intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phong tục trầu cau

Chia sẻ: Lê Văn Hưng | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:24

128
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phong tục trầu cau là một phong tục mà nhiều nhà sử học hay các nhà văn hoá đã nghiên cứu. Nghiên cứu tục lệ ăn trầu của người Việt để hiểu được một phần trong phong tục văn hóa cổ truyền của người Việt. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phong tục trầu cau

  1.   PHONG TỤC TRẦU CAU I.Tìm hiểu chung Trầu này trầu quế, trầu hồi Trầu loan, trầu phượng, trầu tôi, trầu mình Trầu này trầu tính, trầu tình Trầu nhân, trầu ngãi, trầu mình với ta Trầu này têm tối hôm qua Trầu cha, trầu mẹ đem ra cho chàng Tự bao giờ, miếng trầu đã trở thành hình ảnh quen thuộc với biết bao  thế hệ người con đất Việt. Dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch  sử với những giá trị văn hóa giàu bản sắc,mang âm hưởng và truyền  thống của những con người mang trong mình dòng máu rồng tiên.  Trong đó phải kể đến tục lệ ăn trầu, một phong tục văn hoá truyền  thống của người Việt, không chỉ dân tộc kinh ăn trầu mà ở một số dân  tộc khác cũng ăn trầu, mà còn dùng trầu cau vào các nghi lễ lớn như  cưới xin, cúng gia tiên, đám ma, ngày lễ tết.Có lẽ trầu cau là một thứ  mà không thể thiếu được trong văn hoá cổ truyền của dân tộc ta.Và  ngày hôm nay nhóm 4 chúng em sẽ cùng cô và các bạn tìm hiểu về  phong tục ăn trầu của người Việt ta xưa và nay.    Mặc dù ngày nay, một số nghi thức đã mất dần đi, thêm vào đó là  những nét văn hoá hiện đại, tục lệ ăn trầu bắt nguồn từ sự tích trầu  cau được trích trong Lĩnh Nam chích quái, mà Trần Thế Pháp đã nêu 
  2. ra. Gắn liền với tục ăn trầu là những hiện tượng văn hoá phong phú  mà người xưa thường làm. Qua tục ăn trầu ta có thể hiểu thêm về nếp  sống, một nếp cảm nghĩ, mối quan hệ tình cảm giữa những người lao  động cùng những ước mơ lành mạnh của họ bắt nguồn từ xa xưa.  Ngày nay, số người ăn trầu ngày càng ít dần, tục ăn trầu sẽ không còn  trong xã hội tương lai, nhưng những giá trị tinh thần chân chính biểu  hiện qua tục ăn trầu thì vẫn tồn tại. Tất cả những vốn quý đó cần  được nghiên cứu và sử dụng nhằm phát huy cao độ những di sản văn  hoá quá khứ để góp phần cải tạo và xây dựng nếp văn hoá mới ở  nước ta. Đây là một phong tục mà nhiều nhà sử học hay các nhà văn  hoá đã nghiên cứu và tìm tòi. Nghiên cứu tục lệ ăn trầu của người  Việt để hiểu được một phần trong phong tục văn hóa cổ truyền của  người Việt.  II.Sự tích trầu cau    Phong tục ăn trầu vốn đã có cực kì lâu đời ở Việt Nam, Tương  truyền có từ thời Hùng Vương và gắn liền với một câu chuyện cổ tích  nổi tiếng: Chuyện Trầu Cau.  Sự tích kể rằng: Thời xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con  trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài  không phân biệt được ai là anh, ai là em. Bố mẹ chết sớm, hai anh em  theo học ông đạo sĩ họ Lưu. Họ học hành chăm chỉ lại đứng đắn nên  được thầy yêu như con. Khi hai anh em đến tuổi trưởng thành, ông  thầy gả con gái cho người anh Từ khi người anh có vợ thì tình thương yêu giữa hai anh em không  được thắm thiết nữa. Người em rất là buồn, nhưng người anh vô tình  không để ý đến.
  3. Một hôm hai anh em cùng lên nương, tối mịt mới về, chị dâu nhầm là  chồng mình ôm chầm lấy. Người anh về sau thấy thế hiểu nhầm và  càng hờ hững với người em. Một buổi chiều, anh chị đều đi vắng cả, người em ngồi một mình  nhìn ra khu rừng xa xa, cảm thấy cô quạnh, lại càng buồn tủi, vùng  đứng dậy ra đi.  Chàng đi, đi mãi cho đến khu rừng phía trước mặt, rồi theo đường  mòn đi thẳng vào rừng âm u. Ði đến một con suối rộng nước sâu và  xanh biếc, chàng không lội qua được, đành ngồi nghỉ bên bờ. Ðêm mỗi  lúc một khuya, sương xuống mỗi lúc một nhiều, sương lạnh thấm  dần vào da thịt chàng, chàng chết mà vẫn ngồi trơ trơ, biến thành một  tảng đá. Người anh cùng vợ về nhà, không thấy em đâu, lẳng lặng đi tìm,  không nói cho vợ biết. Theo con đường mòn vào rừng, chàng đi mãi, đi  mãi, và sau cùng đến con suối xanh biếc đang chảy cuồn cuộn dưới  ánh trăng và không thể lội qua được, đành ngồi bên bờ suối, tựa mình  vào một tảng đá. Chàng có ngờ đâu chính tảng đá là em mình! Chàng  rầu rĩ khóc than hồi lâu, ngất đi và chết cứng, biến thành một cây  không cành, mọc thẳng bên tảng đá. Ở nhà, người vợ không thấy chồng đâu, vội đi tìm và cũng theo con  đường mòn đi vào rừng thẳm. Nàng đi mãi, rồi cuối cùng cũng gặp  con suối nước sâu và xanh biếc. Nàng không còn đi được nữa. Nàng  ngồi tựa vào gốc cây không cành mọc bên tảng đá, vật mình than khóc.  Chưa đầy nửa đêm mà nàng đã mình gầy xác ve, thân mình dài lêu  nghêu, biến thành một cây leo quấn chặt lấy cây không cành mọc bên  tảng đá.     Về sau chuyện ấy đến tai mọi người, ai nấy đều thương xót. Một  hôm, vua Hùng đi qua chỗ ấy, nhân dân đem chuyện ba người kể lại  cho vua nghe và đến xem. Vua bảo thử lấy lá cây leo và lấy quả ở cái 
  4. cây không cành nghiền với nhau xem sao, thì thấy mùi vị cay cay?  Nhai thử, thấy thơm ngon và nhổ nước vào tảng đá thì thấy bãi nước  biến dần ra sắc đỏ. Nhân dân gọi cái cây mọc thẳng kia là cây cau, cây  dây leo kia là cây trầu, lại lấy tảng đá ở bên đem về nung cho xốp để  ăn với trầu cau, cho miệng thơm, môi đỏ. Trầu cau và đá vôi là mối tình dân tộc. Miếng trầu cay, nồng thắm đỏ,  ăn rồi không bỏ được nhau. Đó là duyên là tình, là hoà hợp của những  câu chuyện “ ngày xửa , ngày xưa...”  III. Trầu cau trong triết lý người Việt Nam Ở Việt Nam, mọi thứ thường đi đôi theo nguyên tắc âm dương hài  hoà. Khái niệm “âm dương” có thể gặp trong nhiều lĩnh vực : xin âm  dương ( tung hai đồng xu sao cho một sấp, một ngửa. ) , ngói âm  dương ( ngói lợp nhà kiểu viên sấp, viên ngửa). Người Việt Nam từ  tư duy đến cách sống , từ các dấu vết cổ xưa đến thói quen hiện đại,  khắp nơi đều toát lên tính cách quân bình âm dương như một đặc  trưng chung nhất. Tục ăn trầu cau tiềm ẩn một triết lý về sự tổng hợp của nhiều chất  khác nhau : Cây cau vươn cao là biểu tượng của trời (dương) , vôi đất  đá biểu tượng của đất (âm) , dây trầu mọc lên từ đất , quấn quýt lấy  thân cau , biểu tượng cho vai trò trung gian hoà hợp . Trầu cau nhai  làm một , miếng trầu có cái tươi ngọt từ hạt cau , cái cay của lá trầu,  cái nồng nàn của vôi, cái bùi của rễ...tất cả tạo nên một chất kích  thích , làm cho thơm mồm, đỏ môi .  Miếng trầu còn tàng ẩn, tiềm ẩn tình nghĩa anh em ở nơi sự tích trầu ­  cau ­ vôi: Sống chia rẽ anh em là chết. Sự hối hận đền bù cho cái  chết, bằng cái chết... Chết rồi nhưng vì biết hối hận nên lại sống lại,  hóa thân nơi trầu ­ cau ­ vôi, hòa hợp nơi miếng trầu. Một triết lý nhân  sinh huyền nhiệm, tuyệt vời, không cần rao giảng rườm lời như triết  lý Tây, không cần "thiên kinh địa nghĩa" như triết lý Tàu. Triết lý Việt 
  5. Nam thường là "triết lý vô ngôn" mà hay. Mà mầu nhiệm. Mà đầy tính  "hiệu quả". Nét đẹp và giá trị của văn hoá trầu cau: Tục ăn trầu cũng là một trong những yếu tố cấu thành nền văn hoá  Việt Nam, hơn thế nữa, nó chính là một nét giao tiếp đặc sắc của  người Việt, mang nặng tình người và chở nặng tính người nhất. Trầu cau gần gũi với sinh hoạt của người Việt nên hiển nhiên nó cũng  trở thành hình tượng của văn học dân gian. Sự tích Trầu Cau là một  câu chuyện bi ai mà thắm đượm nghĩa tình với hình tượng khó quên  cây cau­người chồng, dây trầu­người vợ và hòn đá (vôi)­đứa em trai  chồng...  Rồi đến cả trăm câu ví, câu đố, ca dao, ngạn ngữ, tục ngữ dân gian mà  tập trung nhất là những bài, những câu của trai gái nói, hát với nhau  gọi là những câu hát trao duyên, câu hát mời trầu. Hát mời trầu có tới  hàng trăm câu hát khác nhau nhưng câu nào cũng nói tới trầu, cau, vôi,  vỏ hoặc nói về cái tài của người bổ cau, têm trầu. Câu hát mời trầu  cũng là câu hát bày tỏ lòng mình. Bên cạnh những "vôi nồng", "miếng  trầu cánh phượng", "cau bổ bốn bổ ba", là những "trầu giải yếm giải  khăn", "trầu loan, trầu phượng, trầu tôi trầu mình" là những "trầu tính  trầu tình", "trầu nhân, trầu ngãi"... để rồi thành "trầu mình lấy ta",  "trầu nên vợ nên chồng". Tục ăn trầu còn gắn với phong tục nhuộm  răng đen để có những má hồng răng đen tiêu biểu của cái đẹp con gái  thuở nào. Người thôn nữ má hồng răng đen, một thuở đã trở thành  hình ảnh làm si mê biết bao chàng trai, như câu ca xưa:                            "Mình về mình nhớ ta chăng                      Ta về ta nhớ hàm răng mình cười                             Năm quan mua lấy miệng cười                        Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen."
  6. Đối với người Việt Nam, trầu cau là biểu tượng của tình cảm. Gặp  nhau sau câu chào, người ta mời trầu. Mời trầu để làm quen, và để tỏ  lòng tin cậy... Một người phương Tây đến Việt Nam thế kỷ 17 nhận  xét: Người Việt Nam đi đâu cũng có túi trầu mang theo. Gặp nhau, sau  câu chào hỏi, cởi túi trầu, người nọ lấy miếng trầu ở túi người kia,  rồi vừa ăn trầu "của nhau" vừa trò chuyện... Mến yêu, tin cậy, lịch sự  biết bao!  Cau trầu còn biểu đạt tình yêu nam nữ một cách rất tinh tế và ý nhị. Này đây là miếng trầu tỏ tình của người con gái đưa cho người con  trai:                       Vào vườn hái quả cau xanh                    Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu                      Trầu này trầu tính, trầu tình,                  Trầu loan, trầu phượng, trầu mình lấy ta. Hay khi người con gái cầm miếng trầu do người bạn trai trao, hiểu rõ  đó không chỉ đơn giản là trầu :                            Miếng trầu ăn nặng bằng chì                      Ăn rồi em biết lấy gì đền ơn. Cái "bạo dạn" của người thôn nữ xưa không đi "quá" đến sự "trâng  tráo" mà được "cân bằng" lại bằng sự "giữ gìn", giữ lấy cái mà  phương Tây xem là "nữ tính" hơn cả: tính e thẹn:
  7.                                Sáng nay em đi hái dâu                           Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn                                Hai anh đứng dậy hỏi han                           Miệng nói tay cởi túi trầu mời ăn.                                Thưa rằng: Bác mẹ em răn                          Làm thân con gái chớ ăn trầu người... Phép biện chứng vừa bạo dạn, vừa e thẹn đúng nơi, đúng lúc, là nghệ  thuật sống của người thanh nữ...Đó là nghệ thuật chối từ mà giờ đây  ít ai chịu học vì đã quá quen với sự "thu nhận". "Nên vợ, nên chồng" rồi, thì khi người chồng ra đi vì việc công vì việc  quân, người vợ đảm cũng têm trầu, giữ tình nghĩa nơi miếng trầu tiễn  chồng ra trận:                                  Túi gấm cho lẫn túi hồng                          Têm trầu cánh kiếm cho chồng đi quân. Một giá trị đẹp, một cử chỉ đẹp. Đẹp và lịch sự. Duyên thầm. Tình ẩn.  Tiềm ẩn nơi miếng trầu. Một lời chúc phúc. Một ý mong chiến thắng. Đối với người Việt Nam, tục ăn trầu phải đủ bộ ba trầu, cau, vôi như  sự tích trầu cau đã đề cập. Phải có đầy đủ những vật dụng gắn với  việc ăn trầu như ngày nay vẫn thấy, đó là cơi trầu, là dao bổ cau, là  chiếc âu trầu, là bình vôi, chìa vôi, ống vôi, là khăn, là túi đựng trầu.  Nhà giàu còn đựng được tráp trầu, khay trầu sơn màu khảm trai rất  đẹp. Như thế đủ thấy trầu cau gắn liền với sinh hoạt của nông thôn  ta chặt chẽ và lâu đời biết dường nào.  Trầu cau còn là một thứ đi đầu các sự lễ nghĩa. Ngoài việc phục vụ  tục ăn trầu của người Việt, trầu cau còn là lễ vật không thể thiếu 
  8. trong các lễ lạc, giỗ, chạp. Dân gian có câu "Sửa cơi trầu, đĩa hoa  dâng cụ" để tưởng nhớ tổ tiên, để ghi nhớ công ơn nuôi nấng sinh  thành của bậc tiền nhân. .  Bất kỳ giỗ, chạp lớn hay nhỏ cũng phải có đĩa trầu cau đặt trên bàn  thờ cúng tổ tiên, ông bà. Trong ngày tết luôn luôn có đĩa trầu cau trên  các bàn thờ để cầu tài lộc cho năm mới. Cau thờ phải chọn trái cau  xanh, to, ruột nhiều, vỏ mỏng. Trầu chọn lá trầu xanh, to không bị  rách Ngoài ra trầu cau còn để tiếp khách đến chúc xuân đầu năm. Đặc  biệt, nét văn hóa truyền thống được lưu truyền đến ngày nay, đó là đi  chợ mở hàng trước hết phải mua trầu cau rồi mới mua các thứ khác.  Ở nhiều địa phương vào sáng mồng một tết có bà già gánh trầu cau đi  bán, khi nghe tiếng rao “ Ai mua lộc đầu năm đây!” thì nhà nhà đều  nhanh chân chạy ra chọn mua, không trả giá mà tùy lòng hảo tâm của  mỗi người.  Trong tang ma ngoài việc cúng trầu cau, khi đưa tang phải có khay  trầu để mời bà con đưa đám. Lúc tạ lễ với đội Ông Công phải có đĩa  trầu cau.  Trong phong tục cưới hỏi, trầu cau càng quan trọng hơn. Có hẳn một  lễ riêng gọi là “Lễ hỏi/bỏ trầu cau”. Lễ này từ nhà trai mang đến nhà  gái, gồm có tiền, vàng, bánh trái,... và không thể thiếu trầu cau. Lễ này  ghi nhận sự thoả thuận thống nhất giữa 2 nhà trai­ gái kết tình sui gia. Ở lễ cưới, quả (mâm) trầu cau phải được phủ khăn đỏ thể hiện sự  may mắn và luôn đặt ở vị trí đầu tiên trong các vật phẩm làm lễ (bánh  trái, trà, rượu, tiền vàng,...). Điều đó thể hiện trầu cau là lễ vật đặc  biệt quan trọng gắn kết duyên phận của con người. Miếng trầu, đơn giản thế thôi: Trầu, cau, vôi, nếu có thể thêm tí vỏ,  viên thuốc lào (với người ăn "trầu thuốc"). ấy thế mà miếng trầu  mang đậm "cá tính con người". Người ta têm trầu là để mời trầu, mời  người khác ăn trầu. 
  9. Nhìn miếng trầu, đã biết được con người "têm" nó. Chàng hoàng tử  trong truyện cổ tích nhận ra nàng (Tấm) là do miếng trầu, là nhờ  miếng trầu, ở cái dáng đẹp (hay xấu) của miếng trầu têm, ở nếp gấp  lá, cài trầu ở cái cánh trầu... Ăn miếng trầu, càng biết được "tính nết" người têm nó. Giản dị hay  cầu kỳ. Đậm đà hay nhạt nhẽo. Do chất lượng và số lượng vôi bôi  trên lá trầu. Và có khi miếng trầu "ở giữa đậm quế hai đầu thơm  cay"... Trầu cau đã góp phần làm cho kho tàng văn hóa dân gian thêm phong  phú. Tóm lại, trầu cau đã đi vào đời sống vật chất và tinh thần của cư  dân Việt ngàn năm trước và trở thành tính biểu tượng của tập quán  dân tộc, của truyền thống văn hóa, của tình nghĩa thủy chung son sắt  từ bao đời nay của dân tộc ta.  Người thời nay dẫu đa số chẳng ăn trầu song vẫn âm thầm nhớ, da  diết nhớ cái duyên nghĩa trầu cau. Phải chăng đó là cái duyên của sự  chuyển hóa, của sự biến điệu. Trầu, cau, vôi, vỏ... tất cả nếu đứng  riêng rẽ thì mỗi thứ chỉ là cây, là đá, là lá. Nhưng khi chúng hợp lại,  hòa quyện, được ủ ấp trong môi miệng của con người, thì tất cả bỗng  biến đổi. Trở nên đằm thắm, trở nên rực rỡ. Và trầu cau đã là nơi  khởi đầu cho bao mối lương duyên. Còn ít ỏi lắm những cụ bà còn gắn với duyên nghiệp trầu cau. Rồi họ  cũng sẽ lần lượt đi theo tiếng gọi của đất. Song chút hương xưa, chút  duyên thầm của nét văn hóa này còn đó. Còn một mạch ngầm toả lan  trong dòng máu của người Việt Nam không dễ gì mai một. TRẦU TÊM CÁNH PHƯỢNG
  10. Xa xưa, quan họ đã tiếp khách, đi mời khách, hoặc đi chơi hội, thậm  chí sang nhà nhau "thăm thầy, thăm mẹ ­ sau nữa là thăm anh Hai, chị  Hai "thường là có cơi trầu là đầu câu chuyện". Thưa gửi trong câu chuyện thường ngày, cũng lấy miếng trầu làm cớ.  Chẳng hạn:                          "Trầu này trầu tính, trầu tình,                    Trầu loan, trầu phượng trầu mình trầu ta.                            Trầu này têm tối hôm qua,                 Hôm nay tiếp bạn mang ra mời người...". Ca dao Việt Nam thì thấm thía, sâu xa:                          Ăn trầu cho miệng đỏ môi,                  Uống rượu cho chén tươi đôi má hồng. Trong Dân ca Quan họ có cả một bài ca nói về miềng trầu têm cánh  phượng mà gửi theo những tâm trạng: "Thì tay em nâng cái cơi trầu.  Mắt em nhìn em liếc em trông... Trầu têm cánh phượng dâng lên mời  người. Ai ơi có thấu chăng là đến chúng em chăng..." Hoàn thành một miếng trầu không khó, quan trọng là biết chọn lá,  chọn vỏ, chon cau và đặc biệt phải khéo tay. Cũng thì miếng trầu,  người này têm đẹp, người kia têm thô cũng là chuyện dễ hiểu. Têm  để có, chắc nhiều người têm đuợc. Têm mời khách mà khách ăn trầu  còn nhớ mãi, nhớ cả "cái tính, cái tình" trong miếng trầu... mới là khó.  Ăn trầu không hẳn để cho "Miệng đỏ môi"; uống chén rượu là uống  cái Tình, thế mới xa xôi rằng: uống rượu cho chén tươi đôi má hồng là  vì vậy. Cái chén làm gì có má hồng. Má hồng chỉ ở khuôn mặt thiếu  nữ, nhất là thiếu nữ Quan họ khi tiếp bạn thì má đã hồng ­ càng hồng  thêm...
  11. Ca dao còn nói:                         Yêu nhau cau sáu bổ ba,( quý nhau mời trầu)                    Không yêu cau sáu bổ ra làm mười(ghét nhau theo phép lịch  sự) Nhưng ca dao cũng nhắc:                       Mời nhau một miếng cau khô,               Người khôn thích mỏng, kẻ thô tham dày. Làm được miếng trầu đã khó. được mời trầu còn khó hơn. Vượt lên  tất cả cái tình, cái nghĩa; là lời nói câu mời sao cho khéo, cho đẹp thì  nếu ta có được người Quan họ mời ăn trầu cánh phượng.... chắc cũng  dễ ăn. V.Trầu cau trong đời sống văn hóa hiện nay      Theo phong tục Việt Nam “Miếng trầu là đầu câu chuyện”  ­ miếng trầu chứa đựng nhiều ý nghĩa. Miếng trầu đi đôi với  lời chào. Người lịch sự không “ăn trầu cách mặt” nghĩa là đã  tiếp thì tiếp cho khắp lượt, trong cùng một cuộc gặp không  thể mời người này mà bỏ người khác vì trầu cau là “đầu trò  tiếp khách” lại là biểu tượng cho sự tôn kính, phổ biến trong  các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ thọ, lễ mừng…       Tương truyền việc ăn trầu có từ thời Hùng Vương và gắn  liền với chuyện cổ tích nổi tiếng “Chuyện trầu cau”. Miếng  trầu gồm 4 thứ nguyên liệu: cau (vị ngọt), lá trầu không (vị 
  12. cay), rễ (vị đắng) và vôi (vị nồng). Ăn trầu thể hiện nếp sinh  hoạt mang đậm tính dân tộc độc đáo của Việt Nam. Sách xưa  ghi rằng “ăn trầu làm thơm miệng, hạ khí, tiêu cơm”.      Miếng trầu, làm cho người ta gần gũi, cởi mở với nhau  hơn. Miếng trầu nhân lên niềm vui, khách đến được mời trầu;  tiệc cưới có đĩa trầu để chia vui; ngày lễ, tết, ngày hội miếng  trầu với người lạ để làm quen, kết bạn; với người quen  miếng trầu là tri ân tri kỷ. Miếng trầu cũng làm người ta ấm  lên trong những ngày đông lạnh giá, làm nguôi vợi bớt nỗi  buồn khi nhà có tang, có buồn được sẻ chia cảm thông bởi họ  hàng bạn bè làng xóm. Miếng trầu còn là sự thể hiện lòng  thành kính của thế hệ sau với các thế hệ trước cho nên trên  mâm cỗ thờ cúng gia tiên của người Việt có trầu cau        Với người Việt Nam, trầu cau không đơn thuần chỉ là một  thói quen, tập tục mà còn là yếu tố tạo nên những giá trị văn  hóa truyền thống. Trầu cau là đầu trò của giao tiếp, ứng xử, là  sự bắt đầu, sự khơi mở tình cảm khiến người ta gần gũi, cởi  mở với nhau hơn. Trầu cau là lễ vật khởi đầu trong các nghi  lễ truyền thống quan trọng như lễ tế tự của các thấy cúng,  thầy xem bói trong lễ đình, đền, tang ma, táng tục… Một biểu  tượng của tình yêu đôi lứa và tình nghĩa vợ chồng, anh em, gia  đình hạnh phúc.             Ngày nay, tuy vẫn giữ  vai trò quan trọng trong các lễ  nghi truyền thống, nhưng trong cuộc sống thường ngày tục ăn 
  13. trầu đang dần bị  mai một .Những thế  hệ  Việt Nam sinh từ  1930 trở đi đã bắt đầu bỏ tục ăn trầu, người ta không còn coi  miếng trầu là phương tiện giao tế  hằng ngày nữa, giới trẻ  cũng không còn mượn miếng trầu để tỏ tình, và nhiều gia đình  cũng đã bỏ luôn tục lệ chia trầu cau trong những dịp lễ hỏi....   Bộ dụng cụ ăn trầu dường như không còn được coi như “vật  bất ly thân” của nhiều người mà đã thành ký ức.. Thói quen ăn  trầu hiện chỉ còn tồn tại  ở thế hệ người cao tuổi, chủ yếu  ở  nông thôn. Bên cạnh đó nhiều tộc người vẫn giữ được tục ăn  trầu, điều đó thể hiện ý thức gìn giữ văn hóa truyền thống của   dân   tộc   mình.   Cho   nên,   dẫu   có   mai   một,   không   xuất   hiện  thường xuyên nhưng tục ăn trầu vẫn được tiếp nối trong việc  hiếu, việc hỉ, kết thân, lễ  tế, cưới hỏi, bởi miếng trầu  đã  mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam  VI. ý nghĩa và biểu tượng của tục ăn trầu trong  cuốc sống Ý nghĩa và biểu hiện của tục ăn trầu trong đời ống nhân  dân. 1.Trong cuộc sống thường ngày 1.1  mời trầu tiếp khách Theo phong tục cổ truyền của nhân dân ta, khi khách  đếnnhà, lúc nào cũng phải có trầu mời khách. Nếu  không đó là điều ân hận đầu tiên của gia chủ, nó được  ghi lại trong câu ca dao:
  14.  “ Rễ quạch còn chửa đi đào,  trầu không chưa có, thuốc lào chưa mua” Nhờ có miếng trầu, chủ và khách cảm thấy thân mật  gần gũi, lên từ xưa đã có câu “miếng trầu là đầu câu  chuyện”, sau miếng trầu, đến bát nước chè xanh, đậm  đà hương vị thơm ngon, đãi khách miếng trầu và bát  nước chè xanh gắn liền với đời sống hàng ngày của  người lao động nông nghiệp. Sau một ngày làm việc  mệt nhọc, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, cuộc  sống vất vả là thế, nhưng họ vẫn cảm thấy vui vẻ, mỗi  bổi tuối đi làm về họ thường ngồi quây quần bên nhau:  đến thăm hỏi nhau ăn miếng trầu, uống bát nước chè  xanh, tinh thần thoải mái, dễ chịu. Đó là một nếp sống  ấm cúng của bà con nhân dân ta trong làng xóm. Ngày  nay, hình thức sinh hoạt này không còn được như trước  nữa, nhưng ở 1 số vùng nông thôn, hình thức này vẫn  còn lưu giữ được. Người ta còn mời trầu để làm quen và tỏ lòng tin cậy.  Một người phương tây đến Việt Nam thế kỉ 17 nhận  xét: “ người Việt Nam đi đâu cũng có túi trầu mang theo.  Gặp nhau, sau câu chào hỏi, cởi túi trầu, người nọ lấy  miếng trầu ở túi người kia, rồi ăn trầu cảu nhau vừa trò  chuyện… mến yêu, tin cậy, lịch sự biết bao. Trong tục  lệ mời trầu xưa kia của người Việt, người ta mời nhau 
  15. miếng trầu để nói chuyện thân mật với nhau hơn. Cố  giáo sư Trần Quốc Vượng đã so sánh mời trầu tiếp  khách với mời thuốc lá để tiếp khách giữa xã hội xưa và  nay. Theo giáo sư thì miếng trầu đơn giản thế thôi; trầu,  cau, vôi, nếu có thêm tí vỏ, viên thuốc lào(với người ăn  trầu thuốc, ấy thế mà mang đậm “cá tính con người”,  người ta têm trầu là để mời trầu, mời người khác ăn  trầu. Điếu thuốc lá công nghiệp ngày nay thật phi cá  tính. Ăn miếng trầu, người ta biết được tính nết của  người têm nó: và ông cho rằng, ăn trầu không hại sức  khỏe còn hút thuốc lá thì ngược lại và ông đưa ra ưu  điểm của việc ăn trầu như : ăn trầu chắc răng, khử mùi  xú uế của miệng, chống rét, kích thích nhè nhẹ hệ tuần  hoàn, ăn trầu hồng đôi má thêm duyên, ăn trầu hơi say  say, câu chuyện tâm tình cởi mở, rồi từ đó ông đưa ra  một câu hỏi: người xưa cỏi mở hơn người nay, một  phần vì thế chăng Mời trầu để bắt chuyện làm quen  “ tiện đây ăn một miếng trầu hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là, xưa kia ai biết ai đâu chỉ vì điếu thuốc, miếng trầu lên quen” Nhất là khi đến chỗ xa lạ, muốn được đón nhận vui vẻ,  người khôn ngoan phải có cơi trầu đem ra mời chào mọi 
  16. người để gây thiện cảm, vì một lẽ gì mà thiếu sót thì  họ vô cùng áy láy, băn khoăn, xa xưa quan họ tiếp  khách, đi mời khách, hoặc đi chơi hội, thường có miếng  trầu têm cánh phượng. Vì quan niệm” miếng trầu là đầu  câu chuyện” 1.2 mời trầu là món quà biếu thông dụng Như đã mói ở trên, mặc dù trầu cau không là món quà  biếu có giá trị vật chất nhưng nó là tục lệ của người  Việt. Như khi trẻ con đến tuổi đi học, cha mẹ đem vài  chục cau đến xin thầy đồ cho nhập môn, hay để tỏ lòng  biết ơn thầy lang chữa khỏi bệnh tật hiểm nghèo,  người nhà bệnh nhân đem trầu cau đến biếu, người  không hay chữ đem trầu cau đến biếu xin đôi câu đố: “đem một cơi trầu kêu với cụ xin dăm ba chữ để thờ ông” ­Nguyễn Khuyến­ Thời xưa, dân vào cửa quan phải có cơi trầu hoặc vài  trái cau, thợ cả đến xin việc cũng phải có chẽ cau tươi,  xin chữ kí các chức sắc trong làng trong tổng phải có  trầu cau, khao vọng phải có trầu trình làng, trong quan  hệ gia đình, đi xa về con biếu cha mẹ chẽ cau tươi, cây  vỏ, đi chợ về, làng mua cho mẹ chồng trầu vàng, rễ tía,  hàng xóm láng giềng tối lử tắt đèn có nhau, mỗi khi có 
  17. công việc quà biếu thường là cau,trầu. Nhiều khi chỉ  một chẽ năm, ba quả cau đã là quý, đối với những nhà  giàu có, điều đó có thể nhiều hơn, nhưng ở đây người ta  không căn cứ vào số lượng mà cốt ở tấm lòng ăn ở với  nhau. 1.3 Mời trầu là cách ngỏ tình yêu giữa nam và nữ Miếng trầu còn là vật giao duyên. Chàng trai và cô gái  gặp nhau, mời trầu là để ướm lời thử lòng. “ gặp nhau ăn một miếng trầu gọi là nghĩa cử về sau mà chào” Với hương vị trầu, cau, vôi luôn luôn gợi cho nam, nữ  liên tưởng đến những chuyện tình yêu, chuyện duyên  phận đôi lứa. “vào vườn hái quả cau non, anh thấy em giòn muốn kết nhân duyên” Trong hình thức này, người con trai thường chủ động  mời trầu trước và lợi dụng lúc mời trầu để tán tỉnh  người con gái, nếu người con gái từ chối không nhận  trầu thì dù sự từ trối ấy lịch sự, tế nhị đi đến đâu cũng  phải hiểu đó là sự từ trối tình yêu, nếu người con gái đó  tỏ ý ngần ngại,, muốn tìm hiểu thêm tình ý đối phương  thì :
  18. “miếng trầu ân nặng bằng chì ăn rồi em biết lấy gì trả ơn” Trong trường hợp này, người con trai cần phải trấn an,  và thổ lộ dõ tình ý đứng đắn, muốn xây dựng gia đình  của mình, nếu người con gái thấy hợp ý, lòng ưa rồi thì  người con gái mới nhận trầu. Cách giao duyên trên vừa kín đáo, vừa duyên dáng, và  miếng trầu lúc này không phải là vật chất đơn thuần  nữa, mà nó là một biểu tượng của tình yêu. 1.4  Ăn trầu găn liền với túc nhuộm răng đen của người  Việt Có thể nói rằng, ăn trầu và nhuộm răng đen có mối quan  hệ gần gũi với nhau.Từ ngàn xưa,con người đã có tục  nhuộm răng đen, không như ngày nay người ta coi hàm  răng trắng là cái đẹp thì ngày xưa người ta coi răng đen  là cái đẹp. Vậy lên, đến tuổi trưởng thành, các thiếu nữ  ngày xưa đều học ăn trầu: “răng đen ai nhuộm cho mình để duyên mình đẹp, để tình anh say” Người thôn nữ má hồng, răng đen đã trở thành hình ảnh  làm si mê biết bao chàng trai , như câu ca xưa thường  nói:
  19. “mình về mình nhớ ta chăng Ta về ta nhớ hàm răng mình cười Năm quan mua lấy miệng cười Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen” Nhuộm răng đen, là một nét văn hóa cổ truyền của  người Việt xưa, nó đã tồn tại một cách lâu dài trong lịch  sử và trở thành một phong tục đẹp, một biểu tượng của  văn hóa Việt thời trước. Đến nay phong tục này gần  như mất hẳn, có chăng còn sót lại một số ít “hàm răng  đen” của những người thuộc thế kỉ trước. Có lẽ hình  ảnh những cụ bà răng đen móm mém nhai trầu hay  những cô hàng xén răng đen “cười như mùa thu tỏa  nắng” sẽ không bao giờ trở lại nhưng nó vẫn sẽ còn đó,  trong một giai đoạn lịch sử đã qua và khi nhớ tới nó ta  vẫn thấy một thoáng tự hào. 2.Trong đời sống tâm linh tinh thần Ngày nay k nhiều người biết cách ăn trầu nhưng theo  tục lệ “đồ sính lễ quý nhất của nước Nam không gì bằng trầu  cau…”. Trầu cau là lễ vật của khá nhiều hình thức nghi 
  20. lễ hàng năm của người Việt. Bên cạnh lễ vật khác, trầu  cau thuộc loại lễ vật đơn sơ, tinh khiết. Ở đây nhóm tôi  chỉ phân tích một vài hình thức nghi lễ trong đó trầu cau  là chủ yếu. 2.1 Miếng trầu cúng mụ Theo tín ngưỡng dân gian, 12 bà mụ là nguồn gốc sinh  ra con người, theo dõi giúp đỡ con người từ lúc trong  bụng mẹ đến khi trưởng thành. Em bé cười nụ cười  đầu tiên, người mẹ nựng “mụ dạy”, em bé bắt đầu bập  bẹ nói, bà khen “mụ dạy khôn”, chập chững những  bước đi đầu tiên em được người lớn khuyến khích  “gắng lên mụ đỡ…”Trong năm đầu tiên của cuộc đời,  cha mẹ em bé sửa cúng mụ ba lần, trong dịp : ­bé ba ngày ­bé đầy tháng ­bé đầy năm  Để tỏ lòng biết ơn các bà cụ và cầu mong em bé mau  khôn lớn. Tùy theo gia cảnh cỗ cúng có thể thịnh soạn,  có thể đơn giản, nhưng nhất thiết có mỗi đĩa trầu gồm  12 miếng đang lên 12 bà mụ. Lễ vật chủ yếu là 12  miếng trầu. Trong nhân dân lao động, cùng với đĩa trầu  còn có hương, hoa quả(mùa nào thức ấy) , xôi chè, ít khi  cúng cỗ mặn. Đây là những ngày vui trong gia đình họ 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2