intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng, chống bệnh tiên mao trùng và sán lá gan trâu, bò ở Việt Nam

Chia sẻ: Nguyen UYEN | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

195
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cụm công trình phòng chống hai bệnh ký sinh trùng chủ yếu gây hại: Bệnh tiên mao trùng và sán lá gan trâu bò ở Việt Nam của các nhà khoa học thuộc Viện Thú y quốc gia đã được trao Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2005. Cụm công trình được thực hiện từ năm 1960 đến 2004. Các tác giả gồm: GS Trịnh Văn Thịnh, TS Ðoàn Văn Phúc, PGS.TS Phan Ðịch Lân, PGS.TS Phạm Sỹ Lăng, TS Lương Tổ Thu, TS Lê Ngọc Mỹ, PGS.TS Phạm Văn Khuê. Trong những năm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng, chống bệnh tiên mao trùng và sán lá gan trâu, bò ở Việt Nam

  1. Phòng, chống bệnh tiên mao trùng và sán lá gan trâu, bò ở Việt Nam
  2. Cụm công trình phòng chống hai bệnh ký sinh trùng chủ yếu gây hại: Bệnh tiên mao trùng và sán lá gan trâu bò ở Việt Nam của các nhà khoa học thuộc Viện Thú y quốc gia đã được trao Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2005. Cụm công trình được thực hiện từ năm 1960 đến 2004. Các tác giả gồm: GS Trịnh Văn Thịnh, TS Ðoàn Văn Phúc, PGS.TS Phan Ðịch Lân, PGS.TS Phạm Sỹ Lăng, TS Lương Tổ Thu, TS Lê Ngọc Mỹ, PGS.TS Phạm Văn Khuê. Trong những năm 1960 - 1970, cứ qua vụ Đông Xuân giá rét, các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ mỗi năm có khoảng từ 15 đến 20 nghìn trâu bò chết. Các địa phương thường gọi là trâu bò đổ ngã vụ Đông Xuân hoặc "trâu ngã nước", có những xã tỷ lệ trâu bò chết đến 50%. Hậu quả nói trên đã ảnh hưởng rất lớn đến sức sản xuất của đàn trâu bò. Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy, hiện tượng nêu trên liên quan đến hai bệnh tiên mao trùng (TMT) và sán lá gan (SLG). Tập thể cán bộ ký sinh trùng, Viện Thú y được giao nhiệm vụ nghiên cứu phòng chống các bệnh ký sinh trùng kể trên nhằm khắc phục hiện tượng trâu bò đổ ngã trong vụ Đông Xuân, bảo vệ đàn trâu bò cày kéo phục vụ nông nghiệp.
  3. Công trình nghiên cứu đã hoàn thành đáp ứng được các vấn đề khoa học đặt ra. Qua nghiên cứu xét nghiệm hơn 20 nghìn bệnh phẩm từ 20 tỉnh, thành phố phía Bắc đã xác định được nguyên nhân trâu bò chết hàng loạt trong các vụ Đông Xuân chính là do hai bệnh TMT và SLG. Các nhà khoa học đã nắm được đặc điểm dịch tễ học của hai bệnh này ở Việt Nam từ đó đề ra quy trình phòng bệnh. Ðồng thời, các nhà khoa học đã xác định được 63 loài mòng họ Tabanidae và bốn loài ruồi họ phụ Stomoxydinae có khả năng truyền bệnh TMT, trong đó có mười loài mới tìm thấy ở Việt Nam. Ðã xác định được hai loài ốc ký chủ trung gian của SLG là Lymnaea viridis và L.swinhoei. Thiết lập và sử dụng nhiều phương pháp huyết thanh học hiện đại như: ELISA, IFAT, SAT, CATT đáp ứng được yêu cầu chẩn đoán nhanh, chính xác. Từ đó, các quy trình này được ứng dụng rộng rãi để chẩn đoán phát hiện bệnh tại các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hòa Bình, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Ðịnh, Hà Nam và các vùng quanh Hà Nội. Trong quá trình thực hiện đề tài các tác giả đã phát huy tính sáng tạo tự chế được một số chế phẩm mới dùng trong chẩn đoán như: chế Conjugate huỳnh quang dùng trong chẩn đoán TMT; kháng nguyên chất tiết dùng trong chẩn đoán SLG; đề ra quy trình bảo quản giống kháng nguyên TMT ở nhiệt độ âm sâu (Ni-tơ lỏng), thay thế việc giữ giống truyền đời trên chuột; chọn
  4. lựa các chủng TMT ở các địa phương tập hợp kháng nguyên đa chủng chế kháng nguyên để chẩn đoán TMT; kịp thời nghiên cứu ứng dụng các loại thuốc mới điều trị hai loại bệnh SLG và TMT; xây dựng và áp dụng rộng rãi quy trình phòng chống bệnh TMT và bệnh SLG. Kết quả nghiên cứu khoa học đạt được của Đề tài 02B năm 1985 và KN02 - 16 năm 1990 - 1995 được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trước đây, nay là Bộ Khoa học và Công nghệ, nghiệm thu và đánh giá xuất sắc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1