intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển thị trường insurtech tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này tập trung phân tích xu thế phát triển của Insurtech; cơ hội, thách thức cũng như đề xuất một số khuyến nghị cho việc phát triển thị trường này tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển thị trường insurtech tại Việt Nam

  1. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG INSURTECH TẠI VIỆT NAM TS. Nguyễn Thu Hà Khoa Ngân hàng - Bảo hiểm, Học viện Tài chính Hà Phương Chi CQ56/15.06, Học viện Tài chính Tóm tắt Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ tài chính (Fintech) đã trở thành một xu thế tất yếu của các quốc gia trên toàn thế giới. Công nghệ bảo hiểm (Insurtech) là một bộ phận quan trọng của Fintech. Việc vận dụng dữ liệu lớn (Big data), trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) đã tạo nên những thay đổi to lớn trong việc vận hành thị trường bảo hiểm truyền thống. Việt Nam được đánh giá là nước có nhiều tiềm năng phát triển Insurtech, tuy nhiên, số lượng người dân tham gia bảo hiểm cũng như thị trường Insurtech chưa phát triển. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích xu thế phát triển của Insurtech; cơ hội, thách thức cũng như đề xuất một số khuyến nghị cho việc phát triển thị trường này tại Việt Nam. Từ khóa: Insurtech, kênh phân phối, công nghệ 1. Insurtech và xu hướng phát triển Fintech là những đổi mới cho phép sử dụng công nghệ để tạo ra mô hình kinh doanh, ứng dụng quy trình hoặc sản phẩm mới có ảnh hưởng quan trọng đến thị trường tài chính và tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính. Là một bộ phận của Fintech, Insurtech là sự kết hợp giữa Insurance (bảo hiểm) và Technology (công nghệ) – có nghĩa là công nghệ bảo hiểm. Đó là công nghệ đứng đằng sau sự sáng tạo, phân phối và quản trị kinh doanh bảo hiểm. Các ứng dụng điện thoại thông minh, thiết bị mang theo người, công cụ xử lý bồi thường, quá trình xử lý hợp đồng bảo hiểm trực tuyến và việc xử lý tự động, tất cả đều là công nghệ bảo hiểm. Là kết quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Insurtech mang đầy đủ đặc điểm từ cuộc cách mạng này. Insurtech là sự kết hợp của công nghệ Big data (dữ liệu lớn), AI (Trí tuệ nhân tạo) và IoT (Mạng lưới kết nối vạn vật). Thông qua việc thu thập, phân tích, xử lý một khối lượng lớn các dữ liệu về hành vi, thói quan tiêu dùng, các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) sẽ có các công cụ tiếp cận phù hợp với khách hàng, từ thiết kế sản phẩm, đánh giá rủi ro, tính phí bảo hiểm đến quy trình xử lý bồi thường nhanh chóng, tiện lợi và phù hợp. 251
  2. Theo kết quả nghiên cứu do Institute of Insurance Economics IVW - HSG University of ST. Gallen phối hợp với Swiss Re Institue thực hiện, Insurtech được nhận diện qua các danh mục sau: cổng so sánh (Comparison portals), môi giới bảo hiểm số (Digital brokers), bán chéo bảo hiểm (Insurance cross sellers), ngang hàng (peer to peer), bảo hiểm theo yêu cầu (on - demand insurance), doanh nghiệp bảo hiểm số (Digital insurers), phân tích dữ liệu lớn và phần mềm bảo hiểm (Big data analytics and insurance software), Internet of things, chuỗi - khối hoạt động thông minh (Block chain and smart contracts). Sự ra đời của Insurtech đã mở ra nhiều cơ hội cho các DNBH cũng như các doanh nghiệp khởi nghiệp. Điều này được thể hiện qua xu hướng đầu tư của các nước trên thế giới vào Insurtech. Bảng 1. Xu hướng đầu tư vào Insurtech trên thế giới giai đoạn 2014 - 2020 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Số lượng giao dịch 94 132 176 218 262 314 377 Tổng vốn đầu tư (triệu USD) 868 2.721 1.741 2.274 4.168 6.347 7.108 Nguồn: MB, Fintech và Ngân hàng số (tháng 10/2021) Từ bảng số liệu trên có thể thấy, Insurtech đã trở thành xu hướng đầu tư trên toàn thế giới với giá trị cũng như số lượng các khoản đầu tư tăng mạnh trong giai đoạn 2014 - 2020. Ở châu Âu và Mỹ (nơi bắt đầu của Insurtech), số lượng các DNBH thành công trong lĩnh vực này ngày càng nhiều. Công ty Metromile (Mỹ) cung ứng các sản phẩm bảo hiểm cá nhân hóa (khách hàng trả phí bảo hiểm dựa trên quãng đường mà xe chạy). Công ty Insurtech Pixoneye (Mỹ) cung cấp công nghệ thị giác máy tính, thực hiện phân tích thư viện ảnh trực tuyến công khai của người dùng để tính toán và lập hồ sơ rủi ro cá nhân, từ đó, đưa ra tư vấn rủi ro và định phí bảo hiểm cho từng khách hàng. Công ty Digital Fineprint (Anh) cung cấp dịch vụ khai thác dữ liệu thông qua các trang mạng xã hội bằng các phân tích các “trạng thái” hoặc các bài viết mà khách hàng cập nhật trên trang chủ của họ. Các thông tin này hàm chứa nhiều dữ liệu cá nhân hữu ích đối với DNBH. Ở châu Á, làn sóng Insurtech cũng đang nổi lên ngay tại những nước mà ngành bảo hiểm truyền thống vẫn như phát triển mạnh như: Indonesia, Philippines, Việt Nam… Ở Malaysia, Công ty Insurtech Jirnexu đang cung cấp bảo hiểm cho khách hàng thương mại điện tử. Ở Thái Lan, Công ty Claim Di hướng tới giải pháp rút ngắn quy trình bảo hiểm cho ngành ô tô; Công ty AgentMate cung cấp loại hình bảo hiểm di động. Tại Singapore, Ngân hàng Trung ương Singapore (MAS) đã công nhận công nghệ mới này và hợp tác với Chính phủ Anh cùng đại diện nhiều nước để mở ra nền công nghiệp Insurtech. Theo đó, một loạt các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực Insurtech ra đời. 252
  3. Tại Việt Nam, một số Insurtech đã xuất hiện, ứng dụng các công nghệ hiện đại như: AI, Big Data, OCR (nhận dạng ký tự quang học), công nghệ thị giác máy tính để cung ứng các sản phẩm trên thị trường. Chẳng hạn như: Inso cung ứng sản phẩm ứng dụng bảo hiểm INSO trên điện thoại di động; Opes cung cấp các sản phẩm bảo hiểm tích hợp công nghệ và nâng cao trải nghiệm người dùng qua cá nhân hóa sản phẩm; Save money cung cấp nền tảng bảo hiểm kỹ thuật số cho các ngân hàng, bệnh viện và các công ty viễn thông; Papaya cung cấp ứng dụng để các doanh nghiệp quản lý tất cả các khía cạnh quyền lợi của nhân viên. 2. Cơ hội và thách thức phát triển thị trường Insurtech tại Việt Nam 2.1. Cơ hội Theo báo cáo “Fintech và Ngân hàng số” do Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) phát hành, thông qua phân tích các dữ liệu lớn về nhân khẩu học, hành vi tiêu dùng, hệ sinh thái, dữ liệu y học và sinh trắc học, Insurtech đang tạo ra một hệ sinh thái hỗ trợ ngành Bảo hiểm từ tiếp thị đến phân phối, quản lý rủi ro, tạo ra sản phẩm, định giá, dịch vụ khách hàng. Thứ nhất, Insurtech cải thiện mô hình phân phối, cung cấp các đề xuất sản phẩm theo hướng cá nhân hóa cho khách hàng, nâng cao trải nghiệm thông qua các ứng dụng công nghệ trong quá trình bán hàng, chăm sóc khách hàng và giải quyết các thủ tục bảo hiểm. Thứ hai, Insurtech giúp tạo ra mô hình kinh doanh mới theo hướng P2P, giúp giảm thiểu chi phí cho khách hàng và công ty bảo hiểm với cách thức vận hành được cải tiến thông minh hơn trong quá trình phát triển sản phẩm, thẩm định, bồi thường rủi ro, giúp ngăn chặn gian lận và sai sót trong quá trình vận hành cũng như cải thiện tốc độ trả lời khiếu nại, giải quyết quyền lợi. Thứ ba, nhờ ứng dụng công nghệ, các doanh nghiệp tăng cường hiệu quả ra quyết định và nâng cao chất lượng quản trị, hiệu quả kinh doanh của DNBH. Thứ tư, với những lợi thế tận dụng được từ công nghệ, Insurtech đang khai thác mảng kinh doanh mà các DNBH lớn có ít động lực để khai thác như: cung cấp chính sách linh hoạt hơn, bảo hiểm xã hội và sử dụng các luồng dữ liệu mới từ các thiết bị kết nối Internet đến việc tính phí bảo hiểm linh hoạt. Thứ năm, theo Báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á năm2020 của Google, Temasek và Bain & Company, Việt Nam là nước có tỷ lệ người dùng Internet mới cao nhất khu vực Đông Nam Á, đạt 41% tỷ lệ người dùng Internet hiện tại, xấp xỉ 70% dân số. Trong khi đó, chưa tới 10% dân số có bảo hiểm nhân thọ. Do vậy, thị trường Việt Nam được đánh giá là nhiều tiềm năng cho Insurtech bùng nổ trong những năm tới, đặc biệt là sự trưởng thành của các thế hệ trẻ – những người đã quá quen thuộc với công nghệ và các hoạt động mua hàng trực tuyến. 253
  4. 2.2. Thách thức Bên cạnh những cơ hội phát triển tiềm năng, thị trường Insurtech cũng còn nhiều khó khăn và thách thức nhất định. Thứ nhất, khung pháp lý chưa đề cập các hoạt động bảo hiểm với các mô hình kinh doanh mới. Đổi mới công nghệ trong lĩnh vực bảo hiểm có thể phá vỡ sự ổn định của thị trường, dẫn đến tình trạng khó quản lý, khó kiểm soát các kênh phân phối sản phẩm của các DNBH tới khách hàng. Thách thức này đặt ra những khó khăn nhất định cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý, kiểm soát quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thứ hai, nguồn nhân lực chất lượng cao không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của Insurtech. Để đáp ứng với việc ứng dụng công nghệ trong Insurtech, các doanh nghiệp sẽ phải tìm kiếm nguồn lao động chất lượng cao, am hiểu công nghệ. Lực lượng lao động hiện tại chưa được chuẩn bị cho sự thay đổi nhanh chóng do công nghệ số mang lại, đặc biệt những yêu cầu nhân sự cho những ngành khoa học mới như: khoa học dữ liệu (Data Science), thiết kế trải nghiệm người dùng (UX Design) hay marketing kỹ thuật số (Digital Marketing). Thứ ba, vấn đề đảm bảo an ninh mạng. Bảo mật thông tin, dữ liệu cá nhân là thách thức của Fintech nói chung và Insurtech nói riêng. Điều này đòi hỏi các DNBH phải đầu tư mạnh vào công nghệ để giảm rủi ro mất dữ liệu cá nhân của khách hàng. Ngược lại, đối với những sản phẩm phụ thuộc vào công nghệ, DNBH còn phải đối mặt với rủi ro người bảo hiểm sử dụng công nghệ để trục lợi bảo hiểm. Thứ tư, chi phí đầu tư vào Insurtech lớn. Để số hóa các khâu trong quy trình bảo hiểm cũng như đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành, các DNBH phải đầu tư lớn vào công nghệ trong khi lợi nhuận không cao khiến việc đầu tư dài hơi vào Insurtech là trở ngại rất lớn. Thứ năm, sự biến động không ngừng của nền kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của các DNBH. Điển hình như mức lãi suất thấp đặt áp lực lên hiệu quả hoạt động tài chính của các công ty. Khách hàng có xu hướng không muốn mua bảo hiểm nếu có mức lãi suất thấp và đây là nguyên nhân dẫn đến việc sụt giảm doanh thu cũng như lợi nhuận của các DNBH. 3. Một số khuyến nghị Là một thị trường tiềm năng nhưng việc phát triển Insurtech đặt ra những thách thức không nhỏ cho các nhà quản lý và các DNBH. Để tạo cơ hội phát triển bền vững cho Insurtech, tác giả đề xuất một số giải pháp sau: 254
  5. Thứ nhất, Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý về Fintech nói chung và Insurtech nói riêng để đảm bảo các hoạt động của Insurtech được diễn ra an toàn và thuận lợi. Sự an toàn phải diễn ra toàn diện ở các khía cạnh: khách hàng cảm thấy an toàn với việc tham gia Insurtech, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm được an toàn với những quy định pháp luật bảo vệ cho các hoạt động hợp pháp và Chính phủ an toàn với những khoản thuế thu được từ các doanh nghiệp Insurtech. Thứ hai, chú trọng đẩy mạnh mối liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ với các DNBH truyền thống. Các DNBH truyền thống mạnh về tài chính, sản phẩm phong phú nhưng ít nhanh nhạy với công nghệ mới. Trong khi đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp hạn chế về tài chính, sản phẩm nhưng rất nhanh nhạy với các thành tựu mới của khoa học công nghệ. Bằng cách kết hợp thế mạnh của mỗi bên, Insurtech sẽ được triển khai và phát triển. Thứ ba, phát triển các website so sánh giá. Việc này đã diễn ra rất mạnh mẽ với các mặt hàng khác ở Việt Nam thông qua hoạt động thương mại điện tử nhưng đối với sản phẩm bảo hiểm thì chưa được thực hiện. Người tiêu dùng luôn có nhu cầu được cung cấp thông tin đầy đủ, nhanh chóng, luôn muốn so sánh lựa chọn sản phẩm bảo hiểm phù hợp với bản thân mình trước khi đưa ra quyết định chính thức. Vì vậy, việc phát triển các cửa hàng “một chạm” dưới hình thức các trang website so sánh giá là cần thiết và nên được chú trọng. Thứ tư, hình thành sàn giao dịch thông minh hoặc các ứng dụng thương mại điện tử chuyển giao dịch các sản phẩm bảo hiểm. Mô hình này có thể xây dựng tương tự như sàn giao dịch bất động sản, sàn giao dịch việc làm… để các nhà cung ứng gặp gỡ các khách hàng tiềm năng. Phía sau sàn giao dịch thông minh này là một chuỗi giá trị bảo hiểm dựa trên nền tảng Insurtech sẽ được kích hoạt ngay khi người tiêu dùng quyết định tham gia một hợp đồng bảo hiểm trên sàn. Hoặc ngay cả những khách hàng không thực hiện giao dịch trên sàn, Insurtech vẫn có thể lưu trữ các thông tin cần thiết để có những phản ứng thích hợp khi họ quay trở lại sàn giao dịch sau đó. Thứ năm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố quan trọng để phát triển Insurtech. Do vậy, các doanh nghiệp cần có chính sách để thu hút đối tượng lao động đủ trình độ về công nghệ cũng như am hiểu về bảo hiểm để thiết kế sản phẩm cũng như vận hành Insurtech. 255
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (2021), Fintech & Ngân hàng số, tháng 10 năm 2021. 2. Rice water house Cooper (2016), Opportunities await: How Insurtech is reshaping insurance, Global Fintech survey. 3. V. Gatteschi, F. Lamberti, C. Demartini, C. Pranteda, V. Santamaria, (2018), Blockchain and Smart Contracts for Insurance: Is the Technology Mature Enough?”. 256
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2