intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng chống hội chứng đột tử SIDS ở trẻ sơ sinh

Chia sẻ: Tuongvy Vy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

108
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhắc tới hội chứng đột tử SIDS ở trẻ sơ sinh, bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng đều sợ hãi, đối với họ đó là một trong những bi kịch đáng sợ nhất. Đã có rất nhiều trường hợp phát hiện trẻ sơ sinh tử vong không rõ nguyên nhân, hội chứng này không chỉ khiến cha mẹ nạn nhân đau khổ mà còn khiến gây nên sự hoang mang,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng chống hội chứng đột tử SIDS ở trẻ sơ sinh

  1. Phòng chống hội chứng đột tử SIDS ở trẻ sơ sinh
  2. Nhắc tới hội chứng đột tử SIDS ở trẻ sơ sinh, bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng đều sợ hãi, đối với họ đó là một trong những bi kịch đáng sợ nhất. Đã có rất nhiều trường hợp phát hiện trẻ sơ sinh tử vong không rõ nguyên nhân, hội chứng này không chỉ khiến cha mẹ nạn nhân đau khổ mà còn khiến gây nên sự hoang mang, mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình, bệnh viện. SIDS là viết tắt của Sudden Infant Death Syndrome, đó là một hội chứng đột tử ở trẻ em mà đa số những trường hợp xảy ra là với trẻ dưới 1 tuổi. Điều kỳ lạ là trước cái chết, bé sơ sinh hoàn toàn khỏe mạnh, không có bất kỳ một triệu chứng nào lạ về sức khỏe. Rất nhiều nhóm nghiên cứu đã bắt tay vào công cuộc tìm kiếm ra nguyên nhân thậm chí họ đã tìm hiểu kỹ về tiểu sử bệnh của cả gia đình hay mổ tử thi nhưng tới nay vẫn chưa tìm được mấu chốt của vấn đề. Tai nạn khiến bé bị tử vong trong khi ngủ vẫn được coi là nguyên nhân phổ biến nhất của cái chết đột ngột và bất ngờ ở trẻ từ một tháng đến một năm tuổi. Tuy nguyên nhân mắc phải hội chứng này chưa thật sự rõ ràng song có một số yếu tố mà các chuyên gia không loại trừ: mẹ mang thai chưa đủ tuổi, trải nghiệm một
  3. thai kỳ không an toàn, mẹ bầu hút thuốc lá, uống rượu. Trẻ sinh non, nhẹ cân, tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc… Nhóm chuyên gia Úc gồm chủ yếu các bác sĩ nhi khoa hàng đầu đã tìm hiểu và nghiên cứu về hội chứng này. Dù nguyên nhân chưa rõ ràng song có một số cách đơn giản đã được chứng minh rằng sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro cho em bé khỏi hội chứng này. Hội chứng đột tử SIDS ở trẻ sơ sinh thường xảy ra với trẻ dưới 1 tuổi (Ảnh minh họa)
  4. Luôn quan sát bé Luôn chú ý tới bé khi ngủ, bạn phải đảm bảo rằng bạn nhìn thấy đầu và mặt của bé. Đồ trên giường không nên đặt quá nhiều chăn gối màn, không để đồ chơi thú bông quanh nơi bé ngủ. Bố trí phòng ngủ của bé thoáng khí, tuyệt đối không đắp chăn kín mít cho trẻ. Khi bé ngủ, cha mẹ nên để ý tư thế bé đầu nằm cao hơn thân. Theo Leanne Raven, Giám đốc điều hành trung tâm y tế trẻ em chia sẻ: “Năm 2005, nhóm chuyên trách trẻ em NSW của trung tâm đã đưa ra báo cáo rằng có những 60% trẻ sơ sinh chết vì hội chứng này được tìm thấy là do trên giường đặt quá nhiều đồ, đồ đạc đã chặn đường thở, ảnh hưởng tới hệ thống hô hấp của bé”. Vì vậy, bạn hãy cung cấp cho bé một môi trường ngủ an toàn, cho cả ngày và đêm. Bạn hãy thiết kế cho bé một chiếc cũi an toàn, có nệm an toàn và bộ đồ dùng trong giường an toàn. Giữ em bé không tiếp xúc với khói thuốc trước và sau khi sinh Như mọi người đã biết, tuy nguyên nhân chưa rõ ràng song các chuyên gia vẫn cho rằng khói thuốc là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị đột tử. Vì vậy, phụ huynh nên lưu ý giữ bé không cho tiếp xúc với khói thuốc. Đó là một lời khuyên vô cùng quan trọng mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên biết và tuân thủ. Đừng
  5. để ai hút thuốc gần em bé của bạn, bạn cần kiểm tra những nơi cho bé đến, kiểm tra kỹ cả cửa sổ hoặc lỗ thông hơi dẫn tới trẻ. Nhắc tới hội chứng đột tử SIDS ở trẻ sơ sinh, bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng đều sợ hãi (Ảnh minh họa) Hạn chế cho bé nằm cùng bố mẹ Hạn chế cho bé nằm cùng bố mẹ là lời khuyên mà các chuyên gia đã chỉ ra. Rất nhiều cha mẹ cho con nằm giữa và nghĩ như vậy là an toàn, con khó có thể lăn trái lăn phải, song điều này lại khiến không khí xung quanh bé bị bí và khiến bé dễ bị thiếu không khí để thở.
  6. Bé ngủ trong phòng riêng là một ý kiến hay nhưng vẫn phải có những thiết bị an toàn hỗ trợ cha mẹ bé để cha mẹ biết bé đang làm gì và có an toàn hay không. Hoặc nếu có thể, bạn hãy cho bé ngủ cũi nhưng chung phòng với người lớn, bạn hãy đảm bảo sự an toàn tối đa cho bé trong khi ngủ ít nhất trong năm đầu đời. “Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi một người chăm sóc bé ngủ cùng bé trong phòng nhưng không cùng giường, cơ hội bị hội chứng này giảm đến 50 % so với trẻ sơ sinh ngủ trong một phòng ngủ riêng biệt, hoặc nằm cạnh. Cho con bú nếu bạn có thể Nghiên cứu đã chứng minh rằng nếu người mẹ cho con bú thì khả năng bị hội chứng này ảnh hưởng giảm rõ rệt so với trẻ bú bình. Từ năm 1988, nhóm chuyên gia Úc nghiên cứu về SIDS đã giúp khoảng 7500 trẻ sơ sinh thông qua các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng, họ mang đến cho phụ huynh những cái nhìn về chiến dịch ngủ an toàn cho trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1