intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

8 cách phòng vệ để con bạn không bị cảm cúm

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

86
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ em thường rất hiếu động, chúng thường xuyên nghịch ngợm đồ chơi, ngậm đồ chơi vào miệng, xoa bàn tay bẩn lên Tập cho trẻ rửa tay bằng nước và xà phòng sau khi đi chơi về hoặc sau khi đi vệ sinh. mắt, tai, mặt mũi… Tại các trường học, nhà trẻ hoặc những chỗ vui chơi, nơi có đông trẻ em là những địa điểm lý tưởng cho vi trùng sốt và cảm cúm bộc phát. Vì vậy, việc phòng ngừa và ngăn chặn cảm cúm ở trẻ sẽ khó khăn và phức tạp hơn nhiều so...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 8 cách phòng vệ để con bạn không bị cảm cúm

  1. 8 cách phòng vệ để con bạn không bị cảm cúm Trẻ em thường rất hiếu động, chúng thường xuyên nghịch ngợm đồ chơi, ngậm đồ chơi vào miệng, xoa bàn tay bẩn lên mắt, tai, mặt mũi… Tại các Tập cho trẻ rửa tay trường học, nhà trẻ hoặc những bằng nước và xà chỗ vui chơi, nơi có đông trẻ em phòng sau khi đi là những địa điểm lý tưởng cho chơi về hoặc sau vi trùng sốt và cảm cúm bộc khi đi vệ sinh. phát. Vì vậy, việc phòng ngừa và ngăn chặn cảm cúm ở trẻ sẽ khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với ở người lớn.
  2. Vậy, các bậc cha mẹ có thể làm gì để ngăn ngừa cúm cho con mình? Hãy thử những phương pháp phòng ngừa dưới đây:  Dạy cho trẻ biết cách hỉ mũi và lau miệng bằng khăn giấy lúc trẻ ho hoặc hắt xì. Sau đó bỏ khăn giấy vào thùng rác.  Rửa sạch tay bằng nước và xà phòng sau khi đi chơi về hoặc sau khi đi vệ sinh.  Thường xuyên nhắc trẻ không nên dùng tay xoa vào mặt, mũi, mắt, miệng vì đây là con đường tốt nhất để vi khuẩn cúm lây lan. Nếu trẻ quên, hãy kiên nhẫn nhắc lại thường xuyên.  Nếu trẻ mới có dấu hiệu bị cúm, đừng cho trẻ đến trường hoặc tại trường có trẻ bị cúm, hãy cho con bạn nghỉ học, vì cúm rất lễ lây lan. Tốt hơn hết, hãy cho trẻ tiêm vacxin ngừa cúm. Vaccine này đã được phổ biến rộng rãi tại các trạm xá, trung tâm y tế, bệnh viện… Áp dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi, đặc biệt cho những trẻ có thể trạng yếu, dễ bị nhiễm cúm.
  3. Có hai lọai vaccine: một lọai tiêm và một lọai xịt vào mũi. Các bác sĩ nói rằng loại xịt vào mũi có thể sử dụng cho trẻ em từ 2 – 5 tuổi. Vì vậy, nếu trẻ không thích bị tiêm thì có thể sử dụng loại vaccine này. Tuy nhiên, ngay cả khi trẻ được tiêm vaccine ngừa cúm rồi thì đôi lúc, virus cúm cũng vẫn phá vỡ “tuyến phòng thủ” và tấn công trẻ. Vì vậy, nếu con của bạn bị ho, sốt hoặc hắt xì, thì bạn sẽ làm gì?  Nếu triệu chứng xuất hiện trước 48 giờ, hãy đến bác sĩ hoặc mua các loại thuốc chống cảm cúm như Tamiflu hoặc Relenza. Những lọai thuốc này chỉ tác dụng nếu bệnh bắt đầu trong vòng 48 giờ. Nếu uống thuốc đúng giờ, bạn có thể rút ngắn thời gian bệnh xuống khoảng 1 – 2 ngày hoặc ít hơn.  Hãy cho trẻ uống nhiều. Không nhất thiết phải là nước lọc, có thể cho trẻ uống thêm nước ngọt, ăn trái cây như dưa,… để giữ cho trẻ không bị mất nước.  Hãy để trẻ nghỉ ngơi, vì cúm sẽ lấy rất nhiều năng lượng của cơ thể. Với những trẻ hiếu động, hãy
  4. để trẻ xem TV, phim ảnh hoặc đọc sách để giúp trẻ có thể nghỉ ngơi thoải mái trên giường.  Cho trẻ uống Acetaminophen (Tylenol) để giảm sốt hoặc đau nhức. Không được tự ý cho trẻ uống Aspirin mà không được sự đồng ý và chỉ định của bác sĩ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2