intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHÒNG CHỐNG SỐT DENGUE/SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

Chia sẻ: Nguyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

237
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đặt vấn đề: Xây dựng mô hình điểm trong xử lý dịch sốt dengue/sốt xuất huyết dengue (SD/SXHD) trong tình hình thực tế hiện nay là điều mà các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể và Ngành Y tế luôn mong đợi. Mô hình xử lý ổ dịch nhỏ theo quy mô ấp trong phòng chống SD/SXHD tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang năm 2007, là mô hình điểm tại khu vực phía Nam nhằm khống chế không để dịch SD/SXHD lan rộng. Mục tiêu nghiên cứu: Thiết lập mô hình xử lý ổ dịch nhỏ quy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHÒNG CHỐNG SỐT DENGUE/SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

  1. PHÒNG CHỐNG SỐT DENGUE/SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TÓM TẮT Đặt vấn đề: Xây dựng mô hình điểm trong xử lý dịch sốt dengue/sốt xuất huyết dengue (SD/SXHD) trong tình hình thực tế hiện nay là điều mà các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể và Ngành Y tế luôn mong đợi. Mô hình xử lý ổ dịch nhỏ theo quy mô ấp trong phòng chống SD/SXHD tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang năm 2007, là mô hình điểm tại khu vực phía Nam nhằm khống chế không để dịch SD/SXHD lan rộng. Mục tiêu nghiên cứu: Thiết lập mô hình xử lý ổ dịch nhỏ quy mô ấp trong phòng chống sốt dengue/sốt xuất huyết dengue tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang năm 2007. Nhằm khống chế dịch sốt dengue/sốt xuất huyết dengue ngay từ quy mô ấp, không để dịch lan rộng ra quy mô xã. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu phỏng thực nghiệm, thực hiện tại 3 xã Giục Tượng, Mong Thọ A và Thạnh Lộc huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu: Thiết lập được mô hình xử lý ổ dịch nhỏ quy mô ấp trong phòng chống SD/SXHD. Mô hình đã thể hiện rõ tính hiệu quả và khả thi.
  2. Kết luận: Duy trì và nhân rộng mô hình xử lý ổ dịch nhỏ quy mô ấp trong phòng chống SD/SXHD. ABSTRACT THE SMALL MODEL OF OUTBREAK CONTROL OF DENGUE FEVER/DENGUE IN CHAU THANH SUBURB KIEN GIANG PROVINCE, 2007 Nguyen Lam, Nguyen Hong Hoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 58 - 60 Background: Establishing the standard model of outbreak control of Dengue Fever is an important issue that government, many companies and health system interest nowadays. The small sampling follow hamlet guidance in preventing this disease in Chau Thanh Suburb of Kien Giang Province in 2007, which is the main point in the south area in order to prevent the transfer of epidemic of Dengue Fever. Research objectives: Establishing the small model of outbreak control of Dengue Fever in hamlet range in Chau Thanh outskirt, Kien Giang in 2007 in order to stop it spread in community scale.
  3. Research methodology: Quasiexperimental study in three communities which are Giuc Tuong, Mong Tho A and Thanh Loc of Chau Thanh suburb, Kien Giang Province. Results: Developing the small sampling of treatment epidemic Dengue/Dengue Fever of hamlet model and it is clearly effective and feasible. Conclusion: Maintaining and expanding the small model of outbreak intervention in hamlet area on DF/DHF control. ĐẶT VẤN ĐỀ * Viện Pasteur TPHCM **Khoa YTCC ĐHYD TPHCM Từ năm 1999 chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống sốt dengue/sốt xuất huyết dengue (SD/SXHD) đã triển khai với mục tiêu giảm chết, giảm mắc, không để dịch xảy ra và xã hội hoá hoạt động phòng chống SD/SXHD(1). Trong đó chiến lược giảm mắc chủ yếu là diệt véc tơ truyền bệnh thông qua hoạt động của mạng lưới cộng tác viên, chiến dịch diệt lăng quăng (bọ gậy) dựa vào cộng đồng(6). Mô hình phòng chống SD/SXHD dựa vào mạng lưới cộng tác viên là mô hình đầu tiên thực hiện. Tuy nhiên, mô hình này đã gặp một số khó khăn. Thứ nhất, mô hình chỉ bao phủ 10 - 12% số xã của tỉnh. Thứ hai, mỗi cộng tác viên chịu trách
  4. nhiệm viếng thăm quá nhiều hộ gia đình mỗi tháng. Theo kết quả giám sát nhiều năm của Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy cộng tác viên hoạt động chưa có hiệu quả cao(2,4). Từ năm 2000, mô hình chiến dịch diệt lăng quăng đã làm giảm chỉ số véc tơ ở cộng đồng rất nhiều(3). Tuy nhiên mô hình này chỉ có tác dụng làm giảm chỉ số véc tơ trong thời gian ngắn. Kết quả phòng chống SD/SXHD từ 1999 đến 2006 cho thấy, số chết do SD/SXHD có chiều hướng giảm nhưng số mắc không giảm nhiều và nguy cơ bùng phát dịch luôn tiềm ẩn trong cộng đồng(5). Thực tế có được mô hình phòng chống SD/SXHD hiệu quả, có thể duy trì và nhân rộng là điều mà các cấp chính quyền và Ngành Y tế luôn mong đợi. Việc triển khai thí điểm mô hình xử lý ổ dịch nhỏ theo quy mô ấp trong phòng chống SD/SXHD tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang, là cơ sở thuận lợi cho việc thiết lập và đề xuất mô hình xử lý dịch SD/SXHD cho tỉnh Kiên Giang cũng như các tỉnh thành khác trong khu vực phía Nam. Mục tiêu nghiên cứu Thiết lập mô hình xử lý ổ dịch nhỏ theo quy mô ấp trong phòng chống sốt dengue/sốt xuất huyết dengue tại 3 xã Giục Tượng, Mong Thọ A và Thạnh Lộc huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang năm 2007.
  5. Khống chế không để dịch sốt dengue/sốt xuất huyết dengue bùng phát và lan rộng ra quy mô xã tại 3 xã điểm huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang năm 2007. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Triển khai tại 3 xã Giục Tượng, Mong Thọ A và Thạnh Lộc huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu phỏng thực nghiệm KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Thiết lập mô hình xử lý ổ dịch nhỏ quy mô ấp trong phòng chống SD/SXHD tại 3 xã điểm (Xã Giục Tượng, Mong Thọ A và Thạnh Lộc) Tại mỗi xã đã thành lập một đội xử lý ổ dịch nhỏ, thành viên tham gia là các ban ngành đoàn thể của các ấp trong xã. Tổ chức 3 lớp tập huấn cho các thành viên trong đội xử lý ổ dịch nhỏ và các chuyên trách sốt xuất huyết tại 3 xã điểm. Xử lý ổ dịch nhỏ quy mô ấp theo chỉ định của chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống SD/SXHD khu vực phía Nam.
  6. 100% ổ dịch nhỏ tại 3 xã điểm đều được phát hiện và xử lý theo đúng qui định 100% ổ dịch nhỏ tại 3 xã điểm đều được điều tra các chỉ số côn trùng BI và DI trước - sau khi xử lý (BI: số dụng cụ chứa nước có lăng quăng Aedes trong 100 nhà điều tra; DI: chỉ số mật độ muỗi Aedes). Thực hiện giám sát tình hình mắc, chết SD/SXHD hàng tháng tại 3 xã điểm. Giám sát các chỉ số côn trùng định kỳ hàng tháng tại 3 xã điểm. Kết quả hoạt động trong 9 tháng triển khai mô hình xử lý ổ dịch nhỏ Bảng 1: Tình hình mắc, chết sốt dengue/sốt xuất huyết dengue tại 3 xã điểm năm 2007 T T ổng háng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 cộng G 4 iục 2 Tượng
  7. T T ổng háng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 cộng M ong 3 4 T họ A T 3 hạnh 2 Lộc Năm 2007, tại 3 xã điểm không có ca tử vong do SD/SXHD. Tổng số ca mắc SD/SXHD tại 3 xã điểm giảm 17,4% so với năm 2006. Trong năm 2007 tại 3 xã điểm không xảy ra dịch nhỏ theo quy mô xã/phường căn cứ trên qui định của Bộ Y tế. Bảng 2: Kết quả xử lý ổ dịch nhỏ (ODN) quy mô ấp tại 3 xã điểm năm 2007
  8. BI Số Số BI DI DI trung Tên ca mắc ODN trung bình TB trước TB sau SD/SXHD năm bình sau xã xử lý xử lý trước xử năm 2007 2007 xử lý lý Giục 24 09 155 0 0,55 0 Tượng Mong 31 11 127 0 0,42 0 Thọ A Thạnh 37 12 111 0 0,43 0 Lộc Tổng số có 32 ổ dịch nhỏ xảy ra trong 3 xã điểm, chiếm 31,4% so với toàn huyện (102 ổ dịch nhỏ). 100% ổ dịch nhỏ tại 3 xã điểm đều được xử lý triệt để bằng biện pháp diệt lăng quăng và phun hóa chất. Các chỉ số côn trùng (BI, DI) đều giảm 100% so với trước khi xử lý.
  9. Bảng 3: Tình hình giám chỉ số côn trùng (BI) tại 3 xã điểm năm 2007 Thá 0 0 1 1 1 05 06 07 ng 8 9 0 1 2 Giục 16 3 3 5 3 1 56 68 Tượng 8 6 0 7 2 0 Mon 14 19 4 4 6 7 3 60 g Thọ A 0 0 0 0 3 0 7 Thạn 17 10 19 5 4 8 5 2 h Lộc 0 3 3 7 7 3 0 7 Bảng 4: Tình hình giám sát chỉ số côn trùng (DI) tại 3 xã điểm năm 2007 Th 0 0 0 0 0 1 1 1 áng 5 6 7 8 9 0 1 2 Giụ 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0 c Tượng 4 28 28 16 1 2 17 ,1
  10. Th 0 0 0 0 0 1 1 1 áng 5 6 7 8 9 0 1 2 Mo 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0 ng Thọ A 86 23 86 33 33 16 23 Thạ 0, 0, 1, 0, 0, 0, 0, 0 nh Lộc 8 66 03 23 1 16 16 Kết quả giám sát côn trùng từ tháng 05 đến 12 năm 2007 tại 3 xã điểm, cho thấy chỉ số BI giảm theo hướng ổn định và chỉ số DI giảm mạnh. KẾT LUẬN Đã thiết lập được mô hình xử lý ổ dịch nhỏ theo quy mô ấp trong phòng chống SD/SXHD. Mô hình xử lý ổ dịch nhỏ theo quy mô ấp đã thể hiện rõ tính hiệu quả và khả thi của nó trong việc làm hạn chế dịch SD/SXHD bùng phát, đồng thời cũng có hiệu quả kiểm soát chỉ số côn trùng ở mức ổn định và an toàn. KHUYẾN NGHỊ
  11. Cần duy trì và nhân rộng mô hình xử lý ổ dịch nhỏ quy mô ấp trong phòng chống dịch SD/SXHD, đồng thời để phát huy tính hiệu quả của mô hình cần triển khai sớm ngay cả những tháng mùa khô đầu năm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2