Tiêu chảy cấp - Nguyên nhân và phương pháp điều trị (Phần cuối)
lượt xem 15
download
Mất nước được ngăn ngừa và điều chỉnh như thế nào? Mất nước xảy ra khi mất nhiều dịch và chất điện giải trong cơ thể. Mất nước thường xảy ra trong những bịnh nhân tiêu chảy cấp với lượng phân mất quá lớn và ở những đứa bé hoặc sơ sinh bị nhiễm virus hoặc vi trùng. Những bịnh nhân mất nước nhẹ có thể có khát và khô miệng. Mất nước từ trung bình đến nặng có thể gây ra những triệu chứng như : ngất tư thế ( ngất do đứng lên làm giảm lượng máu và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiêu chảy cấp - Nguyên nhân và phương pháp điều trị (Phần cuối)
- Tiêu chảy cấp - Nguyên nhân và phương pháp điều trị (Phần cuối)
- Mất nước được ngăn ngừa và điều chỉnh như thế nào? Mất nước xảy ra khi mất nhiều dịch và chất điện giải trong cơ thể. Mất nước thường xảy ra trong những bịnh nhân tiêu chảy cấp với lượng phân mất quá lớn và ở những đứa bé hoặc sơ sinh bị nhiễm virus hoặc vi trùng. Những bịnh nhân mất nước nhẹ có thể có khát và khô miệng. Mất nước từ trung bình đến nặng có thể gây ra những triệu chứng như : ngất tư thế ( ngất do đứng lên làm giảm lượng máu và làm hạ huyết áp tư thế), giảm lượng nước tiểu, mệt, sốc, suy thận, lú lẫn, toan máu (do quá nhiều acid trong máu) và hôn mê. Dung dịch bù nước đường uống chứa carbohydrate (glucose hoặc nước gạo) và chất điện giải (natri, kali, clor, citrate hoặc bicarbonat). Tổ Chức Y Tế Thế Giới tạo ra gói ORS giúp bù nước nhanh chóng cho những bịnh nhân bị bịnh tả. Gói ORS chứa glucose và chất điện giải. Glucose trong gói ORS có vai trò quan trọng vì nó giúp ruột non hấp thu nhanh chóng nước và điện giải. Mục đích chất điện giải là ngăn ngừa và điều trị rối loạn điện giải. Ở Mỹ, có những sản phẩm được trộn rất thuận tiện tương tự như gói ORS của Tổ Chức Y Tế Thế Giới có thể nhanh chóng giúp bù nước và ngăn ngừa mất nước. Ví dụ như Pedialyte, Rehydralyte, Infalyte, và Resol. Hầu hết những sản phẩm thương mại dạng ORS đều chứa đường. Infalyte là chất duy nhất chứa carbohydrate của gạo thay cho glucose. Về hiệu quả, đa số bác sĩ cho rằng không có sự khác nhau lắm giữa glucose và carbohydrate của gạo trong gói ORS. Mất nước sơ sinh và trẻ nhỏ được điều trị như thế nào ? Ða số tiêu chảy ở trẻ em là do virus và thường tồn tại thời gian ngắn. Kháng sinh không được dùng trong những trường hợp tiêu chảy do virus. Tuy nhiên nếu sốt, ói, và phân lỏng có thể kèm những nhiễm trùng khác như viêm tai giữa, viêm phổi, nhiễm trùng niệu, nhiễm trùng máu, và viêm màng não. Những bịnh này cần
- dùng kháng sinh sớm. Trẻ nhỏ với tiêu chảy cấp cũng nhanh chóng dẫn đến mất nước nặng, và cần bù nước sớm. Vì lý do này mà những trẻ nhỏ yếu nên được đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa nhi để xác định và điều trị nhiễm trùng cũng như cung cấp những chỉ dẫn trong việc sử dụng đúng đắn các dung dịch bù nước đường uống. Những trẻ nhỏ với mất nước trung bình tới nặng nên được điều trị bằng truyền dịch trong bịnh viện. Bác sĩ chuyên khoa nhi có thể quyết định điều trị ở nhà bằng bù nước đường uống những trường hợp mất nước nhẹ khi tiêu chảy do virus. Những trẻ bú mẹ vẫn tiếp tục bú trong suốt thời gian bù nước. Việc cho ăn nên ngắt quảng trong những trường hợp có ói. Trong thời gian tiêu chảy do virus và một thời gian ngắn sau khi hồi phục thì cơ thể có thể không dung nạp lactose do sự khiếm khuyết tạm thời men lactase (men cần thiết cho việc tiêu hóa lactose trong sữa) trong ruột non. Những bịnh nhân không dung nạp glucose có thể làm tiêu chảy càng tệ hơn và quặn bụng khi ăn những sản phẩm của bơ. Do vậy sau thời gian bù nước bằng ORS thì thức ăn không có lactose không được pha loãng và nước trái cây pha loãng nên được dùng. Những sản phẩm của sữa nên được tăng dần khi trẻ hồi phục. Việc điều trị mất nước ở trẻ lớn và người lớn như thế nào? Những trường hợp tiêu chảy nhẹ, nước ép trái cây pha loãng, rượu nhẹ có đường, rượu thể thao như Gatorate và nước được sử dụng để ngăn mất nước. Caffeine và những sản phẩm bơ chứa lactose nên tránh tạm thời vì chúng có thể làm nặng hơn bịnh tiêu chảy. Nếu không có nôn ói thì thức ăn khô nên cho liên tục. Những thức ăn được dung nạp tốt trong thời gian tiêu chảy là gạo, ngũ cốc, chuối, và những sản phẩm không có lactose.
- ORS được sử dụng cho những trường hợp tiêu chảy kèm mất nước ở những trẻ trên 10 tuổi và người lớn. Những dung dịch này nên cho trung bình 50ml/kg/ 4- 6 giờ đối với mất nước nhẹ và 100ml/kg / 6 giờ trong những trường hợp mất nước trung bình. Sau khi bù nước, dung dịch ORS có thể được sử dụng duy trì lượng nước từ 100ml - 200 ml qua 2 giờ cho đến khi ngừng tiêu chảy. Theo dõi những hướng dẫn trong nhãn của dung dịch để chỉnh lượng thích hợp theo cân nặng của bạn. Sau khi bù mất nước thì những trẻ lớn và người lớn nên được cho ăn khô ngay khi ói và buồn ói hết. Việc ăn uống nên được bắt đầu với gạo, ngũ cốc, khoai tây và những thức ăn ít mỡ, không có lactose. Ăn uống bình thường khi hết tiêu chảy. Những thuốc gì được dùng để điều trị tiêu chảy ? Ba loại thuốc chống tiêu chảy thể dùng: Những thuốc chống nhu động ruột- như loperamid (Imodium) và diphenoxylate (lomotil). Những phức hợp dựa trên Bismuth như pep- Bismol. Những chất hấp phụ như Attapulgite (Kaopectate,Donnagel) và Polycarbophil (Equalavtin ). Những tác nhân chống nhu động ruột. Loperamide (imodium) và diphenoxylate (Lomotil). Những tác nhân này tương tự như á phiện (như Codeine). Giống như á phiện chúng gây dãn cơ trơn của ruột và làm chậm di chuyển các chất trong ruột do đó có thì giờ để ruột hấp thu dịch. Ðiều này làm ít dịch tiết ra trong phân. Giãn cơ trơn của ruột cũng làm giảm triệu chứng quặn bụng.
- Vào năm 1976 FDA chấp nhận loperamide (imodium) trong việc điều trị giảm tiêu chảy cấp và tiêu chảy mãn trong những trường hợp bịnh viêm ruột ( bịnh Crohn và viêm loét đại tràng). Hiệu quả của loperamide có thể so sánh với diphenoxylate (Lomotil). Mặc dù Loperamide có thành phần hóa học liên quan với á phiện như codeine và morphine, nhưng nó không có tác dụng giảm đau như á phiện. Hơn nữa ở liều dùng cho tiêu chảy loperamide không gây nghiện. Lomotil là phức hợp hai thuốc diphenoxylate và atropine được sử dụng để điều trị tiêu chảy cấp. Mặc dù diphenoxylate là một loại á phiện nhân tạo mà thành phần hóa học của nó liên quan với meperidine (Demerol), nó không có tính chất giảm đau như những Narcotic khác. Tuy nhiên ở liều cao như những á phiện khác diphenoxylate có thể gây ra sảng khoái và phụ thuộc thuốc. Ðể ngăn ngừa sự lạm dụng Diphenoxylate đối với những ảnh hưởng về tính sảng khoái người ta thêm vào một lượng nhỏ atropine. Vì thế nếu Lomotil được dùng cao hơn liều được khuyên thì những ảnh hưởng phụ do quá nhiều atropine sẽ xảy ra. FDA chấp nhận Lomotil vào năm 1960. Khi sử dụng theo chỉ dẫn thì hai loại thuốc này an toàn và dung nạp tốt. Tuy nhiên có một số chú ý như sau : 1/ Loperamide và diphenoxylate với atropine sẽ không được sử dụng mà không có sự cho phép của bác sĩ để điều trị tiêu chảy ( không sử dụng trong những trường hợp tiêu chảy gây ra do viêm loét đại tràng từ trung bình đến nặng, viêm đại tràng do C.difficile và viêm ruột do vi trùng xâm nhập). Sử dụng thuốc này trong những tình trạng trên sẽ làm cho bịnh nhiễm trùng kéo dài và nặng hơn. 2/ Những thuốc này không sử dụng cho những trẻ nhỏ hơn 2 tuổi.
- 3/ Những thuốc này gây lơ mơ hoặc hoa mắt và khi sử dụng cần chú ý với những người lái xe hoặc thực hiện những việc yêu cầu nhanh nhẹn và phối hợp. 4/ Ða số tiêu chảy cấp cải thiện sau 48 giờ. Nếu triệu chứng không cải thiện hoặc xấu hơn thì nên khám bác sĩ. Những phức hợp bismuth Những loại thuốc từ Bismuth có khắp thế giới như Bismuth subnitrate, bismusth subsalicylate, colloidal bismuth subcitrate và những sản phẩm khác. Bismuth subsalicylate (Pepto - Bismol) là thuốc có thể dùng đại trà dưới dạng dịch, hoặc những thuốc viên. Nó chứa hai thành phần tích cực bismuth và salicylate. Bismuth được tin là gắn kết với những độc tố của vi trùng, virus và có những tính chất của kháng sinh. Salicylate (aspirin) có tính kháng viêm. Pepto- Bismol thường được sử dụng điều trị tiêu chảy cấp, ngăn ngừa và điều trị tiêu chảy của người du lịch. Pepto- Bismol được dung nạp tốt. Những tác dụng phụ là phân và lưỡi sậm màu. Những chú ý gồm: Pepto- Bismol chứa aspirin. Bịnh nhân dị ứng với aspirin nên tránh dùng Pepto-Bismol. Dị ứng thật sự đối với aspirin thì hiếm. Dị ứng aspirin xảy ra bao gồm nổi mề đay, khó thở, và sốc trong vòng 3 giờ sau khi dùng aspirin. Dị ứng aspirin thường gặp nhất ở những người bị suyễn, mề đay, và polyp mũi. Pepto- Bismol và những sản phẩm của aspirin sẽ không dùng cho trẻ em và thanh thiếu niên bị phát ban cúm, và những nhiễm virus khác. Những trường hợp hiếm hơn là hội chứng Reye cũng có liên quan với sử dụng aspirin trong dân số này. Hội chứng Reye là một bịnh trầm trọng được đặc trưng bởi tổn thương gan,
- ói, và đôi khi hôn mê. Tỉ lệ tử vong là 50% và những người còn sống trong số đó có thể để lại những tổn thương não vĩnh viễn. Pepto-Bismol không nên sử dụng cùng với những thuốc aspirin khác vì sự kết hợp làm cho aspirin tăng quá nhiều dẫn đến những triệu chứng do độc tố aspirin như cảm giác chuông reo bên tai. Aspirin trong Pepto-Bismol có thể làm nặng thêm bịnh loét dạ dày- tá tràng và có thể dẫn đến chảy máu. Pepto- Bismol không nên dùng ở trẻ dưới 2 tuổi. Aspirin trong Pepto- Bismol có thể tương tác với những thuốc khác. Một ví dụ là sự tương tác với thuốc kháng đông (Coumadin) làm tăng nguy cơ chảy máu. Những chất hấp phụ Attapugite là loại thuốc uống không hấp thu mà được dùng điều trị tiêu chảy. Cơ chế của nó là gắn kết với một số lớn vi khuẩn, độc tố và ngăn ngừa mất nước. Attapugite giảm tần số nhu động ruột, làm cứng phân và giảm quặn bụng là triệu chứng thường liên quan đến tiêu chảy. Những sản phẩm chứa attapugite bao gồm Donnagel, Kaopectate, và Diasorb. Polycarbophil (Equalavtin) là một nhựa thông tổng hợp mà hoạt động giống như chất hấp phụ. Khả năng hấp thụ của nó lên đến 60 lần so với trọng lượng của nó trong nước. Attapulgite và polycarbophil không được hấp thụ vào máu và như thế không có ảnh hưởng phụ ngoài đường tiêu hóa. Nói chung chúng được dung nạp tốt nhưng đôi khi táo bón và đầy hơi cũng có thể xảy ra. Những chất hấp phụ có thể hấp thụ những thuốc được dùng chung và cản trở sự hấp thụ của những thuốc
- này. Những bịnh nhân đang dùng những thuốc khác thì nên báo cho bác sĩ và dược sĩ biết để chú ý nhằm ngăn ngừa sự gắn kết của những thuốc này với chất hấp phụ. Kháng sinh có vai trò gì trong điều trị tiêu chảy? Hầu hết những viêm ruột do vi trùng diễn ra cấp, tự giới hạn và không yêu cầu kháng sinh. Tuy nhiên, kháng sinh thường được sử dụng trong những trường hợp : Những bịnh nhân với triệu chứng dai dẳng và trầm trọng. Những bịnh nhân có thêm bịnh làm suy nhược cơ thể. Những bịnh nhân nhiễm ký sinh trùng. Những bịnh nhân viêm đại tràng do C.difficile.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM (Kỳ 3)
6 p | 235 | 54
-
Xử lý tiêu chảy cấp ở trẻ em
3 p | 160 | 27
-
Tiêu chảy cấp và thuốc trị
5 p | 151 | 23
-
Bệnh tiêu chảy và thuốc chữa
7 p | 108 | 16
-
Điều trị bệnh tiêu chảy cấp do vi khuẩn tả
5 p | 192 | 15
-
Bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm đến đâu?
6 p | 183 | 14
-
4 Khuyến Cáo Phòng Chống Bệnh Tiêu Chảy Cấp Nguy Hiểm
4 p | 746 | 10
-
Đề phòng tiêu chảy cấp khi đi bơi
4 p | 102 | 9
-
Tiêu chảy cấp do vi khuẩn tả: Vạ từ miệng
5 p | 154 | 8
-
Tiêu chảy cấp do virus Rota – mối đe dọa cho trẻ
5 p | 127 | 8
-
Thổ tả hay “tiêu chảy cấp”?
7 p | 111 | 6
-
4 khuyến cáo phòng bệnh tiêu chảy cấp
3 p | 102 | 6
-
Cách xử lý tiêu chảy cấp ở trẻ em
4 p | 64 | 6
-
Bộ Y tế ra công điện khẩn chống dịch tiêu chảy cấp
3 p | 80 | 4
-
Trời rét, coi chừng trẻ bị tiêu chảy cấp
6 p | 74 | 4
-
Bài giảng Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn và quy trình điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em
7 p | 57 | 4
-
Tiêu chảy cấp nguy hiểm không chỉ riêng ai
3 p | 68 | 3
-
Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp
49 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn