Tài liệu "Phẫu thuật nội soi khoan kích thích tủy" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, theo dõi và xử trí tai biến sau phẫu thuật nội soi khoan kích thích tủy. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Phẫu thuật nội soi khoan kích thích tủy
- PHẪU THUẬT NỘI SOI KHOAN KÍCH THÍCH TỦY
Lê Tường Viễn
I. ĐẠI CƢƠNG
Kỹ thuật khoan kích thích tủy là một trong những kỹ thuật thường được áp
dụng trong điều trị tổn thương sụn khớp gối. Thường được thực hiện qua phẫu
thuật nội soi và phối hợp với điều trị các tổn thương khác.
II. CHỈ ĐỊNH
Tổn thương sụn khớp độ III, IV (theo phân loại của outerbridge cải biên).
Diện tích tổn thương từ 2 đến 3cm2
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tổn thương > 3cm2 ở người bệnh có yêu cầu cao;
Tổn thương thoái hóa lan tỏa.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình
đã được đào tạo về phẫu thuật nội soi khớp gối.
2. Phương tiện:
- Dàn máy nội soi khớp.
- Bộ dụng cụ nội soi khớp gối.
- Dụng cụ đóng kích thích tủy (awl).
3. Người bệnh:
- Giải thích chỉ định, phương pháp mổ, nguy cơ phẫu thuật, và chương trình
tập sau mổ
- Xét nghiệm trước mổ, vệ sinh thân thể, nhịn ăn 6 giờ trước mổ.
4. Hồ sơ bệnh án: Hoàn thành hồ sơ theo qui định
V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Đầy đủ theo quy định Bộ Y tế.
2. Kiểm tra người bệnh: Đúng người (tên, tuổi,…), đúng bệnh.
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 164
- 3. Thực hiện kỹ thuật:
- Tư thế người bệnh: nằm ngửa, chân mổ để trên bàn hoặc được đặt trên
dụng cụ giữ chân.
- Có thể dùng garo đùi hoặc không.
- Chuẩn bị vùng mổ: rửa, sát trùng.
- Lắp đặt dụng cụ nội soi
- Rạch da: vào khớp bằng hai đường trước ngoài và trước trong
- Chẩn đoán qua nội soi: tư thế chân cho phép gập duỗi tối đa để đánh giá
toàn bộ mặt khớp; đánh giá kích thước và độ sâu của tổn thương; đánh giá và điều
trị các tổn thương phối hợp
- Cắt lọc: cắt lọc các mảnh sụn rời, cắt lọc bờ sụn tổn thương đến phần sụn
bình thường.
- Lấy các chồi xương và mài bớt lớp xương chai ở đáy vùng tổn thương, làm
tăng khả năng bám dính của cục máu đông và cải thiện dinh dưỡng nuôi sụn.
- Thực hiện kích thích tủy vùng tổn thương khuyết sụn: dùng dụng cụ (awl)
đóng tạo các lổ cách nhau 3 đến 4mm.
- Ngưng bơm nước để xác định máu tủy xương chảy ra từ các lổ đã tạo.
- Không dẫn lưu khớp.
- Khâu vết mổ.
VI. THEO DÕI
- Kháng sinh dự phòng: một liều trước mổ và 24g sau mổ.
- Giảm đau sau mổ: thuốc, chườm lạnh
CHƢƠNG TRÌNH TẬP PHỤC HỒI SAU MỔ: Đi nạng chạm nhẹ chân đau 6
đến 8 tuần; Tập gập duỗi thụ động trong 4 đến 6 tuần đầu.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Nhiễm trùng.
- Viêm khớp.
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 165