intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng tránh mất nước cho bé

Chia sẻ: Tong Thanh Tam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

55
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nước lọc giữ cho thân nhiệt của bé luôn ổn định. Đồng thời, nước lọc còn có tác dụng ngăn ngừa các chứng bệnh về tim, đột quỵ tim có nguyên nhân từ thiếu nước. Bé có thể xuất hiện dấu hiệu mất nước ở bất kỳ mùa nào trong năm. Tuy nhiên, mùa hè là thời điểm bé dễ mất nước nhất do sự bài tiết của mồ hôi. Nhiệt độ cao sẽ khiến cơ thể bé bị mất một lượng nước (có thể chiếm tới 10% trọng lượng cơ thể) do thoát mồ hôi trong nhiều tiếng liên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng tránh mất nước cho bé

  1. Phòng tránh mất nước cho bé
  2. Nước lọc giữ cho thân nhiệt của bé luôn ổn định. Đồng thời, nước lọc còn có tác dụng ngăn ngừa các chứng bệnh về tim, đột quỵ tim có nguyên nhân từ thiếu nước. Bé có thể xuất hiện dấu hiệu mất nước ở bất kỳ mùa nào trong năm. Tuy nhiên, mùa hè là thời điểm bé dễ mất nước nhất do sự bài tiết của mồ hôi. Nhiệt độ cao sẽ khiến cơ thể bé bị mất một lượng nước (có thể chiếm tới 10% trọng lượng cơ thể) do thoát mồ hôi trong nhiều tiếng liên tục. Nếu bé vui chơi bên ngoài mà quên uống nước thì tình trạng mất nước càng dễ xảy ra. Dấu hiệu và cách phòng bé bị mất nước Mất nước là khi cơ thể của bé không có đủ lượng nước theo nhu cầu. Các bé có xu hướng dễ bị mất nước hơn người lớn vì bé có thể bị nôn (trớ), tiêu chảy, sốt hoặc đổ mồ hôi. Nếu bé bị mất nước nhẹ, bạn dễ dàng bổ sung nước mà không gây hại cho bé; nếu bị mất nước nặng, bé có thể bị nguy hiểm đến sức khỏe.
  3. Những dấu hiệu sao cho thấy bé đang hoặc sắp bị mất nước: Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế. - Hơn 6 tiếng đồng hồ, bé không làm ướt một chiếc tã. - Nước tiểu của bé có màu sậm hơn bình thường. - Miệng và môi của bé bị khô. - Bé khóc mà không ra nước mắt. - Trông bé mệt mỏi, lờ đờ. Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình, những bài thuốc chữa bệnh nhân gian. Dấu hiệu nghiêm trọng: Mắt bé trũng xuống. Chân, tay của bé có vẻ lạnh. Bé ngủ liên tục hoặc quấy khóc.
  4. Phòng tránh mất nước cho bé Đảm bảo bé luôn được cung cấp đủ chất lỏng (qua sữa mẹ, sữa ngoài hoặc nước lọc), nhất là trong những ngày nắng nóng hoặc khi bé bị ốm. Bạn nên duy trì việc cho bé bú mẹ thường xuyên hơn. Với bé trên 6 tháng tuổi (bước vào tuổi ăn dặm), bạn có thể cho bé uống thêm chút nước lọc hàng ngày. Nếu bé uống nước hoa quả, bạn không nên cho bé uống nước quả nguyên chất. Thay vào đó, nên pha loãng hơn nước hoa quả (nên pha với tỷ lệ 1 phần nước quả với 3 phần nước lọc). Ngoài ra, bạn hãy mang bên mình những chai nước lọc khi cùng bé vui chơi bên ngoài, lúc đi biển, trong công viên hay
  5. ở một lễ hội nào đó. Bạn hãy động viên bé uống nước ngay cả khi bé không khát. Khoảng 30-40 phút trước khi bé chơi một môn thể thao, bạn cần cho bé uống 1 cốc nước lọc. Cứ sau khoảng 1-2 tiếng vận động, bé cần nạp một cốc nước. Một số trường hợp bé dễ bị mất nước: - Sốt: Nên bổ sung chất lỏng (qua sữa mẹ và nước lọc, với bé đến tuổi ăn dặm) khi bé bị sốt. Nếu bé kém bú, khó nuốt, bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc dùng acetaminophen, giúp hạ đau, giảm sốt cho bé. - Quá nóng: Vận đông quá nhiều hoặc khi bé vui chơi trong căn phòng nóng bức, bé dễ bị đổ mồ hôi, dẫn tới mất nước. Với những ngày trời nóng, bạn nên bổ sung thêm nước. Đồng thời, các ly bé khỏi khu vực quá oi bức. - Tiêu chảy: Nếu mắc chứng bệnh về đường ruột, bé có thể bị mất nước vì bị tiêu chảy và nôn (trớ). Không nên cho bé uống nước hoa quả vì nó sẽ khiến tình trạng bệnh ở bé tồi tệ
  6. hơn. Bạn cũng không nên tự ý cho bé dùng thuốc chống tiêu chảy, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Tăng cường các cữ bú trong ngày cho bé, có thể cho bé uống thêm nước với bé đã bước vào tuổi ăn dặm. - Nôn (trớ): Virus hoặc vi khuẩn gây bệnh đường ruột có khả năng khiến bé bị nôn (trớ). Nếu bé bị nôn quá nhiều, bé có khả năng bị mất nước. Nên bổ sung cho bé từng lượng chất lỏng (sữa mẹ, với bé chưa đến tuổi ăn dặm) và thêm nước lọc (với bé đã đến tuổi ăn dặm). - Bé từ chối uống: Đau họng hoặc chứng bệnh chân, tay, miệng có thể gây đau trong khoang miệng nên khiến bé từ chối ăn, uống. Bạn nên đưa bé đi khám để bác sĩ tìm cách trị liệu thích hợp; sau đó, bạn nên cho bé bú mẹ ít nhưng thường xuyên. Nếu bé xuất hiện dấu hiệu mất nước nghiêm trọng, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám. Bé có thể cần phải được truyền
  7. dịch (dung dịch điện phân) cho đến khi vượt qua khỏi tình trạng bị mất nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2