Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trường hợp nghiên cứu tại Vietinbank Đắk Lắk
lượt xem 5
download
Bài viết đánh giá thực trạng phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Đắk Lắk (Vietinbank Đắk Lắk) thông qua hai góc độ tiếp cận từ phía Vietinbank Đắk Lắk và từ phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) trên địa bàn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trường hợp nghiên cứu tại Vietinbank Đắk Lắk
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA. TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI VIETINBANK ĐẮK LẮK CREDIT DEVELOPMENT FOR SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES - STUDY CASES AT VIETINBANK DAK LAK Nguyễn Thị Hải Yến1, Lê Phúc Đông2 1 Trường Đại học Tây Nguyên, 2Vietinbank Đắk Lắk TÓM TẮT Bài viết đánh giá thực trạng phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Đắk Lắk (Vietinbank Đắk Lắk) thông qua hai góc độ tiếp cận từ phía Vietinbank Đắk Lắk và từ phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) trên địa bàn. Bằng việc khảo sát 30 cán bộ công tác tại VietinBank Đắk Lắk và khảo sát ngẫu nhiên 90 khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, bài viết đã đánh giá được hiện trạng về hoạt động tín dụng đối với SMEs, từ đó đề xuất được 7 khuyến nghị nhằm phát triển tín dụng đối với SMEs tại Vietinbank Đắk Lắk nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh nói chung trong thời gian tới. Từ khóa: Phát triển, tín dụng, doanh nghiệp nhỏ và vừa. ABSTRACT The paper assesses the current situation of credit development for small and medium-sized enterprises at the Commercial and Industrial Joint Stock Commercial Bank of Dak Lak branch (Vietinbank Dak Lak) through two approaches from Vietinbank Dak Lak and from small and medium businesses (SMEs) in the area of Dak Lak. By surveying 30 officials working at VietinBank Dak Lak and randomly surveying 90 customers who are SMEs having credit relationship with the Bank, the article has assessed the current status of credit operations for SMEs. Following that, seven recommendations have been made to develop credit for SMEs in Vietinbank Dak Lak in particular and the commercial banking system in the province in general in the near future. Keywords: Development, credit, small and medium enterprises 1. Mở đầu Ở Việt Nam hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp của cả nước. Các SMEs đang hoạt động tại Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo ra công ăn việc làm, gia tăng thu nhập cho người lao động cũng như xóa đói giảm nghèo. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2019, các SMEs đóng góp khoảng 45% GDP của cả nước, đóng góp 31% tổng thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động [1]. Tuy nhiên, hiện nay các SMEs đang gặp nhiều trở ngại do số lượng doanh nghiệp chờ giải thể, phá sản tăng cao. Một nguyên nhân được chỉ ra do tác động của các nguồn vốn không chính thức đối với doanh nghiệp. Điều này cho thấy SMEs gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn chính thức, theo báo cáo của VCCI 2017 chỉ có 36% SMEs tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng [7]. Thời gian qua, các SMEs hoạt động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 8.500 doanh nghiệp trong đó đa số là SMEs. Hàng năm, các SMEs đóng góp trên 50% tổng thu ngân sách trên địa bàn Tỉnh [6]. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, các SMEs gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của mùa vụ nông sản do đó song song với việc đăng ký mới thì số lượng doanh mất đi cũng khá lớn. Do đó hoạt động kinh doanh của các SMEs trên địa bàn trong các năm qua chưa thực sự khởi sắc. 196
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk (VietinBank Đắk Lắk) trong các năm qua đã chú trọng đến việc tăng cường hoạt động cho vay SMEs, xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc gia tăng quy mô cấp tín dụng của ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động cho vay của VietinBank Đắk Lắk đối với SMEs chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Số lượng SMEs vay vốn tại ngân hàng quá ít so với số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ lệ 6,7% năm 2018. Chính vì vậy, việc xác định các khó khăn cũng như khai thác các yếu tố thuận lợi để gia tăng hoạt động cho vay đối với khách hàng SMEs là đặc biệt quan trọng đối với VietinBank Đắk Lắk. Xuất phát từ thực tế, bài viết với mục tiêu đánh giá thực trạng phát triển tín dụng đối với khách hàng DNNVV cũng như có những khuyến nghị để phát triển tín dụng đối với khách hàng DNNVV tại tỉnh Đắk Lắk nói chung và Vietinbank nói riêng là thật sự cần thiết. 2. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) của VietinBank Đắk Lắk trong thời gian qua - Đề xuất các khuyến nghị nhằm phát triển tín dụng đối với SMEs tại VietinBank Đắk Lắk nói riêng và các NHTM nói chung trong thời gian tới. 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3.1. Cơ sở lý luận Tín dụng (tiếng Anh là credit) là sự tin tưởng và được hiểu từ hai phía: người cho vay tin tưởng vào khả năng trả nợ của người đi vay và người đi vay tin tưởng vào khả năng trả nợ của chính mình. Có nhiều định nghĩa về tín dụng và các định nghĩa này có các đặc điểm chung sau: Có sự chuyển giao một lượng giá trị từ người này sang người khác; Sự chuyển giao chỉ có tính chất tạm thời; Khi hoàn trả lại lượng giá trị chuyển giao phải có một lượng dôi thêm gọi là lợi tức. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Sự hoàn trả lại lượng giá trị là dấu hiệu để phân biệt giữa phạm trù tín dụng với các phạm trù khác. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi [3]. Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) là những doanh nghiệp có quy mô vừa hoặc nhỏ. Quy mô doanh nghiệp ở đây có thể được đo lường dựa trên vốn, lao động hoặc doanh thu. Căn cứ vào quy mô, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể được phân thành ba loại: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa (theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ) [2]. Vậy trong nội dung bài viết có thể hiểu: Phát triển tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa là tăng cả về quy mô và chất lượng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Với phương pháp điều tra toàn bộ, tác giả tiến hành phỏng vấn 30 cán bộ công tác tại VietinBank Đắk Lắk và khảo sát ngẫu nhiên 90 khách hàng SMEs (chiếm 15%) vay vốn tại ngân hàng. Tác giả sử dụng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu để đánh giá về quy mô cho vay đối với SMEs gồm: Số lượng SMEs có vay vốn, doanh số cho vay, dư nợ cho vay. Về chất lượng cho vay SMEs, gồm: Hệ số thu nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu. Ngoài ra, bài viết còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp xử lý thông tin; Phương pháp thống kê kinh tế, Phương pháp tổng hợp, thang đo likert để phân tích và đưa ra các khuyến nghị trong thời gian tới. 197
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Thực trạng phát triển tín dụng đối với các SMEs tại VietinBank Đắk Lắk 4.1.1. Số lượng SMEs vay vốn tại VietinBank Đắk Lắk Khách hàng là SMEs tại VietinBank Đắk Lắk tăng giảm và biến động qua 4 năm. Sau khi giảm mạnh vào năm 2017 đã tăng trở lại trong năm 2018 tuy nhiên thấp hơn hai năm 2015 và 2016. Một nguyên nhân số lượng khách hàng SMEs giảm mạnh vào năm 2017 là do VietinBank có định hướng lại phân khúc khách hàng. Trước đây những doanh nghiệp có doanh thu từ 5 tỷ trở lên thì được phân và phân khúc SMEs. Tuy nhiên năm 2017 những doanh nghiệp có doanh thu từ 20 tỷ trở lên mới được đưa vào phân khúc SMEs còn những doanh nghiệp có doanh thu nhỏ hơn 20 tỷ được đưa vào phân khúc KHDN siêu vi mô thuộc phân khúc bán lẻ do đó SMEs giảm nhiều vào năm 2017. Biểu đồ 4.1: Số lượng khách hàng SMEs vay vốn tại VietinBank Đắk Lắk Về tỷ trọng số lượng SMEs có vay vốn tại VietinBank Đắk Lắk: Năm 2015 có 631 doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng tương ứng với tỷ lệ 17,82%, năm 2016 số doanh nghiệp vay vốn tăng lên 707 tuy nhiên tỷ lệ giảm xuống còn 16,83%, năm 2017 số lượng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng giảm xuống 443 doanh nghiệp, tương ứng 9,33% đây là tỷ lệ thấp nhất trong bốn năm (tuy nhiên không phải do mất đi mà do VietinBank thực hiện cơ cấu và chuyển phân khúc khách hàng). Năm 2018, tỷ trọng số lượng SMEs tiếp tục được cải thiện với số lượng đạt 529 tương ứng 9,51% điều này cũng thể hiện mức độ quan tâm của VietinBank đối với SMEs. Bảng 4.1: Tỷ trọng SMEs trên địa bàn có vay vốn từ VietinBank Đắk Lắk Đơn vị: Doanh nghiệp, % Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Tổng số lượng SMEs trên địa bàn 3.540 4.201 4.750 5.560 Số SMEs vay tại VietinBank Đắk Lắk 631 707 443 529 Tỷ trọng 17,82 16,83 9,33 9,51 Nguồn: Phòng Tổng hợp - Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đắk Lắk 198
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 4.1.2. Dư nợ cho vay SMEs tại VietinBank Đắk Lắk Bảng 4.2. Thị phần của Vietinbank trong cho vay SMEs ở Đắk Lắk Đơn vị: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Toàn bộ các TCTD trên địa tỉnh Đắk Lắk Tổng dư nợ của các TCTD 54.747 64.070 76.948 91.910 Dư nợ SMEs của các TCTD 9.025 11.594 12.160 13.704 Tỷ trọng dư nợ SMEs các TCTD 16,48 18,10 15,80 14,91 Vietinbank Đắk Lắk Tổng dư nợ của VietinBank Đắk Lắk 4.682,65 5.886,61 7.169,47 8.154,62 Dư nợ SMEs của VietinBank Đắk Lắk 1.805,07 2.203,56 2.797,12 3.015,80 Tỷ trọng dư nợ SMEs của VietinBank Đắk Lắk 38,55 37,43 39,01 36,98 Thị phần của VietinBank/Toàn tỉnh (%) 8,6 9,2 9,3 8,9 Thị phần SMEs của VietinBank Đắk Lắk/Toàn 20 19 23 22 tỉnh (%) Nguồn: Phòng Tổng hợp- Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đắk Lắk Tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng và của ngân hàng VietinBank Đắk Lắk tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ tín dụng của VietinBank Đắk Lắk hiện nay vẫn dưới 10%, điều này thể hiện mức độ cạnh tranh gay gắt trên địa bàn, các NHTMCP liên tục được thành lập mới trong thời gian này do đó việc tăng trưởng thị phần của VietinBank Đắk Lắk gặp nhều khó khăn. Do vậy trong thời gian tới, ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa để gia tăng thị phần tín dụng của mình trên thị trường tín dụng Đắk Lắk. 4.1.3. Doanh số cho vay SMEs tại VietinBank Đắk Lắk Trong doanh số cho vay của ngân hàng thì hoạt động cho vay đối với SMEs chiếm chủ yếu, tuy nhiên biến động tăng giảm liên tục. Một lý do quan trọng là do thực hiện cơ cấu lại phân khúc của Ngân hàng, do đó trong thời gian tới cũng cần chú trọng đến thị phần cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này, nhằm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Bảng 4.3: Doanh số cho vay SMEs của VietinBank Đắk Lắk qua các năm Đơn vị: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng doanh số cho vay, trong đó: 23.699,96 27.735,41 20.723,41 15.001,13 -Doanh số cho vay doanh nghiệp lớn 6.312,53 6.783,03 4.727,98 2.367,60 -Doanh số cho vay SMEs 10.331,53 12.526,98 8.747,87 7.079,87 -Doanh số cho vay KH hộ cá nhân 7.055,90 8.425,41 7.247,57 5.553,66 Tỷ trọng DSCV SMEs 43,59 45,17 42,21 47,20 Nguồn báo cáo tổng hợp của Phòng KHDN -VietinBank Chi nhánh Đắk Lắk 199
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 4.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng a) Hệ số thu nợ Bảng 4.4: Hệ số thu nợ vay SMEs tại VietinBank Đắk Lắk Đơn vị: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Doanh số cho vay SMEs 10.331,53 12.526,98 8.747,87 7.079,87 Doanh số thu nợ SMEs 5.122,71 10.254,58 4.103,28 6.534,14 Hệ số thu nợ 0,50 0,82 0,47 0,92 Nguồn báo cáo tổng hợp của Phòng Tổng hợp -VietinBank Chi nhánh Đắk Lắk Qua số liệu cho thấy, hệ số thu nợ của ngân hàng không ổn định, đạt mức cao trong năm 2016 và năm 2018, tuy nhiên lại đạt mức thấp trong hai năm 2015 và năm 2017. Đặc biệt trong năm 2017 hệ số thu nợ đạt 0,47%. Mặc dù ngân hàng đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích thu nợ như chương trình in sao kê khách hàng đến hạn trước 10 ngày, dịch vụ nhắc nợ tự động qua tin nhắn điện thoại cho khách hàng,... Bên cạnh đó, trách nhiệm thu hồi nợ được gắn với cán bộ quan hệ khách hàng với chỉ tiêu đánh giá công việc trả lương theo KPI. b) Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng giảm mạnh trong năm 2018 xuống mức 0,042%, sau ba năm ở mức cao 0,314% đến 0,478% điều này cho thấy ngân hàng đã đẩy mạnh công tác xử lý nợ quá hạn. Cùng chung xu hướng với nợ quá hạn của ngân hàng, nợ quá hạn đối với SMEs của ngân hàng giảm còn 0,11% năm 2018 so với mức 1,22% năm 2017. Bảng 4.5: Nợ quá hạn cho vay SMEs tại VietinBank Đắk Lắk Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1. Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ 0,314 0,307 0,478 0,042 2. Tỷ lệ nợ quá hạn SMEs trong tổng dư nợ 0,82 0,82 1,22 0,11 SMEs 3. Chênh lệch tỷ lệ nợ quá hạn (2-1) 0,50 0,45 0,74 0,06 Nguồn: Phòng Tổng hợp -VietinBank Chi nhánh Đắk Lắk c) Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cao do tỷ lệ nợ xấu đối với khách hàng SMEs cao. Tỷ lệ nợ xấu của SMEs tăng liên tục từ 0,5% năm 2015 lên mức 0,92% năm 2017. Năm 2018, tỷ lệ nợ xấu đã giảm mạnh xuống còn 0,1%. Nợ xấu nhóm 5 tiếp tục tăng lên 12,3 tỷ đồng năm 2016, đồng thời phát sinh 2,5 tỷ đồng nợ nhóm 3. Năm 2017 là năm nợ xấu phát sinh ở cả ba nhóm, cao nhất ở nhóm 4 với 25,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2018 là một năm thành công của ngân hàng trong xử lý nợ xấu, nợ xấu đã giảm từ 25,6 tỷ đồng xuống 3 tỷ đồng tập trung ở nợ nhóm 4. 200
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Bảng 4.6: Nợ xấu cho vay SMEs tại VietinBank Đắk Lắk Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chỉ tiêu Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % Nợ nhóm 2 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 Nợ nhóm 3 0,0 0 2,5 16,9 0,2 0,9 0,0 0,0 Nợ nhóm 4 0,0 0 0,0 0,0 25,2 98,4 3,0 100,0 Nợ nhóm 5 9,0 100 12,3 83,1 0,2 0,7 0,0 0,0 Nợ xấu 9,0 100 14,8 100 25,9 100 3,0 100 Nguồn báo cáo tổng hợp của Phòng Tổng hợp -VietinBank Chi nhánh Đắk Lắk 4.2. Thực trạng tín dụng đối với SMEs qua khảo sát cán bộ Ngân hàng và doanh nghiệp 4.2.1. Kết quả khảo sát cán bộ Ngân hàng Theo kết quả khảo sát 30 cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay SMEs, cho thấy: tình hình tài chính của doanh nghiệp và khả năng tài chính của doanh nghiệp với với mức độ quan tâm bình quân trên 4 (mức độ quan tâm cao nhất 4,5); tiếp theo là năng lực quản trị của doanh nghiệp (mức độ 4,2); kế đến là mức độ thanh khoản của tài sản đảm bảo và vốn đối ứng điều này cho thấy thái độ của Ngân hàng không còn quá quan trọng vào TSBĐ mà yếu tố hiệu quả ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đang được Ngân hàng quan tâm. Mức độ cán bộ quan tâm nhất là cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục vốn vay, giải quyết hồ sơ nhanh chóng kịp thời (mức độ quan tâm bình quân 4,6) điều này cho thấy việc đơn giản hóa thủ tục hành chính là cần thiết; tiếp theo là yếu tố lãi suất cần cạnh tranh là linh động đến từng khách hàng, cần xây dựng cơ chế lãi suất linh hoạt đến từng khách hàng để cạnh tranh, không cào bằng (mức độ quan tâm bình quân 4,5); Nâng cao năng lực thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng cũng được quan tâm ở mức độ bình quân khá cao. 4.2.2. Kết quả khảo sát khách hàng SMEs Bên cạnh đánh giá hoạt động cho vay SMEs thông qua khảo sát cán bộ nhân viên để đánh giá một cách toàn diện hơn, tác giả đã tiến hành khảo sát hơn 90 khách hàng SMEs đã từng vay vốn tại ngân hàng. Kết quả khảo sát cho thấy yêu cầu về tài sản bảo đảm là một rào cản để kết nối giũa SMEs và Ngân hàng (mức độ biểu hiện đồng ý bình quân là 3.1); tiếp theo là các gói tín dụng chưa phù hợp (mức độ biểu hiện đồng ý bình quân là 2.7); các yếu tố khác không được SMEs coi trọng. 201
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Biểu đồ 4.2: Ý kiến đánh giá của SMEs về hạn chế của Vietinbank Đắk Lắk Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra 4.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển tín dụng SMEs tại VietinBank Đắk Lắk 4.3.1. Kết quả đạt được Trong giai đoạn 2015 đến 2018, quy mô cho vay SMEs tại ngân hàng ngày càng được mở rộng cả về số lượng lẫn chất lượng điều này cho thấy ngân hàng đã từng bước xây dựng được niềm tin, sự tín nhiệm đối với khách hàng trên địa bàn, giúp nâng cao thương hiệu của ngân hàng; Hưởng ứng các chính sách định hướng kinh tế của Chính phủ, chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh, ngân hàng đã kịp thời có các chính sách chương trình cho vay vốn đồng hành cùng doanh nghiệp. Do đó, cơ cấu dư nợ đã thay đổi theo hướng tích cực giúp phân tán và giảm thiểu rủi ro; Kết quả nợ quá hạn, nợ xấu luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ, tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với quy định chung của NHNN và so với mặt bằng chung của hệ thống VietinBank. Thông qua hoạt động cho vay SMEs đã giúp chi nhánh mở rộng và phát triển các dịch vụ khác như thanh toán, chuyển tiền, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ… tạo nguồn thu dịch vụ tăng trưởng hàng năm cho chi nhánh. 4.3.2. Hạn chế Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động tín dụng đối với SMEs còn có những hạn chế: Dư nợ cho vay SMEs của ngân hàng tăng lên hàng năm, tuy nhiên số lượng SMEs vay vốn tại ngân hàng chiếm tỷ lệ rất nhỏ 6,7% với 529 doanh nghiệp. Thực tế này cho thấy số lượng SMEs vay vốn tại ngân hàng chưa tương xứng với tiềm năng của chi nhánh; Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng hàng năm, tuy nhiên nguồn vốn huy động chỉ đáp ứng được 48% tổng dư nợ cho vay, nguồn vốn huy động từ SMEs chỉ chiếm tỷ trọng 16,5% tổng dư nợ của ngân hàng năm 2018. Do đó, ngân hàng phải vay lại nguồn vốn từ hội sở để cho vay, với chi phí vốn cao hơn nguồn vốn tự huy động vì thế ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh; Ngân hàng đã có nhiều chính sách để hạn chế nợ quá hạn và nợ xấu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác quản trị nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng không ổn định. 4.4. Khuyến nghị nhằm phát triển tín dụng đối với SMEs tại VietinBank Đắk Lắk Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác truyền thông, cung cấp thông tin rộng rãi đến khách hàng SMEs trong ngành phân phối các sản phẩm đặc thù của VietinBank: chương trình tín dụng cho nhà phân phối Nestley, HTC, 3A, Bia Sài Gòn … vì hiện tại hoạt động truyền thông chưa mạnh. 202
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Thứ hai: Phân loại khách hàng theo nhóm khách hàng cụ thể ví dụ nhóm khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu, nhóm có lượng tiền gửi nhiều, nhóm các doanh nghiệp có tham gia vào các quỹ bảo lãnh tín dụng, nhóm tham gia vào các hiệp hội kinh doanh. Thông qua các kênh CIC, thuế, hải quan, ngân hàng nhà nước trên địa bàn, bạn bè khách hàng của ngân hàng, chinh nhánh lập danh sách các khách hàng là SMEs. Thứ tư: Tăng cường hoạt động chăm sóc khách hàng sau bán hàng để giữ chân khách hàng. Vì vậy cần có chính sách chăm sóc khách hàng để giữ được khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, đây là vấn đề các ngân hàng cần hết sức quan tâm để phát triển khách hàng SMEs. “ Thứ năm: Xây dựng các sản phẩm cho vay đặc thù địa phương như khách hàng xuất khẩu nông sản, khách hàng thu mua nông sản và các khách hàng cá nhân đầu tư trồng, chăm sóc (cà phê, tiêu, cao su,…) phù hợp với từng vùng miền cụ thể. Thứ sáu: Ngân hàng cần thiết xây dựng mức lãi suất cụ thể hơn bên cạnh lãi suất phân theo kỳ hạn, phân theo hình thức vay vốn, ngân hàng nên dựa trên mức rủi ro, xếp hạng tín dụng khách hàng, quy mô sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp, theo lĩnh vực kinh doanh để xác định lãi suất cho vay phù hợp hơn với thực tế. Với chính sách lãi suất này, ngân hàng sẽ đảm bảo được sự đối xử công bằng hơn, linh hoạt đối với khách hàng, đồng thời khuyến khích khách hàng giữ uy tín trong quan hệ vay vốn. Thứ bảy: Nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định tín dụng, ngân hàng cần cho cán bộ chủ động đăng ký nhu cầu đào tạo của từng cá nhân để lên kế hoạch tổ chức các khóa học, khóa đào tạo về các kỹ năng bán hàng, kỹ năng bán chéo sản phẩm, các khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tiếp thu những kiến thức quy trình quy định mới nhất phục vụ cho công việc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Quý 4 và năm 2019. [2] Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP quy định các chính sách trợ giúp và quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển DNNVV. [3] Frederic S.Mishin (1995), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội (1995). [4] Vietinbank (2018), Báo cáo thường niên từ năm 2015 đến năm 2018. [5] Vietinbank (2018), Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2015 đến năm 2018. [6] NHNN Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo một số tình hình hoạt động Ngân hàng năm 2018 [7] Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI) (2017), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông. 203
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHƯƠNG 6 SẢN PHẨM VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA NGÂN HÀNG
10 p | 724 | 374
-
Đề tài: Giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình điện tử hoá ngân hàng tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Nội
86 p | 124 | 26
-
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá - tỉnh Thanh Hoá
54 p | 102 | 23
-
Khoá luận tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh 7 TPHCM
89 p | 61 | 8
-
Phát triển tín dụng cho năng lượng tái tạo ở Việt Nam
4 p | 32 | 8
-
Điều kiện cho sự hình thành và phát triển quan hệ tín dụng đối với người nghèo nông thôn Việt Nam - Nguyễn Tố Quyên
6 p | 124 | 5
-
Phát triển tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực Tây Nguyên
9 p | 33 | 5
-
Rào cản vốn tín dụng đối với các doanh nghiệp tư nhân hiện nay tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp
9 p | 37 | 4
-
Khuyến khích vốn tín dụng cho khu vực nông nghiệp và nông thôn
5 p | 46 | 4
-
Tín dụng ưu đãi đối với chương trình xóa đói giảm nghèo tại Bà Rịa - Vũng Tàu
5 p | 42 | 4
-
Bài viết Tín dụng ngân hàng đối với đồng bằng Sông Cửu Long: Kết quả 6 tháng đầu năm 2013 và một số đề xuất
7 p | 67 | 3
-
Phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Đồng Nai
4 p | 42 | 3
-
Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng cho hộ nông dân ở thành phố Vinh - Nghệ An
6 p | 61 | 3
-
Bàn về phát huy hiệu quả tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn
2 p | 56 | 3
-
Vai trò của hệ thống bảo lãnh tín dụng đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa
7 p | 31 | 2
-
Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Tiền Giang
6 p | 20 | 2
-
Tín dụng ngân hàng đối với phát triển cây cà phê ở tỉnh Lâm Đồng
6 p | 25 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn