YOMEDIA
ADSENSE
Phẫu thuật miệng part 4
144
lượt xem 22
download
lượt xem 22
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Gây tê dây chằng Được sử dụng từ 1912 nhưng không phổ biến rộng rãi cho đến khi sản xuất được loại ống chích chịu được áp lực giúp thực hiện kỹ thuật hiệu quả, giảm chấn thương khi chích, giảm biến chứng đau trong và sau khi chích. Tuy nhiên kỹ thuật này vẫn có thể thực hiện được bằng ống chích thông thường với thao tác hết sức cẩn thận.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phẫu thuật miệng part 4
- Bo Y te - Phau thuat mieng Page 70 of 230 Hình 2.18. Gây tê cận chóp: vị trí và hướng đâm kim 3. Gây tê dây chằng Được sử dụng từ 1912 nhưng không phổ biến rộng rãi cho đến khi sản xuất được loại ống chích chịu được áp lực giúp thực hiện kỹ thuật hiệu quả, giảm chấn thương khi chích, giảm biến chứng đau trong và sau khi chích. Tuy nhiên kỹ thuật này vẫn có thể thực hiện được bằng ống chích thông thường với thao tác hết sức cẩn thận. 3.1. Chỉ định – Thay thế hay bổ túc cho gây tê cận chóp khi thất bại, thay thế cho gây tê vùng khi không cần thiết hay khi có chống chỉ định, điều trị tủy trên một hay vài răng riêng rẽ trên cung hàm nhất là ở hàm dưới. – Vùng tê bao gồm: xương, tủy răng, mô quanh chóp và mô mềm tại vị trí chích. 3.2 Chống chỉ định Nhiễm trùng hay viêm cấp tính tại vị trí chích, răng đang bị viêm khớp cấp vì rất đau và có nguy cơ lan rộng nhiễm trùng, răng sữa khi có mầm răng vĩnh viễn bên dưới vì có nguy cơ gây thiểu sản men và giảm khoáng hóa ở răng vĩnh viễn, trong khi có các kỹ thuật khác đơn giản hơn và hiệu quả tương đương. 3.3. Kỹ thuật Dùng ống chích thông thường hay loại chịu được áp lực, kim ngắn. – Gây tê dây chằng vòng: đâm kim theo hướng ngang vuông góc với trục răng, vào nhú nướu giữa hai răng ở phía gần và xa, bơm chậm khoảng 0,2ml. – Gây tê dây chằng trong ổ: giữ ống chích theo hướng trục răng cần gây tê, đâm kim vào rãnh nướu ở mặt bên, mặt vát kim áp vào cổ răng, đẩy kim đến khi gặp phải sức cản. Bơm chậm khoảng 0,2ml. Nếu khoảng cách giữa hai răng quá hẹp có thể thay đổi hướng ống chích theo hướng từ mặt ngoài hay mặt trong. Cẩn thận khi gây tê: luôn giữ kim tiếp xúc với răng, tránh bị lệch hướng vào mặt trong, bơm thuốc thật chậm và dùng lượng thuốc tê tối thiểu. Dấu hiệu chứng tỏ gây tê thành công là có cảm giác nặng tay khi bơm thuốc, nhất là khi dùng ống chích thông thường, thuốc tê không rớt vào miệng bệnh nhân, nếu xảy ra nên đâm kim lại ở cùng vị trí file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm 7/14/2011
- Bo Y te - Phau thuat mieng Page 71 of 230 nhưng thay đổi hướng, có dấu hiệu thiếu máu tại chỗ tại niêm mạc vùng chích. 3.4. Ưu, nhược điểm Ưu điểm: tránh được tê môi, lưỡi, phần mềm xung quanh nên dễ chịu cho bệnh nhân, liều thuốc tê dùng ít, đạt hiệu quả tê nhanh ở tủy răng và mô mềm (30 giây), ít chấn thương hơn các kỹ thuật gây tê vùng, thích hợp để nhổ răng, điều trị tủy từng răng riêng rẽ. Nhược điểm: khó thực hiện ở một số vị trí như mặt xa răng cối lớn hàm dưới, thuốc tê rớt vào miệng tạo vị giác khó chịu, khi chích dùng áp lực mạnh hay chích quá nhanh có thể làm vỡ ống thuốc tê, có thể có triệu chứng đau và viêm khớp vài ngày sau khi chích do chích quá nhanh, mạnh và nhiều thuốc tê. 3.5. Thất bại – Nhiễm trùng hay viêm cấp tính ở nơi chích hay vùng dây chằng. – Thuốc tê không được giữ tiếp xúc tại chỗ chích, cần phải thực hiện gây tê lại. 3.6. Biến chứng Đau nhiều khi đâm kim, nhất là dây chằng bị viêm cấp tính hay kim bị lệch hướng vào mô mềm ở mặt trong, đau khi bơm thuốc do chích quá nhanh, đau và viêm khớp vài ngày sau do chích quá nhanh và nhiều thuốc tê. Hình 2.19. Gây tê dây chằng: vị trí và hướng đâm kim 4. Gây tê vách giữa răng Là kỹ thuật gây tê tại chỗ bằng cách đâm kim xuyên qua lớp vỏ xương ở vách giữa răng vào trực tiếp mô xương bên dưới, thuốc tê sẽ khuếch tán qua xương xốp vào dây chằng nha chu và vùng chóp gốc của hai răng kề bên. 4.1. Chỉ định – Nhổ tất cả các răng hàm trên và hàm dưới, cả răng bị viêm khớp cấp, thay thế hoặc bổ túc gây tê gai Spix và gây tê cận chóp, lấy tủy răng sống không chảy máu (do gây thiếu máu cục bộ nơi tủy răng sau khi chích thuốc). – Vùng tê bao gồm: xương, mô mềm, tủy răng liên hệ. 4.2. Chống chỉ định – Bệnh nha chu: răng bị tiêu xương thành lập túi, thuốc tê đi vào trong túi gây đau và lan rộng nhiễm file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm 7/14/2011
- Bo Y te - Phau thuat mieng Page 72 of 230 trùng. – Răng sữa: thuốc sẽ khuếch tán vào túi mầm răng của răng bên dưới làm xáo trộn sự mọc răng bình thường. – Nhiễm trùng hay viêm cấp tính ngay tại vị trí chích. 4.3. Kỹ thuật – Sử dụng kim và ống chích chuyên biệt: + Kim: dài khoảng 0,8cm, đường kính 0,3 – 0,5mm, độ cứng cao. + Ống chích: loại ống chích sắt thông thường hay loại chịu được áp lực mạnh để tránh bể ống thuốc tê. - Điểm chuẩn: trung tâm của tam giác nướu có hai cạnh bên là triền gần và xa của gai nướu giữa răng và đáy là đường đi qua điểm thấp nhất của cổ răng hai răng kế cận. - Hướng đâm kim: vuông góc với bề mặt màng niêm phủ ở mặt ngoài, kim tạo một góc 40 - 45o về phía mặt nhai so với trục răng liên hệ, mặt vát của kim hướng về phía chóp răng. - Sau khi đâm kim qua mô mềm, bơm nhẹ vài giọt thuốc tê tại chỗ rồi tiếp tục đẩy kim sâu thêm khoảng 1 - 2mm đến vách xương gian răng mà không có cảm giác vướng, bơm thật chậm khoảng 0,5ml thuốc tê. Nếu có cảm giác vướng, kim không thể đi xa hơn nữa mà chỉ vào sâu khoảng 1 – 2 mm, áp lực trên ống chích khá nặng, không nên cố gắng đẩy kim mạnh thêm mà nên rút ra rồi đâm lại ở vị trí mới chính xác hơn, có thể ở trên hay dưới điểm đâm cũ. Có thể đâm ở gai nướu trong cũng có kết quả tương tự. Dấu hiệu chứng tỏ gây tê thành công là có cảm giác nặng tay khi bơm thuốc tê nhất là khi sử dụng ống chích loại thông thường, thuốc tê không bị rớt vào miệng bệnh nhân, nếu xảy ra nên đâm kim sâu hơn; có dấu hiệu thiếu máu tại chỗ tại niêm mạc vùng chích. 4.4. Ưu, nhược điểm Ưu điểm: bệnh nhân ít bị tê môi, lưỡi, cằm, dùng ít thuốc tê, hiệu quả tê nhanh, ít chảy máu tại vùng can thiệp, ít chấn thương khi gây tê, ít biến chứng sau khi chích, hiệu quả ngay cả khi răng bị viêm khớp cấp. Nhược điểm: cần phải đâm kim sâu qua nhiều vùng mô, thuốc tê có thể rơi vào trong miệng tạo vị giác khó chịu, hiệu quả tê trên tủy ngắn, cần có kinh nghiệm thực hành mới có thành công cao. 4.5. Thất bại Do mô bị nhiễm trùng hay viêm cấp tính và thuốc tê chích quá ít. 4.6. Biến chứng Đau sau khi chích nhưng không đáng kể. file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm 7/14/2011
- Bo Y te - Phau thuat mieng Page 73 of 230 Hình 2.20. Gây tê vách: vị trí và hướng đâm kim 5. Gây tê tủy răng Chích thuốc tê vào buồng tủy của một răng bị tổn thương tủy, được sử dụng bổ sung khi các biện pháp gây tê khác không đủ để tạo hiệu quả tê cho việc lấy tủy hay can thiệp nhổ răng, nhất là ở các răng hàm dưới. Hiệu quả tê do tác động dược lý của thuốc tê và áp lực lúc chích. 5.1. Chỉ định Bổ sung cho các kỹ thuật gây tê khác khi không tạo được hiệu quả tê sâu trên mô tủy, chỉ áp dụng kỹ thuật khi buồng tủy bị lộ do can thiệp hay do bệnh lý. 5.2. Chống chỉ định Không có. 5.3. Kỹ thuật – Dùng kim ngắn hay kim dài khi cần đâm kim vào ống tủy chân răng, có thể bẻ cong kim để dễ đưa kim vào vị trí chích mong muốn. – Đặt kim ngay vị trí hở của buồng tủy, có thể đưa kim sâu vào ống tủy chân răng, bơm chậm 0,2 - 0,3ml thuốc tê. Khi chích bệnh nhân có cảm giác đau nhói nhưng sẽ nhanh chóng biến mất. Nếu kim không đưa lọt vào trong ống tủy sẽ chỉ có hiệu quả tê do tác động dược lý của thuốc. 5.4. Ưu, nhược điểm Ưu điểm: bệnh nhân không bị tê trên mô mềm, dùng ít thuốc tê, tác động nhanh, không biến chứng sau khi chích. file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm 7/14/2011
- Bo Y te - Phau thuat mieng Page 74 of 230 Nhược điểm: đau khi chích kèm có vị giác khó chịu, khó đâm kim vào ống tủy chân răng, buồng tủy phải có đường thông ra ngoài. Biến chứng gãy kim ít xảy ra và dễ khắc phục vì đầu kim không nằm trong mô mềm. Hình 2.21. Gây tê tủy răng 5.5. Thất bại Tủy bị nhiễm trùng hay viêm cấp tính, thuốc tê không được giữ tiếp xúc với mô. 5.6. Biến chứng Không có, bệnh nhân có thể đau dữ dội lúc chích nhưng sẽ nhanh chóng biến mất. GÂY TÊ VÙNG MỤC TIÊU 1. Trình bày được chỉ định, chống chỉ định, vùng tê, ưu nhược điểm, biến chứng và mô tả được kỹ thuật gây tê vùng của dây thần kinh và các nhánh của dây thần kinh hàm trên.. 2. Trình bày được chỉ định, chống chỉ định, vùng tê, ưu nhược điểm, biến chứng và mô tả được kỹ thuật gây tê vùng của dây thần kinh và các nhánh của dây thần kinh hàm dưới. file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm 7/14/2011
- Bo Y te - Phau thuat mieng Page 75 of 230 MỞ ĐẦU Gây tê vùng nhằm loại bỏ sự dẫn truyền cảm giác ở toàn bộ đoạn dây thần kinh bên dưới vùng chích, gây mất cảm giác đau ở một vùng rộng lớn do thần kinh đó chi phối. Ở xoang miệng gây tê vùng liên hệ chủ yếu đến các nhánh và phân nhánh của dây thần kinh V, các nhánh và phân nhánh này được chích ở những vị trí có thể đâm kim đến được nhằm đạt hiệu quả gây mất cảm giác cao mà không gây tổn hại đến những cấu trúc giải phẫu ở vùng đó và vùng lân cận. Kỹ thuật này có những ích lợi như: tránh được nhiều mũi đâm tại chỗ, dùng lượng thuốc tê ít hơn mà vùng mất cảm giác lại rộng hơn, hiệu quả tê kéo dài, tránh được các biến chứng tại chỗ sau khi chích và giúp phản ứng lành sẹo tốt hơn gây tê tại chỗ. Tuy nhiên kỹ thuật gây tê vùng thường khó thực hiện, đòi hỏi phải nắm vững cấu trúc giải phẫu học vùng cần gây tê và tuân thủ tuyệt đối theo các điểm mốc giải phẫu cũng như kỹ thuật chích và việc di chuyển kim mò mẫm trong mô dễ gây ra các tổn thương cho các cấu trúc giải phẫu lân cận nếu không thực hiện đúng kỹ thuật. A GÂY TÊ VÙNG DÂY THẦN KINH HÀM TRÊN I - KỸ THUẬT GÂY TÊ VÙNG DÂY THẦN KINH HÀM TRÊN Là kỹ thuật gây tê chặn nhằm đạt được hiệu quả tê ở tầng giữa của mặt, thường dùng đối với các can thiệp phẫu thuật ở cung hàm trên sau khi thực hiện gây tê ở cả hai bên. 1. Chỉ định – Gây tê toàn vùng do nhánh dây thần kinh V2 phân bố cảm giác để phẫu thuật. – Các trường hợp không thể gây tê các phân nhánh của V2 hay tại chỗ do nhiễm trùng hay chấn thương. – Chẩn đoán và điều trị chứng đau nhánh thần kinh V2 của dây thần kinh V. 2. Vùng tê Các răng của nửa hàm trên bên chích (bao gồm tủy răng và mô nha chu), xương ổ răng và niêm mạc phủ bên ngoài, khẩu cái cứng và mềm, môi trên, má trước, bên cánh mũi và mi mắt dưới. 3. Chống chỉ định Bác sĩ chưa có kinh nghiệm; bệnh nhân có nhiễm trùng hay viêm cấp tính tại vị trí chích; bệnh nhân trẻ em do cấu trúc giải phẫu học thay đổi, ít hợp tác và có nhiều kỹ thuật khác phù hợp hơn; bệnh nhân không hợp tác; bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết (bệnh nhân bệnh huyết hữu). 4. Kỹ thuật 4.1. Kỹ thuật trong miệng 4.1.1 Chích trên lồi củ file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm 7/14/2011
- Bo Y te - Phau thuat mieng Page 76 of 230 – Điểm chuẩn: đáy hành lang vùng răng cối lớn thứ ba hàm trên và lồi củ hàm trên. – Điểm đến của kim: hố chân bướm - khẩu cái. – Kỹ thuật chích: Đứng bên phải bệnh nhân (tay trái vòng qua đầu bệnh nhân nếu chích bên trái). Mặt nhai hàm trên nghiêng 45 với sàn nhà khi bệnh nhân há miệng. Ngón trỏ trái theo rãnh ngách lợi tới chỗ lõm nơi mặt sau mỏm gò má của xương hàm trên. Bệnh nhân hơi ngậm miệng (cho má đỡ căng), phần thịt ngón trỏ trái vẫn ở mỏm gò má, ngón nghiêng 45 với mặt đứng dọc giữa trong mặt phẳng song song với mặt nhai răng cối trên. Sát trùng nơi chích và đâm kim theo hướng ngón trỏ như vị trí trên và kim phân đôi ngón tay, vị trí kim ở phía cao của đáy hành lang vùng răng cối lớn thứ ba trên, mặt vát kim áp sát xương. Đẩy kim theo mức 3cm đã ghi dấu theo hướng vào trong, lên trên và ra sau, khi đẩy kim không gặp điểm vướng, nếu có thể do góc độ giữa kim và mặt phẳng dọc giữa quá lớn. Ở vị trí này kim sẽ qua rãnh chân bướm hàm và kề với hố chân bướm - khẩu cái, nơi có thần kinh hàm trên. Hút kiểm tra, nếu không thấy máu thì bơm chậm chừng 2ml dung dịch thuốc tê. Trong lúc gây tê có thể xảy ra bọc tụ máu ở phía sâu làm phù đáng kể vùng má do tổn thương động mạch răng trên sau. Hình 2.22. Gây tê thần kinh hàm trên ở vị trí chích trên lồi củ 4.1.2. Chích ở ống khẩu cái lớn – Điểm chuẩn: lỗ khẩu cái lớn (lỗ khẩu cái sau). – Điểm đến của kim: hố chân bướm - khẩu cái. – Kỹ thuật chích: + Đầu ngón trỏ trái đặt bên lỗ khẩu cái lớn, thường cách viền nướu 1cm, ở giữa răng cối trên thứ 2 và thứ 3, ngay ranh giới giữa xương khẩu cái và xương hàm trên, lỗ này là miệng của ống khẩu cái lớn, ống bắt đầu từ phần dưới của hố chân bướm khẩu cái chạy xuống dưới, ra trước, hơi vào trong và mở vào lỗ khẩu cái lớn. Theo nghiên cứu trên 204 xương hàm người Châu Âu (Malamed và Trieger 1983), vị trí lỗ khẩu cái lớn không bao giờ nằm trước răng cối lớn thứ hai, có 39% trường hợp lỗ nằm ngay chân trong của của răng cối lớn thứ hai, 50% trường hợp ở giữa hai chân trong của răng cối lớn thứ hai và răng khôn, 10% trường hợp nằm sau chân trong của răng khôn. – Đâm kim theo hướng từ phía đối diện và vuông góc với bề mặt niêm mạc nơi lỗ khẩu cái lớn, gây file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm 7/14/2011
- Bo Y te - Phau thuat mieng Page 77 of 230 tê tại vị trí miệng lỗ rồi chọc tìm đúng lỗ và đẩy kim theo mức 3,5cm đã ghi dấu (rất chậm và không được vướng mắc gì, nếu có trở ngại thì rút kim ra rồi đâm nhẹ trở lại), hướng kim ra sau và hơi ra ngoài. Hiệu quả tê đạt được khi kim đạt được độ sâu khoảng 2/3 chiều dài của ống khẩu cái lớn. Chiều sâu đâm kim tối đa được định bằng cách đo chiều cao của thân xương hàm trên từ bờ dưới ổ mắt đến bờ tự do của xương răng vùng răng nanh hay răng cối nhỏ, kim không nên đi quá xa vào trong hố chân bướm khẩu cái, nhất là ở phần cao của hố nơi có nhiều nhánh động mạch hàm trong. Bơm chậm khoảng 2ml dung dịch thuốc tê. Hình 2.23. Gây tê thần kinh hàm trên ở ống khẩu cái lớn 4.2. Kỹ thuật ngoài miệng – Quy trình vô trùng (chuẩn bị da nơi chích, rửa tay, mang găng). – Đánh dấu chỗ lõm mặt dưới điểm giữa cung gò má trên khuyết sigma (định vị bằng cách bảo bệnh nhân nhai). – Dùng ống chích bơm hút được, có kim dài chừng 8cm, được ghi dấu nơi 4,5cm, đâm thẳng góc với mặt đứng dọc giữa (mặt da) tới khi đụng xương chân bướm. – Kéo nhẹ kim rồi đẩy hơi lên trên và ra phía trước tới dấu ghi. – Hút kiểm tra nếu không thấy chạm mạch máu thì bơm chậm 2 – 3ml dung dịch thuốc tê (cứ bơm mỗi 0,5ml lại hút kiểm tra một lần). Hình 2.24. Gây tê vùng thần kinh hàm trên theo kỹ thuật ngoài mặt Dấu hiệu gây tê thành công: xuất hiện cảm giác tê ở mí dưới, phần bên mũi, môi trên sau khi chích file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm 7/14/2011
- Bo Y te - Phau thuat mieng Page 78 of 230 khoảng 3 - 5 phút. 5. Ưu, nhược điểm Ưu điểm: tỷ lệ thành công cao nếu thực hiện đúng kỹ thuật, giảm số lần đâm kim và lượng thuốc tê nếu thay bằng hàng loạt mũi đâm kim tại các nhánh và nhánh tận. Nhược điểm: khó thực hiện, nguy cơ thành lập bọc máu, xuất huyết nhất là chích ở vị trí trên lồi củ, đau khi chích ở lỗ khẩu cái lớn. 6. Thất bại Khi kim không đạt đúng độ sâu thích hợp và kim không đi đúng vào ống khẩu cái lớn. 7. Biến chứng – Xuất huyết và thành lập bọc máu nếu kim đâm trúng các nhánh động mạch quan trọng: động mạch hàm trong (phía dưới kim), động mạch thái dương, phân nhánh của động mạch hàm trong, động mạch ngang của mặt nằm ở nông (phía trên hoặc dưới kim). – Đâm kim quá sâu khi đi theo đường ống khẩu cái lớn đến gần hốc mắt và thuốc tê khuếch tán vào hốc mắt gây ra các biến chứng tại mắt như: phù xung quanh mắt, song thị, mù tạm thời. Chú ý giảm độ sâu của kim đối với bệnh nhân trẻ hay trẻ em. – Đâm vào hố mũi nếu theo đường ống khẩu cái lớn và kim bị lệch vào giữa, bệnh nhân thấy thuốc tê chảy xuống họng hay hút kiểm tra thấy có không khí. II - KỸ THUẬT GÂY TÊ DÂY THẦN KINH XƯƠNG Ổ TRÊN SAU (thần kinh răng trên sau) 1. Chỉ định Các thủ thuật cho răng cối lớn trên cùng bên và các mô nâng đỡ khi gây tê tại chỗ không hiệu quả hay có chống chỉ định. Cần lưu ý các phân bố thần kinh phía màng niêm khẩu cái. 2. Chống chỉ định Bệnh nhân có rối loạn đông máu. 3. Vùng tê – Các răng cối trên (trừ chân ngoài gần răng cối thứ nhất). – Xương ổ mặt ngoài các răng cối và các cấu trúc bao phủ bên ngoài. 4. Kỹ thuật – Điểm chuẩn: phía trên đáy hành lang vùng răng cối lớn thứ ba. – Điểm đến của kim: thần kinh răng trên sau ở phía sau và trên bờ sau của xương hàm trên. – Kỹ thuật chích: + Bác sĩ đứng bên phải bệnh nhân (tay trái vòng qua đầu bệnh nhân nếu chích bên trái). file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm 7/14/2011
- Bo Y te - Phau thuat mieng Page 79 of 230 + Mặt nhai hàm trên nghiêng 45 với sàn nhà khi bệnh nhân há miệng. + Ngón trỏ trái theo rãnh ngách lợi tới chỗ lõm nơi mặt sau mỏm gò má của xương hàm trên. + Bệnh nhân hơi ngậm miệng cho má đỡ căng, phần mềm ngón trỏ trái vẫn ở mỏm gò má và nghiêng 45 với mặt đứng dọc giữa, trong mặt thẳng góc với mặt nhai răng cối trên. + Sát trùng nơi chích và đâm kim theo hướng ngón trỏ như vị trí trên và kim phân đôi ngón tay, vị trí kim ở trên cao của đáy hành lang vùng răng 8 trên. + Đẩy kim chừng 1,5 - 2cm theo hướng vào trong, lên trên và hơi ra sau trong cùng một động tác: * Lên trên: kim nghiêng khoảng một góc 45 độ so với mặt phẳng nhai. * Vào trong: kim nghiêng khoảng 45 độ so với mặt phẳng dọc giữa. * Ra sau: kim nghiêng khoảng 45 độ so với trục răng cối lớn thứ nhì. Khi đẩy, kim không gặp trở ngại gì và bệnh nhân không cảm thấy khó chịu, nếu kim gặp điểm cản có thể do góc độ giữa kim và mặt phẳng dọc giữa quá lớn, nên kéo kim lùi nhẹ và đâm lại theo hướng mới chính xác hơn. Đối với người lớn, khi kim ở độ sâu khoảng 16mm, đầu kim sẽ tiếp xúc với nơi thần kinh răng trên sau đi vào mặt sau xương hàm trên; còn ở trẻ em và người trẻ đâm kim ít sâu hơn (khoảng 10 - 14mm). Độ sâu của kim còn tùy thuộc vào vóc dáng của bệnh nhân. – Hút kiểm tra, nếu không thấy chạm mạch máu thì bơm chậm chừng 1 - 1,5ml dung dịch thuốc tê. – Dây thần kinh xương ổ trên sau còn được gây tê bằng cách chích vào lỗ khẩu cái lớn như kỹ thuật gây tê vùng dây thần kinh hàm trên nhưng mức đâm kim ít sâu hơn (khoảng 2 - 2,5cm). – Dấu hiệu tê: can thiệp không đau trên răng cối lớn trên. 5. Ưu, nhược điểm Ưu điểm: ít đau do chích vào trong mô mềm và không tiếp xúc xương, tỷ lệ thành công cao (95%), giảm số lần đâm kim và lượng thuốc tê sử dụng. Nhược điểm: nguy cơ thành lập bọc máu, có thể lan tỏa gây khó chịu và trở ngại cho bệnh nhân. Không kiểm soát đau hiệu quả trên răng cối lớn thứ nhất. 6. Thất bại Khi kim đâm bị lệch sang bên quá nhiều sẽ đụng xương ngay khi chưa đến độ sâu thích hợp, hoặc kim đâm nông làm kém hiệu quả tê, hoặc kim đâm quá sâu làm tăng nguy cơ thành lập bọc máu. 7. Biến chứng – Thành lập bọc máu do kim đâm quá sâu vào đám rối chân bướm hay động mạch hàm trong. – Tê hàm dưới: nhánh thần kinh hàm dưới ở vị trí gần kề với thần kinh răng trên sau, nếu chích thuốc tê hơi lệch sang bên so với vị trí chuẩn sẽ làm tê thần kinh hàm dưới ở nhiều mức độ khác nhau. file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm 7/14/2011
- Bo Y te - Phau thuat mieng Page 80 of 230 a) b) Hình 2.25. Gây tê vùng thần kinh xương ổ trên sau a) Vị trí chích; b) Hướng đâm kim; c) III - KỸ THUẬT GÂY TÊ DÂY THẦN KINH XƯƠNG Ổ TRÊN GIỮA (thần kinh răng trên giữa) Thần kinh xương ổ trên giữa chỉ gặp ở một số người (28% dân số) nên kỹ thuật này ít được sử dụng. Chỉ khi nào gây tê thần kinh xương ổ trên trước không đạt được hiệu quả tê trên răng cối nhỏ mới thực hiện kỹ thuật này. 1. Chỉ định Các thủ thuật và phẫu thuật trên răng cối nhỏ trên khi không đạt được hiệu quả tê bằng kỹ thuật gây tê thần kinh xương ổ trên trước. 2. Chống chỉ định – Nhiễm trùng hay viêm cấp tính tại vùng chích. – Khi không có thần kinh xương ổ trên giữa, lúc bấy giờ thần kinh xương ổ trên trước sẽ chi phối vùng răng cối nhỏ và chân ngoài gần của răng cối lớn thứ nhất hàm trên. 3. Vùng tê Răng cối nhỏ và chân ngoài gần của răng cối lớn thứ nhất cùng bên chích, xương nâng đỡ và phần mềm phía ngoài các răng này. 4. Kỹ thuật file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm 7/14/2011
- Bo Y te - Phau thuat mieng Page 81 of 230 – Điểm chuẩn: đáy hành lang vùng răng cối nhỏ thứ nhì. – Điểm đến của kim: xương hàm trên phía trên chóp răng cối nhỏ thứ nhì. – Kỹ thuật chích: + Kéo căng môi trên bệnh nhân tại vị trí chích để thấy rõ điểm đâm kim. + Đâm kim vào đáy hành lang vùng răng cối nhỏ thứ nhì, mặt vát kim tiếp xúc xương, đẩy nhẹ kim về phía trên chóp răng cối nhỏ thứ nhì. + Hút kiểm tra, bơm chậm khoảng 1ml thuốc tê. – Dấu hiệu tê: bệnh nhân có cảm giác tê môi trên tại vị trí chích và can thiệp không đau trên răng cối nhỏ. 5. Ưu, nhược điểm Ưu điểm: kỹ thuật đơn giản, giảm được lượng thuốc tê và số lần đâm kim. Nhược điểm: không có. 6. Thất bại Chích quá thấp ở dưới vùng chóp răng cối nhỏ thứ nhì, chích ở vị trí cách xa chóp răng cối nhỏ thứ nhì, xương cung tiếp tại vị trí chích ngăn cản không cho thuốc tê khuếch tán đến thần kinh. 7. Biến chứng Rất hiếm gặp, để tránh làm bệnh nhân đau khi chích, không để đầu kim làm rách màng xương hay bơm thuốc quá nhanh. Hình 2.26. Kỹ thuật gây tê vùng thần kinh xương ổ trên giữa IV - KỸ THUẬT GÂY TÊ DÂY THẦN KINH XƯƠNG Ổ TRÊN TRƯỚC (thần kinh răng trên trước) Gây tê lỗ dưới ổ mắt Thần kinh xương ổ trên trước xuất phát trong ống dưới ổ mắt, sau lỗ dưới ổ mắt khoảng 6 - 10mm. Để đảm bảo gây tê hoàn toàn thần kinh này, phải chích vào ống dưới ổ mắt. Ở những bệnh nhân không có thần kinh xương ổ trên giữa thì thần kinh xương ổ trên trước sẽ chi phối cả răng cối nhỏ và chân ngoài gần của răng cối lớn thứ nhất. file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm 7/14/2011
- Bo Y te - Phau thuat mieng Page 82 of 230 Lỗ dưới ổ mắt: nằm trên đường thẳng đi qua con ngươi khi bệnh nhân nhìn thẳng và dưới bờ dưới ổ mắt khoảng 5 – 10mm Ống dưới ổ mắt: phần trước của ống đi theo một lộ trình nghiêng ra trước, vào trong và xuống dưới, khi đâm kim vào trong ống cần chú ý vì mảnh xương ngăn cách ống dưới ổ mắt và ổ mắt sẽ mỏng dần về phía sau rồi biến mất, ống sẽ trở thành một khe không có mái ở trên. Nếu kim đi quá sâu, thuốc tê có thể khuếch tán vào ổ mắt làm liệt thần kinh vận nhãn gây biến chứng song thị, thậm chí nếu đến được thần kinh thị giác gây mù tạm thời 1. Chỉ định – Các thủ thuật và phẫu thuật trên các răng cửa, răng nanh, cối nhỏ trên cùng bên. – Nhiễm trùng hay viêm cấp tính tại chỗ ngăn cản thực hiện gây tê cận chóp hay thất bại khi gây tê cận chóp do lớp vỏ xương quá dày. Cần lưu ý các phân bố thần kinh giao nhau nơi đường giữa, vùng răng cối nhỏ và phía màng niêm hàm ếch. 2. Chống chỉ định – Chỉ can thiệp trên một, hai răng riêng rẽ. – Bệnh nhân có rối loạn đông máu. 3. Vùng tê Các răng cửa và răng nanh hàm trên bên chích, khoảng 72% bệnh nhân có hiệu quả tê gồm cả răng cối nhỏ và chân ngoài gần của răng cối lớn thứ nhất, xương nâng đỡ và phần mềm phía ngoài các răng này, môi trên, phần bên mũi và mí mắt dưới cùng bên. 4. Kỹ thuật 4.1. Kỹ thuật trong miệng 4.1.1. Ngả răng cối nhỏ – Điểm chuẩn: phía cao đáy hành lang vùng răng cối nhỏ thứ nhất, đầu kim có thể ở đáy hành lang của răng nanh hay răng cửa giữa nhưng đường vào từ răng cối nhỏ là đường ngắn nhất. – Điểm đến của kim: lỗ dưới ổ mắt (phía dưới khe dưới ổ mắt). – Kỹ thuật chích: + Bác sĩ đứng bên phải bệnh nhân hoặc hơi ở phía trước nếu chích bên trái. + Mặt nhai hàm trên nghiêng 45 với sàn nhà khi bệnh nhân há miệng. + Ngón cái trái banh môi bệnh nhân, còn ngón trỏ trái để ở ngoài da ngay vùng lỗ dưới ổ mắt để giúp hướng kim đúng vào vị trí miệng lỗ. Lỗ dưới ổ mắt thường ở trên đường thẳng đứng qua con ngươi và cách bờ dưới ổ mắt chừng 5 10cm. + Sát trùng nơi chích và đâm kim vào đáy hành lang vùng răng cối nhỏ thứ nhất, mặt vát kim tiếp xúc xương, đẩy kim dần về hướng lỗ dưới ổ mắt trong khi luôn giữ hướng ống chích song song với trục răng để tránh kim đụng xương sớm. Chiều sâu của kim khoảng 10mm đến giới hạn của ngón trỏ chuẩn, file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm 7/14/2011
- Bo Y te - Phau thuat mieng Page 83 of 230 chiều sâu này có thể thay đổi tùy thuộc vào chiều sâu của đáy hành lang và vị trí của lỗ dưới ổ mắt, có thể định trước chiều sâu này trước lúc chích bằng cách đặt một ngón tay vào lỗ dưới ổ mắt, còn một ngón khác ở vị trí chích. + Nhỏ ít thuốc tê nơi miệng lỗ dưới ổ mắt rồi tiếp tục đẩy nhẹ kim vào lỗ (1 - 2mm) trong khi vẫn ấn chặt ngón trỏ chuẩn (để thuốc chỉ có thể đi vào ống dưới ổ mắt). Ống chích luôn luôn đụng môi dưới. Đầu kim không thể đi xa nhiều vì đụng trần ống dưới ổ mắt. + Bơm chậm chừng 1 - 1,5ml dung dịch thuốc tê sau khi đã hút kiểm tra, có thể nhận được cảm giác trên ngón trỏ chuẩn khi bơm thuốc tê. + Vẫn giữ chặt ngón trỏ tại chỗ sau khi chích khoảng 1 - 2 phút để làm tăng hiệu quả khuếch tán của thuốc tê vào miệng lỗ. Nếu không muốn đâm kim vào lỗ, người ta có thể bơm thuốc tê khi đầu kim tới miệng lỗ rồi xoa nắn mô cho thuốc vào bị ép vào ống dưới mắt. – Dấu hiệu tê: tê vùng mí dưới, bên mũi, môi trên và can thiệp không đau trên các răng tương ứng. 4.1.2. Ngả răng cửa giữa Kỹ thuật cũng tương tự như trên nhưng điểm chuẩn ở đáy hành lang vùng răng cửa giữa, đâm kim vào điểm chuẩn theo hướng đường chéo mặt ngoài răng cửa giữa cùng bên hướng về lỗ dưới ổ mắt (từ góc rìa gần tới góc lợi xa), sâu chừng 12 - 15mm tới giới hạn ngón chuẩn. 4.1.3. Ngả hố nanh Kỹ thuật cũng tương tự như trên nhưng điểm chuẩn ở đáy hành lang vùng răng nanh (hố nanh), đâm kim vào điểm chuẩn hướng về lỗ dưới ổ mắt (từ góc rìa gần tới góc lợi xa), sâu chừng 12 - 15mm tới giới hạn ngón chuẩn. 4.2. Kỹ thuật ngoài miệng – Quy trình vô trùng (chuẩn bị da nơi chích, rửa tay, mang găng). – Định vị trí lỗ dưới ổ mắt như kỹ thuật trong miệng. – Chích vuông góc với mặt phẳng da nơi vị trí của lỗ đến khi đụng xương rồi hướng nhẹ kim lên trên, ra sau và ra phía ngoài để đi vào lỗ chừng 3mm (nên dùng loại ống chích bơm hút được). – Bơm chậm chừng 1ml dung dịch thuốc tê sau khi hút kiểm tra không đụng mạch máu. file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm 7/14/2011
- Bo Y te - Phau thuat mieng Page 84 of 230 Hình 2.27. Gây tê l dướ i ổ mắ t. ỗ a) Vị trí lỗ dưới ổ mắt; b) Vị trí ngón tay chuẩn; c) Theo ngả răng cối nhỏ; d) Theo ngả hố nanh; e) Theo ngả răng cửa giữa. 5. Ưu, nhược điểm Ưu điểm: kỹ thuật tương đối an toàn, hiệu quả, giảm được số lần chích và lượng thuốc tê. Nhược điểm: – Tâm lý: người chích có cảm giác lo sợ làm tổn thương mắt của bệnh nhân còn bệnh nhân thì sợ kim đâm vào mắt khi thực hiện theo đường ngoài mặt. – Khó xác định điểm chuẩn. 6. Thất bại Kim quá thấp so với vị trí lỗ dưới ổ mắt, có thể nhận ra khi bơm thuốc tê thấy thuốc làm phồng da ngay vị trí chích: có hiệu quả tê ở mí dưới, bên mũi và môi trên nhưng lại kém hiệu quả tê trên răng, kim file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm 7/14/2011
- Bo Y te - Phau thuat mieng Page 85 of 230 bị lệch sang bên so với vị trí lỗ dưới ổ mắt. 7. Biến chứng – Bọc máu ở mí mắt dưới hay ở mô mềm xung quanh lỗ. – Đâm quá sâu có thể làm liệt vài nhánh thần kinh vận nhãn gây song thị tạm thời; dung dịch thuốc khuếch tán tới dây thần kinh thị giác gây mù tạm thời; đầu kim đâm vào ổ mắt. V - KỸ THUẬT GÂY TÊ DÂY THẦN KINH MŨI - KHẨU CÁI - GÂY TÊ LỖ RĂNG CỬA (Lỗ khẩu cái trước) Gây tê tại khẩu cái thường rất đau nên cần chuẩn bị kỹ về tâm lý cho bệnh nhân trước khi tiến hành. Khi chích có thể làm giảm sự khó chịu cho bệnh nhân bằng cách sử dụng các biện pháp sau: – Đặt thuốc tê tại chỗ ngay vị trí chích. – Tạo một áp lực khác lên vùng bên cạnh nơi chích, có thể sử dụng một tăm bông hay dùng ngón tay đè mạnh lên niêm mạc bên cạnh vị trí chích, áp lực này được thực hiện trong suốt quá trình gây tê. – Giữ vững kim trong khi bơm thuốc. – Chích thật chậm do mô mềm vùng khẩu cái có mật độ chắc và dính sát vào mô xương bên dưới, khi chích nhanh sẽ làm xé rách mô và gây đau ngay cả sau khi chích. Dây thần kinh mũi - khẩu cái được gây tê ở miệng của ống khẩu cái trước, lỗ này được che phủ bởi gai khẩu cái, ngay phía sau răng cửa giữa. Có nhiều tác giả đề nghị các kỹ thuật khác nhau để gây tê thần kinh mũi - khẩu. Kỹ thuật nguyên thủy đề nghị chích một mũi duy nhất vào gai nướu ở khẩu cái giữa hai răng cửa giữa, phần gai nướu này có mật độ chắc, dính sát vào mô xương bên dưới và rất nhạy cảm nên chích theo kỹ thuật này làm bệnh nhân rất khó chịu. Kỹ thuật khác yêu cầu đâm nhiều mũi hơn nhưng lại ít gây chấn thương cho bệnh nhân. 1. Chỉ định Bổ sung gây tê vùng dây thần kinh xương ổ trên trước và giữa khi can thiệp trên các răng cửa và răng cối nhỏ; hoàn chỉnh gây tê vách mũi. 2. Chống chỉ định Nhiễm trùng hay viêm cấp tính tại vùng chích, can thiệp trên một hay hai răng riêng lẻ. 3. Vùng tê Phần trước của khẩu cái cứng và các cấu trúc bao phủ cho tới viền răng cối nhỏ. Cần lưu ý các phân bố thần kinh giao nhau do dây thần kinh khẩu cái trước. 4. Kỹ thuật 4.1. Kỹ thuật đâm một mũi – Điểm chuẩn: niêm mạc khẩu cái ngay gai cửa, nằm ở đường giữa, phía sau cổ răng cửa giữa khoảng 2mm. file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm 7/14/2011
- Bo Y te - Phau thuat mieng Page 86 of 230 – Điểm đến của kim: lỗ cửa, nằm bên dưới gai cửa. – Kỹ thuật: đâm kim vào niêm mạc khẩu cái nơi gai cửa, hướng kim nghiêng 45 độ so với nhú cửa, mặt vát kim tiếp xúc với mô mềm khẩu cái, bơm chậm vài giọt thuốc tê khi kim vừa qua niêm mạc. Sau đó hướng kim lên trên và ra phía sau, mũi kim sẽ đi dễ dàng vào ống khẩu cái trước, vào sâu khoảng 0,5 đến 1cm. Bơm thật chậm khoảng 0,5ml thuốc tê, ngừng chích khi có dấu hiệu thiếu máu tại chỗ ở vị trí chích. – Dấu hiệu tê: can thiệp không đau ở phần trước khẩu cái. – Ưu, nhược điểm: Ưu điểm: tỷ lệ thành công cao (95%), chỉ đâm một lần duy nhất, giảm số lần chích và lượng thuốc tê. Nhược điểm: gây chấn thương cao, bệnh nhân rất khó chịu. – Thất bại: + Nếu thuốc tê chỉ ở một bên của ống cửa thì hiệu quả tê chỉ có ở một bên. + Kém hiệu quả tê tại vùng răng nanh và cối nhỏ do giao thoa phân bố thần kinh. – Biến chứng: không đáng kể, có thể gặp hoại tử sau khi chích, nhất là dùng thuốc tê có thuốc co mạch ở nồng độ cao (không sử dụng thuốc tê có noradrenalin). 4.2. Kỹ thuật đâm nhiều mũi – Điểm chuẩn: thắng môi trên, gai nướu mặt ngoài giữa hai răng cửa giữa trên, gai cửa (nếu cần). – Điểm đến của kim: lỗ cửa. – Kỹ thuật: + Đầu tiên, kéo môi trên lên và đâm kim vào thắng môi trên, bơm chậm 0,3ml dung dịch thuốc tê. + Kế tiếp, đâm kim vào gai nướu ngoài giữa hai răng cửa giữa, hướng kim vuông góc với gai nướu và hướng về phía gai cửa ở mặt trong, lúc này có thể thấy hiện tượng niêm mạc ở gai cửa bị trắng ra. Bơm chậm 0,3ml thuốc tê. + Nếu không có hiệu quả tê đủ ở khẩu cái, thực hiện sang bước kế tiếp bằng cách đâm kim vào mô mềm vùng gai cửa, đẩy nhẹ kim đến khi đụng xương, bơm chậm khoảng 0,3ml thuốc tê. – Dấu hiệu tê: tê ở môi trên và can thiệp không đau ở phần trước khẩu cái. – Ưu, nhược điểm: Ưu điểm: tỷ lệ thành công cao, ít gây chấn thương. Nhược điểm: phải đâm kim nhiều lần và khó giữ vững kim khi thực hiện bước thứ hai. – Thất bại: + Nếu kém hiệu quả tê ở vùng khẩu cái trước, thực hiện thêm bước thứ ba. + Kém hiệu quả tê tại vùng răng nanh và cối nhỏ do giao thoa phân bố thần kinh. – Biến chứng: không đáng kể, có thể có cảm giác căng tức tại gai nướu vài ngày sau khi chích. file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm 7/14/2011
- Bo Y te - Phau thuat mieng Page 87 of 230 Hình 2.28. Gây tê thần kinh mũi - khẩu cái VI - KỸ THUẬT GÂY TÊ DÂY THẦN KINH KHẨ U CÁ I Ớ LN –GÂY TÊ LỖ KHẨ U CÁ I S AU ( Gây tê lk ẩ h cái lớ n) ỗ u Chích ở lỗ khẩu cái sau ít gây chấn thương hơn so với lỗ khẩu cái trước vì mô mềm xung quanh lỗ khẩu cái sau có mật độ không săn chắc như vùng khẩu cái trước. 1. Chỉ định Gây tê khẩu cái kết hợp với gây tê vùng dây thần kinh xương ổ trên sau hay dây thần kinh xương ổ trên giữa khi can thiệp trên các răng cối lớn và cối nhỏ; phẫu thuật phần sau khẩu cái cứng. 2. Chống chỉ định Nhiễm trùng hay viêm cấp tính tại vị trí chích, can thiệp trên một hay hai răng riêng rẽ. 3. Vùng tê Phần sau của khẩu cái cứng, mô mềm bao phủ cho tới miền răng cối nhỏ phía bên chích, cần lưu ý các phân bố thần kinh giao nhau do dây thần kinh mũi khẩu cái. 4. Kỹ thuật – Điểm chuẩn: lỗ khẩu cái sau thường cách viền nướu 1cm ở giữa răng cối trên thứ 2 và thứ 3, phía trước bờ sau khẩu cái cứng khoảng 5mm, ngay ranh giới giữa xương khẩu cái và xương hàm trên. – Điểm đến của kim: thần kinh khẩu cái trước đi ngang qua lỗ khẩu cái sau. – Kỹ thuật: Đâm kim vào vị trí lỗ khẩu cái lớn, hướng kim từ phía bên đối diện gần thẳng góc với bờ cong xương khẩu cái, mặt vát kim áp sát xương, bơm nhẹ vài giọt thuốc tê khi kim vừa qua mô mềm, tiếp tục đẩy nhẹ kim vào miệng lỗ khẩu cái lớn với độ sâu khoảng 5 - 10mm, bơm chậm khoảng 0,5ml thuốc tê. Hiệu quả tê không tùy thuộc kim có vào lỗ hay không. – Dấu hiệu tê: can thiệp không đau ở vùng khẩu cái sau. 5. Ư u, nh c điể m ượ file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm 7/14/2011
- Bo Y te - Phau thuat mieng Page 88 of 230 Ưu điểm: tỷ lệ thành công cao (95%), giảm số lần chích và lượng thuốc tê, bệnh nhân không khó chịu. Nhược điểm: có thể có thành lập bọc máu, đôi khi gây sang chấn. 6. Thất bại Nếu chích hơi ra phía trước lỗ khẩu cái lớn, hiệu quả tê kém ở vùng phía sau khẩu cái. Kém hiệu quả tê ở vùng răng cối nhỏ do giao thoa phân bố thần kinh. 7. Biến chứng – Có thể hoại tử vùng chích, nhất là khi dùng thuốc tê có nồng độ thuốc co mạch cao (không sử dụng thuốc tê có noradrenalin), một số bệnh nhân có cảm giác khó chịu do tê khẩu cái mềm. – Hiếm gặp bọc máu ở vùng này do niêm mạc dính sát vào xương bên dưới Hình 2.29. Gây tê thần kinh khẩu cái lớn B GÂY TÊ VÙNG DÂY THẦN KINH HÀM DƯỚI I - KỸ THUẬT GÂY TÊ VÙNG DÂY THẦN KINH HÀM DƯỚI Dây thần kinh hàm dưới được gây tê theo nhiều kỹ thuật khác nhau, kỹ thuật Gow - Gates được đề nghị vào 1973 là kỹ thuật gây tê thần kinh hàm dưới ở vị trí cao, trước khi phân toàn bộ các nhánh nhỏ như: thần kinh xương ổ răng dưới, thần kinh lưỡi, thần kinh cơ hàm móng, thần kinh tai thái dương, thần kinh miệng. Đối với bệnh nhân không há miệng được có thể gây tê dây thần kinh hàm dưới theo đường trong miệng bằng kỹ thuật Vazirani - Akinosi hay theo đường ngoài mặt. 1. Chỉ định – Gây tê toàn bộ vùng do nhánh dây thần kinh V3 phân bố cảm giác bằng một lần chích và với khối lượng thuốc tê tối thiểu. – Không thể gây tê các nhánh nhỏ của V3 do nhiễm trùng tại chỗ hay chấn thương. file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm 7/14/2011
- Bo Y te - Phau thuat mieng Page 89 of 230 – Chẩn đoán và điều trị chứng đau nhánh V3 của dây thần kinh V. Hình 2.30. Sơ đồ phân nhánh cảm giác và các vị trí gây tê tương ứng của thần kinh hàm dưới a) Thần kinh miệng; b) Thần kinh lưỡi; c) Thần kinh xương ổ dưới; d) Thần kinh cằm. 2. Chống chỉ định Nhiễm trùng hay viêm cấp tính tại vị trí chích; bệnh nhân có rối loạn đông máu; bệnh nhân không kiểm soát được việc cắn môi dưới và lưỡi liên tục sau khi hoàn tất can thiệp, thường gặp ở bệnh nhân trẻ em hay bệnh nhân có rối loạn tâm thần; bệnh nhân không thể há lớn miệng được khi sử dụng kỹ thuật Gow - Gates hay không thể tiếp cận mặt trong cành lên xương hàm dưới khi dùng kỹ thuật Vazirani - Akinosi. 3. Vùng tê Da vùng thái dương, ống tai ngoài, khớp thái dương hàm, niêm mạc sàn miệng, 2/3 phía trước của lưỡi, các tuyến nước bọt dưới lưỡi, phần cành ngang và phần dưới cành đứng xương hàm dưới, các răng hàm dưới, niêm mạc mặt ngoài hàm dưới. 4. Kỹ thuật 4.1. Kỹ thuật Gow - Gates 4.1.1. Kỹ thuật Sử dụng kim dài, bệnh nhân ở tư thế há miệng tối đa. – Điểm chuẩn: niêm mạc miệng ở khoảng mặt trong của cành lên trên đường từ khóe miệng đến bờ dưới nắp tai, tương ứng với phía dưới và xa múi trong gần răng cối lớn thứ hai hàm trên. file:///C:/Windows/Temp/hpnpclsksx/phau_thuat_mieng.htm 7/14/2011
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn