Tài liệu "Phong thủy nhà ở - Nhà đất hành Hỏa - Thủy" sẽ giúp bạn nhận biết nhà đất hành hỏa, giải pháp cho ngôi nhà hành Hỏa, phong thủy cho nhà đất hành thủy, nhà đất hành kim. Cùng tham khảo nhé.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Phong thủy nhà ở - Nhà đất hành Hỏa - Thủy
- Phong thủy nhà ở - Nhà đất hành Hỏa- Thủy-
Kim
Phong thủy nhà ở - Nhà đất hành Hỏa
Hành Hỏa mang tính nóng ẩm của mùa hè, tượng trưng cho buổi trưa và màu đỏ.
Hình thế của hành Hỏa là hình nhọn (tam giác, góc nhọn, hình chóp…). Hành Hỏa
được sinh bởi Mộc và bị Thủy khắc. Hỏa lại sinh Thổ và xung khắc với Kim.
Đối với nhà đất, nên nhớ những đặc tính này để hành Hỏa phát huy lợi điểm và hạn
chế nhược điểm.
Thế nhà đất hành Hỏa
Những thế đất có dạng tam giác theo phong thủy là thế Hỏa thịnh, không phù hợp cho
việc xây cất nhà ở thông thường do có nhiều góc nhọn làm nội khí tù hãm, dễ va chạm
và khó sử dụng hiệu quả không gian. Những khu đất rộng mà bên trong được chia ra
nhiều lô nhỏ vuông vức thì không ảnh hưởng, thậm chí trường hợp này Hỏa sinh Thổ
thành “vượng địa”. Một số khu nhà có kích thước đất xéo thường xử lý sân trong làm
hồ nước, trồng cây… để giảm bớt góc nhọn, tạo mảng thông thoáng tốt hơn.
- Khá nhiều công trình tôn giáo, công viên, khách sạn… được bố trí tại các điểm “mũi
tàu”.
Nhà đất hành Hỏa và các công trình có cấu trúc hành Hỏa (mái nhọn, vươn cao, có
chóp đỉnh…) luôn phù hợp với không gian sinh hoạt mang tính dẫn dắt, nổi bật và thu
hút. Ta cũng có thể thấy khá nhiều công trình tôn giáo, công viên, khách sạn… được bố
trí tại các điểm “mũi tàu”, vừa có tính nhấn mạnh, vừa không làm che khuất tầm nhìn
giao thông (nhờ khoảng lùi lộ giới) tại các góc nhọn, thay vì làm nhà ở sẽ bất lợi hơn.
Giải pháp cho ngôi nhà hành Hỏa
Khi khu đất hoặc ngôi nhà mang hành Hỏa thì có thể được khắc chế bớt nhờ bo tròn
các góc nhọn, dùng tủ kệ, bồn hoa, để xóa góc Hỏa. Tránh trổ cửa hay sử dụng không
gian sinh hoạt tại các mũi nhọn mà nên giữ sao cho không gian chính ở vị trí trung tâm,
dùng các đường cong (Thủy khắc Hỏa) hoặc góc vuông để lấy lại thế cân bằng và giảm
xung sát.
- Có thể được khắc chế bớt góc Hỏa nhờ bo tròn các góc nhọn, dùng tủ kệ, bồn
hoa…
Khi gặp thế Hỏa theo chiều cao, ví dụ như một cầu thang đi xéo lên, một dầm nghiêng
trên giường nằm ngủ, cách khắc phục là hạn chế sử dụng dưới góc chéo nhọn ấy. Nếu
vì tận dụng diện tích, bạn phải làm dịu góc nhọn bằng cách đóng trần phẳng hoặc vòm
cong, kê vật dụng và chỗ nằm ngủ ra bên ngoài khoảng vát chéo, dùng cây xanh che
chắn để giảm tầm nhìn. Không nên tận dụng gian áp mái để làm nơi ở vì sẽ nóng bức
và tù túng.
Nước ta khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, hành Hỏa khá mạnh, không như các nước
phương Tây và phương Bắc là hàn đới lạnh khô, nên phương Tây rất hay dùng gian áp
mái làm phòng ngủ. Vì thế, gian áp mái và gầm thang trong điều kiện nhà ở Việt Nam
phù hợp để làm kho và các không gian sinh hoạt không thường xuyên.
Phong thủy nhà ở - Nhà đất hành Thủy
Ngôi nhà ở mà thiếu hành Thủy thì xem như mất đi một phần năng lượng quan
trọng bổ sung, nuôi dưỡng cho hành Mộc. Thủy giúp giảm bớt Hỏa và được Kim
sinh ra, gặp hành Thổ thì khắc chế bớt và đóng vai trò kích hoạt nguồn khí trong
môi trường sống.
Trong mô hình không gian ngũ hành, hành Thủy được quy định về phương bắc, màu
chủ đạo là đen hay xanh đen, thời tiết thuộc mùa đông. Hình dáng đặc trưng hành Thủy
là những đường uốn khúc, ngoằn ngoèo.
Có thể thấy trong thiên nhiên hay cơ thể con người, ít có những đường thẳng tắp theo
kiểu nhân tạo mà luôn là những đường cong uốn lượn mềm mại. Ý nghĩa của chữ Thủy
trong Phong thủy chính là tính tự nhiên, thuận theo quy luật thì sẽ tồn tại. Trên thực tế
quy hoạch đô thị, ta thường thấy hình dáng uốn lượn của hành Thủy ở giao thông thủy
- hoặc bộ. Những đường thẳng tắp thường tạo ra luồn khí “xuyên sơn”, dễ gây tình trạng
hút gió mạnh và đơn điệu khi tổ chức cảnh quan. Nếu biết dùng hành Thủy một cách
vừa phải, kết hợp đường uốn khúc và đường thẳng, sẽ vừa tránh “trực xung” thẳng
hàng lại vừa tạo cảnh quan hài hòa với môi trường thiên nhiên. Có thể đưa hành Thủy
vào những không gian nghỉ ngơi, giải trí, tham gian… như một yếu tố chủ chốt giúp làm
dịu đi các góc cạnh tăng tính Mộc (che chở, Thủy sinh Mộc).
Hành Thủy trong bài trí nhà ở
Hành Thủy thể hiện ở dạng bể cá trong nội thất.
Để cân bằng ngũ hành, trong nhà ở thường đưa hành Thủy vào dưới dạng vật chất cụ
thể hoặc ẩn dụ. Ví dụ đất thông thường có dạng vuông vức, khi tạo lối đi từ ngoài vào
nên theo dáng uốn lượn. Tại các tiền sảnh thường bố trí hồ nước non bộ hoặc hồ bán
nguyệt (Kim – Thủy liên hoàn) vừa giảm “trực xung đối môn”, vừa tạo một khoảng đệm
cần thiết trước khi khách bước chân vào nhà. Trong không gian nội thất, hành Thủy có
thể tạo ra bởi tủ cá cảnh, dùng thủy tinh như một chất liệu vừa ngăn cách, vừa kết nối
không gian các phòng. Ví dụ như từ phòng khách sang phòng ăn có thể sắp xếp một tủ
cá cảnh. Khi một gian phòng có nhiều gam đỏ, nên dùng hành Thủy để giảm bớt tính
“Hỏa vượng”.
Hành Thủy còn có thể đưa vào không gian phòng ngủ, phòng trẻ em hoặc nơi thư giãn
để Thủy sinh Mộc, bằng cách tạo bàn ghế, trang trí hoa văn trên tường theo dạng uốn
lượn mềm mại hoặc đóng trần uốn khúc, bông sắt gợn sóng… Tất cả đều là những
đường nét giúp tăng tính mềm mại cho không gian nhà ở.
Phong thủy nhà ở - Nhà đất hành Kim
Hình dáng của hành Kim trong ngũ hành là tròn, phương vị là phía tây và biểu
trưng thời tiết là mùa thu. Hành Kim sinh hành Thủy và được hành Thổ sinh.
Ngược lại, Kim khắc chế Mộc và bị Hỏa khắc. Với những đặc trưng gần như
tương phản với hành Mộc, hành Kim cần vận dụng trong nhà ở sao cho hài hòa,
phát huy hiệu quả.
- Những đặc tính thuộc về kim loại như sự chuyển động, cứng rắn, phản chiếu ánh
sáng… khá phù hợp với những công trình có tính chất sản xuất và thương mại như
máy móc, xưởng… Trong khi đó, không gian nhà ở lại thiên về tính che chở, nuôi
dưỡng, chăm sóc mỗi ngày (thuộc hành Mộc) nên hành Kim trong nhà ở thường được
dùng hạn chế.
Đất có dạng đồi tròn, mặt bằng khuôn viên tròn (hiếm gặp), các hồ nước, vườn hoa
hình tròn hay bầu dục đều là những đặc trưng hành Kim. Những hình thế đất như vậy
thường thích hợp cho các công trình công cộng như rạp hát, khách sạn… hơn là không
gian để ở.
Để cân bằng âm dương - ngũ hành cần xem xét kỹ đất hành Kim để chọn lựa công
trình phù hợp. Trên các đỉnh đồi tròn, người ta thường hay bố trí công trình mang tính
nhấn mạnh nổi bật như nhà thờ, trạm quan sát có mái nhọn, vươn cao để dùng Hỏa
khắc bớt tính Kim, chứ ít khi làm nhà ở đơn thuần. Những tòa nhà nằm ở góc đường
hoặc dạng mũi tàu thì nên làm bo tròn, có vòm hay chỏm cầu để vừa không che khuất
tầm nhìn, vừa tạo hành Kim thuận lợi cho tính chất kinh doanh.
Đặc trưng của hành Kim, cũng như các hành khác trong ngũ hành được nhận biết
không chỉ qua vật liệu mà còn qua hình dáng, màu sắc, khối tích… Do đó, trong từng
không gian cụ thể, cần xem xét, cân đối liều lượng của mỗi hành. Hành nào cần nhấn
mạnh để nổi bật, các hành kia bổ trợ hoặc kiềm hãm bớt để tạo sự cân bằng chung. Ví
dụ, phòng ngủ rất hợp với vật dụng gỗ, không nên dùng vật dụng bằng kim loại sẽ gây
cảm giác lạnh lẽo, khó ngủ. Nhưng phòng ngủ nhiều gỗ quá có thể gây cảm giác nóng
nực (Mộc sinh Hỏa) nên vẫn cần một chút hành Kim như dùng mảng sơn màu trắng,
khung tranh bằng đồng, chân ghế kim loại… để cân bằng.
- Trong không gian một ngôi nhà ở, nhà xe và chỗ làm việc có tính chất trường khí
nghiêng về hành Kim nhiều nhất (máy móc, tính phân tích, ánh sáng mạnh…). Do đó,
không nên bố trí chỗ làm việc ngay phòng ngủ mà nên ngăn cách, tạo không gian riêng
biệt. Hiện nay, trong nhiều ngôi nhà ở Việt Nam, garage cũng là không gian không thể
thiếu để đảm bảo yếu tố tiện nghi và hỗ trợ cho các không gian khác, có thể làm theo
dạng nửa hẩm để nâng phòng khách và bếp ăn lên cao hơn.