Phòng tránh và sơ cứu tai nạn bỏng ở trẻ
lượt xem 7
download
Mỗi năm, Viện bỏng quốc gia tiếp nhận trên 2.000 ca bỏng, một nửa trong số đó là trẻ em. Tai nạn bỏng ở trẻ thường xảy ra do sự bất cẩn của người lớn khi để, đun nấu, sử dụng điện hoặc các chất gây cháy gần nơi trẻ thường do tự chơi, nghịch và sự quan tâm, để mắt của người lớn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phòng tránh và sơ cứu tai nạn bỏng ở trẻ
- Phòng tránh và sơ cứu tai nạn bỏng ở trẻ Mỗi năm, Viện bỏng quốc gia tiếp nhận trên 2.000 ca bỏng, một nửa trong số đó là trẻ em. Tai nạn bỏng ở trẻ thường xảy ra do sự bất cẩn của người lớn khi để, đun nấu, sử dụng điện hoặc các chất gây cháy gần nơi trẻ thường do tự chơi, nghịch và sự quan tâm, để mắt của người lớn. * Các loại hình bỏng Bỏng là một trong những tai nạn rất nguy hiểm với trẻ em. Không những bỏng gây đau đớn, việc chữa chạy phức tạp, lâu dài, tốn kém mà còn gây tử vong cho trẻ, để lại nhiều di chứng nặng nề như sẹo, co kéo cơ hoặc da gây tàn phế suốt đời. Trẻ em, đặc biệt là trẻ em từ 2-5 tuổi dễ bị bỏng vì bản tính hiếu động, tò mò, nghịch ngợm, chưa ý thức được sự nguy hiểm xung quanh của trẻ em và nhiều khi do sự bất cẩn của người lớn. Có nhiều loại hình bỏng, đó là bỏng nhiệt ướt, bỏng nhiệt khô, bỏng hoá chất, bỏng điện/ sét đánh... Bỏng nhiệt ướt là bỏng do nước sôi, nồi canh sôi, … Trẻ thường bị bỏng dạng này. Tai nạn bỏng nhiệt ướt thường xảy ra với trẻ khi phích nước sôi, đồ ăn nóng để trong tầm với hoặc lối đi của trẻ. Tai nạn còn xảy ra khi trẻ nấu ăn giúp bố mẹ. Bỏng nhiệt khô là bỏng bàn là, ống bô xe máy, lửa, hơi nóng của lò nung…Trẻ bị bỏng dạng này thường do người lớn bất cẩn không cất đồ vật nóng sau khi dùng xong hoặc do trẻ nghịch ngợm, đốt lửa sưởi, đốt rơm rạ, đánh đổ dầu xăng gây bắt lửa… Bỏng hoá chất là bỏng do vôi
- tôi, bỏng a xit, kiềm …Trường hợp này xảy ra do trẻ nô đùa cạnh hố vôi mới tôi sơ ý tụt chân xuống, sử dụng nhầm a xít. Bỏng sét đánh/điện giậto trẻ nghịch điện hoặc do sét đánh thường rất nặng gây chết người do cháy hoặc ngừng thở ngừng tim. * Dạy trẻ cách xử lý và sơ cứu khi trẻ bị bỏng Cần hướng dẫn trẻ xử lý những tình huống bỏng như: dừng lại, nằm xuống, hai tay che mặt, và lăn tròn đến khi lửa tắt nếu quần áo bắt lửa; dừng mọi việc đang làm ngay và tìm cách thoát ra khỏi đám cháy; gọi người lớn khi thấy có đám cháy; không nghịch diêm, lửa; khi bị bỏng ngâm ngay chỗ bỏng vào nước mát, sạch.... Khi bị bỏng, trẻ cần được sơ cứu để giảm khuyết tật và những hậu quả xấu do vết thương bỏng gây ra. Sơ cứu ngay khi trẻ bị bỏng như sau: loại bỏ tác nhân gây bỏng như cởi quần áo cho trẻ, an ủi trẻ để trẻ bớt sợ hãi. Tiếp đó, ngâm chỗ bỏng vào nước mát, sạch hoặc để chỗ bỏng dưới vòi nước đang chảy trong vòng 20 phút (không dùng nước đá). Băng nhẹ vùng bị bỏng bằng băng sạch, tránh làm vỡ nốt phồng. Tuyệt đối không bôi bất cứ thứ gì khác lên vết bỏng. Ủ đủ ấm cho trẻ, đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất nếu trẻ bị bỏng nặng, rộng hơn bàn tay của trẻ hoặc bị bỏng bộ phận sinh dục. Nếu trẻ bất tỉnh, hô hấp nhân tạo trước khi sơ cứu. * Cách phòng tránh tai nạn bỏng cho gia đình và cộng đồng Cách phòng tránh tốt nhất tai nạn bỏng cho trẻ là sự cẩn trọng của người lớn. Đối với việc bố trí bếp, cần bố trí bếp nấu ăn hợp lý, để bếp lò phẳng, cao ngoài tầm với hoặc có vách ngăn không cho trẻ nhỏ tới gần. Khi nấu luôn đặt quay cán xoong, chảo vào phía trong.
- Đối với việc trông trẻ, cần trông trẻ đúng cách, luôn để mắt đến trẻ. tuyệt đối không cho trẻ chơi, nô đùa nơi đang nấu ăn. Quản lý chặt chẽ chai lọ đựng hoá chất như chất tẩy rửa, acid. Không để đồ vật đựng nước nóng trong tầm với trẻ em như nồi canh, phích nước, vòi nước nóng, bàn là đang nóng, ống bô xe máy ... Khi bê nước nóng, thức ăn mới nấu cần chú ý tránh xa trẻ để lường trường hợp trẻ va đụng làm đổ vật nóng vào trẻ. Luôn kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống, nhiệt độ nước tắm rửa. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ: không vừa bế trẻ vừa ăn, uống thức ăn nóng. Không để trẻ nhỏ tiếp xúc với diêm, bật lửa, lửa, nước sôi, thức ăn nóng, bếp đang đun... Không để trẻ tự tắm với vòi nước nóng lạnh. Trẻ dưới 8 tuổi không nên cho trẻ dưới bố mẹ làm bếp. Đối với trẻ lớn đã giúp đỡ được bố mẹ trong việc nấu ăn cần ạy trẻ các cách phòng tránh bỏng. Dạy cho trẻ có ý thức luôn dùng lót tay khi bê các đồ nóng. Hỏi - đáp phòng tránh tai nạn bỏng ở trẻ Tai nạn bỏng ở trẻ em thường xảy ra do sự bất cẩn của người lớn khi đun nấu, sử dụng điện hoặc các chất gây cháy ; trẻ bị bỏng cũng thường do tự chơi, nghịch thiếu sự quan tâm, để mắt của người lớn."Sểnh một ly, đi một dặm", câu ngạn ngữ này rất đúng với những trường hợp trẻ em bị tai nạn, thương tích do bỏng. Câu hỏi 1: Tai nạn bỏng ở trẻ em thường xảy ra trong những trường hợp nào? Trung bình mỗi năm, Viện bỏng quốc gia tiếp nhận trên 2000 trường hợp bỏng, trong đó một nửa là trẻ em. Tháng 12/2003, tại khoa nhi, Viện bỏng đã tiếp nhận cháu Thanh Uyên, 3 tuổi ở thị xã Phú Thọ bị bỏng do nước sôi, cháu bị bỏng ướt độ 3 và có chỗ độ 4 do bà hàng xóm, người trông cháu đã không quan sát bê nồi nước tằm vừa sôi từ bếp lên
- khiến cháu cháu xô vào và bị bỏng nặng. Cháu Nguyễn Ngọc Lương ở Ba Vì , Hà Tây bị bỏng do nồi canh xương đang đun sôi trong trên bếp bị lật vào từ mông xuống chân. Cháu Nguyễn Văn Kiên 15 tuổi, ở Kim Bảng , huyện Hà Nam bị bỏng lửa do đi chơi ở xưởng bện bông, khi bật điện bị chập, bông bén lửa và xảy ra tai nạn. Hầu hết các tai nạn trên đều gặp ở những gia đình ở nông thôn, thu nhập thấp, các gia đình này chỉ lo kinh tế không có thời gian quan tâm đền trẻ. Câu hỏi 2: Như thế nào gọi là bỏng ? Bỏng là tổn thương của cơ thể do tác dụng trực tiếp của sức nóng (Nhiệt độ cao), luồng điện, hoá chất, bức xạ gây nên Câu hỏi 3: Tai nạn do bỏng gây hậu quả gì cho trẻ và gia đình? Bỏng là một trong những tai nạn rất nguy hiểm với trẻ em. Không những bỏng gây đau đớn, việc chữa chạy phức tạp, lâu dài, tốn kém mà còn gây tử vong cho trẻ, để lại nhiều di chứng nặng nề như sẹo, co kéo cơ hoặc da gây tàn phế suốt đời. Trẻ em, đặc biệt là trẻ em từ 2-5 tuổi dễ bị bỏng vì bản tính trẻ em rất hiếu động, tò mò, và nhiều khi do sự bất cẩn của người lớn. Câu hỏi 4: Những loại hình bỏng nào thường gặp ở trẻ em? Bỏng nhiệt ướt: bỏng do nước sôi, nồi canh hoặc nồi cám lợn sôi, …Đây là nguyên nhân chủ yếu. Tai nạn thường xảy ra khi phích nước sôi, đồ ăn nóng để ở trong tầm với hoặc lối đi của trẻ. Tai nạn còn xảy ra khi trẻ nấu ăn giúp bố mẹ. Bỏng nhiệt khô: bàn là,ống bô xe máy, lửa, hơi nóng của lò nung…Thường do người lớn không chú ý hoặc trẻ nghịch ngợm, đốt lửa sưởi, đốt rơm rạ, đánh đổ dầu xăng gây bắt lửa…
- Bỏng hoá chất : bỏng do vôi tôi, bỏng a xit, kiềm …Do trẻ nô đùa cạnh hố vôi mới tôi sơ ý tụt chân xuống, sử dụng nhầm a xít Bỏng sét đánh/điện giật: Do trẻ nghịch điện hoặc do sét đánh thường rất nặng gây chết người do cháy hoặc ngừng thở ngừng tim. Câu hỏi 5: Khi trẻ bị bỏng cần sơ cứu như thế nào để giảm khuyết tật và những hậu quả xấu? Loại bỏ tác nhân gây bỏng (chú ý đến vấn đề cởi quần áo cho trẻ, an ủi trẻ Nếu trẻ bất tỉnh -› hô hấp nhân tạo, nếu trẻ tỉnh -› làm theo các bước dưới đây Ngâm chỗ bỏng vào nước mát, sạch hoặc để chỗ bỏng dưới vòi nước đang chảy trong vòng 20 phút (không dùng nước đá) Băng nhẹ vùng bị bỏng bằng băng sạch, tránh làm vỡ nốt phồng Ủ ấm cho trẻ, cho uống nước, cháo loãng, súp Đưa trẻ đến trung tâm y tế Tuyệt đối không bôi bất cứ thứ gì khác lên vết bỏng Ngoài ra cần dạy trẻ nhũng cách xử trí đơn giản và có hiệu quả như sau: Khi quần áo bị bén lửa: dừng lại, nằm xuống, hai tay che mặt, và lăn tròn đến khi lửa tắt Thoát ra khỏi đám cháy: Dừng mọi việc và ngay lập tức bò dưới làn khói để ra ngoài. Khi thấy đám cháy: gọi người lớn Khi thấy diêm và bật lửa: để chúng lên cao và báo cho người lớn
- Ngâm chỗ bỏng vào nước mát, sạch hoặc để chỗ bỏng dưới vòi nước đang chảy trong vòng 20 phút (không dùng nước đá) Báo ngay cho người lớn Câu hỏi 6: Khi nào thì phải chuyển ngay trẻ bị bỏng đến cơ sở y tế? Những dấu hiệu nguy hiểm xuất hiện sớm: Bỏng nặng, rộng hơn một bàn tay nạn nhân Bỏng ở mặt hoặc bộ phận sinh dục Những dấu hiệu nguy hiểm xuất hiện muộn: Khi trẻ có dấu hiệu của nhiễm trùng( Sốt,chỗ bỏng bắt đầu có mùi, bị chảy mủ..) Nạn nhân lơ mơ, lẫn lộn, bất tỉnh. Câu hỏi 7: Làm gì để phòng tránh tai nạn bỏng cho gia đình và cộng đồng? Nên làm: Bố trí bếp nấu ăn hợp lý. Để bếp lò phẳng, cao ngoài tầm với hoặc có vách ngăn không cho trẻ nhỏ tới gần. Khi nấu luôn quay cán xoong, chảo vào phía trong Không cho trẻ chơi, nô đùa nơi đang nấu ăn. Không để đồ vật đựng nước nóng trong tầm với trẻ em (nồi canh, phích nước, vòi nước nóng, bàn là đang nóng, ống bô xe máy ...). Khi bê nước nóng, thức ăn mới nấu: tránh xa trẻ để không va đụng. Luôn kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống; nhiệt độ nước tắm rửa Không để trẻ nhỏ tiếp xúc với diêm, bật lửa, lửa, nước sôi, thức ăn nóng, bếp đang đun...
- Không để trẻ tự tắm với vòi nước nóng lạnh Luôn trông trẻ đúng cách, để mắt đến trẻ Quản lý chặt chẽ chai lọ đựng hoá chất như chất tẩy rửa, acid Đặc biệt đối với trẻ nhỏ: không vừa bế trẻ vừa ăn, uống thức ăn nóng Đối với các trẻ lớn hơn phải giúp đỡ bố mẹ nấu ăn: Không nên cho trẻ dưới 8 tuổi giúp đỗ bố mẹ làm bếp. Dạy trẻ các cách phòng tránh trên + luôn dùng lót tay khi bê các đồ nóng Đối với những trẻ phải giúp bố mẹ trông em: Dạy trẻ các cách phòng tránh trên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
HỒI SỨC TRẺ SƠ SINH (NEONATAL RESUSCITATION)
13 p | 124 | 20
-
Sơ cứu trẻ ngưng thở đột ngột
6 p | 153 | 18
-
HỒI SỨC TRẺ SƠ SINH (NEONATAL RESUSCITATION) PHẦN I
9 p | 233 | 13
-
Xử trí khi say nắng nóng
3 p | 126 | 9
-
Bệnh đột quỵ và cách phòng tránh
5 p | 170 | 8
-
Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV
4 p | 189 | 7
-
SƠ CỨU VÀ PHÒNG TRÁNH TÁC DỤNG CÓ HẠI CỦA THUỐC
6 p | 73 | 6
-
Biện pháp tự nhiên phòng tránh tiểu đường
3 p | 82 | 5
-
Kiến thức, thực hành của giáo viên tiểu học về phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh và một số yếu tố liên quan thành phố Vinh năm 2021
11 p | 11 | 3
-
Khảo sát nguy cơ di truyền gen bệnh huyết sắc tố và Thalassemia ở 6 dân tộc sống tại một số tỉnh miền Bắc
9 p | 22 | 2
-
Phòng tránh bỏng cho trẻ nhỏ
5 p | 82 | 2
-
Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ ở học sinh trường THPT Tây Hồ, quận Tây Hồ, Tp Hà Nội, năm 2009
8 p | 68 | 2
-
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hội chứng vai gáy của nhân viên văn phòng khám tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, năm 2018
8 p | 5 | 1
-
Thực trạng, một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích của người dân huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn
5 p | 4 | 1
-
Kết quả can thiệp quản lý cơ sở vật chất và an toàn phòng xét nghiệm tại các cơ sở y tế tỉnh Hải Dương
9 p | 1 | 1
-
Rối loạn thần kinh - tâm thần liên quan đến kháng sinh fluoroquinolon: Ghi nhận từ Cơ sở dữ liệu báo cáo ADR tự nguyện tại Việt Nam
7 p | 0 | 0
-
Khảo sát tình hình viêm kết mạc tại Bệnh viện Mắt Trung ương trong 2 năm 2017-2018 và các giải pháp tổ chức công tác khám chữa bệnh
5 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn