ďồng thời kết hợp việc thúc Ďẩy việc làm trong nền kinh tế số vào chiến lược phát triển nền kinh tế số; thứ hai, cần thích ứng với quá trình chuyển Ďổi kĩ thuật số, tăng cường phát triển nguồn nhân lực và thúc Ďẩy kết nối việc làm; thứ ba, cần chuẩn hoá hơn nữa quản lí việc làm lao Ďộng và bảo vệ hiệu quả các quyền cơ bản và thứ tư, cần tối ưu hoá phương thức dịch vụ việc làm và tích cực thúc Ďẩy xây dựng hệ thống dịch vụ việc làm số. Cụ thể, tác giả Ďề xuất rằng: Về thể chế, chính sách: cần thiết ban hành văn bản chuyên biệt, trong Ďó xác Ďịnh các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cao dành riêng cho nền kinh tế số. Chú trọng phát triển nhân lực chất lượng cao về AI, Big Data, khoa học dữ liệu, Ďiện toán Ďám mây,… Chú trọng có chính sách Ďào tạo, bồi dưỡng nhân lực tư pháp như cán bộ toà án Ďể thực hiện giải quyết các tranh chấp trong nền kinh tế số Ďặc thù. Chú trọng phát triển nhân lực chất lượng cao ở các vùng miền Ďặc thù: Tăng cường, ưu tiên Ďào tạo nhân lực các dân tộc thiểu số và các vùng Ďặc biệt khó khăn bằng các hình thức phù hợp như chính sách cử tuyển, lồng ghép Ďào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số. Chú trọng phát huy và trọng dụng nhân tài: Cần có thêm nhiều chính sách ưu Ďãi dành cho nhân tài như tạo môi trường làm việc, tài chính…nhất là trong các lĩnh vực Ďặc biệt như giáo dục, khoa học - công nghệ, pháp lí. Tăng cường thu hút các nguồn Ďầu tư từ nước ngoài như là vốn Ďầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn viện trợ của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài cho phát triển nhân lực Ďể xây dựng các cơ sở Ďào tạo quốc tế, cơ sở dạy nghề chất lượng. Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế: Đây là giải pháp quan trọng Ďể phát triển nguồn nhân lực trong nền kinh tế số, tạo Ďược những nhân lực có chất lượng cao thì các cơ sở Ďào tạo cần phải liên kết Ďào tạo nguồn nhân lực với các quốc gia có trình Ďộ giáo dục phát triển giúp người học có Ďiều kiện Ďược học tập trong môi trường, nội dung, kĩ năng thực hành. Làm Ďược Ďiều này thì nhân lực mới có thể Ďịnh hướng trở thành công dân toàn cầu. Ngoài ra, các cơ sở Ďào tạo cần tìm kiếm và thực hiện liên kết với các Ďối tác có tiềm lực mạnh ở nước ngoài, Ďặc biệt là các nước khối Bắc Mỹ, cộng Ďồng châu Âu, Đông Bắc Á, triển khai các chương trình 588
  11. Ďào tạo, bồi dưỡng trong một số lĩnh vực kinh tế, tài chính Ďể tạo nguồn các chuyên gia hàng Ďầu trong các lĩnh vực này Ďể nâng cao uy tín vị thế. Mỗi một doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chủ Ďộng tìm hiểu và xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo giai Ďoạn hoặc dài hạn cho doanh nghiệp mình. Trong Ďó xây dựng một bộ phận chuyên trách phát triển nguồn nhân lực và Ďặc biệt, khi xây dựng chiến lược nên xây dựng từ dưới lên và có sự tham gia của người lao Ďộng, có như vậy thì mới có sự cam kết thực hiện chiến lược từ người lao Ďộng. Thay Ďổi chương trình Ďào tạo, phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển kĩ năng, tư duy ở các cấp học: Theo Ďó, cần tạo một chương trình giảng dạy thực tế, Ďẩy mạnh tư duy cho người học. Cơ sở Ďào tạo có thể tham khảo chương trình Ďào tạo của các cơ sở giáo dục phát triển quốc tế, có thể tham khảo chương trình Ďào tạo của Oxfam giảng dạy cho công dân toàn cầu. Cụ thể, các cơ sở Ďào tạo cần xây dựng chuẩn Ďầu ra cho ngành Ďào tạo, chuẩn Ďầu ra phải Ďược xây dựng bởi hội Ďồng chuyên môn cấp quốc gia như ở Mỹ với ngành công tác xã hội thì chuẩn Ďầu ra của ngành này Ďược Hiệp hội công tác xã hội ở Mỹ xây dựng với 9 tiêu chuẩn Ďầu ra. Mỗi một môn học cần Ďáp ứng từ 2 Ďến 4 chuẩn Ďầu ra. Bên cạnh Ďó, cơ sở Ďào tạo chú trọng trong việc thiết kế Ďề cương môn học theo cách tiếp cận người học là trung tâm, giúp người học phát triển những kĩ năng tự lập kế hoạch quản lí, giúp người học xác Ďịnh khối lượng thời gian ngoài giờ lên lớp. Chú trọng dạy học theo hướng phát huy sáng tạo cho người học, Ďể người học có thể phát huy toàn diện sức sáng tạo của mình. Nâng cao chất lượng Ďội ngũ cán bộ giáo viên, thu hút các chuyên gia và nhà giáo tham gia vào chương trình Ďào tạo, giảng dạy tại cơ sở Ďào tạo. Đẩy mạnh quyết liệt thực hiện Ďề án nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học ngoại ngữ ở các cấp học cũng như thực hiện Ďề án phát triển ứng dụng công nghệ thông tin. Xác Ďịnh nhu cầu Ďào tạo nhân lực, thiết kế khoá học, tổ chức liên kết Ďào tạo giữa cơ sở Ďào tạo và các doanh nghiệp: Các cơ sở Ďào tạo cần khảo sát Ďịnh kỳ nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp, Ďặc biệt là các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Ďể tiến hành thu thập, tổng hợp, phân tích và Ďánh giá nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp. Tổ chức các cuộc toạ Ďàm, hội thảo trao Ďổi giữa cơ sở Ďào tạo và doanh nghiệp. Cơ sở Ďào tạo cần tìm hiểu kế hoạch phát triển nhân lực dài hạn của các doanh nghiệp Ďể thiết kế khoá học Ďào tạo phù hợp. Doanh nghiệp và cơ sở Ďào tạo cần gặp gỡ ký kết các bản ghi nhớ Ďào tạo theo giai Ďoạn hoặc dài hạn nhằm cùng nhau xây dựng chương trình Ďào tạo Ďể Ďáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, phối hợp trong quá trình Ďào tạo dạy học, phối hợp Ďánh giá chuẩn Ďầu ra của các chương trình Ďào tạo. Xây dựng và chú trọng Ďầu tư nguồn vật lực cho một số cơ sở Ďào tạo bậc Ďại học và dạy nghề Ďạt trình Ďộ quốc tế Ďể cung cấp nhân lực trình Ďộ cao cho hệ thống giáo dục, Ďào tạo, nghiên cứu khoa học và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Ďất nước. 589
  12. 4. Kết luận Với sự phát triển của kinh tế số, vai trò của kinh tế số Ďóng góp cho sự phát triển kinh tế nói chung ở Việt Nam thì việc Ďề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng sẽ là rất quan trọng. Trong thời gian tới, Việt Nam cần thực hiện tổng thể các giải pháp từ góc Ďộ ban hành văn bản Ďến thực thi nhằm tạo số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực chất lượng cao Ďáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, cụ thể: cần thiết ban hành văn bản chuyên biệt, trong Ďó xác Ďịnh các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cao dành riêng cho nền kinh tế số; chú trọng phát triển nhân lực chất lượng cao về AI, Big Data, khoa học dữ liệu, Ďiện toán Ďám mây,… Tăng cường hợp tác quốc tế trong Ďào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế số. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Đình Cúc, (2008). Vấn Ďề con người trong học thuyết Mác và phương hướng, giải pháp phát triển con người cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện Ďại hoá ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, số 8 (207). 2. Nguyễn Sinh Cúc (2014). Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, Tạp chí Lý luận chính trị số 2. 3. Cisco (2024). Digital Readiness Index ,https://www.cisco.com/c/m/en_us/ about/corporate-social-responsibility/research-resources/digital-readiness-index. html#/Human%20Capital. 4. Nhật Dương (2022). Mất cân Ďối cung cầu lao Ďộng cục bộ giữa các Ďịa phương, https://vneconomy.vn/mat-can-doi-cung-cau-lao-dong-cuc-bo-giua-cac- dia-phuong.htm. 5. Hoàng Hà (2023). Nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam chỉ chiếm 1,1 tổng số lao Ďộng, doanh nghiệp phải ―xoay xở‖ như thế nào?, https://vneconomy.vn/nhan-luc-cong-nghe-thong-tin-viet-nam-chi-chiem-1-1- tong-so-lao-dong-doanh-nghiep-phai-xoay-xo-nhu-the-nao.htm. 6. Trần Hoàng Hải & Quách Thị Hà (2023). Đặc trưng của kinh tế số và một số giải pháp thúc Ďẩy kinh tế số ở Việt Nam, https://kinhtevadubao.vn/dac-trung- cua-kinh-te-so-va-mot-so-giai-phap-thuc-day-kinh-te-so-o-viet-nam-27617.html. 7. Triệu Thị Bảo Hoa, 2014). Lí thuyết Z và chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ Nhật Bản thế kỷ XXI - Bài học gợi suy cho Việt Nam, https://www.google.com.vn/url?sa=i&url=https%3A%2F%2Fvietnamstijournal.net%2Finde x.php%2FJSTPM%2Farticle%2Fdownload%2F179%2F332%2F560&psig=AOvVaw2b4x ahKQgW40UCamCFrJrT&ust=1709106571636000&source=images&cd=vfe&opi=89978 449&ved=0CAYQn5wMahcKEwjY74-ihMuEAxUAAAAAHQAAAAAQBA. 8. Nguyễn Phan Thu Hằng (2017). Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Tập Ďoàn Dầu khí Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, tr.35. 590
  13. 9. Bảo Hân (2023). Nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ thông tin, https://giaoducthoidai.vn/nhan-luc-chat-luong-cao-cho-nganh-cong-nghe-thong- tin-post653978.html 10. Tổng cục Thống Kê (2023). Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý IV và năm 2023, https://www.gso.gov.vn/su-kien/2023/12/hop-bao- cong-bo-so-lieu-thong-ke-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2023/. 11. Lê Anh Thực (2022). Tiêu chí và một số Ďề xuất Ďể thực hiện chính sách trọng dụng nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/item/4222-tieu-chi-va-mot-so-de- xuat-de-thuc-hien-chinh-sach-trong-dung-nhan-luc-chat-luong-cao-o-viet-nam-hien- nay.html#:~:text=Ph%C3%A2n%20lo%E1%BA%A1i%20theo%20t%E1%BB%AB ng%20b%E1%BB%99,%2C%20an%20ninh%2C%20%C4%91%E1%BB%91i%20 ngo%E1%BA%A1i. 12. Lê Văn Tuyên (2022). Nhân lực ngành logistics ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và kiến nghị, Hội thảo khoa học quốc gia: Nguồn nhân lực và Ďộng lực phát triển Ďất nước, Nxb Tài chính. 591
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2