intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng bệnh cho trẻ em trong dịp Tết

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

100
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phòng bệnh cho trẻ em trong dịp Tết Mỗi độ Tết đến, xuân về, nhà nhà sum vầy, quây quần bên nhau thì người cao tuổi và trẻ em luôn là đối tượng được quan tâm nhiều nhất. Trẻ em được bố mẹ cho đi chơi xuân, về quê thăm ông bà, họ hàng. Nhưng cũng chính trong những ngày này, trẻ lại thường dễ gặp những "trục trặc" về sức khoẻ do nếp sinh hoạt hàng ngày bị thay đổi. Trẻ thường mắc bệnh thuộc hệ hô hấp Cứ vào dịp Tết hàng năm, số trẻ mắc các bệnh truyền...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng bệnh cho trẻ em trong dịp Tết

  1. Phòng bệnh cho trẻ em trong dịp Tết Mỗi độ Tết đến, xuân về, nhà nhà sum vầy, quây quần bên nhau thì người cao tuổi và trẻ em luôn là đối tượng được quan tâm nhiều nhất. Trẻ em được bố mẹ cho đi chơi xuân, về quê thăm ông bà, họ hàng. Nhưng cũng chính trong những ngày này, trẻ lại thường dễ gặp những "trục trặc" về sức khoẻ do nếp sinh hoạt hàng ngày bị thay đổi. Trẻ thường mắc bệnh thuộc hệ hô hấp Cứ vào dịp Tết hàng năm, số trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm lây theo đường hô hấp như sởi, thuỷ đậu, ho gà, quai bị, viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi... thường tăng cao. Bệnh thường phát sinh và lây truyền nhanh trong dịp Tết vì mật độ người đông, nhất là ở những nơi vui chơi công cộng. Khi bị ốm, trẻ thường quấy khóc, ho, ngạt mũi, hắt hơi... sẽ làm bắn nước bọt, đờm dãi ra xung quanh có kèm theo vi khuẩn gây bệnh, trẻ khoẻ thở hít phải nên bị lây bệnh. Vì vậy, những ngày Tết không nên cho trẻ nhỏ đi chơi xa, đi tàu xe dài ngày, các bậc cha mẹ cần nuôi dưỡng, bảo vệ và chăm sóc trẻ chu đáo. Đảm bảo chế độ ăn uống vệ sinh trong dịp Tết, cho trẻ mặc đủ ấm. Khi trẻ mắc bệnh phải điều trị kịp thời, dùng thuốc đủ liều lượng theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. Trong tủ thuốc gia đình nên có sẵn nhiệt kế, thuốc hạ sốt, dung dịch nhỏ mũi, mắt, gói oresol... để dùng khi cần thiết. Nếu xuất hiện dịch bệnh đường hô hấp nên đề phòng bằng cách: Ngoài chăm sóc ăn uống và phòng chống lạnh, tránh gió lùa, có thể nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch sunfarin hoặc natriclorid 0,9%, không cho trẻ ốm đi nhà trẻ, mẫu giáo để tránh lây lan cho trẻ khác.
  2. Nhiễm vi khuẩn, virut gây tiêu chảy Thường gặp nhất là bệnh tiêu chảy cấp, đặc biệt là dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm. Tiêu chảy cấp là một bệnh phổ biến ở trẻ em lứa tuổi còn bú, gọi là tiêu chảy cấp khi trẻ đi ngoài trên 3 lần 1 ngày, phân lỏng có nước. Có nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp, có thể do vi khuẩn như: E.Coli, trực khuẩn lỵ Shigella, hoặc amip. Song có tới hơn 50% trường hợp tiêu chảy cấp ở lứa tuổi còn bú là do virut (còn gọi là Rota virut). Tiêu chảy cấp do virut thường có triệu chứng viêm đường hô hấp trên xảy ra trước đó như chảy mũi, ho, họng đỏ, viêm tai. Phần lớn trẻ mắc bệnh tiêu chảy cấp do virut xảy ra vào mùa đông - xuân trong dịp Tết, một số bệnh nhiễm khuẩn ngoài ruột như viêm phổi, viêm tai giữa cũng có thể gây tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp do vi khuẩn thường có sốt cao, có khi co giật, phân có nhiều nhầy, có khi có mũi hoặc máu. Ngược lại, tiêu chảy cấp do virut thường nôn rất nhiều, phân lỏng và khối lượng nhiều, không có máu, mũi hay nhầy. Ngày Tết, trẻ còn có thể bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm, thường có biểu hiện nôn, tiêu chảy, đau bụng quặn... Hậu quả nghiệm trọng nhất do tiêu chảy cấp ở trẻ em là mất nước và điện giải, trường hợp nặng có thể gây tử vong nếu không cứu chữa kịp thời. Để phòng chống mất nước và điện giải cần cho trẻ uống ngay dung dịch oresol. Mỗi gói oresol pha vào một lít nước sôi để nguội, cho trẻ uống từng thìa. Sau mỗi lần trẻ đi ngoài, cho uống 50 - 100ml tuỳ theo tuổi, nếu trẻ lớn cho uống theo nhu cầu của trẻ. Một chú ý đặc biệt khi trẻ đau bụng phải cấp cứu ngoại khoa là lồng ruột, viêm ruột thừa. Ở trẻ còn bú, biểu hiện bỗng dưng bỏ bú, ưỡn người, khóc thét, đi ngoài phân máu là biểu hiện của lồng ruột cần cấp cứu khẩn trương. Trường hợp thứ hai, trẻ lớn kêu đau bụng vùng quanh rốn hoặc hố chậu phải, buồn nôn, sốt nhẹ, bí trung tiện... cần cảnh giác trẻ viêm ruột thừa. Trong hai trường hợp này, dù thời gian nào (kể cả giao thừa hay sáng mồng một Tết) cũng phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay càng sớm càng tốt. Phòng bệnh ngày Tết cho trẻ không khó nếu các bậc cha mẹ chú ý đảm bảo dinh dưỡng và mặc ấm cho trẻ. Trong ăn uống, cha mẹ nên chuẩn bị thức ăn cho trẻ tươi ngon, cố gắng duy trì số và lượng thức ăn đều đặn như thường ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2