Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
PHẪU THUẬT CẮT XƯƠNG THÁI DƯƠNG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TAI:<br />
10 TRƯỜNG HỢP<br />
Nguyễn Quảng Đại*, Lý Xuân Quang**, Trần Văn Dương***,<br />
Trần Minh Trí****, Nguyễn Phong****, Võ Hiếu Bình**, Trần Minh Trường*****<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả mổ phương pháp cắt xương thái dương nhằm điều trị các bệnh lý ác tính tai và<br />
xương thái dương.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 9/2009 đến tháng 9/2012, 10 trường hợp cắt xương thái<br />
dương được thực hiện đối với các bệnh nhân ung thư tai và xương thái dương. Các bệnh nhân bao gồm 4 nam và<br />
6 nữ, tuổi giao động từ 33 đến 78. Giải phẫu bệnh bao gồm 8 carcinôm tế bào gai, 1 carcinôm nhầy bì, và 1<br />
carcinôm tuyến bọc dạng nhú. U được phân giai đoạn theo đại học Pittsburgh, Hoa Kỳ. Cắt xương thái dương<br />
bán phần bao gồm toàn bộ tuyến mang tai, lồi cầu xương hàm dưới và nạo vét hạch cổ trên cơ vai móng được<br />
thực hiện trên 7 bệnh nhân. 3 bệnh nhân còn lại thực hiện cắt xương thái dương phần ngoài phối hợp cắt xương<br />
đá bán phần. Thắt xoang sigma và tái tạo màng cứng được thực hiện trên 1 bệnh nhân. Hố mổ được tái tạo với<br />
mỡ bụng, vạt có cuốn của các cơ ngực lớn, cơ lưng rộng, cơ thang, và vạt tự do cơ thon. 9 bệnh nhân được xạ trị<br />
sau mổ. Theo dõi sau mổ bằng CT và MRI.<br />
Kết quả: Chảy dịch não tủy qua vết thương và viêm màng não xảy ra trên hai bệnh nhân. Bệnh nhân thắt<br />
xoang sigma có phù não thoáng qua. Thời gian theo dõi trung bình là 15 tháng. Trong 4 bệnh nhân chết do tái<br />
phát tại chổ, 2 bệnh nhân có biên phẫu thuật dương tính. Tỉ lệ sống còn sau 1 năm là 70%, 2 năm là 60%. Bệnh<br />
nhân có khối u xâm lấn màng não vẫn sống.<br />
Kết luận: Phẫu thuật cắt xương thái dương trên bệnh nhân ung thư tai cải thiện khả năng lấy bỏ u với biên<br />
âm tính so với phẫu thuật khoét rỗng đá chũm truyền thống. Việc theo dõi bệnh nhân sau mổ cần thêm thời gian.<br />
Từ khóa: Cắt xương thái dương, ung thư tai.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
TEMPORAL BONE RESECTION FOR EAR CANCER: 10 CASES<br />
Nguyen Quang Đai, Ly Xuan Quang, Tran Van Duong, Tran Minh Tri, Nguyen Phong, Vo Hieu Binh,<br />
Tran Minh Truong* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 131 - 137<br />
Objectives: The aim of this study was to describe a method of temporal bone resection for the malignancies<br />
originating from the external auditory canal or the middle ear.<br />
Materials and Methods: From 9/2009 to 9/2012, 10 temporal bone resections were performed for patients<br />
with malignancies of the ear and temporal bone. These patients were 4 male and 6 female with the age ranged from<br />
33 to 78 years. The pathological entities included 8 squamous cell carcinomas, 1 papillary cystic carcinoma, and 1<br />
mucoepidermoid carcinoma. Tumors were graded according to the University of Pittsburgh system. Three<br />
patients underwent lateral temporal bone resection (LTBR) + subtotal petrosectomy (SP). Seven patients was<br />
performed subtotal temporal bone resection (STBR) including total parotidectomy, mandibular condylectomy, and<br />
* Khoa Tai Mũi Họng, BV FV<br />
** Bộ Môn Tai Mũi Họng, Trường Đại Học Y Dược TP HCM<br />
*** Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình, BV Chợ Rẫy **** Khoa Ngoại Thần Kinh, BV Chợ Rẫy<br />
***** Khoa Tai Mũi Họng, BV Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: Ths Nguyễn Quảng Đại<br />
ĐT: 0908988278<br />
Email: dainguyen72@yahoo.co.uk<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng –Mắt<br />
<br />
131<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
supraomohyoid neck dissection. Ligation of the sigmoid sinus and dural reconstruction was done in the same one<br />
patient. The surgical cavities were reconstructed with abdominal fat, pectoralis myocutaneous flap, latissimus<br />
dorsi myocutaneous flap, trapezius myocutaneous flap, and gracilis myocutaneous free flap. 9 out of 10 patients<br />
received post-op radiotherapy. Pre-op and post-op radiologic evaluation was done with CT and MRI.<br />
Results: Post-op CSF leak and meningitis occurred in two patients with no death. Transient cerebral edema<br />
occurred in the patient with sigmoid sinus ligation. A mean follow-up period was 15 months. 4 patients died of<br />
local recurrence including 2 patients with tumour-positive margin. 6 patients were still alive. Overall, 1- and 2year survival rates were 70% and 60%, respectively. The patient with dural invasion remains alive.<br />
Conclusion: Temporal bone resection which was recommended for the malignancies of the ear improved<br />
probability of tumour removal with tumour-free margin compared with traditional radical mastoidectomy. More<br />
observation of post-op patient needs to be done.<br />
Keywords: Temporal bone resection, ear cancer.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
U ác tính xuất phát ống tai ngoài và tai<br />
giữa rất hiếm gặp, với tần xuất khoảng<br />
1/1.000.000/năm(3,6). Chưa thật sự có một<br />
nghiên cứu tiến cứu nào về phân giai đoạn,<br />
điều trị và đánh giá kết quả. Hiện tại, vẫn<br />
chưa có bảng phân giai đoạn nào của ung thư<br />
ống tai ngoài được chấp nhận bởi AJCC<br />
(American Joint Committee on Cancer) hay<br />
UICC (International Union Against Cancer.<br />
Do vậy, việc so sánh giữa các nhóm nghiên<br />
cứu khác nhau là rất khó khăn. Năm 1990,<br />
Arriaga và cộng sự (1) đã đề xuất bảng phân<br />
giai đoạn carcinôm tế bào gai ống tai ngoài và<br />
được hiệu chỉnh bởi Hirsch vào năm 2000(5).<br />
Cho đến nay, hệ thống phân giai đoạn<br />
Pittburgh được chấp nhận và sử dụng rộng rãi<br />
trên toàn thế giới. Kỹ thuật lấy trọn u với biên<br />
phẫu thuật âm tính theo quan điểm ung thư<br />
học được xem là nguyên tắc nhằm nâng cao tỉ<br />
lệ sống năm năm đối với ung thư đầu cổ. Cho<br />
đến hiện tại, nhiều nơi trên thế giới và cả tại<br />
Việt Nam vẫn giữ quan điểm rằng khó phẫu<br />
thuật lấy trọn khối u do không thể đạt đến<br />
biên lành. Phẫu thuật khoét rỗng đá chũm<br />
toàn phần và xạ trị sau mổ vẫn tiếp tục được<br />
chấp nhận là phương pháp xử lý đối với nhóm<br />
bệnh lý này mặc dù tiên rất lượng kém và tỉ lệ<br />
sống còn trên 5 năm rất thấp. Năm 1954,<br />
Parsons và Lewis đã giới thiệu kỹ thuật cắt bỏ<br />
xương thái dương bán phần(7). Năm 1997,<br />
<br />
132<br />
<br />
Moffat báo cáo tỉ lệ sống trên năm năm là 47%<br />
đối với các trường hợp ung thư xương thái<br />
dương giai đoạn trễ (T3, T4) được phẫu thuật<br />
cắt xương thái dương. Đây là bước tiến quan<br />
trọng trong điều trị ung thư xương thái<br />
dương. Trong nghiên cứu này, chúng tôi mô tả<br />
kỹ thuật cắt xương thái dương nhằm điều trị<br />
ung thư xương thái dương đồng thời đánh giá<br />
những khó khăn cũng như những kết quả<br />
bước đầu.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Mô tả hàng loạt ca.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Từ 9/2009 đến 9/2012, nhóm nghiên cứu gồm<br />
các phẫu thuật viên tai mũi họng, ngoại thần<br />
kinh, và tạo hình đã điều trị cho 10 bệnh nhân<br />
ung thư tai và xương thái dương tại khoa Tai<br />
Mũi Họng Bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
<br />
Phương tiện và dụng cụ nghiên cứu<br />
Dụng cụ phẫu thuật đầu cổ, dụng cụ phẫu<br />
thuật thần kinh, và dụng cụ vi phẫu tai. Kính<br />
hiển vi và khoan siêu tốc.<br />
<br />
Tiến hành nghiên cứu<br />
Các bệnh nhân bao gồm 4 nam và 6 nữ, tuổi<br />
từ 33 đến 78, được thăm khám lâm sàng, chụp<br />
cắt lớp điện toán (CT) và cộng hưởng từ (MRI)<br />
vùng xương thái dương để đánh giá vị trí, kích<br />
thước, mức độ hủy xương, và liên quan của khối<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
u với các cấu trúc xung quanh. Các bệnh nhân<br />
được đánh giá giai đoạn theo hệ thống phân giai<br />
đoạn của Đại học Pittsburgh. Các bệnh nhân<br />
được phẫu thuật cắt xương thái dương bán phần<br />
hoặc cắt xương thái dương phần ngoài kết hợp<br />
cắt xương đá bán phần phối hợp cắt bỏ toàn bộ<br />
tuyến mang tai, cắt bỏ lồi cầu xương hàm dưới,<br />
nạo vét hạch cổ trên cơ vai móng. Hố mổ được<br />
tái tạo bằng mỡ, vạt cơ thái dương, vạt cơ ngực<br />
lớn, vạt cơ lưng rộng, và vạt cơ thon.<br />
<br />
Phẫu thuật cắt bỏ xương thái dương phần<br />
ngoài (LTBR) + cắt bỏ xương đá bán phần<br />
(SP)<br />
Rạch sau tai kéo dài từ hố thái dương xuống<br />
cổ. Nếu vành tai được bảo tồn, đường rạch thứ<br />
hai được thực hiện trong cửa tai ngoài sang<br />
thương. Nếu vành tai được cắt bỏ, kết hợp<br />
đường rạch trước và sau tai lấy bỏ vành tai và cả<br />
vùng da xung quanh thành một khối.<br />
Lấy bỏ vỏ xương chũm và bộc lộ dây VII.<br />
Phần xương lấy bỏ đến rễ cung gò má và gờ cơ<br />
nhị thân.<br />
Mở rộng ngách mặt và giải phóng khớp đe<br />
đạp. Ngách mặt được mở tiếp tục xuống dưới<br />
và trước ngoài dây VII, nhưng trong cung nhĩ,<br />
cho tới khi phần mô lấy bỏ chỉ còn dính thành<br />
ống tai xương phía trước ở mức bao khớp thái<br />
dương hàm.<br />
Osteotome được thực hiện để tách rời mẫu<br />
bệnh phẩm. Cắt bỏ toàn bộ tuyến mang tai thành<br />
một khối với bệnh phẩm bao gồm ống tai ngoài,<br />
màng nhĩ, xương búa, và xương đe.<br />
Lấy bỏ toàn bô các nhóm khí bào chũm + lấp<br />
vòi nhĩ.<br />
Lấp hố mổ bằng mỡ hoặc để hở.<br />
Dẫn lưu, đóng vết thương đồng thời đóng<br />
ống tai ngoài vĩnh viễn.<br />
Biên trong là khoang tai giữa và xương bàn<br />
đạp, khoang chũm phía sau, thượng nhĩ và cung<br />
gò má phía trên, bao khớp thái dương hàm phía<br />
trước, vòng nhĩ trong (medial tympanic ring) và<br />
hố dưới thái dương phía dưới. Biên ngoài tùy<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng –Mắt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
thuộc mức độ lan rộng của khối u. Bao nhĩ (otic<br />
capsule) và dây thần kinh mặt được bảo tồn.<br />
<br />
Phẫu thuật cắt bỏ xương thái dương bán phần<br />
(STBR)<br />
Thực hiện phẫu thuật cắt bỏ xương thái<br />
dương phần ngoài.<br />
Lấy bỏ bao nhĩ, thành xương phía trong của<br />
tai giữa và xương chũm.<br />
Cắt bỏ lồi cầu xương hàm dưới, TK VII,<br />
màng cứng, xoang sigma, và các thành phần hố<br />
dưới thái dương. TK VII được cắt bỏ đến đoạn<br />
mê nhĩ hoặc ống tai trong. Tuy nhiên, có thể<br />
chọn lọc bảo tồn TK VII nếu không có dấu hiệu<br />
liên quan thần kinh.<br />
Nếu khối u lan vào vùng trước nhĩ, vòi nhĩ,<br />
hoặc ĐM cảnh trong là chỉ định mở vào hố dưới<br />
thái dương. Cơ thái dương được lật xuống dưới<br />
và cắt bỏ cung gò má. Cắt bỏ lồi cầu xương hàm<br />
dưới. Việc lấy bỏ u tiến hành tùy thuộc vào mức<br />
độ lan rộng của bệnh nhưng có thể bao gồm xác<br />
định mảnh chân bướm, TK V3, đoạn ngang ĐM<br />
cảnh trong và có thể bao gồm mở sọ thái dương.<br />
Hố mổ được tái tạo bằng vạt da cơ có cuốn<br />
hay vạt tự do.<br />
Các biên là xoang sigma và màng cứng hố<br />
sau phía sau, màng cứng hố giữa phía trên, động<br />
mạch cảnh trong phía trước, hành cảnh phía<br />
dưới, và mài mỏng phần xương quanh đm cảnh<br />
trong phần đỉnh xương đá phía trong. Giới hạn<br />
trong của phẫu thuật còn ở bao nhĩ tùy thuộc độ<br />
sâu ảnh hưởng và được thực hiện lấy bỏ từng<br />
phần một.<br />
Phẫu thuật nạo vét hạch cổ trên cơ vai móng<br />
(nhóm I, II, III), cắt bỏ toàn bộ tuyến mang tai,<br />
cùng với lồi cầu xương hàm dưới được thực hiện<br />
trước khi tiến hành cắt xương thái dương.<br />
Sau phẫu thuật, các bệnh nhân được điều trị<br />
kháng sinh dự phòng nhiễm trùng vết mổ hoặc<br />
viêm màng não. Dẫn lưu thắt lưng cân nhắc<br />
trong từng trường hợp. Các bệnh nhân được<br />
chụp CT hoặc MRI để theo dõi sau mổ. Các bệnh<br />
nhân được xạ trị sau mổ 4 đến 6 tuần.<br />
<br />
133<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Giới<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Nam: 04, Nữ: 06<br />
<br />
Tuổi<br />
33 đến 78 tuổi, trung bình 50 tuổi<br />
<br />
Triệu chứng lâm sàng<br />
Bảng 1: Triệu chứng lâm sàng.<br />
43, nữ<br />
54, nữ<br />
33, nữ<br />
52, nam<br />
56, nữ<br />
33, nam<br />
78, nam<br />
39, nữ<br />
48, nam<br />
68, nữ<br />
<br />
Chảy tai Đau tai Chảy máu tai Liệt mặt<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
<br />
Polyp<br />
-<br />
<br />
Khối u trong tai<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
<br />
Giảm thính lực<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
<br />
VTG mạn<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
<br />
Đau tai, chảy tai và khối u trong tai gặp trong đa số các trường hợp.<br />
Bảng 2: Phân giai đoạn và giải phẫu bệnh<br />
TNM<br />
T4N0Mx<br />
T4N0Mx<br />
T4N0Mx<br />
T4N0Mx<br />
T4N0Mx<br />
T4N0Mx<br />
T4N0Mx<br />
T3N0Mx<br />
T4N0Mx<br />
T4N0Mx<br />
<br />
43, nữ<br />
54, nữ<br />
33, nữ<br />
52, nam<br />
56, nữ<br />
33, nam<br />
78, nam<br />
39, nữ<br />
48, nam<br />
68, nữ<br />
<br />
Giai đoạn<br />
IV<br />
IV<br />
IV<br />
IV<br />
IV<br />
IV<br />
IV<br />
III<br />
IV<br />
IV<br />
<br />
GPB<br />
SCC cao<br />
SCC TB<br />
C nhầy bì<br />
SCC TB<br />
SCC TB<br />
SCC kém di căn<br />
C tuyến bọc nhú<br />
SCC cao<br />
SCC cao<br />
SCC cao<br />
<br />
Xạ<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
-<br />
<br />
Phân giai đoạn theo bảng phân loại Đại học Pittsburgh, 9/10 bệnh nhân giai đoạn IV. Carcinôm tế<br />
bào gai chiếm 8 trường hợp.<br />
Bảng 3: Phẫu thuật.<br />
Phẫu thuật cắt xương thái dương<br />
43, nữ<br />
54, nữ<br />
33, nữ<br />
52, nam<br />
56, nữ<br />
33, nam<br />
78, nam<br />
39, nữ<br />
48, nam<br />
68, nữ<br />
<br />
134<br />
<br />
PT cắt xương thái dương bán phần<br />
PT cắt xương thái dương bán phần<br />
PT cắt xương thái dương bán phần<br />
PT cắt xương thái dương bán phần<br />
PT cắt xương thái dương bán phần<br />
PT cắt xương thái dương bán phần<br />
PT cắt xương thái dương phần ngoài + PT cắt<br />
xương đá bán phần<br />
PT cắt xương thái dương bán phần<br />
PT cắt xương thái dương phần ngoài + PT cắt<br />
xương đá bán phần<br />
PT cắt xương đá bán phần<br />
<br />
Nao<br />
hach<br />
+<br />
+<br />
<br />
Cắt<br />
Cắt lồi<br />
tuyến<br />
cầu<br />
mang tai<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
<br />
Thắt<br />
xoang<br />
sigma<br />
-<br />
<br />
Tái tạo<br />
màng<br />
cứng<br />
-<br />
<br />
Tái tạo<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
+<br />
<br />
+<br />
+<br />
<br />
+<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
Vạt cơ thon<br />
Vạt cơ thang<br />
Vạt cơ lưng<br />
rộng<br />
Vạt cơ ngực<br />
lớn<br />
Vạt cơ thon<br />
Vạt cơ thon<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
Mỡ bụng<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
Mỡ bụng<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
Để hở<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
Để hở<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
Trong 10 bệnh nhân, 7 bệnh nhân được phẫu<br />
thuật cắt xương thái dương bán phần, 2 bệnh<br />
nhân được cắt xương thái dương phần ngoài +<br />
cắt xương đá bán phần, và 1 bệnh nhân được<br />
phẫu thuật cắt xương đá bán phần. 7/10 bệnh<br />
nhân được nạo vét hạch trên cơ vai móng, cắt<br />
toàn phần tuyến mang tai, và cắt lồi cầu xương<br />
hàm dưới. Trong 7 bệnh nhân cắt xương thái<br />
dương bán phần, 1 bệnh nhân được thắt xoang<br />
sigma, lấy bỏ vịnh cảnh, lấy bỏ và tái tạo một<br />
phần màng cứng do u xâm lấn. Để tái tạo hố mổ,<br />
vạt tự do cơ thon được sử dụng trong 3 trường<br />
hợp. 2 trường hợp sử dụng mỡ bụng, 2 trường<br />
hợp để hở. 3 trường hợp còn lại sử dụng vạt cơ<br />
thang, cơ ngực lớn và cơ lưng rộng.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Hình 1: CT trước phẫu<br />
thuật.<br />
<br />
Hình 2: CT sau phẫu<br />
thuật.<br />
<br />
Hình 3: Bệnh nhân<br />
trước mổ.<br />
<br />
Hình 4: Bệnh nhân sau<br />
mổ.<br />
<br />
Bảng 4: Biến chứng.<br />
43, nữ<br />
54, nữ<br />
33, nữ<br />
52, nam<br />
56, nữ<br />
33, nam<br />
78, nam<br />
39, nữ<br />
48, nam<br />
68, nữ<br />
<br />
Phù não<br />
+<br />
-<br />
<br />
VMN<br />
+<br />
-<br />
<br />
Dò DNT<br />
+<br />
+<br />
-<br />
<br />
Nhiễm trùng VT<br />
+<br />
-<br />
<br />
Có 1 bệnh nhân xảy ra các biến chứng phù<br />
não, viêm màng não, và dò dịch não tủy qua vết<br />
thương. 1 bệnh nhân khác xảy ra nhiễm trùng<br />
vết mổ.<br />
Bảng 5: Theo dõi.<br />
43, nữ<br />
54, nữ<br />
33, nữ<br />
52, nam<br />
56, nữ<br />
33, nam<br />
78, nam<br />
39, nữ<br />
48, nam<br />
68, nữ<br />
<br />
Tái phát Theo dõi<br />
3 tháng 06 tháng<br />
6 tháng 18 tháng<br />
14 tháng<br />
28 tháng<br />
24 tháng<br />
24 tháng<br />
12 tháng<br />
+<br />
04 tháng<br />
16 tháng<br />
06 tháng<br />
<br />
Kết quả<br />
Chết do tái phát tại chổ<br />
Chết do tái phát tại chổ<br />
Sống, không bệnh<br />
Sống, không bệnh<br />
Sống, không bệnh<br />
Sống, không bệnh<br />
Sống, không bệnh<br />
Chết do tái phát tại chổ<br />
Sống, không bệnh<br />
Chết, tái phát tại chổ<br />
<br />
Thời gian bệnh nhân được theo dõi ít nhất là<br />
6 tháng và lâu nhất là 28 tháng. Trong 10 bệnh<br />
nhân được theo dõi.<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng –Mắt<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Việc điều trị ung thư tai và xương thái<br />
dương vẫn còn là một thách thức rất lớn đối với<br />
phẫu thuật viên sàn sọ. Vị trí giải phẫu, diễn biến<br />
âm thầm, và mức độ ác tính rất cao không<br />
những làm cho việc chẩn đoán sớm trở nên rất<br />
khó khăn mà việc điều trị cũng khống đem lại<br />
kết quả khả quan.<br />
Rõ ràng, phẫu thuật, xạ trị hoặc phẫu thuật<br />
phối hợp xạ trị là những lựa chọn điều trị.<br />
Những nổ lực điều trị phẫu thuật ung thư tai và<br />
xương thái dương có từ hàng trăm năm nay khởi<br />
đầu là phẫu thuật khoét rỗng đá chũm phối hợp<br />
xạ trị sau mổ cho đến những phẫu thuật lớn hơn<br />
như cắt xương thái dương được thực hiện bởi<br />
Parsons và Lewis từ thập niên 50 thế kỷ trước.<br />
Tuy nhiên, tỉ lệ sống còn không cải thiện và di<br />
chứng phẫu thuật đã làm cho các phẫu thuật<br />
viên chùn bước(3,5,2).<br />
Đối với Việt Nam chúng ta, cho đến những<br />
năm đầu của thế kỷ 21, chúng ta vẫn dung lại ở<br />
<br />
135<br />
<br />