intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phối hợp giữa giáo viên hòa nhập với giáo viên can thiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ khiếm thính trong trường mầm non hòa nhập

Chia sẻ: Y Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

65
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài báo này đề cập đến sự phối hợp giữa giáo viên hòa nhập với giáo viên can thiệp trong trường mầm non hòa nhập, sự phối hợp này thể hiện trong các nội dung: Đánh giá trẻ trước khi vào trường, xác định mục tiêu giáo dục, xây dựng kế hoạch can thiệp và hỗ trợ hòa nhập, thực hiện mục tiêu can thiệp và hỗ trợ giáo dục, đánh giá tiến bộ và điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phối hợp giữa giáo viên hòa nhập với giáo viên can thiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ khiếm thính trong trường mầm non hòa nhập

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0120 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 136-142 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN HÒA NHẬP VỚI GIÁO VIÊN CAN THIỆP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHO TRẺ KHIẾM THÍNH TRONG TRƯỜNG MẦM NON HÒA NHẬP Nguyễn Thị Hiền Học viên cao học K24, Khoa giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trường mầm non hòa nhập là môi trường tốt để phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thính nói riêng. Trong môi trường đó, muốn có kết quả giáo dục hòa nhập tốt, cần thiết có sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên tham gia trong suốt cả quá trình. Nội dung bài báo này đề cập đến sự phối hợp giữa giáo viên hòa nhập với giáo viên can thiệp trong trường mầm non hòa nhập, sự phối hợp này thể hiện trong các nội dung: Đánh giá trẻ trước khi vào trường, xác định mục tiêu giáo dục, xây dựng kế hoạch can thiệp và hỗ trợ hòa nhập, thực hiện mục tiêu can thiệp và hỗ trợ giáo dục, đánh giá tiến bộ và điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ. Cuối cùng đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của sự phối hợp này. Từ khóa: Trẻ khiếm thính, trường mầm non hòa nhập, phối hợp giáo dục, giáo dục hòa nhập, giáo viên can thiệp cá nhân. 1. Mở đầu Trong định hướng phát triển giáo dục hòa nhập ở nước ta giai đoạn 2011 - 2020 đã đưa ra mục tiêu “hình thành hệ thống giáo dục hòa nhập ở tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục phổ thông; hệ thống dịch vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập được triển khai có hiệu quả”. Một trong những mục tiêu cụ thể là “đến năm 2020 có 70% trẻ em khuyết tật, 95% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác học hòa nhập” [4]. Việc đảm bảo cho trẻ khuyết tật học hòa nhập ở trường mầm non, tiếp cận giáo dục có chất lượng là vô cùng quan trọng. Để đảm bảo chất lượng giáo dục hòa nhập cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các hỗ trợ trong lớp hòa nhập với các can thiệp cá nhân. Trong đó, sự phối hợp giữa các lực lượng là điều kiện quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thính nói riêng tại trường mầm non nơi trẻ theo học. Hiện nay, nhờ sự hỗ trợ của các phương tiện trợ thính, các trẻ khiếm thính ở mức độ nặng và sâu có cơ hội phát triển ngôn ngữ, phát triển giao tiếp và hòa nhập vào xã hội. Vì vậy, số lượng trẻ khiếm thính tham gia vào lớp học hòa nhập ngày càng gia tăng. Mục tiêu hàng đầu trong giáo dục trẻ khiếm thính là phát triển ngôn ngữ nói và giao tiếp tốt trong môi trường xã hội [3]. Để phát triển tốt ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính cần có một hệ thống hỗ trợ thống nhất và đồng bộ, với sự liên thông linh hoạt giữa các lực lượng giáo dục và các môi trường giáo dục khác nhau như trường hòa nhập, cơ sở cung cấp dịch vụ can thiệp cá nhân, dịch vụ thính học. . . Tuy nhiên, vấn đề này Ngày nhận bài: 21/5/2015. Ngày nhận đăng: 12/5/2015. Liên hệ: Nguyễn Thị Hiền, e-mail: lamnhihanoi@yahoo.com.vn 136
  2. Phối hợp giữa giáo viên hòa nhập với giáo viên can thiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục... chưa được quan tâm nghiên cứu tại Việt Nam. Sự phối hợp giữa giáo viên hòa nhập và giáo viên can thiệp trong trường mầm non là một biện pháp giáo dục nhằm nâng cao kết quả phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính nói riêng, chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khiếm thính độ tuổi mầm non. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài Trẻ khiếm thính: Trẻ khiếm thính là những trẻ bị suy giảm sức nghe ở các mức độ khác nhau, dẫn đến khó khăn trong giao tiếp và ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của trẻ [2]. Giáo dục hòa nhập là “Hỗ trợ mọi trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật, cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học, phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống, nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội” [3]. Sự phối hợp: Là quá trình làm việc cùng nhau được xây dựng thống nhất có hệ thống và logic giữa 2 hay nhiều đối tác khác nhau trong cùng một công việc hay tình huống cụ thể. Chất lượng giáo dục trẻ khiếm thính trong trường mầm non hòa nhập: Là lượng kiến thức, ngôn ngữ, kĩ năng. . . mà người giáo viên truyền đạt cho trẻ khiếm thính, trẻ khiếm thính lĩnh hội và thể hiện nó một cách rõ ràng mạch lạc trong giao tiếp hàng ngày. Hiệu quả của sự phối hợp: Là chất lượng giáo dục mang lại từ sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất giữa các bên. 2.2. Đặc điểm của trẻ khiếm thính Việc một giáo viên, nhà trị liệu hiểu được đặc điểm và nhu cầu của trẻ là yếu tố cần thiết để có thể đưa ra các nội dung trị liệu hay hỗ trợ tốt và phù hợp với trẻ [2]. Đặc điểm về ngôn ngữ Trẻ khiếm thính thường không tự bắt chước để học ngôn ngữ nói mà cần có người hỗ trợ trẻ học thông qua quan sát người khác giao tiếp. Trẻ hay bị phát âm sai, tiếng nói bị méo, người khác khó hiểu, vốn từ của trẻ khiếm thính thường ngheo nàn, ngôn ngữ kém phát triển. Trẻ khiếm thính thường ngại giao tiếp vì thế giao tiếp kém phát triển. Tuy nhiên người khiếm thính có thế mạnh về thị giác (thị giác phát triển tốt và tinh nhậy hơn) vì vậy có khả năng sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, đọc hình miệng Đặc điểm về trí nhớ Với trẻ khiếm thính ghi nhớ chủ yếu thong qua thị giác và xúc giác. Những sự vật và hiện tượng được trẻ tri giác chủ yếu bằng thị giác và xúc giác không thua kém trẻ bình thường. Tuy nhiên với những từ tượng thanh trẻ khiếm thính nhớ kém hơn nhiều trẻ bình thường Đặc điểm về tưởng tượng Trẻ khó khăn trong việc hiểu các từ ẩn dụ, những từ có nghĩa bóng. Mặc dù hình tượng thiị giác của trẻ khiếm thính đạt mức độ cao và sống động, như do phát triển ngôn ngữ chậm, tư duy trừu tượng hạn chế, vì vậy trẻ khó có thể thoát khỏi cái ý nghĩa cụ thể - nghĩa đen của từ, điều đó làm khó khăn cho sự hình thành hình tượng mới, do đó tưởng tượng kém phát triển. Đặc điểm cảm giác và tri giác Ở trẻ khiếm thính do cảm giác nghe hạn chế nên tri giác cảm giác và tri giác vận động phát triển nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động nhận thức cảm tính. Trong cảm giác và tri giác, trẻ khiếm thính thường chú ý đến những chi tiết nhỏ của sự vật và hiện tượng. Phần tri 137
  3. Nguyễn Thị Hiền giác phân tích trội hơn tri giác tổng hợp. Xúc giác và cảm giác vận động phát triển giúp trẻ nhận biết được sự vận động của các cơ quan phát âm. Đây là phương tiện quan trọng để giúp trẻ khiếm thính tiếp nhận ngôn ngữ. Đặc điểm tư duy Tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế trong hoạt động nhận thức của trẻ khiếm thính. Ngôn ngữ ở trẻ khiếm thính kém phát triển, vì thế sự tham gia của ngôn ngữ vào tư duy của trẻ là rất nhỏ. Tư duy trực quan hành động của trẻ khiếm thính có sự liên hệ trực tiếp tới hoạt động, tới tri giác của trẻ và thể hiện trong quá trình thao tác thực hành với vật thật. Tư duy trực quan hình tượng phụ thuộc vào tri giác. Kiểu tư duy này dựa trên tư liệu trực quan, cảm tính - cụ thể. Trẻ khiếm thính suy nghĩ không dựa trên lời nói, mà dựa trên hình dạng, hình ảnh cụ thể. Sự diễn đạt bằng hình tượng được trẻ khiếm thính tri giác với nội dung sự vật theo nghĩa đen của nó. Cách diễn đạt đó gây khó khăn cho trẻ đi sâu vào ý nghĩa khái niệm và nhận thức ý nghĩa khái quát của sự vật, hiện tượng. Ngôn ngữ kém phát triển ở trẻ khiếm thính đã hạn chế rất nhiều đến tư duy trừu tượng, chậm phát triển nhưng thao tác tư duy: trừu tượng hóa, khái quát hóa [2]. 2.3. Vai trò của sự phối hợp giữa giáo viên hòa nhập với giáo viên can thiệp Hiện nay, có rất nhiều trẻ khiếm thính sau một thời gian can tiệp và huấn luyện nghe nói các em được đưa vào các trường mầm non để học hòa nhập. Mầm non là cấp học đầu tiên, cấp học trang bị cho các em những kiến thức, kĩ năng cơ bản trong cuộc sống để các em có thể tham gia vào các cấp học khác và hòa nhập vào xã hội. Trẻ khuyết tật nói chúng và trẻ khiếm thính nói riêng muốn phát triển được thì các em cần được học tập và sinh hoạt trong môi trường hòa nhập như các trẻ bình thường khác. Trong trường mầm non, sự phối hợp giữa giáo viên hòa nhập với giáo viên can thiệp cá nhân có vai trò quan trọng, bước đầu quyết định thành công của công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, cụ thể là; - Giúp giáo viên có thể cùng nhau làm việc mà không bị chồng chéo nhiệm vụ. - Giúp tìm ra những ưu điểm và hạn chế của từng người từ đó có biết tự điều chỉnh nâng cao trình độ nhận thức chuyên môn của mình. - Giúp quá trình thực hiện giáo dục có hệ thống và thống nhất cùng nhau. 2.4. Nội dung phối hợp giữa giáo viên hòa nhập với giáo viên can thiệp 2.4.1. Đánh giá trẻ trước khi hỗ trợ Đánh giá trẻ trước khi hỗ trợ là việc đánh giá trẻ trước khi đưa trẻ vào lớp, xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục cho trẻ tại trường mầm non, là khâu đầu tiên và quan trọng nhằm giúp giáo viên và nhà trường có đánh giá đúng đắn và chính xác nhất về nhận thức, ngôn ngữ cũng như các mặt phát triển của trẻ. Trên cơ sở đó có kết hợp với những thông tin phỏng vấn từ gia đình làm căn cứ để xây dựng kế hoạch can thiệp và hỗ trợ hòa nhập cho trẻ. Để có một kế hoạch giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ, việc đánh giá trẻ không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra khả năng nhận thức mà trẻ cần được đánh giá một cách toàn diện ở tất cả các lĩnh vực thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và tình cảm xã hội. Đối với trẻ khiếm thính các em cần có những đánh giá sâu hơn về mặt ngôn ngữ như vốn từ, sự lưu loát và khả năng sử dụng ngôn ngữ lời nói để giao tiếp của các em. Việc đánh giá trẻ cần thiết được sử dụng thang đánh giá chung như thang kiểm tra phát triển 138
  4. Phối hợp giữa giáo viên hòa nhập với giáo viên can thiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục... Kyoto Scale kết hợp với các thang kiểm tra chuyên sâu về ngôn ngữ như vốn từ, độ dài trung bình câu nói, mức độ lưu loát của vốn từ. Một cách đơn giản và thuận tiện nhất cho giáo viên và nhà trường hòa nhập là đánh giá trẻ dựa vào chương trình giáo dục mầm non vào kết quả mong đợi trên các lĩnh vực phát triển theo từng độ tuổi [1]. Để đánh giá chính xác và có hiệu quả cao nhất, trẻ cần được đánh giá trong nhiều hoạt động khác nhau; hoạt động học có chủ đích, hoạt động vui chơi, hoạt động can thiệp cá nhân và các hoạt động tại cộng đồng [1]. 2.4.2. Xác định mục tiêu giáo dục và hỗ trợ cá nhân cho trẻ Sau khi trẻ được đánh giá về mức độ và khả năng hiện tại trên từng lĩnh vực, nhà trường và giáo viên cần xây dựng mục tiêu giáo dục cho trẻ trong lớp hòa nhập kết hợp với sự trao đổi thông tin từ phía gia đình. Việc xác định đúng mục tiêu can thiệp và hỗ trợ cho trẻ là định hướng cơ bản giúp cho giáo viên và phụ huynh có hướng can thiệp và hỗ trợ đúng đắn giúp trẻ phát triển. Mục tiêu hỗ trợ cần được xây dựng trong vùng phát triển gần của đứa trẻ (vùng phát triển mà nếu có sự giúp đỡ của giáo viên và bạn bè trẻ có thể hiểu và thực hiện được). Dựa vào các kết quả mong đợi trong từng lĩnh vực phát triển ở các độ tuổi khác nhau phù hợp với bản thân mỗi trẻ [1]. Việc xác định mục tiêu này cần có sự thống nhất và phối hợp giữa giáo viên dạy lớp hòa nhập với giáo viên dạy cá nhân cho trẻ và cần được thực hiện thường xuyên liên tục ở cả môi trường lớp học chung cũng như môi trường học cá nhân. 2.4.3. Xây dựng chương trình phối hợp giữa giáo viên hòa nhập với giáo viên can thiệp cá nhân Xây dựng chương trình can thiệp, hỗ trợ cho trẻ một cách cụ thể, chi tiết giúp cho giáo viên hòa nhập và giáo viên cá nhân có định hướng và cách thức làm việc hỗ trợ cho trẻ hiệu quả không bị chồng chéo lên nhau. Việc xây dựng kế hoạch can thiệp và hỗ trợ cho trẻ cần dựa trên đặc điểm của trẻ khiếm thính, nội dung, kết quả mong đợi trong trương trình giáo dục mầm non theo độ tuổi phát triển của trẻ. Trong bản kế hoạch cần ghi cụ thể nội dung hỗ trợ, cách thực hiện của từng người trong mỗi nội dung, mỗi hoạt động giáo dục và hỗ trợ trẻ. Trước mỗi tuần mới làm việc, giáo viên hòa nhập và giáo viên can thiệp cá nhân cần đưa ra kế hoạch giảng dạy và hỗ trợ trẻ trong tuần. Ngồi lại với nhau để trao đổi về việc hỗ trợ trẻ như thế nào trong mỗi hoạt động (ở mỗi hoạt động cần xác định rõ ai là người hướng dẫn chính, ai là người hỗ trợ tham gia cùng trẻ và hỗ trợ ở mức độ nào, hỗ trợ như thế nào?). 2.4.4. Hỗ trợ trẻ tại các hoạt động trong lớp hòa nhập và trong hoạt động can thiệp để đạt được mục tiêu giáo dục Tiến hành hỗ trợ trẻ trong lớp hòa nhập và trong các hoạt động chăm sóc giáo dục khác là một trong các nội dung quan trọng của sự phối hợp giữa giáo viên hòa nhập với giáo viên can thiệp và hỗ trợ các nhân. Việc các giáo viên phối hợp nhịp nhàng thống nhất với nhau trong mỗi hoạt động giáo dục là điều kiện tốt để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục trẻ. Dựa trên sự phân công và công việc của từng người đã được xác định ở phần xây dựng kế hoạch phối hợp, các giáo viên thực hiện hài hòa, thống nhất và nghiêm túc cùng nhau. 139
  5. Nguyễn Thị Hiền 2.4.5. Đánh giá tiến bộ, điều chỉnh kế hoạch giáo dục và hỗ trợ hòa nhập cho trẻ Việc đánh giá kết quả của sự phối hợp, kết quả nhận thức của trẻ trong hoạt động vừa diễn ra giúp cho các giáo viên nhìn nhận lại cả quá trình hỗ trợ đồng thời nhận thấy những ưu điểm và hạn chế của mình, của bạn từ đó có những điều chỉnh phù hợp ở những hoạt động tiếp theo. Sau mỗi hoạt động giáo dục cần có những trao đổi nhanh, ngắn gọn về hoạt động vừa thực hiện. Sau mỗi tuần, giáo viên hòa nhập, giáo viên chuyên biệt cần ngồi lại với nhau để trao đổi về kết quả học tập của trẻ trong tuần, trao đổi và góp ý về việc phối hợp với nhau đồng thời xây dựng kế hoạch can thiệp và hỗ trợ cho tuần tiếp theo. Họp bàn trao đổi đưa ra hay điều chỉnh kế hoạch can thiệp và hỗ trợ cho trẻ trong tháng tới đồng thời đưa ra những tư vấn hợp lí cho phụ huynh. Nhất thiết cần quá trình ghi lại những bài tập điển hình, những lưu ý ngắn này để có cơ sở dữ liệu cho báo cáo cuối kì. Cả giáo viên hòa nhập và giáo viên can thiệp cá nhân cần thẳng thắn đưa ra những quan điểm của mình về kết quả phối hợp trong hoạt động cụ thể, nhận ra những mặt còn hạn chế và chủ động thay đổi nó. Việc đánh giá tiến bộ của trẻ sau thời gian can thiệp cần được thực hiện trên cùng một thang công cụ với quá trình kiểm tra đầu vào của trẻ. Mục đích của giáo dục hòa nhập là giúp đưa trẻ tiến gần tới kết quả mong đợi của trẻ bình thường vì vậy công cụ kiểm tra đánh giá cần được xây dựng dựa vào kết quả mong đợi trên từng lĩnh vực trong chương trình giáo dục mầm non theo độ tuổi. 2.5. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của sự phối hợp giữa giáo viên hòa nhập với giáo viên can thiệp trong trường mầm non Để có sự thống nhất và phối hợp tốt giữa giáo viên lớp hòa nhập với giáo viên can thiệp trong chăm sóc giáo dục trẻ và nâng cao hiệu quả của sự phối hợp cần có những biện pháp cụ thể cho sự phối hợp này và cần được thực hiện thống nhất từ nhà trường đến giáo viên trong từng hoạt động cụ thể. Nhà trường phải coi giáo dục hòa nhập là một nhiệm vụ trọng tâm trong các nhiệm vụ phát triển của nhà trường: - Chỉ khi nhà trường coi giáo dục hòa nhập là một nội dung trọng tâm trong nhiệm vụ năm học, đưa nội dung giáo dục hòa nhập vào nhiệm vụ phát triển chung của nhà trường khi đó nhà trường mới chủ động xây dựng kế hoạch, phân công sự phối kết hợp, tạo điều kiện để các giáo viên có thể phối hợp cùng nhau tốt nhất và kiểm tra tiến trình hoạt động đánh giá kết quả thường xuyên. - Cần tạo điều kiện về thời gian, địa điểm, công việc để giáo viên lớp hòa nhập và giáo viên can thiệp cá nhân có thể trao đổi thông tin thường xuyên cùng nhau. - Sắp xếp giáo viên can thiệp các nhân chung lớp với giáo viên hòa nhập. Tức là sắp xếp giáo viên cá nhân hỗ trợ hòa nhập cho chính lớp có học sinh can thiệp cá nhân. Điều này giúp giáo viên cá nhân có thẻ quan sát, xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch phối hợp tốt hơn, giúp 2 giáo viên có nhiều thời gian làm việc và trao đổi cùng nhau trên cơ sở cả hai giáo viên đều hiểu sâu sắc về đối tượng trẻ cần được hỗ trợ. Xây dựng và thống nhất nội dung phối hợp giữa giáo viên hòa nhập với giáo viên can thiệp cá nhân: Nội dung phối hợp cần được xây dựng thống nhất và thực hiện nghiêm túc - Thời gian họp trao đổi thông tin, xây dựng kế hoạch phối hợp giữa giáo viên hòa nhập và giáo viên mầm non cần được thống nhất cụ thể ngay từ đầu năm học cho từng lớp và thực hiện liên tục trong cả năm học. 140
  6. Phối hợp giữa giáo viên hòa nhập với giáo viên can thiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục... - Thiết bị đồ dùng cho công tác hỗ trợ cần được chuẩn bị chu đáo, thống nhất trong mỗi hoạt động. - Kế hoạch hỗ trợ và giáo dục cá nhân cần được xây dựng dựa trên kế hoạch giáo dục chung của lớp, trên cơ sở đó có sự điều chỉnh về mục tiêu giáo dục cho phù hợp với đặc điểm tam lí, khả năng và nhu cầu của trẻ. Xây dựng vòng tay bạn bè trong lớp hòa nhập để nâng cao hiệu quả của sự phối hợp: Việc phối hợp hỗ trợ trẻ không chỉ dừng lại ở hoạt động học chung hay hoạt động các nhân mà nó được thể hiện trong chế độ sinh hoạt một ngày của bé ở trường mầm non. Đặc điểm về tư duy, tưởng tượng, tri giác của trẻ khiếm thính thường kém hơn các trẻ bình thường, điều này dẫn tới ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ bị hạn chế. Với trẻ nhỏ, trẻ học không chỉ qua giáo viên mà còn thông qua kênh bạn bè. Việc hai giáo viên phối hợp cùng nhau trong hoạt động một ngày của bé nhất là trong hoạt động chơi góc, hoạt động tham quan giã ngoại, trong sự phối hợp đó có sự tham gia của trẻ bình thường trong lớp sẽ giúp trẻ khiếm thính học nhanh và tốt hơn. Tùy vào từng hoạt động, mục đích của hoạt động mà giáo viên sử dụng biện pháp hỗ trợ trẻ thông qua việc đưa các bạn trong lớp cùng tham gia vào quá trình hỗ trợ trẻ như cho trẻ học cùng trẻ khá, cho trẻ khá trả lời những câu hỏi của giáo viên khi trẻ khiếm thính không hiểu và chưa làm được sau đó yêu cầu trẻ khiếm thính nhắc lại. Giáo viên có thể đưa ra các tình huống tự nhiên để trẻ khiếm thính có thể học qua trẻ bình thường như giáo viên hỗ trợ trò chuyện trao đổi với trẻ thường trong hoạt động mua hang để trẻ khiếm thính nhìn, nghe và bắt chước. Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên: Thực tiế hiện nay, giáo viên mầm non còn thiếu kĩ năng kiến thức cơ bản về hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, giáo viên giáo dục cá nhân lại thiếu kĩ năng cơ bản chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Vì vậy để tạo ra môi trường giáo dục hòa nhập tốt cần có biện pháp tăng cường bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. - Nhà trường có thể tự đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng còn thiếu cho mỗi giáo viên. - Cho giáo viên tham gia vào các lớp tập huấn ngắn hạn phù hợp với những mảng mình còn thiếu kinh nghiệm. - Dự giờ các tiết dạy chuẩn có sự phối hợp hài hòa giữa hai giáo viên để học tập và rút kinh nghiệm bản thân. - Tất cả các giáo viên cần được tham gia tập huấn và hướng dẫn cách kiểm tra, bảo quản, nguyên lí hoạt động cơ bản của điện cực ốc tai, dấu hiệu nhận biết máy hoạt động không tốt. . . 3. Kết luận Giáo dục hòa nhập cho trẻ khiếm thính không chỉ mang lại lợi ích cho riêng trẻ khiếm thính mà còn mang lại lợi ích to lớn cho trẻ khác trong lớp, cho giáo viên, cho nhà trường, cho gia đình và cho toàn xã hội. Để công tác giáo dục hòa nhập đạt hiệu quả cao cần có sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên hòa nhập với giáo viên can thiệp cá nhân trong từng lĩnh vực chăm sóc và giáo dục cụ thể. Nhà trường mầm non hòa nhập cần xác định được tầm quan trọng của việc giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật nói chung, trẻ khiếm thính nói riêng, cần có những kế hoạch, chiến lược cụ thể được đưa vào nội dung, nhiệm vụ phát triển chung của nhà trường, được đánh giá, kiểm tra thường xuyên tính hiệu quả trên cơ sở đánh giá sự tiến bộ của các trẻ tham gia hòa nhập tại trường. Trong kế hoạch năm học cần đưa ra mục miêu, biện pháp cụ thể để có chất lượng và hiệu quả giáo dục hòa nhập cao nhất. 141
  7. Nguyễn Thị Hiền Cần tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên hòa nhập và giáo viên can thiệp cá nhân có cơ hội trao đổi thông tin thường xuyên trong quá trình hỗ trợ và can thiệp cho trẻ. Một số đề xuất: - Với Ban giám hiệu các trường mầm non: Nhà trường cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đặc thù cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ khiếm thính Nhà trường cần đưa các chương trình, kế hoạch chăm sóc hỗ trợ cho trẻ khiếm thính vào chương trình kế hoạch năm học của nhà trường Tạo điều kiện thuận lợi và có chế độ trợ cấp hợp lí cho các giáo viên tham gia vào hoạt động chăm sóc giáo dục hòa nhập. - Với các ban ngành cấp trên và chính quyền địa phương: Tạo diều kiện giúp đỡ về mặt vật chất, tinh thần, chuyên môn cho các trường mầm non có công tác hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Xây dựng nguồn kinh phí định kì để hỗ trợ cho giáo viên và học sinh tại trường mầm non hòa nhập Xây dựng các hoạt động thiện nguyện để giúp đỡ cho các gia đình có con bị khuyết tật trên địa bàn quản lí. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009. Chương trình giáo dục mầm non. NXB Giáo dục. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010. Một số kĩ năng dạy trẻ khiếm thính trong lớp học hòa nhập. NXB, Công ty cổ phần in sách. [3] Bùi Thị Lâm, Hoàng Thị Nho, 2011. Giáo dục hòa nhập. NXB Giáo dục Việt Nam. [4] Nguyễn Xuân Hải, 2010. Giáo trình quản lí giáo dục hòa nhập. NXB Đại học Sư phạm, tr. 41. [5] Lã Thị Bắc Lí, Bùi Thị Lâm, 2005. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ khiếm thính ở lớp mẫu giáo hoà nhập. Tạp chí Giáo dục số 114, tháng 5/2005, tr 35- 36. ABSTRACT Coordinating teacher intervention measures to improve the quality of education for hearing impaired children in preschools An inclusive kindergarten is an environment in which children with special needs can develop language and communication skills, particularly those children who are hearing impaired. In an inclusive kindergarten, every person in the education process has a different role and this creates an environment which is best for children with special needs. In this article we mention the combined role of the inclusive teacher and intervention teacher. This combination includes assessing children before they enter kindergarten, planning intervention, evaluating progress and adjusting the education plan in accordance to the special needs of the children. The article also presents ways in which the quality of education for children with hearing problems in kindergarten can be improved. Keywords: Hearing impaired children, Inclusive preschools, Coordinating education, Inclusive education, Individual teacher intervention. 142
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0