Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tâ ̣p 2, Số 1b (2016) 16-25<br />
<br />
Phong trào Làng mới ở Hàn Quốc và chương trình<br />
xây dựng Nông thôn mới ở Việt Nam1<br />
Nguyễn Tuấn Anh*, Phạm Quang Minh**, Lê Thị Mai Trang***<br />
Tóm tắt: Bài viết này bàn về phong trào làng mới của Hàn Quốc và chương trình xây<br />
dựng nông thôn mới ở Việt Nam. Trước hết, chúng tôi sẽ đề cập đến các giai đoạn, phương<br />
pháp và kết quả thực hiện phong trào làng mới ở Hàn Quốc và chương trình xây dựng nông<br />
thôn mới ở Việt Nam. Nội dung thứ hai của bài viết nhấn mạnh một số điểm đáng lưu ý<br />
trong quá trình triển khai phong trào làng mới ở Hàn Quốc để làm cơ sở cho việc nêu lên<br />
những hàm ý đối với quá trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay.<br />
Từ khóa: Phong trào làng mới; xây dựng nông thôn mới.<br />
Ngày nhận 14/10/2016; ngày chỉnh sửa 18/10/2016; ngày chấp nhận đăng 23/10/2016<br />
<br />
1. Dẫn nhập<br />
<br />
Việt Nam. Nhằm góp thêm một góc nhìn đối<br />
với quá trình phát triển của xã hội Hàn Quốc<br />
và xã hội Việt Nam, bài viết này sẽ so sánh<br />
một số điểm nổi bật của phong trào làng mới<br />
ở Hàn Quốc và chương trình xây dựng nông<br />
thôn mới ở Việt Nam.<br />
Trước hết, bài viết sẽ đề cập khái quát<br />
năm giai đoạn phát triển của phong trào làng<br />
mới ở Hàn Quốc và hai giai đoạn phát triển<br />
của chương trình xây dựng nông thôn mới ở<br />
Việt Nam. Qua việc bàn về đến tiến trình<br />
thực hiện hai chương trình, phong trào này,<br />
chúng tôi sẽ thảo luận những điểm đáng lưu<br />
ý liên quan đến phương pháp thực hiện hai<br />
chương trình, phong trào. Sau phần phương<br />
pháp thực hiện chương trình, phong trào, bài<br />
viết sẽ so sánh một số kết quả nổi bật của<br />
phong trào làng mới ở Hàn Quốc và chương<br />
trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.<br />
Phần cuối cùng của bài viết sẽ nhìn lại một<br />
số điểm đáng lưu ý của phong trào làng mới<br />
ở Hàn Quốc đề nêu lên một số hàm ý đối với<br />
tiến trình xây dựng nông thôn mới ở Việt<br />
Nam.<br />
<br />
Năm 1970, tại Hàn Quốc, phong trào<br />
làng mới được bắt đầu tiến hành nhằm phát<br />
triển khu vực nông thôn và hiện đại hóa xã<br />
hội Hàn Quốc. Bốn mươi năm sau, tại Việt<br />
Nam, chương trình xây dựng nông thôn mới<br />
đã được chính thức thực hiện. Đây là hai<br />
phong trào/chương trình phát triển kinh tếxã hội quan trọng ở hai quốc gia. Hai phong<br />
trào, chương trình này đã và đang tạo nên<br />
những thay đổi to lớn đối với nông thôn nói<br />
riêng và cả xã hội nói chung ở Hàn Quốc và<br />
1<br />
<br />
Bài viết trong khuôn khổ đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà<br />
Nội năm 2016, mã số QG.16.18 “Nghiên cứu đánh giá<br />
quá trình thực hiện xây dựng làng nghề gắn với xây dựng<br />
nông thôn mới”. Các tác giả trân trọng cảm ơn Đại học<br />
Quốc gia Hà Nội và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu<br />
tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hỗ trợ thực hiện nghiên<br />
cứu này.<br />
*<br />
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,<br />
ĐHQG Hà Nội; Email: anhxhh@gmail.com;<br />
tuanna.vnu@vnu.edu.vn<br />
**<br />
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,<br />
ĐHQG Hà Nội. Email: phqminh62@gmail.com<br />
***<br />
Trường Đại học Công đoàn;<br />
Email: tranglm@dhcd.edu.vn<br />
1<br />
<br />
16<br />
<br />
N. T. Anh, P. Q. Minh, L. T. M. Trang / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 2, Số 1b (2016) 16-25<br />
<br />
2. Các giai đoạn phát triển của phong<br />
trào làng mới ở Hàn Quốc và quá trình<br />
xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam<br />
Phong trào làng mới/phong trào cộng<br />
đồng mới/chiến dịch tái xây dựng lại nông<br />
thôn (Saemaul Undong) ở Hàn Quốc được<br />
chính thức tuyên bố bắt đầu thực hiện vào<br />
ngày 22 tháng 4 năm 1970 (The National<br />
Council of Saemaul Undong Movement 1997:<br />
77). Đây là phong trào trước hết để phát<br />
triển xã hội nông thôn Hàn Quốc. Tuy<br />
nhiên, việc thực hiện phong trào này được<br />
mở rộng ra khu vực đô thị và rộng khắp toàn<br />
quốc, góp phần quan trọng làm nên sự thịnh<br />
vượng của đất nước Hàn Quốc (Chang Soo<br />
Choe 2005: 1). Khi bàn đến phong trào làng<br />
mới, các học giả nhấn mạnh rằng Tổng<br />
thống Hàn Quốc thời đó là Park Chung-Hee<br />
đã nêu rõ tinh thần và mục tiêu cơ bản của<br />
phong trào này như sau: “Phong trào làng<br />
mới thể hiện nỗ lực cải thiện, hiện đại hóa<br />
làng của chúng ta bởi chính chúng ta với<br />
tinh thần tự lực và độc lập. Chính phủ triển<br />
khai cuộc vận động này với sự tin tưởng<br />
chắc chắn rằng cuộc vận động sẽ làm cho<br />
mỗi làng ở Hàn Quốc thành một nơi thịnh<br />
vượng, sung túc để sinh sống” (The National<br />
Council of Saemaul Undong Movement 1997:<br />
4). Nhìn một cách tổng thể, phong trào làng<br />
mới hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống<br />
của mỗi cá nhân và cả cộng đồng làng nhằm<br />
đạt được sự giàu có về vật chất lẫn tinh thần<br />
(The National Council of Saemaul Undong<br />
Movement 1997: 4). Sau tuyên bố chính thức<br />
triển khai chiến dịch/phong trào làng mới<br />
của Tổng thống Park Chung-Hee ngày 22<br />
tháng 4 năm 1970, phong trào đã có nhiều<br />
thay đổi trong quá trình phát triển. Nhìn một<br />
cách tổng thể, phong trào làng mới đã trải<br />
qua 5 giai đoạn, cụ thể như sau.<br />
Giai đoạn thứ nhất được triển khai từ<br />
năm 1970 đến năm 1973. Đây là thời gian<br />
thiết lập nền tảng của phong trào. Những<br />
<br />
17<br />
<br />
hoạt động đáng lưu ý trong giai đoạn này là<br />
chính phủ hỗ trợ vật chất (cụ thể là xi măng)<br />
và dân làng bỏ công sức ra để thực hiện các<br />
dự án cần thiết đối với làng của mình nhằm<br />
cải thiện điều kiện sống. Ở mỗi làng, một<br />
người đàn ông và một người phụ nữ được cử<br />
ra để lãnh đạo dân làng xây dựng và triển<br />
khai kế hoạch của các dự án. Hoạt động<br />
quan trọng nữa trong giai đoạn này là các cơ<br />
sở huấn luyện lãnh đạo phong trào được mở<br />
để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho<br />
phong trào và hệ thống hỗ trợ phong trào<br />
làng mới được xây dựng từ trung ương đến<br />
các làng (The National Council of Saemaul<br />
Undong Movement 1997: 12-13).<br />
Giai đoạn thứ hai được tiến hành trong<br />
khoảng thời gian từ năm 1974 đến năm<br />
1976. Đây là thời kỳ đẩy mạnh sự phát triển<br />
của phong trào. Cụ thể là phong trào làng<br />
mới được triển khai từ khu vực nông thôn đã<br />
lan rộng ra đến các nhà máy, tổng công ty và<br />
trở thành phong trào có quy mô trên toàn<br />
quốc. Đi liền với việc mở rộng phong trào,<br />
nhiều nhân lực, tài chính lẫn tổ chức đã<br />
được huy động để thúc đẩy sự phát triển của<br />
phong trào (The National Council of Saemaul<br />
Undong Movement 1997: 13-14).<br />
Giai đoạn thứ ba là giai đoạn cao điểm<br />
trong quá trình thực hiện phong trào làng<br />
mới. Giai đoạn này được tiến hành từ năm<br />
1977 đến năm 1979. Đặc trưng quan trọng<br />
của giai đoạn này là mở rộng phạm vi không<br />
gian các dự án. Việc mở rộng phạm vi<br />
không gian các dự án được tiến hành trên cơ<br />
sở liên kết các làng lại với nhau để có những<br />
dự án vượt ra bên ngoài ranh giới một làng<br />
và bao phủ cả một vùng địa lý gồm nhiều<br />
làng. Với những dự án như thế, cư dân của<br />
các làng có thể sử dụng những cơ sở vật chất<br />
tốt hơn, và nhiều hơn do các dự án tạo ra.<br />
Điểm đáng lưu ý nữa trong giai đoạn này là<br />
sự mở rộng và nâng cao sự liên kết khu vực<br />
nông thôn và đô thị. Điều này giúp nâng cao<br />
hiệu quả thực tiễn của phong trào (The<br />
<br />
18<br />
<br />
N. T. Anh, P. Q. Minh, L. T. M. Trang / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 2, Số 1b (2016) 16-25<br />
<br />
National Council of Saemaul Undong<br />
Movement 1997: 14-15).<br />
Giai đoạn thứ tư của phong trào làng mới<br />
diễn ra từ năm 1980 đến 1989. Điểm đáng<br />
lưu ý trong giai đoạn này là sự qua đời của<br />
Tổng thống Park Chung-Hee. Điều này dẫn<br />
đến thực trạng là đất nước Hàn Quốc rơi vào<br />
giai đoạn bất ổn. Đối với phong trào làng<br />
mới, nếu như những giai đoạn trước, phong<br />
trào được dẫn dắt bởi chính phủ thì trong<br />
giai đoạn này phong trào được chuyển sang<br />
cho khu vực tư nhân. Ngày 13 tháng 12 năm<br />
1980, đạo luật thúc đẩy tổ chức làng mới có<br />
hiệu lực đã hướng đến mục đích hỗ trợ thúc<br />
đẩy các tổ chức làng mới tự nguyện được<br />
hình thành bởi khu vực tư nhân. Một điểm<br />
cần đề cập đến trong giai đoạn này là phong<br />
trào gặp phải tai tiếng liên quan đến việc<br />
quản lý tài chính. Tuy vậy, phong trào đã nỗ<br />
lực vượt qua những tác động tiêu cực này và<br />
tiếp tục thực hiện các dự án làm đường, dự<br />
án đào tạo về nông nghiệp phối hợp, cải<br />
thiện việc phân bố và hoạt động của liên<br />
minh tín dụng Saemaul (The National<br />
Council of Saemaul Undong Movement 1997:<br />
16).<br />
Giai đoạn thứ năm được tiến hành từ<br />
năm 1990 đến năm 1998. Đây là giai đoạn<br />
phát triển tự chủ, chú trọng vào củng cố nền<br />
tảng của sự tự quản và tự lực, đáp ứng nhu<br />
cầu của tự do hóa và địa phương hóa, nỗ lực<br />
vượt qua khủng hoảng kinh tế. Giai đoạn<br />
này cũng chú trọng khuyến khích công dân<br />
chuyển tình yêu cộng đồng láng giềng thành<br />
thực tế đi liền với việc phục vụ người khác,<br />
đồng thời với việc thúc đẩy quan niệm về<br />
việc chia sẻ vận mệnh chung và phục hồi<br />
đạo đức trong cộng đồng (The National<br />
Council of Saemaul Undong Movement 1997:<br />
17).<br />
Ngoài năm giai đoạn phát triển ở trên, từ<br />
năm 2013, trung tâm Korea Saemaul<br />
Undong đã mở ra một thời kỳ mới với khẩu<br />
hiệu: “Làm việc cùng nhau vì hạnh phúc<br />
<br />
quốc gia thông qua Saemaul Undong thứ<br />
hai” (Saemaul Undong Center 2016: 12). Như<br />
vậy, phong trào làng mới đã trải qua các giai<br />
đoạn phát triển với những đặc điểm riêng<br />
của phong trào trong mỗi giai đoạn trên cơ<br />
sở tinh thần, tư tưởng, mục tiêu, dự án, tổ<br />
chức, và hoạt động của phong trào. Nhìn<br />
một cách tổng thể, phong trào làng mới<br />
được đánh giá là có vai trò không thể bàn<br />
cãi đối với quá trình phát triển của Hàn<br />
Quốc.<br />
Bốn mươi năm sau thời điểm phong trào<br />
làng mới được tuyên bố thực hiện ở Hàn<br />
Quốc, chương trình xây dựng nông thôn mới<br />
ở Việt Nam đã được triển khai. Cho đến nay<br />
đã có nhiều văn bản khác nhau của Đảng và<br />
Nhà nước Việt Nam về xây dựng nông thôn<br />
mới. Văn bản quan trọng đầu tiên cần đề cập<br />
đến là Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban<br />
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt<br />
Nam khóa X “Về nông nghiệp, nông dân,<br />
nông thôn”. Nghị quyết đã khẳng định mục<br />
tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu<br />
hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại; cơ cấu kinh<br />
tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý,<br />
gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công<br />
nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã<br />
hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá<br />
dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường<br />
sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở<br />
nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được<br />
tăng cường” (Ban Chấp hành Trung ương<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X 2008).<br />
Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết này, ngày 16<br />
tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã<br />
ban hành “Quyết định về việc ban hành Bộ<br />
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”. Bộ tiêu<br />
chí có 19 tiêu chí về nông thôn mới. 19 tiêu<br />
chí này thuộc 5 lĩnh vực: Quy hoạch, hạ tầng<br />
kinh tế xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất,<br />
văn hóa-xã hội-môi trường, hệ thống chính<br />
trị (Thủ tướng Chính phủ 2009). Sau đó,<br />
<br />
N. T. Anh, P. Q. Minh, L. T. M. Trang / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 2, Số 1b (2016) 16-25<br />
<br />
ngày 4 tháng 6 năm 2010, Thủ tưởng Chính<br />
phủ đã ban hành “Quyết định phê duyệt<br />
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây<br />
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”<br />
(Thủ tướng Chính phủ 2010) và Ban chỉ đạo<br />
Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia<br />
xây dựng nông thôn mới đã có “Kế hoạch<br />
triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia<br />
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20102020” vào ngày 20 tháng 9 năm 2010 (Ban<br />
chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu<br />
quốc gia xây dựng nông thôn mới 2010).<br />
Cho đến nay, chương trình xây dựng nông<br />
thôn mới ở Việt Nam đã đi được chặng đầu<br />
tiên (2010-2015). Trong giai đoạn này,<br />
Chương trình xây dựng nông thôn mới đã<br />
triển khai 11 nội dung, bao gồm: Quy hoạch<br />
xây dựng nông thôn mới, phát triển hạ tầng<br />
kinh tế-xã hội, chuyển dịch cơ cấu, phát<br />
triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo<br />
và an sinh xã hội, đổi mới và phát triển các<br />
hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở<br />
nông thôn, phát triển giáo dục-đào tạo ở<br />
nông thôn, phát triển y tế, chăm sóc sức<br />
khỏe cư dân nông thôn, xây dựng đời sống<br />
văn hóa, thông tin và truyền thông nông<br />
thôn, cấp nước sạch và vệ sinh môi trường<br />
nông thôn, nâng cao chất lượng tổ chức<br />
Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị-xã hội<br />
trên địa bàn, giữ vững an ninh, trật tự xã hội<br />
nông thôn (Thủ tướng Chính phủ 2010).<br />
Trong giai đoạn 2016-2020, những nội dung<br />
trên sẽ tiếp tục được triển khai ở các địa<br />
phương trong cả nước. Trên thực tế, quá<br />
trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn<br />
2010-2015 đã làm thay đổi làng xã trên<br />
nhiều phương diện. Phần viết tiếp theo đề<br />
cập đến phương pháp thực hiện của phong<br />
trào làng mới ở Hàn Quốc trong sự so sánh<br />
với giải pháp chủ yếu để thực hiện chương<br />
trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.<br />
<br />
19<br />
<br />
3. Phương pháp thực hiện của phong trào<br />
làng mới ở Hàn Quốc và giải pháp chủ<br />
yếu để thực hiện chương trình xây dựng<br />
nông thôn mới ở Việt Nam<br />
Phương pháp thực hiện phong trào làng<br />
mới ở Hàn Quốc là một trong những yếu tố<br />
quan trọng làm nên thành công của phong<br />
trào làng mới. Có nhiều điểm đáng lưu ý khi<br />
bàn về phương pháp làng mới. Điểm đáng<br />
lưu ý đầu tiên là việc kết hợp giữa hỗ trợ của<br />
chính phủ và tự lực của dân làng. Liên quan<br />
đến vấn đề này, nhà nghiên cứu Do Hyun<br />
Han (2012) đã nhấn mạnh rằng phong trào<br />
này bắt đầu bởi một chương trình được tiến<br />
hành ở khu vực nông thôn mùa đông năm<br />
1970-1971, trong đó chính phủ hỗ trợ vật<br />
chất cụ thể là xi măng còn dân làng đóng<br />
góp sức lao động và đất đai để thực hiện các<br />
dự án phát triển cộng đồng làng. Cách làm<br />
này đã mang lại những thành công ban đầu<br />
và được vận dụng để triển khai các dự án<br />
phức hợp, đa dạng (Do Hyun Han 2012).<br />
Liên quan đến phương pháp thực hiện phong<br />
trào làng mới ở Hàn Quốc, các dự án trong<br />
khuôn khổ phong trào được triển khai theo<br />
quy trình ba bước: Lựa chọn những dự án<br />
cần thiết, thực hiện các dự án, và đánh giá<br />
kết quả các dự án. Nhiều tiêu chí đã được<br />
đưa ra khi lựa chọn các dự án để thực hiện<br />
chẳng hạn như dự án phải cần thiết đối với<br />
người dân và cộng đồng địa phương, dự án<br />
phải thúc đẩy tiềm năng của cộng đồng địa<br />
phương, dự án phải có tác động lâu dài, lan<br />
tỏa và có thể thực hiện được xét về mặt tiền<br />
bạc, nhân lực và thời gian (The National<br />
Council of Saemaul Undong Movement 1997:<br />
46).<br />
Ở Việt Nam, giải pháp chủ yếu để thực<br />
hiện chương trình xây dựng nông thôn mới<br />
cũng có những điểm giống với phương pháp<br />
thực hiện phong trào làng mới ở Hàn Quốc.<br />
Theo “Quyết định phê duyệt Chương trình<br />
mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn<br />
<br />
20<br />
<br />
N. T. Anh, P. Q. Minh, L. T. M. Trang / Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 2, Số 1b (2016) 16-25<br />
<br />
mới giai đoạn 2010-2020” thì các giải pháp<br />
để thực hiện chương trình xây dựng nông<br />
thôn mới có những điểm nổi bật sau đây.<br />
Thứ nhất, thực hiện cuộc vận động xã hội<br />
sâu rộng về xây dựng nông thôn mới. Cụ thể<br />
là tổ chức phát động, tuyên truyền, phổ biến,<br />
vận động từ trung ương đến cơ sở, để mọi<br />
tầng lớp nhân dân hiểu và cả hệ thống chính<br />
trị tham gia. Thêm nữa, các mô hình, điển<br />
hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay<br />
về xây dựng nông thôn mới được phổ biến<br />
và nhân rộng, và phong trào thi đua xây<br />
dựng nông thôn mới trong toàn quốc được<br />
phát động. Thứ hai, thực hiện đa dạng hóa<br />
các nguồn vốn huy động để triển khai thực<br />
hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.<br />
Các nguồn vốn đến từ ngân sách nhà nước,<br />
doanh nghiệp, sự đóng góp tự nguyện của<br />
nhân dân, và các khoản viện trợ không hoàn<br />
lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân<br />
trong và ngoài nước, và các nguồn vốn hợp<br />
pháp khác. Thứ ba, Ban giám sát cộng đồng<br />
gồm đại diện của Hội đồng nhân dân, Mặt<br />
trận tổ quốc xã, các tổ chức xã hội và đại<br />
diện của cộng đồng dân cư hưởng lợi công<br />
trình do dân bầu thực hiện giám sát các công<br />
trình cơ sở hạ tầng xã theo quy định hiện<br />
hành về giám sát đầu tư của cộng đồng. Thứ<br />
tư, cán bộ chuyên trách để triển khai chương<br />
trình mục tiêu quốc gia được đào tạo. Đội<br />
ngũ cán bộ chuyên trách ở các cấp từ Trung<br />
ương đến địa phương được xây dựng để<br />
triển khai có hiệu quả chương trình. Thứ<br />
năm, hợp tác quốc tế trong xây dựng nông<br />
thôn mới qua việc vận động, hợp tác với<br />
các tổ chức quốc tế hỗ trợ tư vấn và kỹ thuật<br />
cho chương trình mục tiêu quốc gia xây<br />
dựng nông thôn mới. Tranh thủ hỗ trợ vốn<br />
và vay vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế<br />
và các đối tác phát triển quốc tế để tăng<br />
nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Thứ<br />
sáu, Ban Chỉ đạo Trung ương để chỉ đạo<br />
thực hiện chương trình được thành lập. Văn<br />
phòng điều phối Chương trình giúp Ban Chỉ<br />
đạo ở Trung ương đặt tại Bộ Nông nghiệp<br />
<br />
và Phát triển nông thôn. Ở các tỉnh, thành<br />
phố trực thuộc Trung ương, Sở Nông nghiệp<br />
và Phát triển nông thôn là cơ quan thường<br />
trực điều phối, giúp Ban Chỉ đạo tỉnh, thành<br />
phố trực thuộc Trung ương thực hiện<br />
Chương trình trên địa bàn (Thủ tướng Chính<br />
phủ 2010).<br />
Nhìn lại phương pháp thực hiện phong<br />
trào làng mới ở Hàn Quốc và chương trình<br />
xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam, chúng<br />
ta thấy một số điểm tương đồng sau đây.<br />
Thứ nhất, việc vận động quần chúng thực<br />
hiện phong trào được coi trọng. Cả ở Hàn<br />
Quốc lẫn ở Việt Nam, việc vận động quần<br />
chúng thay đổi nhận thức và tham gia phong<br />
trào đã được tiến hành sâu rộng. Thứ hai, cả<br />
hai chương trình, phong trào đều dựa trên<br />
phương pháp nhà nước và nhân dân cùng<br />
làm. Điều này được thể hiện cụ thể trên<br />
nhiều phương diện từ đóng góp tiền bạc cho<br />
đến công lao động.<br />
4. Một số kết quả chính của phong trào<br />
làng mới ở Hàn Quốc và chương trình<br />
xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam<br />
Kết quả của phong trào làng mới ở Hàn<br />
Quốc và chương trình xây dựng nông thôn<br />
mới ở Việt Nam được thể hiện trên nhiều<br />
phương diện khác nhau. Một số kết quả nổi<br />
bật có thể kể đến cụ thể như sau.<br />
Trước hết là về mặt kinh tế, phong trào<br />
làng mới đã hiện đại hóa nông thôn Hàn<br />
Quốc (The National Council of Saemaul<br />
Undong Movement 1997: 48). Điểm đáng lưu<br />
ý ở đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hàn<br />
Quốc, thu nhập trung bình của hộ gia đình<br />
sống ở khu vực nông thôn cao hơn thu nhập<br />
trung bình của hộ gia đình sống ở khu vực<br />
đô thị. Cụ thể là năm 1974, ba năm sau khi<br />
thực hiện phong trào làng mới, thu nhập<br />
bình quân của hộ gia đình sống ở khu vực<br />
nông thôn là 674.000 Korean won, trong khi<br />
<br />