Tài liệu "Phẫu thuật lấy u trong dây chằng rộng" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, theo dõi và xử trí tai biến sau phẫu thuật lấy u trong dây chằng rộng. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Phẫu thuật lấy u trong dây chằng rộng
- PHẪU THUẬT LẤY U TRONG DÂY CHẰNG RỘNG
I. ĐẠI CƢƠNG
Cắt bỏ khối u trong dây chằng rộng thường khó. Tùy theo kích thước, vị trí của
khối u gần niệu quản hay cuống mạch mà kỹ thuật xử trí có khác nhau.
II. CHỈ ĐỊNH
Khối u dây chằng rộng có biến chứng: đau, chèn ép xung quanh, xoắn u…
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh già yếu hoặc mắc bệnh toàn thân vượt quá khả năng phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Phƣơng tiện
- Bộ phẫu thuật phụ khoa ổ bụng
- Máy hút, dao điện, kim chỉ tốt
- Các loại dịch truyền thay máu và các thuốc hồi sức.
- Thuốc tiền mê, gây mê, ống nội khí quản.
2. Ngƣời thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa gây mê - hồi sức.
- Bác sỹ phẫu thuật chuyên khoa ung thư hoặc chuyên khoa sản phụ khoa.
3. Ngƣời bệnh
- Hồ sơ bệnh án đầy đủ có khai thác các bệnh nội khoa, ngoại khoa đã phẫu thuật từ
trước đặc biệt là tại ổ bụng, đầy đủ các xét nghiệm cần thiết và có chỉ định mổ r
ràng.
- Giải thích cho người bệnh và người nhà của người bệnh lý do phải phẫu
thuật. Động viên, an ủi người bệnh.
- Trong trường hợp người bệnh nặng suy kiệt, thiếu máu phải hồi sức trước khi phẫu
thuật
- Kháng sinh dự phòng
- Thuốc ngủ buổi tối trước ngày phẫu thuật
- Thụt tháo trước khi phẫu thuật
V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH
1. Chuẩn bị phẫu thuật
534
- - Vô cảm: nội khí quản hoặc tê tủy sống tuỳ thuộc vào tình trạng người bệnh mà có
chỉ định chuyên môn của gây mê.
- Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, bàn phẫu thuật hơi thấp về phía đầu
- Vị trí phẫu thuật viên: bên trái người bệnh, trợ thủ viên đứng đối diện, tốt nhất là
có hai trợ thủ viên
2. Kỹ thuật
2.1. U nhỏ trong dây chằng rộng dễ bóc tách
- Thì 1: Sát trùng da, trải toan
- Thì 2: Mở thành bụng đường giữa dưới rốn (không nên mở đường ngang)
- Thì 3: Tách khối u, nang
+ Rạch lá trước dây chằng rộng, có thể cắt dây chằng tròn nếu tách khối u bằng
kéo hoặc bằng đầu ngón tay bọc gạc.
+ Cắt cuống mạch nuôi dưỡng khối u hoặc nang.
+ Cắt bỏ các phần xơ dính khối u, hoặc nang.
- Thì 4: Cầm máu.
+ Thắt các cuống mạch nuôi dưỡng khối u
+ Cầm máu diện bóc tách bằng mũi khâu chữ X hoặc chữ U hay bằng dao điện
- Thì 5: Khâu hai lá phúc mạc với nhau
- Thì 6: Đóng thành bụng
2.2. Phẫu thuật u lớn và dính trong dây chằng rộng
- Thì 1: Sát trùng da, trải toan.
- Thì 2: Mở thành bụng
- Thì 3: Cắt phần phụ bên không có u
- Thì 4: Cắt khối u:
+ Bóc tách khối u từ phía cắt tử cung sang bằng kéo hoặc dao điện để tránh chảy
máu.Vì khối u nằm sát vào niệu quản và các cuống mạch nằm ở đáy dây chằng
rộng và phúc mạc sau, nên rất dễ tổn thương khi bóc tách.
+ Thắt và cắt các cuống mạch nuôi dưỡng khối u và cắt bỏ khối u và cắt bỏ khối u
hoàn toàn không để lại một phần nào của vỏ khối u.
- Thì 5: Cầm máu
+ Cố gắng thắt và cắt các cuống mạch từ ngoài đi vào khối u.
535
- + Cầm máu vùng chảy máu do bóc tách bằng dao điện hoặc nút chỉ
+ Cầm máu bằng phương pháp chèn gạc (rút sau 48 h)
- Thì 6: Khâu dây chằng rộng:
Khâu hai lá phúc mạc của dây chằng rộng bằng chỉ tiêu (khâu vắt)
- Thì 7: Đóng thành bụng: 3 lớp
- Thay đổi trong kỹ thuật:
Trong trường hợp khối u to, dính, ăn sâu vào tiểu khung thì một số tác giả không
thực hiện cắt tử cung như thì 2 mà tiến hành các bước sau:
+ Mở phúc mạc sau, bộc lộ niệu quản. Dùng sonde cao su vòng qua niệu quản để
kéo lên, bộc lộ cuống mạch phía sau:
+ Bóc tách khối u như phẫu thuật cổ điển, vì thấy r cuống mạch và niệu quản
nên không gây tai biến làm tổn thương niệu quản và các cuống mạch lớn ở
phúc mạc sau.
536