intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng tránh bệnh cho bé yêu trong mùa hè

Chia sẻ: Lý Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

84
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời tiết mùa hè năm nay có tính khắc nghiệt hơn mọi năm. Mặc dù vừa mới sang tháng đầu hè nhưng nhiệt độ nhiều nơi đã cao trên 40 độ C và diễn ra dài ngày. Nắng nóng kéo dài làm cho mọi người đều cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt là trẻ em. Hơn thế, trẻ em với sức đề kháng kém, lại phải chịu sự nóng lên bất ngờ và dài ngày này khiến không ít bé đổ bệnh, điển hình là các bệnh thường gặp nhiều nhất về mùa hè như bệnh tiêu chảy, rôm sảy,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng tránh bệnh cho bé yêu trong mùa hè

  1. Phòng tránh bệnh cho bé yêu trong mùa hè Thời tiết mùa hè năm nay có tính khắc nghiệt hơn mọi năm. Mặc dù vừa mới sang tháng đầu hè nhưng nhiệt độ nhiều nơi đã cao trên 40 độ C và diễn ra dài ngày. Nắng nóng kéo dài làm cho mọi người đều cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt là trẻ em. Hơn thế, trẻ em với sức đề kháng kém, lại phải chịu sự nóng lên bất ngờ và dài ngày này khiến không ít bé đổ bệnh, điển hình là các bệnh thường gặp nhiều nhất về mùa hè như bệnh tiêu chảy, rôm sảy, chân tay miệng… Diễn biến bệnh ở trẻ trong mùa hè năm nay cũng phức tạp và phát triển nhanh hơn rất nhiều. Số trẻ mắc cách bệnh gia tăng nhanh chóng Đặc biệt phải kể đến các tỉnh miền Trung, với nhiệt độ ban ngày cao nhất lên tới 45 độ C, nhiệt độ ban đêm gần 30 độ C khiến số trẻ em mắc các bệnh viêm đường hô hấp, viêm amidan, tiêu chảy, sốt virus, chân tay miệng… tăng lên đáng kể, ví dụ như số bệnh nhi nhập viện vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) trong những ngày nắng nóng tăng gấp 2-3 lần so với những ngày thường. Còn Bệnh viện Nhi Trung Ương mỗi ngày tiếp nhận khoảng 2.500-3000 bệnh nhân đến khám. Số bệnh nhi đến khám và nhập viện tại bệnh viện Bạch Mai cũng đông đúc không kém.
  2. Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi của bệnh viện Bạch Mai thì số bệnh nhi nhập viện tại Khoa Nhi, BV Bạch Mai thời điểm này chủ yếu là bệnh về đường tiêu hóa, do hệ quả từ việc thay đổi lối sống, vệ sinh ăn uống trong những ngày nắng nóng.Còn theo đánh giá của các bác sĩ ở bệnh viện Nhi TƯ thì trẻ khu vực Hà Nội nhập viện nhiều trong những ngày nắng nóng này chủ yếu là nhiễm siêu vi đường hô hấp với các biểu hiện như: Ho, sốt, ngạt mũi, khó thở. Có nhiều trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng nặng, có biến chứng viêm phổi do sức đề kháng yếu. Trẻ nằm điều hòa, nằm quạt không đúng cách sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn Lý giải cho nguyên nhân tại sao trong những ngày nắng nóng, số trẻ em mắc các bệnh về hô hấp lại tăng lên đáng kể, các bác sĩ chuyên khoa Nhi của các bệnh viện đều có nhận định rằng: Nắng nóng kéo dài, việc nằm quạt và sử dụng điều hòa thiếu khoa học, không hợp lý sẽ khiến nhiều trẻ bị bệnh liên quan đến đường hô hấp như: viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi, hen suyễn, viêm xoang.Bên cạnh đó, trẻ còn dễ mắc các bệnh lý ngoài
  3. da như: mụn nhọt, thủy đậu, rôm sảy… Hơn nữa thời tiết nóng kéo dài khiến cho các loại thực phẩm không được đảm bảo, vì thế khi trẻ nhỏ ăn vào sẽ gây nên các chứng bệnh về đường tiêu hóa, trong đó chủ yếu là bị tiêu chảy. Trẻ nếu uống nhiều nước đá, nước lạnh sẽ có nguy cơ nhiễm các loại virus vì nước đá thường không đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, bệnh chân tay miệng cũng là một mối quan tâm và lo lắng của không ít các bậc phụ huynh khi mà số trẻ bị mắc chân tay miệng có chiều hướng gia tăng nhanh chóng ngay từ đầu hè năm nay
  4. . Như mọi năm, bệnh tay chân miệng thường phát triển mạnh vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 10, nhưng năm nay, ngay từ đầu hè đã phát triển cao. Có nhiều bệnh nhân nặng, đặc biệt là bệnh nhân đồng nhiễm cả 2 loại vi-rút EV71 và Rôta vi-rút (tác nhân gây tiêu chảy, nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Tuy nhiên, có những trường hợp chỉ là ngứa da thông thường do mùa nóng, trẻ dễ bị muỗi đốt và côn trùng cắn khiến ngứa ngáy, gãi nhiều gây trầy xước, dễ dẫn tới viêm da, nhưng các bậc phụ huynh lo lắng con bị chân tay miệng nên vội vàng đưa con đi khám. Để cảnh giác và xác định sớm trường hợp con bị chân tay miệng, các bác sĩ khuyên cha mẹ cần quan sát các biểu hiện của con, nếu thấy các nốt đỏ xuất hiện ở lòng bàn chân, bàn tay và niêm mạc miệng, xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều thì cần đưa con đi khám ngay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2