Phong tục cúng giỗ và ý nghĩa các món ăn dâng lên bàn cúng của người Hàn Quốc
lượt xem 6
download
Đề tài”Tìm phong tục cúng giỗ và ý nghĩa các món ăn dâng lên bàn cúng của người Hàn Quốc” nhằm giúp cho sinh viên đang theo học chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, những người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc có thể hiểu sâu hơn về phong tục cúng giỗ, ý nghĩa chứa đựng trong các món ăn được bày lên bàn cúng của người Hàn Quốc.a
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phong tục cúng giỗ và ý nghĩa các món ăn dâng lên bàn cúng của người Hàn Quốc
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC PHONG TỤC CÚNG GIỖ VÀ Ý NGHĨA CÁC MÓN ĂN DÂNG LÊN BÀN CÚNG CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC SVTH: Trịnh Thị Trang, Lƣơng Thị Thu Ngân GVHD: Lê Thị Hƣơng Phần I: Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong hơn 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam – Hàn Quốc đã có những sự hợp tác, phát triển rất tích cực không chỉ về kinh tế, chính trị mà còn cả giao lƣu văn hóa, xã hội. Làn sóng Hàn Quốc (Hanlyu) đã có những ảnh hƣởng không nhỏ đến xã hội Việt Nam đặc biệt là giới trẻ. Chính vì vậy nhu cầu học tiếng Hàn, tìm hiểu về đất nƣớc, con ngƣời và văn hóa Hàn Quốc đang nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều ngƣời Việt Nam. Số lƣợng sinh viên theo học chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc ngày một tăng. Đặc biệt, số cô dâu Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc chiếm số lƣợng khá lớn là 69.906 ngàn ngƣời, chiếm tỉ lệ 26,3%, đứng thứ hai chỉ sau Trung Quốc với 43,3% (tổng cục thống kê Hàn Quốc năm 2012). Học ngoại ngữ không đơn thuần chỉ là học để nói, viết một cách thông thạo mà còn phải nắm rõ văn hóa của nƣớc đó. Hơn nữa, để hòa nhập đƣợc ở một quốc gia khác thì việc hiểu rõ phong tục tập quán ở quốc gia đó là vô cùng quan trọng. Cũng giống nhƣ Việt Nam, Hàn Quốc là một đất nƣớc có lịch sử truyền thống văn hóa phong phú, lâu đời và chịu ảnh hƣởng sâu sắc của tƣ tƣởng Nho Giáo nên ngƣời Hàn rất coi trọng các nghi lễ, nghi thức quan trọng trong năm. Và một trong những phong tục thể hiện lòng hiếu thảo, sự biết ơn của con cháu đối với tổ tiên là nghi thức cúng giỗ. Tục ngữ Hàn Quốc có câu”Cây không có rễ thì không sống đƣợc, không có tổ tiên thì không tồn tại đƣợc”. Chính vì vậy việc cúng giỗ phải đƣợc chuẩn bị rất chu đáo, đặc biệt là các món ăn sẽ dâng lên tổ tiên, và mỗi món ăn dâng lên lại chứa đựng những ý nghĩa, nét đẹp văn hóa khác nhau của ngƣời Hàn Quốc. Chúng tôi chọn đề tài”Tìm phong tục cúng giỗ và ý nghĩa các món ăn dâng lên bàn cúng của ngƣời Hàn Quốc”trong bài nghiên cứu khoa học lần này nhằm giúp cho sinh viên đang theo học chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, những ngƣời Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc có thể hiểu sâu hơn về phong tục cúng giỗ, ý nghĩa chứa đựng trong các món ăn đƣợc bày lên bàn cúng của ngƣời Hàn Quốc. 2. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu này dƣới hình thức tìm hiểu, thu thập, phân tích, so sánh, có sử dụng hình ảnh, thông tin, tƣ liệu qua sách báo, internet, các phƣơng tiện 264
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC thông tin đại chúng… 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong bài nghiên cứu này chúng tôi đề cập đến phong tục cúng giỗ; các món ăn dâng lên tổ tiên và ý nghĩa chứa đựng bên trong các món ăn đó. Ngoài ra bài nghiên cứu còn đề cập đến những món ăn không đƣợc dâng lên; ý nghĩa của cách thức sắp xếp mâm cúng trong nghi thức cúng giỗ của ngƣời Hàn Quốc. Qua đó phần nào thấy đƣợc những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong nghi lễ cúng giỗ của Việt Nam và Hàn Quốc. 4. Kết cấu bài báo cáo Bài báo cáo gồm 3 chƣơng, 7 tiết. Chƣơng I: Phong tục cúng giỗ của ngƣời Hàn Quốc. 1. Thống nhất về khái niệm cúng giỗ (제례) 2. Nho giáo với phong tục cúng giỗ của ngƣời Hàn Quốc 2.1. Sự du nhập của Nho Giáo vào Hàn Quốc 2.2. Sự ảnh hƣởng của Nho Giáo đến phong tục cúng giỗ của ngƣời Hàn Quốc. 3. Các nghi lễ cúng giỗ của ngƣời Hàn Quốc. 3.1. Giỗ chạp (기제) 3.2. Tế lễ (차례) 3.3. Cúng tại mộ (시제) Chƣơng II: Ý nghĩa chứa đựng trong các món ăn dâng lên tổ tiên và cách bày biện của ngƣời Hàn Quốc. 1. Ý nghĩa các món ăn truyền thống trên bàn cúng. 1.1. Táo đỏ (대추) 1.2. Hạt dẻ (밤) 1.3. Quả hồng vàng (다감) 1.4. Quả lê (배) 1.5. Cá khô polắc (북어포) 1.6. Cá jogi (조기) 1.7. Canh bánh gạo (떡국) 1.8. Bánh songpyon (송편) 1.9. Rƣợu (술) 265
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 2. Những món ăn không đƣợc dâng lên bàn cúng: 2.1. Nguyên liệu chế biến trái mùa và không phải là sản vật địa phƣơng. 2.2. Những loại cá có tên kết thúc bằng chi (치) 2.3. Quả đào (복숭아) 2.4. Hành (파), tỏi (마늘), ớt bột (고춧가루) 2.5. Các loại cá không có vây 3. Cách bày biện các món ăn trên mâm cúng và ý nghĩa 3.1. Cách bày biện 3.2. Ý nghĩa Chƣơng III: Những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong nghi thức cúng giỗ và các món ăn dâng lên tổ tiên giữa Việt Nam và Hàn Quốc. 1. Nghi thức thờ cúng tổ tiên: 1. Giống nhau 1.2. Khác nhau 2. Các món ăn dâng lên tổ tiên: 2.1. Giống nhau 2.2. Khác nhau 2.2.1. Các món ăn dâng lên tổ tiên 2.2.2. Đồ vật dùng trong cúng giỗ Phần II: Nội dung Chƣơng I: Phong tục thờ cúng của ngƣời Hàn Quốc 1. Thống nhất về mặt khái niệm Đối với ngƣời Hàn Quốc, Tế lễ (제례)là một trong bốn nghi lễ (통과의례) mà mỗi ngƣời nhất định phải trải qua. Đó là Lễ trƣởng thành (……), Lễ kết hôn (결혼), Lễ tang (상제) và tế lễ (제례). Tế lễ (제례) là nghi lễ thờ cúng tổ tiên vào ngày qua đời và những ngày lễ quan trọng của ngƣời Hàn nhƣ Tết âm lịch, Tết trung thu, Tết hàn thực, Đông chí….. (박음주외, 2004 년, 배재대학교 출판부,”외국을 위한 한국문화의 이해”) Đối với ngƣời Việt Nam tế lễ có nghĩa là cúng bái nói chung, bao gồm các nghi lễ cúng giỗ trong phạm vi gia đình, dòng tộc và tế lễ ở đình chùa. Vì vậy trong bào nghiên cứu khoa học này chúng tôi đề cập đến tế lễ của ngƣời Hàn (재례- 祭禮) với ý nghĩa là 266
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC nghi lễ cúng giỗ trong gia đình, dòng tộc để tránh ngƣời đọc hiểu lầm sang cúng giỗ của Việt Nam. Từ xƣa, nghi lễ cúng giỗ (재례) của ngƣời Hàn Quốc bao gồm rất nhiều các nghi lễ nhƣng ngày nay chỉ còn lại ba nghi lễ quan trọng là giỗ chạp (기제), cúng tại mộ (시제) và tế lễ (차례). Ba nghi lễ này sẽ đƣợc đề cập đến ở chƣơng I, phần 3.2, 3.2 trong bài nghiên cứu này. 2. Nho giáo với phong tục cúng giỗ tổ tiên của người Hàn quốc 2.1. Sự du nhập của Nho giáo vào Hàn Quốc Nho giáo là một học thuyết chính trị xã hội và đạo đức do Khổng Tử (551- 479 TCN) sáng lập vào thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc. Học thuyết Nho giáo coi chứa đựng nhiều nội dung thâm thúy, ý nghĩa sâu xa, liên quan đến nhiều phạm trù đạo đức và cuộc sống của con ngƣời. Từ quan niệm coi trọng huyết thống, Nho giáo coi trọng tình cảm, sự gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên trong một gia đình, dòng họ. Nho giáo kêu gọi tình yêu thƣơng đùm bọc, khuyến khích, cổ vũ lẫn nhau giữa các thành viên để giữ gìn danh dự và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ. Những nghi thức ứng xử hàng ngày, những lời răn dạy của ông cha với những gia huấn, gia ngữ đƣợc lƣu truyền đời đời cho con cháu. Việc thờ cúng ông bà, tổ tiên, cha mẹ, việc xây dựng nhà thờ, việc sửa sang mồ mả, ghi chép gia phả… đều góp phần làm khăng khít thêm mối quan hệ gia đình, gia tộc. Điều tốt đẹp của tình ngƣời đƣợc nảy sinh từ đó. Nho giáo đƣợc du nhập vào Hàn Quốc từ thời kỳ tam quốc (vào khoảng thế kỷ thứ IV) nhƣng phát huy ảnh hƣởng nhiều hơn ở thời kỳ Koryo (고려) khi Tân Nho Giáo bắt đầu lan truyền ở Hàn Quốc. Tân Nho Giáo đã trở thành tƣ tƣởng chủ đạo trong triều đại phong kiến của nhà Choson (조선), lập nên vào năm 1392. Nho giáo đã đƣợc xem nhƣ là một tƣ tƣởng hoàn hảo để xây dựng một nhà nƣớc tốt, chính vì vậy càng đƣợc quan tâm nhiều hơn trong thời kỳ trị vì của vƣơng triều Choson (조선). Trong thời kỳ thứ hai (thế kỷ XVI) đƣợc đánh dấu bởi sự xuất hiện của các nhà triết học lỗi lạc nhất của nền Nho giáo Hàn Quốc nhƣ Lý Hoáng và Lý Nhị. Vào thời kỳ thứ ba (thế kỷ XVII), ảnh hƣởng của Nho Giáo bộc lộ qua sự thay đổi trong họ tộc và gia đình, nhấn mạnh vai trò trƣởng nam trong hệ thống phụ hệ. Đến thế kỷ XVIII thì triều đình Hàn Quốc kể từ vua đến các quan lại đều là những Nho gia. 2.2. Sự ảnh hƣởng của Nho giáo đến phong tục thờ cúng tổ tiên của ngƣời Hàn Quốc Nho giáo du nhập vào Hàn Quốc muộn hơn các tôn giáo khác nhƣng lại có ảnh hƣởng sâu đậm đến đời sống của nhân dân Hàn Quốc. Nho giáo Hàn Quốc ăn sâu vào những giá trị đạo đức qua hệ thống giáo dục, sinh hoạt, trở thành tập tục trong cuộc sống thƣờng nhật từ nghi lễ cho đến tín ngƣỡng trong gia đình và xã hội, lƣu truyền qua truyền thống trong 267
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC quá trình tiếp biến văn hóa. Sau khi triều đại Koryo (고려) sụp đổ và triều đại Choson (조선) đƣợc thiết lập vào năm 1392, do ảnh hƣởng của Nho Giáo, tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên thực sự có sự biến đổi mạnh mẽ. Bắt đầu từ đó, cuộc sống của ngƣời dân Hàn Quốc đƣợc chi phối bởi các nguyên tắc của Nho giáo. Những nguyễn tắc đó đã ổn định luật lệ xã hội, coi trọng sự hiếu thảo của con cái với cha mẹ và lấy đó làm đức tính cơ bản. Đặc biệt, các quy tắc đó nhấn mạnh phép tắc trong mối quan hệ cha – con, vua – thần, nam – nữ, già – trẻ và luôn đề cao việc cúng giỗ tổ tiên trong mỗi gia đình. Một trong những phong tục tập quán còn tồn tại đến ngày nay, chứa đựng sự ảnh hƣởng sâu sắc của Nho Giáo đến văn hóa Hàn Quốc là nghi lễ cúng giỗ tổ tiên (제사). Nho Giáo quan niệm rằng ngƣời đã mất nhƣng linh hồn thì vẫn còn tồn tại, chính vì vậy nghĩa vụ của con cháu là phải thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên, cha mẹ ngay cả khi đã qua đời thông qua cúng giỗ. 3. Các nghi lễ thờ cúng của người Hàn Quốc 3.1Giỗ chạp (기제) Là nghi thức diễn ra hàng năm vào ngày mất để tƣởng nhớ ông bà, tổ tiên. Ngƣời xƣa cho rằng cái chết không phải là sự kết thúc của sự sống mà nó giống nhƣ là con ấu trùng cởi bỏ lớp vỏ bên ngoài và hóa thành bƣơm bƣớm – biểu tƣợng cho một cuộc sống mới đƣợc bắt đầu. Trong cách nói kính ngữ, ngƣời Hàn sẽ nói rằng ngƣời chết đã qua đời rồi (돌아가셨다) chứ không nói là chết rồi (죽였다), bởi vì họ tin rằng ngƣời đã mất sẽ sang thế giới bên kia và bắt đầu một cuộc sống mới. Trong gia đình, việc cúng giỗ tổ tiên đƣợc thực hiện trong phạm vi bốn đời từ bố mẹ đến ông bà tổ. Chính vì vậy hàng năm vào ngày mất của ông bà, tổ tiên con cháu tụ họp và chuẩn bị thức ăn lên cúng giỗ để tƣởng nhớ đến tổ tiên, những ngƣời đã mất. Nghi thức này đƣợc tiến hành từ 12h đêm đến 1h sáng và đƣợc tiến hành theo các nghi thức truyền thống. 3.2. Lễ tƣởng nhớ ngƣời thân trong gia đình đã mất (차례) Là nghi thức cúng tổ tiên đƣợc tiến hành trong những ngày lễ quan trọng của ngƣời Hàn nhƣ Tết âm lịch, Tết Trung thu, Đông chí, Tết Hàn Thực…. Nhƣng ngày nay nghi thức tế lễ (차례) thƣờng đƣợc tiến hành vào dịp Tết cổ truyền và Tết Trung thu. Cũng giống nhƣ giỗ chạp (기제), tế lễ (차례) là 268
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC nghi thức thờ cúng ông bà tổ tiên trong vòng bốn đời. Vào những ngày này từ sáng sớm con cháu sẽ tập trung ở nhà thờ hoặc bàn thờ của ngƣời đã mất để tiến hành nghi lễ. 3.3. Cúng tại mộ (시제) Cúng tại mộ là nghi thức thờ cúng tổ tiên trên năm đời. Nếu nhƣ hai nghi lễ trên đƣợc thực hiện tại nhà một cách cầu kì, phức tạp thì nghi lễ này đƣợc thực hiện cùng với rƣợu và một số món ăn đơn giản ngay tại phần mộ của ngƣời đã khuất vào dịp tháng 10 âm lịch hàng năm. Trƣớc kia, cúng tại mộ là lễ quan trọng mang tầm cỡ quốc gia và mọi ngƣời thƣờng mất nhiều thời gian cho lễ này. Ngày nay, nghi thức này đƣợc tiến hành đơn giản hơn và ngƣời Hàn thƣờng đi thăm mộ tổ tiên và tiến hành nghi lễ này vào dịp Tết Trung Thu. Chương II: Ý nghĩa chứa đựng trong các món ăn dâng lên tổ tiên và cách bày biện của người Hàn Quốc Các món ăn, hoa quả thƣờng bày lên bàn cúng là táo đỏ, hồng, lê, cá, canh bánh gạo, rƣợu… Mỗi món ăn dâng lên đều mang một ý nghĩa đặc trƣng riêng, thể hiện những ý niệm của ngƣời Hàn Quốc trong đó. 1. Ý nghĩa các món ăn truyền thống trên mâm cúng 1.1. Quả táo đỏ 대추 Táo đỏ là một loại cây gắn với hình ảnh trên cành lúc nào cũng sai trĩu quả do từ mỗi một nhụy hoa đều sẽ kết thành trái. Chính vì vậy táo đỏ là biểu tƣợng cho sự đông đúc, phồn thịnh. Việc dâng táo đỏ lên mâm cúng thể hiện ý nghĩ con cháu của gia đình, ông bà tổ tiên luôn sum vầy, sung túc. Hơn nữa quả táo đỏ chỉ có một hạt, điều này tƣợng trƣng cho huyết thống thuần khiết của gia đình. Ý nghĩa tƣợng trƣng cho sự phồn thịnh của táo đỏ còn đƣợc thể hiện trong nghi thức lễ lạy cha mẹ, họ hàng nhà chồng sau khi nghi lễ kết hôn kết thúc (폐백) thì cha mẹ chồng sẽ ném một nắm táo đỏ vào váy của cô dâu với mong muốn đôi vợ chồng mới cƣới sẽ sớm sinh con, con đàn cháu đống. 1.2. Hạt dẻ 밤 Khi ta đào gốc cây hạt dẻ lên thì sẽ thấy đƣợc dấu tích của hạt cây nơi mà khi cây nảy mầm và phát triển từ đấy. Với ý nghĩa rằng dù mọi thứ có thay đổi hay mất đi 269
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC thì những điều căn bản, nguồn gốc sẽ không bao giờ mất đi. Chính vì vậy ngƣời Hàn dâng hạt dẻ lên bàn thờ cúng tổ tiên để nhắc nhở con cháu không đƣợc quên đi nền tảng, gốc gác tổ tiên, giá trị của bản thân. 1.3Quả hồng vàng 단감 Theo quan niệm của ngƣời Hàn Quốc, cây hồng mà chƣa một lần ra quả thì bên trong quả hồng sẽ không có vân đen (검은 신), còn cây hồng mà đã từng ra quả thì nhất định sẽ có vân đen. Vân đen của cây hồng là minh chứng cho việc cha mẹ sinh thành, nuông nấng, dƣỡng dục con cái bao nhiêu thì tƣơng đƣơng với điều này là những khổ cực, khó khăn, những sự tổn thƣơng mà cha mẹ phải chịu đựng. Với mong muốn tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành, nuôi dƣỡng của cha mẹ và nhắc nhở con cháu phải nhớ ơn công sinh thành, nuông dƣỡng của cha mẹ thì quả hồng vàng đƣợc dâng lên tổ tiên trong mâm cúng. 1.4. Quả lê 배 Vỏ quả lê màu vàng mang ý nghĩa biểu tƣợng cho ngƣời da vàng. Trong năm ngũ hành thì màu vàng có ý nghĩa là trung tâm của vũ trụ. Chính vì vậy quả lê chứa đựng suy nghĩ của ngƣời Hàn”Dân tộc Hàn là trung tâm của vũ trụ”. Hơn nữa, vì phần thịt lê màu trắng, biểu tƣợng cho dân tộc áo trắng – dân tộc Hàn với sự thuần khiết, thanh đạm và trong sạch. 1.5. Cá khô polắc 북어포 Trong nghi lễ cúng giỗ tổ tiên của ngƣời Hàn, món ăn không thể thiếu đƣợc là cá khô polắc - loài cá tiêu biểu mà ngƣời Hàn Quốc bắt đƣợc rất nhiều ở vùng biển phía Đông. Loài cá này đầu to và rất nhiều trứng nên khi dâng cúng tổ tiên thể hiện mong muốn con cháu đời sau sẽ đƣợc sung túc, tiếp nối truyền thống và sự phát triển phồn thịnh của ông bà tổ tiên, dòng họ. 1.6. Cá 조기 Jogi là loại cá tiêu biểu sinh sống ở vùng biển phía Tây. Từ xa xƣa cá jogi đã đứng đầu trong các loài cá, chính vì vậy nó 270
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC đƣợc đánh bắt rất nhiều và là món ăn không thể thiếu khi dâng lên tổ tiên trong nghi thức cúng giỗ. 1.7. Canh bánh gạo 떡국 Một món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cúng truyền thống của ngƣời Hàn Quốc vào dịp Tết truyền thống chính là canh bánh gạo (떡국). Bánh tok có hình tròn dẹt, tƣợng trƣng cho hình ảnh mặt trời mọc, cũng là mong muốn có một cuộc sống ấm no, sung túc và sống lâu trƣờng thọ của ngƣời Hàn Quốc. Canh bánh gạo đƣợc ăn vào dịp Tết âm lịch truyền thống, sau khi làm lễ cúng xong, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau ăn canh bánh gạo. Ngày này canh bánh gạo có thể dễ dàng mua ở các cửa hàng, siêu thị nhƣng dù có bận rộn đến đâu thì ngƣời Hàn vẫn dành thời gian nghỉ Tết để quây quần bên gia đình vừa nói chuyện vừa làm bánh tok. Đây là là dịp để mọi ngƣời giải tỏa những căng thẳng của cuộc sống thƣờng nhật, vui vẻ bên gia đình, tạo nguồn sinh khí mới để bắt đầu một năm nhiều may mắn. Ăn một bát canh bánh gạo vào ngày đầu tiên của năm mới có nghĩa là thêm một tuổi nữa, vì vậy thay vì hỏi: “Bạn bao nhiêu tuổi?”thì ngƣời Hàn Quốc có thể hỏi là: “Bạn đã ăn bao nhiêu bát tokkuk ?”. Ngày đầu tiên của năm mới là ngày bắt đầu cho mọi sự may mắn, hạnh phúc, bình an nên mọi ngƣời bắt đầu ăn tokkuk đƣợc làm tự”gạo trắng”để có một trí tuệ minh mẫn và sáng suốt trong ngày đầu năm mới và cả năm đó. 1.8. Bánh 송편 Nếu nhƣ bánh Nƣớng – bánh Dẻo không thể thiếu trong dịp Tết Trung Thu của ngƣời Việt Nam thì bánh songpyon cũng không thể thiếu trong dịp Tết Trung thu của ngƣời Hàn Quốc. Bánh songpyon có nhiều màu sắc khác nhau và có hình lƣỡi liềm tƣợng trƣng cho hình dạng của mặt trăng là biểu tƣợng cho một tƣơng lai tƣơi sáng, hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp. Khi bày bánh ra đĩa để dâng lên bàn thờ thì phải xếp úp – nghĩa là con cháu cúi đầu tƣởng nhớ ông bà, tổ tiên. Bánh không chỉ đƣợc làm bởi các bà mẹ mà còn có sự chung tay, góp sức của tất cả mọi thành viên trong gia đình…thể hiện sự xum vầy, yêu thƣơng, gắn bó với nhau. Ngƣời Hàn Quốc tin rằng những cô dâu tƣơng lai khéo tay nặn những chiếc bánh songpyon đẹp đẽ thì sẽ lấy đƣợc một đức lang quân nhƣ ý. Còn những ai đã có gia đình rồi thì sẽ sinh đƣợc con gái ngoan ngoãn, xinh xắn và giỏi giang. 271
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 1.9. Rƣợu 술 Ngƣời Hàn quan niệm rằng những món ăn ngon và quý giá thì đầu tiên phải dâng lên cúng tổ tiên. Ngày xƣa thì trà là đồ uống rất quý và giá rất đắt nên không phải gia đình nào cũng có thể dâng trà lên tổ tiên đƣợc. Chính vì vậy thay bằng trà ngƣời ta dùng rƣợu trong việc tiến hành các nghi lễ cúng giỗ. Nếu nhƣ thịt, cá, rau, trái cây là sản phẩm tiêu biểu cho thành quả lao động sản xuất của con ngƣời thì rƣợu cũng có ý nghĩa tƣơng tự. Bởi rƣợu cũng là tinh chất đƣợc ủ lên men hay chƣng cất từ những sản vật do con ngƣời tạo nên nhƣ gạo, quế, mật ong v.v… Chính vì thế, rƣợu đƣợc xem là món ngon, vật lạ, một thực phẩm quý. Để tỏ lòng thành kính và mong ƣớc đƣợc tổ tiên phù hộ, ngƣời Hàn Quốc luôn dâng lên bàn thờ những món ăn thức uống ngon và giá trị, do vậy, trong mâm cỗ cúng không thể thiếu đi rƣợu. Hơn nữa, đối với ngƣời Hàn, rƣợu nhƣ là một chất xúc tác kết nối con ngƣời với thế giới tâm linh. Tùy theo từng địa phƣơng và phong tục, các món ăn dâng lên bàn thờ cũng khác nhau nhƣng cơ bản các món: táo đỏ, hạt dẻ, hồng vàng, lê, cá khô polắc, cá jogy là giống nhau. Và một trong các món trong mâm cúng không thể thiếu đƣợc là thịt. Biểu tƣợng cho gia cầm là thịt gà (닭). Trên mâm cúng dâng lên tổ tiên không thể thiếu đƣợc loài gia cầm tƣợng trƣơng cho các sinh vật bay trên bầu trời là thịt gà. Trƣớc đây ngƣời ta dâng lên bàn thờ con gà lôi (꿩) nhƣng gà lôi vốn là loại gà quý nên thƣờng thì chỉ có những gia đình giàu có thì mới có thể dâng lên mâm cúng gà lôi. Chính vì vậy thông thƣờng thay bằng gà lôi ngƣời Hàn sẽ dâng gà hầm lên mâm cúng. Tục ngữ Hàn có câu thay gà lôi bằng gà (꿩 대신 닭) cũng đƣợc bắt nguồn từ lí do này. Biểu tƣợng cho gia súc là thịt bò (육고기) Biểu tƣợng cho các sinh vật sống dƣới nƣớc là cá (생선) Ngoài ra, khi cúng giỗ tổ tiên ngƣời Hàn cũng dâng lên những món ăn mà ngƣời đã khuất yêu thích khi còn sống. Chính vì vậy tùy theo từng gia đình, địa phƣơng mà đồ cúng dâng lên tuy có một vài sự khác nhau nhƣng về cơ bản thì không thể thiếu đƣợc những món ăn kể trên. 2. Những món ăn không được dâng lên bàn cúng 2.1. Nguyên liệu chế biến trái mùa và không phải là sản vật của địa phƣơng Chỉ những món ăn đƣợc làm từ chính nguyên liệu của địa phƣơng và những nguyên liệu đúng mùa mới đƣợc dâng lên bàn thờ. Nghĩa là, cho dù thức ăn có ngon, rƣợu có tốt và đắt tiền đi chăng nữa nhƣng không phải đƣợc chế biến từ những nguyên liệu đúng mùa và đƣợc làm từ những sản vật địa phƣơng hay sản phẩm trong nƣớc thì cũng không thể dâng 272
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC lên tổ tiên khi cúng giỗ. 2.2. Những loại cá có tên kết thúc bằng chi (치) Những loại cá có tên kết thúc bằng”chi”nhƣ cá đối (멸치), một loại cá thu samchi (삼치) hoặc cá kiếm (갈치), cá mỏ dài (꽁치)… đều không đƣợc làm đồ cúng. Theo quan niệm của ngƣời Hàn Quốc, những con cá này thƣờng không tốt và mùi vị cũng không ngon do mùi tanh nặng nề của chúng. Chính vì vậy những loại cá này tuyệt đối không đƣợc dâng lên bàn thờ khi cúng giỗ. 2.3. Quả đào 복숭아 Từ xƣa tới nay quả đào đƣợc xem nhƣ là một loại quả có sức mạnh xua đuổi hồn linh, quỷ thần. Trƣớc đây, các bà Đồng thƣờng sử dụng cây đào nhƣ một loại bùa khi khấn để trừ tà cho những ngƣời bị ma quỷ xâm nhập. Chính vì vậy, không nên trồng đào trong nhà và quả đào không đƣợc dùng làm đồ cúng tổ tiên. Nếu nhƣ dâng đào lên mâm cúng thì ông bà tổ tiên không thể về dự lễ cúng đƣợc. 2.4. Hành (파), tỏi (마늘), ớt bột (고춧가루) Tuy chịu ảnh hƣởng sâu sắc từ Nho giáo nhƣng Hàn Quốc cũng chịu ảnh hƣởng không hề nhỏ từ Phật Giáo. Nhà Phật quan niệm trong nấu nƣớng rằng những nguyên liệu có vị cay, nồng nhƣ tỏi, hành, ớt... tuyệt đối không đƣợc sử dụng trong chế biến các món ăn dâng cúng tổ tiên. Hơn nữa ngƣời Hàn cũng quan niệm rằng màu đỏ là màu có ý nghĩa xua đuổi quỷ thần. Do đó, các lá bùa trừ tà thƣờng là có màu đỏ và đặc biệt là vào ngày lễ Đông chí, ngƣời ta nấu cháo đậu đỏ dâng cúng tổ tiên, rắc ở cửa chính và tƣờng, với niềm tin đánh đuổi đƣợc ma quỷ. Do đó, tỏi và ớt bột là những gia vị cay, nồng, có màu đỏ nên không đƣợc dùng để chế biến món ăn dâng cúng tổ tiên. Kimchi (김치) cũng không đƣợc dâng lên bàn thờ vì trong một trong những nguyên liệu để muối Kimchi có ớt bột. Tuy nhiên, ở một số địa phƣơng Kimchi trắng vẫn đƣợc bày lên cúng. 2.5. Cá không có vây Các loại cá không có vây nhƣ cá chình (뱀장어) hay cá trê (메기).v.v. từ xƣa đến nay đƣợc xếp vào những loại cá không sạch. Do vậy, món ăn đƣợc làm từ những loại cá này cũng sẽ bị coi nhƣ không sạch và không đƣợc dâng lên mâm cúng. Cá trình (뱀장어) 273
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 3. Cách bày biện các món ăn trên mâm cúng và ý nghĩa 3.1. Cách bày biện Một mâm lễ cúng của ngƣời Hàn Quốc đƣợc bày biện theo nguyên tắc, khá cầu kỳ, cẩn thận và mang nhiều ý nghĩa. Việc bày các món ăn lên bàn thờ sẽ do ngƣời con trai làm và cũng chính ngƣời đó sẽ thực hiện các nghi lễ quan trọng tiếp theo. 1. Hàng đầu tiên, gần ngƣời cúng là bánh và các loại trái cây nhƣ: táo đỏ, lê, hồng, táo…và hạt dẻ. Trái cây thƣờng xếp theo nguyên tắc: a. Hoa quả màu đỏ (tƣợng trƣng cho sự may mắn) thì xếp sang hƣớng đông; b. Hoa quả màu trắng (tƣợng trƣng cho sự khởi đầu) xếp sang hƣớng tây và đƣợc đặt trên các đĩa có chân cao, ngay ngắn, ở gần mép bàn. Với táo hay lê phải đƣợc”vạt”bớt ở phía đầu. Các loại hoa quả và bánh kẹo sắp xếp theo thứ tự từ trái sang phải và đặc biệt là trái cây luôn đƣợc bày theo số lẻ. 2. Hàng thứ hai là cá khô và các món canh nấu từ giá, rong biển. 3. Hàng thứ ba là cặp nến, xung quanh là chén, thịt, súp và cá. 4. Hàng thứ tƣ bày canh thịt bò, canh rau và cá hấp… Ngƣời sắp xếp cũng phải tuân theo hai nguyên tắc: cá phải đƣợc đặt về phía đông, thịt xếp về phía tây, đầu cá quay về phía đông, đuôi cá phía tây. 5. Hàng thứ năm, gần bài vị là cơm, canh, muỗng và đũa đƣợc đặt xếp ngay ngắn giữa các món ăn. Nếu là ngày Tết thì có thêm canh bánh gạo tokkuk, hoặc nếu là Trung thu thì có bánh songpyon. 3.2. Ý nghĩa Mâm cỗ cúng là sự tƣợng trƣng cho tấm lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên nên không những phải chuẩn bị đồ cúng cẩn thận, chu đáo mà cách sắp xếp, bày biện các món cũng cần phải tỉ mỉ, đúng nguyên tắc. Mỗi cách sắp đặt lại có một ý nghĩa riêng của nó. Bàn cúng luôn đặt sang hƣớng Bắc để thức ăn gần với linh hồn của ngƣời đã khuất. Cơm và súp đƣợc đặt lên trƣớc, sau đó các thức ăn đƣợc bày theo thứ tự về chất lƣợng và giá trị theo quan điểm của ngƣời xƣa. Ngƣời Hàn Quốc thƣờng đặt những thức ăn đắt tiền, ngon hơn gần linh hồn của tổ tiên, ở hàng trên cùng - gần bài vị tổ tiên. Do đó, một bàn 274
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC cúng nên đặt hoa quả, thức ăn ít giá trị ở hàng cuối cùng – gần ngƣời cúng, các loại rau và đĩa thức ăn rán ở hàng phía trên, sau đó đến đồ ăn luộc. Tuy nhiên, ở một số vùng, vị trí của các món ăn rán và luộc có thể đổi chỗ cho nhau. Đặt những thức ăn ngon hơn sang bên tay phải của linh hồn ngƣời đã khuất bởi hai lý do sau: - Trƣớc hết, ngƣời Hàn quan niệm rằng hầu hết mọi ngƣời đều sử dụng tay phải khi ăn, nên thức ăn ngon để bên phải sẽ thuận tiện hơn. - Thứ hai vì khi thờ cúng tổ tiên, dâng lên những món ăn cao cấp nên đặt ở bên tay phải. Bày thịt bên tay phải của linh hồn ngƣời chết và cá ở bên tay trái vì họ quan niệm thịt thì có giá trị hơn cá. Đặt đuôi cá ở bên tay phải và đầu cá ở bên tay trái vì theo quan niệm của ngƣời Hàn Quốc, đuôi cá là phần ngon hơn, cá luôn luôn mang ý nghĩa cho một tƣơng lai tốt đẹp và hƣớng đông mang ý nghĩa một cuộc sống bất diệt. Chương III: Những điểm tương đồng và khác biệt trong nghi thức cúng giỗ tổ tiên và các món ăn dâng lên tổ tiên giữa Việt Nam và Hàn Quốc Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam cũng nhƣ Hàn Quốc, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc. Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhƣng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ƣơng, khó khăn. Vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều sai trái, tội lỗi. Tuy có nhiều điểm tƣơng đồng nhƣng nghi thức cúng giỗ tổ tiên của Việt Nam và Hàn Quốc cũng có những điểm khác biệt do yếu tố điều kiện tự nhiên, văn hóa, tâm linh, lịch sử mỗi dân tộc. 1. Nghi thức thờ cúng tổ tiên 1.1. Giống nhau Việt Nam và Hàn Quốc đều rất coi trọng nghi thức cúng giỗ tổ tiên vốn đã trở thành tập tục truyền thống, có vị trí hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của cả hai dân tộc. Nghi thức cúng giỗ đƣợc diễn ra đều đặn hàng năm, thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên; xác định mối quan hệ giữa ngƣời chết với ngƣời sống. Trên bàn thờ ngƣời Hàn và Việt đều có lƣ hƣơng, cây nến, bình rƣợu và những băng giấy ghi tên thụy hiệu của ngƣời đƣợc thờ phụng. Ngƣời Hàn Quốc cũng đốt nhang nhƣ ngƣời Việt Nam nhƣng cây nhang của họ thƣờng nhỏ hơn và chân rất ngắn. Việc tiến hành các nghi thức quan trọng nhƣ khấn, đốt nhang cúng thƣờng do ngƣời con trai trong gia đình thực hiện. Việc đốt nhang là để không khí đƣợc sạch sẽ, tổ tiên khi trở về cảm thấy bình an, ấm cúng. 275
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC Sau khi tiến hành cúng giỗ con cháu dọn thức ăn vừa cúng xong để cùng ăn với quan niệm rằng khi ăn những thức ăn dùng để cúng tổ tiên thì sẽ đƣợc tổ tiên phù hộ, may mắn. 1.2. Khác nhau Trong việc thờ cúng tổ tiên ngƣời Việt coi trọng việc cúng giỗ vào ngày mất- thƣờng đƣợc tính theo âm lịch vì ngƣời Việt quan niệm rằng đó là ngày mà ngƣời mất đi vào cõi vĩnh hằng. Trong các ngày giỗ có ba ngày quan trọng nhất là tiểu tƣờng (giỗ đầu), đại tƣờng (giỗ hết), trừ phục (lễ cởi bỏ đồ tang). Các ngày giỗ khác diễn ra đều đặn hàng năm thì đƣợc gọi là cát kỵ (giỗ lành). Ngoài ngày giỗ thì việc cúng giỗ tổ tiên còn đƣợc diễn ra đều đặn vào ngày mồng một (ngày vọng) và ngày mƣời năm (ngày vọng) âm lịch hàng tháng. Tuy nhiên việc cúng giỗ này đƣợc diễn ra đơn giản, không cầu kì, thông thƣờng chỉ là dâng hoa, quả nên cúng tổ tiên. Vào các dịp lễ quan trọng khác nhƣ Tết Trung Thu, trung thu, tết hàn thực….. ngƣời Việt cũng tiến hành các nghi thức cúng giỗ. Đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên Đán, nếu nhƣ ngƣời Hàn tiến hành làm lễ vào sáng sớm ngày đầu tiên của năm mới và sau đó mọi ngƣời cùng nhau ăn bánh tok thì ngƣời Việt lại thực hiện nghi lễ này cầu kì hơn. Vào dịp Tết ngƣời Việt quan niệm rằng ông bà tổ tiên sẽ về ăn Tết cùng con cháu, chính vì vậy nghi thức cúng giỗ đƣợc tiến hành trong ba ngày: ngày cuối cùng của năm cũ, ngày mồng 1, mồng 2 của năm mới tính theo âm lịch. Hơn nữa nghi lễ thờ cúng tổ tiên còn đƣợc thực hiện vào ngày hóa vàng- ngày tiễn ông bà tổ tiên, theo từng vùng thì thời điểm tiến hành là khác nhau. Những khi trong nhà có việc quan trọng nhƣ cƣới xin, sinh con, làm nhà, thi cử…. ngƣời Việt cũng tiến hành làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ hay để tạ ơn khi công việc thành công. Nếu nhƣ ngƣời Hàn Quốc có nghi thức cúng giỗ tại mộ (시제) thì ngƣời Việt cũng có nghi lễ tảo mộ - chăm nom, sửa sang mồ mả tổ tiên đƣợc diễn ra vào dịp tiết thanh minh tháng Ba âm lịch hàng năm. So với nghi thức diễn ra tại nhà thì tảo mộ thƣờng diễn ra đơn giản hơn, tảo mộ thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu với tổ tiên. 2. Các món ăn dâng lên tổ tiên và nguyên tắc 1.1. Giống nhau Việc chuẩn bị các món ăn cho một mâm cúng đối với cả ngƣời Việt Nam và Hàn Quốc đều rất quan trọng. Nguyên liệu đƣợc chọn lựa kỹ lƣỡng và có chất lƣợng tốt nhất. Việc chế biến đƣợc tiến hành cẩn thận, tỉ mỉ, tuyệt đối không cho hành, tỏi vì Việt Nam và Hàn Quốc đều chịu ảnh hƣởng của Phật giáo - hành tỏi có sức mạnh xua đuổi thần linh, cản trở linh hồn ngƣời đã khuất trở về. Không chỉ vậy cách đặt các món ăn lên bàn thờ 276
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC cũng luôn đƣợc làm một cách từ từ, nhẹ nhàng và đƣợc xếp ngay ngắn. 2.1. Khác nhau Trên mâm cỗ cúng tổ tiên của cả ngƣời Việt Nam và Hàn Quốc cơ bản không đƣợc thiếu rƣợu và hoa quả. Tuy nhiên do yếu tố địa lý tự nhiên, văn hóa mà các lại quả lại có nhiều điểm khác biệt. 2.1.1 Các món ăn dâng lên tổ tiên Nếu nhƣ trên mâm cúng của ngƣời Hàn không thể thiếu đƣợc 4 loại quả là: táo đỏ, lê, hồng, hạt dẻ thì trên mâm ngũ quả của ngƣời Việt thƣờng có cam, bƣởi, quýt,táo… và đặc biệt chuối là thứ không thiếu đƣợc trên bàn cúng của ngƣời Việt vì đây là dấu vết của tín ngƣỡng phồn thực của cƣ dân Đông Nam Á. Có một số nét dị biệt trong đồ cúng: ngƣời Việt trên bàn thờ không thể thiếu trầu cau, còn ngƣời Hàn không có trầu và không có tục ăn trầu. Nếu để ý các loại trái cây dâng lên bàn thờ của ngƣời Hàn ta thấy lê và táo khi đƣợc đặt lên phải vạt bớt một ít ở đầu và bày theo số lẻ. Còn ở Việt Nam, hoa quả phải để nguyên vẹn không đƣợc thái gọt và đƣợc bày lên một cách đẹp nhất. Mâm cỗ cúng của ngƣời Hàn Quốc thƣờng cầu kỳ và có khá nhiều món, thƣờng khoảng 20 món cúng. Có đầy đủ cơm, canh, rau, thịt, cá, rƣợu, bánh kẹo, hoa quả. Và thịt là thức ăn không thể thiếu đƣợc vì ngƣời Hàn Quốc quan niệm thịt rất giá trị, trên mâm cúng luôn phải có thịt gà, thịt bò. Mâm lễ với nhiều hoa quả, ngũ cốc, nông phẩm nhƣ vậy là để tỏ lòng thành kính, biết ơn, hiếu thảo với tổ tiên đã phù hộ cho con cháu. Trái lại, không cầu kỳ nhƣ Hàn Quốc, đồ cúng của ngƣời Việt sử dụng cho lễ cáo gia tiên gồm có trầu, rƣợu, hoa quả, xôi chè, cỗ mặn và không theo nguyên tắc nào bày biện trên bàn cúng. Nhƣng bàn thờ tổ tiên trong gia đình gia tộc thể hiện rất rõ triết lý Âm – Dƣơng, Ngũ Hành. Trên bàn thờ chỗ cao nhất gọi là giƣờng hành (Ngũ Hành), các đồ vật thứ tự bày biện trên bàn thờ gọi là ngũ sự, biểu hiện của Ngũ Hành nhƣ sau: Bát hƣơng, lƣ hƣơng biểu thị hành Thổ Cây đèn biểu hiện hành Hỏa Lọ cắm hoa biểu hiện hành Mộc Mâm ngũ quả biểu hiện hành Kim Đài để rƣợu, nƣớc thể hiện hành Thủy Các đồ cúng của ngƣời Việt thể hiện lý thuyết Âm Dƣơng, Ngũ hành theo tính chất hay theo màu sắc của nó, trong khi đó ngƣời Hàn chú trọng hình thức hơn, quan tâm đến cách bố trí đồ cúng trên bàn thờ. Trong số các món ăn dâng lên tổ tiên của cả Việt Nam và Hàn Quốc đều có một món 277
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC thể hiện quan niệm về vũ trụ. Tuy nhiên, một bên là hoa quả, còn một bên lại là một thức bánh truyền thống. - Ngƣời Hàn bày trên bàn thờ quả lê sở dĩ vì vỏ quả lê màu vàng, trong năm ngũ hành thì màu vàng có ý nghĩa là trung tâm của vũ trụ. Chính vì vậy quả lê chứa đựng suy nghĩ của ngƣời Hàn Quốc: dân tộc Hàn là trung tâm của vũ trụ. - Còn với ngƣời Việt Nam bánh Chƣng có hình vuông tƣợng trƣng cho đất. Màu xanh của bánh là màu của cây cỏ, núi rừng. Đất che chở cho cỏ cây, muông thú vì vậy bên trong bánh có đậu xanh, thịt mỡ. Và có thể nói bánh Chƣng tƣợng trƣng cho quan niệm về vũ trụ của ngƣời Việt. Hơn nữa ngƣời Hàn bày riêng từng loại hoa quả trên các đĩa khác nhau và cùng đặt trong mâm cúng thì ngƣời Việt Nam lại bày cùng lúc nhiều loại hoa quả đa dạng tùy theo từng mùa vào cùng một đĩa to đƣợc bày vào chính giữa bàn thờ tổ tiên. Mâm cúng dâng lên tổ tiên sẽ bày rƣợu, và các món ăn tùy theo từng gia đình, địa phƣơng nhƣng có những món ăn truyền thống không thể thiếu đƣợc là thịt gà luộc, nem rán, xôi, canh… Một điểm khác biệt trong nghi thức cúng giỗ của Việt Nam và Hàn Quốc là cách bày biện món ăn. - Ở Việt Nam, các món ăn bày lên bàn thờ không theo một nguyên tắc nào, chủ yếu phải đƣợc bày sao cho các món ăn đƣợc sắp xếp ngay ngắn, có thẩm mĩ trong mâm tròn truyền thống của Việt Nam; xung quanh là bát, đũa (thƣờng là bát đũa dành cho 6 ngƣời) và các chén rƣợu nhỏ. - Ngƣợc lại, mâm cúng của ngƣời Hàn Quốc đƣợc bày biện theo quy tắc, long trọng và cầu kỳ. Có 5 hàng, các thức ăn đƣợc bày theo thứ tự về chất lƣợng và giá trị theo quan điểm của ngƣời xƣa. Những thức ăn đắt tiền, ngon hơn đặt gần linh hồn của tổ tiên và đặt ở bên tay phải. Còn hoa quả, thức ăn ít giá trị đặt ở hàng cuối cùng – gần ngƣời cúng. Hơn nữa, cá phải đƣợc đặt về phía đông, thịt xếp về phía tây, đầu cá quay về phía đông, đuôi cá phía tây. 2.1.2. Các vật dụng dùng trong cúng giỗ Vào những dịp cúng tế ngƣời Hàn mới bài trí bàn thờ và sau khi tế lễ xong họ lại dọn dẹp cất đi. Bàn thờ của ngƣời Hàn Quốc thƣờng là một chiếc bàn vuông nhỏ. Đồ đặt bài vị có hình dạng cái ghế. Hƣơng trác là bàn nhỏ đặt lƣ hƣơng và đồ đựng nhang. Trong nghi thức cúng giỗ của ngƣời Hàn không thể thiếu đƣợc bài vị - nơi chứa đựng linh hồn ngƣời đã mất. Bài vị của ngƣời quá số thƣờng làm bằng cây hạt dẻ dài 24 cm, ngang 6 cm, ngƣời Hàn gọi bài vị gỗ này là Thần chủ. Có khi bài vị đƣợc dính một tờ giấy lên trên gọi là Chi Bang (지방). Trên giấy này ghi tên ngƣời đã mất và chức vụ của ngƣời đó khi còn sống. Trƣớc khi cúng thì viết vào giấy Chi Bang, sau khi cúng xong thì đem đi đốt. Thêm nữa, 278
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC ngƣời Hàn Quốc còn thƣờng đặt 1 chiếc bình phong (병풍) theo hƣớng Bắc ở phía sau bàn thờ. Trong khi đó ở ngƣời Việt bàn thờ tổ tiên thƣờng đƣợc đặt trong gian chính của nhà và khi có sự kiện quan trọng trong gia đình ngƣời ta thắp hƣơng thờ khấn tổ tiên phù hộ. Gian thờ là nơi linh thiêng, trang trọng ít khi phụ nữ tới và không đƣợc tự ý di chuyển. Nhìn chung bàn thờ ngƣời Việt thƣờng có linh vị bằng gỗ sơn son thếp vàng và di ảnh của ngƣời đã khuất cùng với bát hƣơng, chân đèn, lọ hoa. Các vật dụng dùng để bày thức ăn trong nghi thức cúng giỗ của ngƣời Hàn Quốc nhƣ bát, đĩa,ly...là những vật dụng rất đắt và không đƣợc sử dụng trong bữa ăn sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa bát và đĩa sử dụng trong nghi lễ thờ cúng phải cao hơn các loại bát, đĩa dùng trong bữa ăn và không đƣợc mƣợn hay cho ngƣời khác mƣợn. Thêm một vật dụng không thể thiếu đƣợc trong nghi lễ cúng giỗ của ngƣời Hàn là bát Mosa (모사) đựng một ít đất – biểu tƣợng cho đất ở phần mộ của ngƣời đã mất. Một điểm khác biệt nữa giữa Việt Nam và Hàn Quốc là trong nghi thức cúng giỗ ngoài việc dâng cúng ngƣời đã khuất những món ăn ngon thì ngƣời Việt còn cúng cả vàng mã với ý nghĩa là gửi biếu ngƣời đã khuất tiền vàng, quần áo và những đồ dùng cần thiết vì ngƣời Việt quan niệm rằng cõi âm cũng nhƣ cõi trần, ngƣời đã mất xuống cõi âm thì cũng sẽ có cuộc sống bình thƣờng giống nhƣ trên cõi trần. Thời điểm diễn ra nghi thức cúng giỗ tổ tiên của hai nƣớc cũng có sự khác biệt. Nếu nhƣ ngƣời Hàn tiến hành nghi lễ vào buổi tối từ 12h đêm đến khoảng sáng thì ngƣời Việt lại tiến hành nghi lễ vào ban ngày, thƣờng là buổi trƣa sau khi các đồ cúng đƣợc chuẩn bị xong xuôi. Phần III: Kết luận Xã hội Hàn Quốc ngày càng phát triển, văn hóa đã có nhiều sự thay đổi theo hƣớng hiện đại hơn. Thế nhƣng cho dù cuộc sống bận rộn, văn hóa có thay đổi thì ngƣời Hàn Quốc vẫn duy trì phong tục cúng giỗ tổ tiên – nét đẹp văn hóa có từ ngàn đời. Cho dù là những ngƣời con xa xứ, những ngƣời bận rộn với công việc, hay cho dù là những ngƣời theo các tôn giáo khác nhƣ đạo Tin Lành, đạo Thiên Chúa.......thì nghi thức cũng giỗ tổ tiên vẫn đƣợc thực hiện hằng năm, đặc biệt là nghi thức cúng giỗ tổ tiên vào vào dịp Tết truyền thống. Bài nghiên cứu khoa học của chúng tôi với đề tài: “Tìm hiểu về phong tục thờ cúng và ý nghĩa các món ăn dâng lên bàn thờ của người Hàn Quốc”. Cũng giống nhƣ Việt Nam, nghi thức cúng giỗ đối với ngƣời Hàn rất quan trọng, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần, đƣợc thể hiện qua các món ăn đem dâng và cách bày biện lên bàn thờ. Chúng tôi mong rằng đề tài nghiên cứu này sẽ giúp ích đƣợc phần nào cho những ai 279
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC quan tâm đến văn hóa Hàn Quốc, cho sinh viên khoa tiếng Hàn và những ngƣời đang sinh sống – làm việc tại xứ sở Kim chi có thể hiểu thêm về phong tục trong nghi thức cúng giỗ tổ tiên của ngƣời Hàn. Bài báo cáo của chúng tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót nên rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp từ thầy cô và các bạn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 이상희 지음, 2009,”술 한국의 술문화” 2. Báo cáo khoa học cấp bộ, trƣờng đại học Đà Lạt, PGS.TS Cao Thế Trình và đồng nghiệp, 2009, mã số: B.2007 – 29 - 53”So sánh văn hóa dân gian giữa dân tộc Việt và dân tộc Hàn”. 3. http://ko.wikipedia.org/ 4. http://vi.wikipedia.org/ 5. http://blog.naver.com/ 6. 가례원, 2007,”명절밥상과 차례상” 7. “Phong tục thờ cúng tổ tiên của Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc”, Vũ Hoa Ngọc – viện Văn Hóa Nghệ Thuật Việt Nam, theo báo treonline.com 280
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Mở đầu và kết bài ra sao
5 p | 215 | 66
-
Có ngày tốt hay xấu không - về phong tục cổ truyền
7 p | 164 | 26
-
Đạo hiếu là gì
7 p | 160 | 14
-
Những người điều hành công việc trong lễ tang
5 p | 116 | 14
-
Cúng giỗ và mừng ngày sinh thế nào - Theo tập quán lâu đời
8 p | 165 | 12
-
Năm hạng tang phục là gì
6 p | 121 | 12
-
Cha mẹ có để tang con không
5 p | 113 | 10
-
Cách mạng và phản cách mạng ở Đức - Cuộc khởi nghĩa ở Viên
10 p | 90 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn