intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẻ bị mất nước: Ngừa ngay khi mới 'manh nha'

Chia sẻ: Lovely Baby | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

45
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Con trẻ bị mất nước, cha mẹ không khỏi xót xa khi thấy trẻ lờ đờ, mệt mỏi... thiếu sức sống. Vậy, làm sao để phòng tránh mất nước cho trẻ đây? Mất nước (hay kiệt nước) là khi lượng nước mất đi từ cơ thể nhiều hơn là lượng nước được nhận vào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẻ bị mất nước: Ngừa ngay khi mới 'manh nha'

  1. Nên cho trẻ uống nhiều nước để ngừa tình trạng mất nước. (Ảnh minh họa). Trẻ bị mất nước: Ngừa ngay khi mới 'manh nha' - Con trẻ bị mất nước, cha mẹ không khỏi xót xa khi thấy trẻ lờ đờ, mệt mỏi... thiếu sức sống. Vậy, làm sao để phòng tránh mất nước cho trẻ đây? Mất nước (hay kiệt nước) là khi lượng nước mất đi từ cơ thể nhiều hơn là lượng nước được nhận vào. Điều này thường xảy ra khi trẻ bị tiêu chảy nặng kèm theo
  2. nôn, cũng có thể gặp ở trẻ ốm nặng lâu ngày không ăn uống được. Sốt cao là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ bị mất nước. (Ảnh minh họa). Cách nhận biết trẻ mất nước Các bậc phụ huynh cần theo dõi con mình để nhận biết sớm các dấu hiệu mất nước ở trẻ như sau: • Mắt trẻ bị sâu, trũng so với lúc bình thường. Khóc mà không thấy nước mắt, • Da đàn hồi kém: Bạn ấn vào da trẻ và thả ra nhanh. Da trẻ trở lại bình thường ngay là không thiếu nước, nếu da trẻ lâu trở lại bình thường là dấu hiệu thiếu nước. • Tiểu ít: Bình thường, trẻ đi tiểu trên 4 lần/ngày, nước tiểu trong, không nặng mùi, khi thiếu nước, trẻ
  3. đi tiểu ít hơn 4 lần/ngày, nước tiểu màu vàng và nặng mùi. Trên 6 giờ trẻ không làm ướt một chiếc tã. Môi khô, nhìn trẻ mệt mỏi, lờ đờ. • • Nếu mất nước nặng thì mắt trũng sâu, chân, tay lạnh, trẻ ngủ li bì hoặc quấy khóc vật vã. Phòng tránh mất nước cho bé Đảm bảo bé luôn được cung cấp đủ chất lỏng (qua sữa mẹ, sữa ngoài hoặc nước lọc), nhất là trong những ngày nắng nóng hoặc khi bé bị ốm. Bạn nên duy trì việc cho bé bú mẹ thường xuyên hơn. Với bé trên 4 tháng tuổi (bước vào tuổi ăn dặm), bạn có thể cho bé uống thêm chút nước lọc. Nếu bé uống nước hoa quả, bạn không nên tăng lượng nước hoa quả cho bé; thay vào đó, nên pha loãng hơn nước hoa quả (chẳng hạn, bé uống khoảng 50ml nước quả mỗi ngày thì giờ, bạn nên pha với tỷ lệ 50ml nước quả và 50ml nước lọc). - Sốt: Nên bổ sung chất lỏng (qua sữa mẹ và nước lọc, với bé đến tuổi ăn dặm) khi bé bị sốt. Nếu bé kém bú, khó nuốt, bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc dùng thuốc giúp hạ sốt, giảm đau cho bé. - Tiêu chảy: Nếu mắc chứng bệnh về đường ruột, bé có thể bị mất nước vì bị tiêu chảy và nôn (trớ). Không nên cho bé uống nước hoa quả vì nó sẽ khiến tình trạng bệnh ở bé tồi tệ hơn. Bạn cũng không nên tự ý cho bé dùng thuốc chống tiêu chảy, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Tăng cường các cữ bú trong ngày cho bé,
  4. có thể cho bé uống thêm nước với bé đã bước vào tuổi ăn dặm. - Nôn (trớ): Virus hoặc vi khuẩn gây bệnh đường ruột có khả năng khiến bé bị nôn (trớ). Nếu bé bị nôn quá nhiều, bé có khả năng bị mất nước. Nên bổ sung cho bé từng lượng chất lỏng (sữa mẹ, với bé chưa đến tuổi ăn dặm) và thêm nước lọc (với bé đã đến tuổi ăn dặm).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2