intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng tránh tai nạn bỏng ở trẻ em

Chia sẻ: Nguyễn Thị An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

121
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rửa ngay vết bỏng dưới vòi nước sạch.Các tình huống trẻ dễ bị bỏng.Trẻ em thường bị bỏng ở nhà, do cha mẹ và người lớn bất cẩn. Theo các chuyên gia y tế ở Viện bỏng Quốc gia và Bệnh viện Xanh Pôn thì các tình huống trẻ dễ bị bỏng cần nêu ra như sau

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng tránh tai nạn bỏng ở trẻ em

  1. Phòng tránh tai nạn bỏng ở trẻ em Rửa ngay vết bỏng dưới vòi nước sạch Các tình huống trẻ dễ bị bỏng
  2. Trẻ em thường bị bỏng ở nhà, do cha mẹ và người lớn bất cẩn. Theo các chuyên gia y tế ở Viện bỏng Quốc gia và Bệnh viện Xanh Pôn thì các tình huống trẻ dễ bị bỏng cần nêu ra như sau: Trẻ hay thò bàn tay vào nồi canh, bát cháo nóng, hoặc chạy vấp vào nồi canh nóng, ấm nước nóng đổ vào người gây bỏng. Mẹ pha nước nóng để tắm cho con, vì sơ ý mẹ đổ nước nóng vào chiếc ca, trẻ không biết cầm ca nước đổ lên người mà bị bỏng. Người lớn dùng cồn nướng cá mực, trẻ nhìn rồi bắt chước, lần khác trẻ tự nướng cá mực bằng cồn, khi cá chưa chín thì hết cồn, trẻ mang cả can cồn ra đổ tiếp vào ngọn lửa đang cháy, lửa bùng lên cháy cả can cồn gây bỏng rất nặng cho trẻ. Còn ở nông thôn, hay xảy ra tình trạng trẻ trượt chân ngã xuống hố vôi mới tôi mà bị bỏng, trẻ uống nhầm phải ca axit do bố rót ra chư kịp đổ vào bình ác quy… Cấp cứu khi trẻ bị bỏng Gặp một trẻ bị bỏng, trước khi đưa đi viện, cha mẹ hay người thân phải sơ cấp cứu như sau: Loại bỏ tác nhân gây bỏng, đưa trẻ ra khỏi nguồn nhiệt, dập lửa, ngắt cầu dao điện…làm giảm nhiệt độ bề mặt vết bỏng bằng cách cho vòi nước mát dội nhẹ vào vết bỏng trong khoảng 10-20 phút hoặc ngâm vùng bị bỏng vào chậu nước sạch, lạnh từ 16- 200C, trong thời gian từ 20-30 phút. Nếu 20 phút đầu sau khi bỏng thì kết quả rất tốt, còn để sau 30 phút mới ngâm nước lạnh thì không còn tác dụng. Nhưng lưu ý là không ngâm vùng bỏng vào nước đá. Rửa sạch vết bỏng bằng nước sạch, dùng bông hay gạc lau nhẹ nhàng để lấy sạch đất, cát, dị vật dính ở vết bỏng. Băng ép chặt vừa phải để hạn chế sự phát triển của dịch nốt phỏng và phù nề vùng bỏng, tránh nhiễm khuẩn. Nếu bỏng do điện mà trẻ bị ngừng tim, ngừng thở thì phải hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực ngay tại chỗ cho đến trẻ tự thở được và tim đập lại.
  3. Xử lý bỏng do axit: Đầu tiên phải rửa vết bỏng bằng nước lạnh để giảm bớt nồng độ axit bám trên da; tiếp theo mới dùng dung dịch bazơ nhẹ để trung hoà axit như: dung dịch natri bicacbonat 10-20%, nước xà phòng hoặc nước vôi trong 5%. Cách làm: Tẩm dung dịch bazơ vào gạc vô trùng đắp vào vùng bỏng, tiếp đó đặt gạc khô băng kín lại. Xử lý bỏng do vôi tôi nóng: Trẻ bị bỏng do té ngã vào hố vôi mới tôi còn nóng phải rửa vết bỏng bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%. Tiếp theo nếu có sẵn dung dịch NH4CL: 3%, 5% thì dùng rửa lại vết bỏng. Dùng kéo sạch cắt bỏ vòm các nốt phỏng, lau hay gắp bỏ vôi còn dính ở vết bỏng, rửa lại bằng nước muối sinh lý 0,9%. Dùng gạc vô trùng tẩm dung dịch axit hữu cơ như: Axit boric 3%, axit axetic 6%, dấm thanh, nước vắt quả chanh, nước đường kính rồi phủ lên vết bỏng. Sau đó đặt gạc khô, băng kín vết bỏng. Trẻ thường bị khát nước, nên cần cho uống dung dịch oresol, uống đến khi trẻ hết khát. Trẻ bị bỏng nguy hiểm hơn người lớn rất nhiều, vì sức đề kháng của trẻ còn kém, dễ bị nhiễm khuẩn vết bỏng. Sau khi bị bỏng, trẻ có thể tử vong do mất nước và muối, bị sốc bỏng, nhiễm khuẩn vết thương, nhiễm khuẩn máu…Do đó khi gặp trẻ bị bỏng chúng ta cần xử lý sơ cấp cứu rồi nhanh chóng chuyển trẻ đến bệnh viện để điều trị. Phòng tránh bỏng cho trẻ em Cha mẹ hay người lớn cần đậy kín thức ăn mới nấu xong để tránh cho trẻ thò tay hay ngã vào thức ăn nóng mà bị bỏng. Nên để bình nước nguội và dạy con lấy nước nguội uống. Không nên sai trẻ bưng nồi thức ăn còn nóng. Không cho trẻ chơi gần bếp hoặc các nguồn nhiệt khác như lò gạch, lò nung vôi... Hố tôi vôi phải đào xa khu dân cư và phải có hàng rào chắn không để trẻ hoặc người đến gần để tránh bị trượt ngã xuống hố
  4. vôi. Ngoài ra, mùa hè khi cho trẻ đi ngoài trời nắng phải có quần áo chống nắng để tránh bị bỏng nắng. Không để trẻ nghịch bao diêm, bật lửa, phích nước, ấm nước sôi…Các ổ cắm điện trong nhà phải đặt cao trên tầm với của trẻ nhỏ để tránh trẻ hay thò ngón tay vào ổ điện vừa bị điện giật vừa bị bỏng rất nguy hiểm. Biện pháp phòng tránh bỏng cho trẻ Những người có con nhỏ chuẩn bị biết đi rất cần phải cảnh giác và cẩn thận để bảo vệ con mình khỏi những nguy cơ mất an toàn. Ở tuổi đó, trẻ con đang rất thích tiếp cận mọi thứ xung quanh nhà. Trong một số trường hợp khi trẻ với tay lấy đồ vật gì đó và việc làm đó có thể gây thương vong, cháy, bỏng cho trẻ. Không nên cho trẻ lại gần bếp khi đang nấu ăn. Cách tốt nhất để tránh thương vong cho bé bằng những cách sau đây, như lời khuyên của Tiến sĩ Yulia Lukita Dewanti, Trung tâm phòng chống Bỏng, Jakarta. - Cung cấp kiến thức dần dần giúp trẻ hiểu biết về các đối tượng nguy hiểm gây nóng và bỏng cho trẻ bằng cách thuyết phục nhất. - Giữ các nguồn nhiệt như nến, bếp lò, máy sấy tóc ra khỏi tầm với của trẻ em. - Không tham gia vào các hoạt động liên quan đến nhiệt trong khi bế, ẵm trẻ, chẳng hạn như nấu ăn, đưa hoặc cầm nắm thức ăn hoặc đồ uống nóng hoặc quá lạnh. - Thử đồ ăn trước khi cho trẻ ăn bất kỳ loại thực phẩm và thức uống nào để chắc chắn rằng thực phẩm đó không quá nóng. - Không để trẻ chơi với nước tắm nóng. Nước nóng cho trẻ em nên không quá 37,7oC. - Giám sát việc sử dụng các thiết bị điện trong nhà. Thiết bị điện nên sử dụng với dây cáp ngắn và không treo dễ rút ra cắm vào. Không cho trẻ lại gần ổ cắm điện hoặc bộ
  5. phận chuyển đổi. Đóng tất cả các ổ cắm được sử dụng để cắm dây nguồn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0