intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng chống sạt lở bề mặt mái dốc đường sắt bằng công nghệ tấm thực sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

19
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Phòng chống sạt lở bề mặt mái dốc đường sắt bằng công nghệ tấm thực sinh giới thiệu cơ sở khoa học, khái quát chung các phương pháp phủ xanh tiên tiến, và tính ứng dụng của phương pháp tấm thực sinh QUILKET, nhằm bảo vệ, phòng ngừa sớm sạt lở mái dốc đường sắt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng chống sạt lở bề mặt mái dốc đường sắt bằng công nghệ tấm thực sinh

  1. PHÒNG CHỐNG SẠT LỞ BỀ MẶT MÁI DỐC ĐƯỜNG SẮT BẰNG CÔNG NGHỆ TẤM THỰC SINH TS. Lê Công Thành Viện Khoa học và Công nghệ GTVT Shinune YuJi, Phạm Đình Trọng Công ty Rontai - Nhật Bản vietnam@rontai.co.jp TÓM TẮT: Để bảo vệ, phòng ngừa sớm sạt lở mái dốc cần ưu tiên sử dụng phương pháp phủ xanh. Phương pháp phủ xanh mái dốc có chi phí đầu tư thấp, phòng chống thiên tai hiệu quả, có khả năng ứng dụng trên toàn quốc. Ngoài ra, đây cũng là giải pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên vốn có, đang ngày càng được coi trọng ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bài báo này giới thiệu cơ sở khoa học, khái quát chung các phương pháp phủ xanh tiên tiến, và tính ứng dụng của phương pháp tấm thực sinh QUILKET, nhằm bảo vệ, phòng ngừa sớm sạt lở mái dốc đường sắt. ABSTRACT: To protect and prevent early slope erosion, priority should be given to using greening method. Greening slope roof has low investment cost, effective natural disaster prevention, can be applied nationwide. In addition, this is also a solution to protect the environment and protect the inherent natural ecosystem, which is increasingly valued in the world as well as in Vietnam. This paper introduces the scientific basis, general overview of advanced greening methods, and the application of greeing mat QUILKET method, in order to protect and prevent early erosion of railway slopes. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Thiệt hại do sạt lở mái dốc đường sắt Theo thống kê được Tổng cục phòng chống thiên tai công bố, thiệt hại do sạt lở đất đang gia tăng qua từng năm. Riêng trong năm 2020, trên cả nước có hàng nghìn vụ sạt lở đất chỉ riêng trong lĩnh vực giao thông, đặc biệt là khu vực miền Trung. Mặc dù chưa có thống kê cụ thể, nhưng con số thiệt hại do sạt lở mái dốc đường sắt là rất lớn. Ví dụ tháng 10 năm 2017, tại khu vực ga Lâm Giang trên tuyến Hà Nội - Lào Cai, 70,000m3 đất từ trên núi cao sụt trượt tràn qua đường bộ xuống đường sắt, đã khiến 3 đường ga bị biến dạng trên phạm vi 130 m. Đất sụt làm đổ và vùi lấp một số toa xe hàng đang dừng trên đường ga số 1. Phải mất 4 ngày mới có thể thông tuyến trở lại. Nghiêm trọng hơn nữa vào tháng 10 năm 2020, đường sắt Bắc - Nam đã phải dừng chạy trong 1 tuần do sạt lở sau cơn bão số 7, và phải chạy chậm nhiều đoạn ngay cả khi đã thông tuyến. Trong điều kiện biến đổi khí hậu ảnh hưởng xấu đến nước ta, có thể dự đoán rủi ro và thiệt hại do thảm họa sạt lở sẽ tiếp tục tăng nếu không có đối sách phù hợp để phòng chống thiên tai. 419
  2. Ảnh: sạt lở khu vực ga Lâm Giang, Ảnh: sạt lở tuyến đường sắt Bắc - Nam tuyến Hà Nội - Lào Cai năm 2017 khu vực miền trung năm 2020 1.2. Cách suy nghĩ cơ bản Biện pháp bảo vệ, phòng chống sạt lở mái dốc nói chung, cũng như mái dốc đường sắt có thể phân loại thành 3 nhóm chính: (1) Nhóm giải pháp ổn định tổng thể mái dốc như neo vĩnh cửu, đinh đất, v.v...; (2) Nhóm giải pháp bảo vệ sớm, phòng ngừa sớm sạt lở mái dốc từ các nguyên nhân bên ngoài như nước mưa, v.v. Điển hình cho nhóm giải pháp này là phun phủ vữa bê tông hay phủ xanh bề mặt mái dốc; (3) Không làm gì, không bảo vệ mái dốc. Cả ba nhóm giải pháp nêu trên đều đang tồn tại vấn đề. Ở Việt Nam, trong ba nhóm giải pháp nêu trên, nhóm không bảo vệ mái dốc chiếm tỉ trọng lớn nhất. Không bảo vệ mái dốc thường được lựa chọn để giảm chi phí đầu tư ban đầu, nhưng khi xảy ra sự cố, chi phí trực tiếp để khắc phục hậu quả thường lớn hơn chi phí đầu tư ban đầu rất nhiều, chưa kể đến các chi phí gián tiếp phát sinh như giao thông đình trệ. Tiếp đến là nhóm giải pháp ổn định tổng thể mái dốc như neo vĩnh cửu. Xét về mặt lý thuyết, nếu được triển khai rộng rãi trên quy mô toàn quốc, các giải pháp này có thể phòng chống được thảm họa sạt lở mái dốc. Tuy nhiên, do giá thành đầu tư quá cao, nên chỉ được sử dụng tại những vị trí mang tính chất trọng điểm, bắt buộc. Đối với ngân sách dành để bảo vệ mái dốc còn hạn chế như hiện nay, bảo vệ mái dốc trên quy mô toàn quốc bằng giải pháp ổn định tổng thể mái dốc sẽ cần nhiều thập kỷ đầu tư. So với giải pháp ổn định tổng thế, giải pháp bảo vệ sớm, phòng ngừa sớm sạt lở mái dốc có chi phí đầu tư thấp hơn nhiều. Đặc biệt trong nhóm giải pháp này, các phương pháp phủ xanh sử dụng thực vật để bảo vệ mái dốc có chí phí đầu tư thấp nhất. Tuy nhiên, các phương pháp phủ xanh mái dốc truyền thống hiện nay chưa đạt được hiệu quả kỳ vọng, thậm chí tại các hiện trường có điều kiện phức tạp, không thể phủ xanh theo phương pháp thủ công. Nếu có thể cải tiến, áp dụng các phương pháp phủ xanh tiên tiến thì có thể giảm thiểu đáng kể thiệt hại do sạt lở mái dốc gây ra. Mặt khác, trên thế giới hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên vốn có đang ngày càng được coi trọng. Việt Nam chúng ta đang trên con đường trở thành nước phát triển, không thể đứng ngoài xu thế này. 420
  3. Ảnh: phủ xanh bảo vệ mái dốc đường sắt (Nhật Bản) Theo số liệu công bố của Bộ đất đai & giao thông Nhật Bản, dự toán ngân sách hàng năm để bảo vệ mái dốc của Bộ đất đai & giao thông Nhật Bản khoảng 600 triệu USD, trong đó 500 triệu USD được sử dụng để phủ xanh bảo vệ mái dốc, chỉ 100 triệu USD được sử dụng cho ổn định tổng thể mái dốc. Có thể nói, các phương pháp phủ xanh bảo vệ mái dốc là trụ cột chính trong chính sách phòng chống thảm họa sạt lở tại Nhật Bản. Chúng tôi cho rằng Việt Nam có thể giảm thiểu phần lớn thiệt hại do sạt lở mái dốc nếu ứng dụng các phương pháp phủ xanh hiện đại. 2. KHÁI QUÁT CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỦ XANH HIỆN ĐẠI 2.1. Cơ chế sạt lở mái dốc Nguyên nhân dẫn đến thảm họa sạt lở tại Việt Nam không khác so với thế giới. Cơ chế dẫn đến xói lở bề mặt mái dốc có thể giải thích đơn giản như sau: Đất Nước Xói Sạt lở ⇒ ⇒ ⇒ trống mưa mòn bề mặt Ảnh: Cơ chế sạt lở bề mặt mái dốc trong trường không được bảo vệ Trường hợp mái dốc không được bảo vệ, nước mưa không thẩm thấu hết vào đất sẽ chảy trên bề mặt. Mặt khác, nước mưa rơi xuống mặt đất sẽ tạo ra chấn động, cuốn theo đất khi trôi xuống, gây ra xói mòn, từ đó phát sinh ra nguy cơ sạt lở bề mặt nguy hiểm. Cơ chế dẫn đến sạt trượt mái dốc có thể giải thích đơn giản như sau: 421
  4. 2.2. Mục đích, điều kiện tiền đề của phương pháp phủ xanh Kỹ thuật bảo vệ mái dốc là kỹ thuật sử dụng thực vật hoặc công trình che phủ toàn bộ mái dốc, đảm bảo ổn định mái dốc, thực hiện cải tạo cảnh quản và bảo vệ môi trường tự nhiên. Kỹ thuật bảo vệ mái dốc được chia làm 2 loại chính là phương pháp phủ xanh và phương pháp công trình. Phương pháp phủ xanh được định nghĩa như sau: “Phương pháp phủ xanh là kỹ thuật sử dụng cây và cỏ để tiến hành phủ xanh nhanh chóng, xác thực, toàn bộ, lập thể, bảo vệ cảnh quan và địa chất, môi trường”. Suy nghĩ cơ bản khi sử dụng phương pháp phủ xanh là “Màu xanh thiên nhiên không phải do bàn tay con người tạo ra mà do chính thiên nhiên tự tạo ra chính nó. Trợ giúp quá trình tự hồi phục tự nhiên là suy nghĩ cơ bản nên hướng đến khi sử dụng phương pháp phủ xanh.” Mục đích của phương pháp phủ xanh mái dốc là phòng chống xói mòn, rửa trôi do nước mưa, điều hòa nhiệt độ đất bề mặt. Ngoài ra, xây dựng quần thể thực vật điều hòa môi trường tự nhiên, bảo vệ môi trường, phục hồi cảnh quan. Sự hấp thu khí CO² của thực vật cũng được kì vọng là giải pháp cho sự nóng lên toàn cầu. Phương pháp phủ xanh coi thực vật là nguyên vật liệu, do đó cần thỏa mãn các điều kiện sinh trưởng cơ bản của thực vật, phạm vi thích ứng của thực vật, thời gian thi công. Do đó cần khảo sát thực địa môi trường khu vực, thực vật xung quanh khu vực thực địa, và đặc điểm cấu tạo của mái dốc đào sau khi tiến hành đào. Các điều kiện tiền đề của kỹ thuật phủ xanh như sau: (1) Trạng thái tổng thể mái dốc ổn định; (2) Phạm vi thích ứng của thực vật lựa chọn phải thích ứng với các điều kiện khí tượng, độ dốc, địa chất của mái dốc; (3) Đặc tính của thực vật thích ứng với điều kiện môi trường của khu vực thi công; (4) Lựa chọn thực vật phù hợp với mục tiêu phủ xanh; (5) Thời gian thi công đảm bảo thời điểm và thời gian để thực vật có thể phát triển đến mức độ bảo vệ được mái dốc không bị xói mòn. Khi thực hiện phương pháp phủ xanh, cần hiểu kĩ 8 yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của thực vật là: hình thái mái dốc (mái dốc đào hay mái dốc đắp), độ cứng của đất, độ dốc của mái dốc, độ PH của đất, địa chất, phương vị, lượng mưa, thời gian thi công. Trong đó yếu tố quan trọng nhất quyết định thành bại là lựa chọn thực vật phù hợp với điều kiện của thực địa. 422
  5. 2.3. Phân loại phương pháp phủ xanh Số lượng phương pháp phủ xanh hiện đang được sử dụng tại nước ta hiện nay còn thấp, gây ra nhiều khó khăn khi tiến hành lựa chọn phương pháp phủ xanh phù hợp với thực địa. Một số nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ đã phát triển phương pháp phủ xanh hiện đại từ những năm 1960 đến nay, đa dạng về chủng loại cũng như phạm vi áp dụng. Theo tiêu chuẩn bảo vệ mái dốc đang được sử dụng tại Nhật Bản, phương pháp phủ xanh bao gồm 12 phương pháp. Bảng: Các phương pháp phủ xanh chủ yếu và mục đích Phân loại Tên phương pháp Mục đích Phun phủ hạt giống Phun phủ đất hạt giống Phòng chống xói mòn, giảm phá hủy bề Phun phủ hỗn hợp thực sinh mặt do đất đóng băng giá, tạo quần thể Tấm thực sinh mái dốc đắp thực vật che phủ toàn bộ bề mặt mái dốc. Phương Tấm thực sinh mái dốc đào pháp gieo Trồng thực vật theo hàng để chống xói hạt Thực sinh theo hàng mòn, hỗ trợ thực vật xâm nhập, phát triển ổn định. Bao thực sinh Cho hỗn hợp vật liệu phủ xanh vào bao Phương Bao thực sinh trộn hỗn hợp thực vật để tạo điều kiện cho thực vật pháp phủ vật liệu phát triển sớm, ổn định trong thời gian. xanh mái Dán thảm cỏ lên toàn bộ bề mặt để phòng dốc chống xói mòn, giảm phá hủy bề mặt do Dán thảm cỏ đất đóng băng giá, tạo quần thể thực vật che phủ toàn bộ bề mặt mái dốc. Phương Dán thảm cỏ theo hàng lên mái dốc đắp pháp trồng Dán cỏ theo hàng để chống xói mòn, hỗ trợ thực vật xâm cây nhập và phát triển ổn định. Kiến tạo cảnh quan dựa vào phối hợp Trồng cây nhiều loại thực vật như cây và hoa Che phủ sớm toàn bộ bề mặt và phối hợp Phối hợp gieo hạt và trồng cây trồng cây con để kiến tạo cảnh quan 423
  6. Phương pháp phủ xanh chỉ có thể phòng chống xói lở bề mặt mái dốc nhờ tác dụng của thực vật, do đó không có hiệu quả phòng chống trượt lở ở những vị trí sâu, khi mái dốc đã mất ổn định tổng thể. Mặt khác, Ở những vị trí như chân cầu, dưới cầu đường sắt không được cung cấp đủ nước và ánh sáng, bề mặt mái dốc nhiều đá, nghèo chất dinh dưỡng, độ PH mang tính axit cao.vv., nếu không lựa chọn thực vật thích hợp và chuyển bị cơ sở để sinh trưởng thì thực vật khó phát triển. Điều kiện để thực hiện phương pháp phủ xanh là bề mặt mái dốc phải ổn định. Những nơi tính địa chất, độ dốc dễ bị xói mòn, có mạch nước .vv, gây mất ổn định mái dốc thì cần cân nhắc sử dụng đồng thời kĩ thuật thoát nước và kĩ thuật phủ xanh, hoặc chỉ sử dụng phương pháp công trình. 2.4. Lựa chọn phương pháp phủ xanh Tại nhiều nước phát triển, tiêu chuẩn để lựa chọn phương pháp bảo vệ mái dốc theo điều kiện hiện trường bằng phương pháp phủ xanh đã được xây dựng và ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, tiêu chuẩn khung để bảo vệ mái dốc cho ngành giao thông, cũng như ngành đường sắt tại Việt Nam chưa được xây dựng, chỉ có tiêu chuẩn đối với một số phương pháp cụ thể. Với mục đích tham khảo, chúng tôi xin trích dẫn tiêu chuẩn lựa chọn phương pháp phủ xanh của Bộ đất đai & giao thông Nhật Bản ban hành. 3. PHỦ XANH BẰNG PHƯƠNG PHÁP TẤM THỰC SINH QUILKET 3.1. Khái quát phương pháp Tấm thực sinh là phương pháp phủ xanh bảo vệ mái dốc được sử dụng rộng rãi nhất tại Nhật Bản hiện nay. Tấm thực sinh là vật dạng tấm có hạt giống, phân bón, chất cải tạo đất, giá thể,..vv được đính trên vật liệu là lưới, giấy, vải không dệt, sợi xơ dừa,..vv. Phương pháp tấm thực sinh QUILKET là phương pháp phủ xanh bảo vệ mái dốc mới nhất, được Bộ đất đai & giao thông Nhật Bản chứng nhận trong hệ thống NETIS năm 2017 (hệ thống đánh giá công nghệ mới của chính phủ Nhật Bản, mã số đăng kí KK-120016-VE). Chính phủ Nhật Bản ưu tiên sử dụng tấm thực sinh QUILKET trong công trình vốn ngân sách. Nguyên lý của phương pháp này là phủ xanh sớm toàn bộ bề mặt mái dốc, sử dụng thực 424
  7. vật để phòng ngừa sạt lở. Đặc trưng quan trọng của phương pháp này là: hiệu quả trên chi phí cao, phòng chống thiên tai hiệu quả, thi công và quản lý đơn giản. Tấm thực sinh QUILKET được chia làm 2 loại: QUILKET S sử dụng cho mái dốc đắp, QUILKET M sử dụng cho mái dốc đào. Trước khi tấm thực sinh được phát triển, phương pháp phủ xanh được thực hiện bằng kỹ thuật phun phủ sử dụng máy móc, chất lượng phủ xanh không ổn định vì phụ thuộc vào thời tiết, kỹ năng của công nhân. Tấm thực sinh có chất lượng ổn định do được sản xuất tại nhà máy, thi công và quản lý đơn giản so với các phương pháp truyền thống, nhanh chóng che phủ bảo vệ mái dốc. Ngoài chất lượng ổn định và dễ thi công, tấm thực sinh QUILKET được tăng cường chức năng phòng chống xói mòn, cuốn trôi đất, xử lý nước mưa, do đó có khả năng đối phó, chống chịu mưa lớn. Ảnh tấm thực sinh QUILKET M Ảnh tấm thực sinh QUILKET S (sử dụng cho mái dốc đào) (sử dụng cho mái dốc đắp) Cấu tạo tấm thực sinh QUILKET M Cấu tạo tấm thực sinh QUILKET S Thông số QUILKET M Thông số QUILKET S Hình dạng: tấm hình chữ nhật Hình dạng: tấm hình chữ nhật Rộng: 1m Rộng: 1m Dài: 10m Dài: 25m 3.2. Đặc trưng tấm thực sinh QUILKET Đặc trưng 1: phòng chống xói mòn do nước mưa Vải không dệt làm giảm chấn động của nước mưa khi rơi. Ngoài ra, chất hút, giữ nước được gắn trên vải không dệt sẽ hấp thu nước mưa và ép chặt xuống bề mặt mái dốc bằng chính sức nặng của nước, đem lại hiệu quả chống xói mòn cao. Ngoài ra, do sử dụng vải không dệt polyester đặc biệt nên có khả năng chống xói mòn trong thời gian dài. 425
  8. Đặc trưng 2: Chắc năng thoát nước Ngoài chức năng thoát nước bằng vải không dệt, chất giữ nước được ép thêm vào vải không dệt sẽ hút nước mưa, giãn nở, tạo thành rãnh thoát nước mưa và thúc đẩy quá trình thoát nước. Ở Việt Nam, lượng mưa vào mùa mưa sẽ thường vượt quá 100 mm/h. Trong điều kiện thí nghiệm lượng mưa 180 mm/h, sản phẩm đề xuất đạt kết quả thoát nước khoảng 85%. Đặc trưng 3: Nhanh chóng phủ xanh toàn bộ bề mặt mái dốc Hạt giống và phân bón được gắn lên toàn bộ tấm thực sinh, nên có thể phủ xanh toàn bộ mái dốc trong khoảng 2 tháng. QUILKET M được gắn số lượng lớn phân bón và chất cải tạo đất, đem lại khả năng phủ xanh trong nhiều điều kiện địa chất, hiện trường, kể cả mái dốc có địa chất không đồng nhất, nghèo chất dinh dưỡng và bị phong hóa trên toàn bộ bề mặt. Khả năng phòng chống xói mòn được tăng cường khi thảm thực vật hình thành. Hình ảnh sau khi thi công Hình ảnh sau thi công 7 tháng Đặc trưng 4: Thi công đơn giản, nhanh chóng Không sử dụng máy móc, thi công đơn giản, dễ dàng chỉ với búa và kéo. Tính thi công cao giúp tấm thực sinh có khả năng thi công tại những vị trí hiểm trở, máy móc không thể tiếp cận, không có khả năng vận chuyển nguyên vật liệu phức tạp. 426
  9. Ảnh: các bước thi công tấm thực sinh Bảng: So sánh với phương pháp phủ xanh truyền thống Phương pháp phủ xanh thủ Mục Tấm thực sinh QUILKET công Trồng cây con trực tiếp lên bề Che phủ toàn bộ bề mặt mái dốc bằng mặt mái dốc QUILKET Chức năng phòng chống xói mòn rất ưu việt Khả năng phòng Không hiệu quả cho đến khi mái do khả năng thoát nước mưa và phủ xanh chống xói mòn dốc được phủ xanh hoàn toàn nhanh chóng Phát huy chức năng phòng chống xói mòn Khả năng bảo vệ Không có tác dụng cho đến khi ngay sau khi thi công. Phủ xanh toàn bộ mái mái dốc sớm mái dốc được phủ xanh hoàn toàn dốc chỉ sau khoảng 2 tháng, tăng cường chức năng phòng chống xói mòn Khả năng phòng Khả năng xảy ra xói lở, sạt lở do Khả năng xảy ra xói lở bề mặt do nước mưa chống thiên tai nước mưa cao thấp Thấp. Sử dụng chủ yếu nhân Tính thi công rất ưu việt do chỉ cần dán tấm Tính thi công công. thực sinh lên mái dốc Xác suất xảy ra xói lở, sạt trượt cao. Nết xét chi phí sửa chữa, Xác suất xói lở bề mặt rấp thấp, vì vậy về tổng Hiệu quả kinh tế khắc phục và thiệt hại do giao thể có hiệu quả kinh tế cao thông bị đình trệ thì hiệu quả kinh tế thấp 3.3. Phạm vi ứng dụng Phương pháp phủ xanh nói chung, cũng như phương pháp tấm thực sinh QUILKET phạm vi ứng dụng như sau: 427
  10. Bảng: Phạm vi ứng dụng của phương pháp tấm thực sinh QUILKET S Tấm thực sinh QUILKET S Tấm thực sinh QUILKET M (sử dụng cho mái dốc đắp) (sử dụng cho mái dốc đào) Phân loại Sử dụng cho mái dốc đắp Sử dụng cho mái dốc đào Điều kiện Độ ổn định Mái dốc ổn định tổng thể Mái dốc ổn định tổng thể sử dụng Đất tính nhớt độ cứng dưới 23 mm thích hợp Đất tính nhớt độ cứng dưới 23 mm Đất tính cát độ cứng dưới 27 mm Địa chất Đất tính cát độ cứng dưới 27 mm Đất cứng Đá mềm, đá phong hóa Độ ph của 4,5-7,5 4,5-7,5 đất Độ dốc Thoải hơn 1:1 Thoải hơn 1:0.6 Chú thích (1) Cần cố định chặt lên mặt đất bằng đinh 3.4. Ví dụ công trình tương đương Ví dụ 1: Tên công trình Tái thiết đường sắt Kaesa Điều kiện Mái dốc đào (đất tính cát) Mục đích Đường sắt Chủ đầu tư Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản Trung tâm Kỹ thuật Xây dựng Nagano Địa điểm tỉnh Nagano Thời gian thi công Tháng 6 năm 2014 Hạt giống Cỏ dài, cỏ ngắn Số lượng 8,000 m2 Công trình kè bờ sông được tạo ra từ việc cải tạo cầu đường sắt. Chú thích Ban đầu, thiết kế là phun phủ hạt giống, nhưng đã thay đổi thành tấm thực sinh khi khảo sát thực địa. Sau khi thi công Sau khi thi công 2 tháng 428
  11. Sau thi công 2 tháng Sau thi công 3 tháng Ví dụ 2: Tên công trình Hầm Takaoka - tuyến đường sắt cao tốc Shinkansen Hokuriku Điều kiện mái dốc taluy đắp (đất tính cát) Mục đích Đường sắt Chủ đầu tư Tổ chức hỗ trợ phát triển cơ sở giao thông / xây dựng đường sắt Địa điểm Tỉnh Nagano Thời gian thi công Tháng 7 năm 2011 Hạt giống cỏ dài, cỏ ngắn Số lượng 6,000 m2 Xây dựng hầm có liên quan đến trạm biến áp truyền tải điện. Chú thích Đất tính kiềm được cải tạo nên có độ PH cao. Trước khi thi công Sau khi thi công 1 tháng Sau thi công 1 năm 11 tháng 429
  12. 4. KẾT LUẬN Ngày 17 tháng 3 năm 2021, Thủ tướng chính phủ đã công bố Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó “Mục tiêu so với giai đoạn 2011~2020 là giảm 50% thiệt hại về người; Thiệt hại về kinh tế do thiên tai không vượt quá 1,2% GDP; Thiết lập tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai; Xây dựng và củng cố sơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai tại các khu vực thường xuyên xảy ra sạt lở đất, sạt lở mái dốc”. Như vậy, có thể hiểu bảo vệ mái dốc trên quy mô toàn quốc là một trong các mục tiêu quan trọng trong chính sách phòng chống thiên tai của chính phủ. Để thực hiện mục tiêu này, chúng tôi cho rằng cần ưu tiên sử dụng phương pháp phủ xanh để bảo vệ mái dốc nếu điều kiện hiện trường cho phép. Mái dốc đường sắt tại khu vực chịu nhiều thiệt hại do sạt lở như miền núi phía bắc, miền trung có nhiều triển vọng áp dụng các phương pháp phủ xanh hiện đại. Do những hiệu quả và lợi ích mà giải pháp này mang lại như hiệu quả chống xói mòn cao, xử lý thoát nước, chi phí đầu tư thấp, thi công và quản lý đơn giản. Vì vậy, cần cho nghiên cứu, áp dụng thử nghiệm từ đó cho phép ứng dụng rộng rãi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo vệ mái dốc đường bộ - Hiệp hội đường bộ Nhật Bản. 2. Thông tin công khai tại www.rontaivietnam.com. 3. Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng chính phủ quyết định “Phê duyệt chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. 4. Báo Vietnam+ “Đất đá vùi lấp toa xe, đường sắt Hà Nội - Lào Cai tê liệt tới 4 ngày”. Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/, 10-10-2017. 5. Báo Tuổi trẻ “Thông đường sắt Bắc - Nam sau nhiều ngày ách tắc”. Nguồn: https:// tuoitre.vn/, 14-10-2020. 430
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2