YOMEDIA
ADSENSE
Phong tục truyền thống Nga trong tiểu thuyết bằng thơ Evghenhi Oneghin của A.S.Pushkin
122
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tiểu thuyết bằng thơ Evghenhi Oneghin là tiểu thuyết hiện thực đầu tiên của nền văn học Nga và nền văn học thế giới. Qua tác phẩm này, Pushkin đã đưa tới cho người đọc một bức tranh hiện thực nước Nga đầu thể kỉ XIX với những phong tục truyền thống sống động như lễ Giáng sinh, lễ hội tiễn mùa đông, lễ ăn chay. Tác phẩm mở ra cho những độc giả trẻ hiểu sâu hơn vỉa tầng văn hóa của các thế hệ cha ông đi trước.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phong tục truyền thống Nga trong tiểu thuyết bằng thơ Evghenhi Oneghin của A.S.Pushkin
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 78-81<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0011<br />
<br />
PHONG TỤC TRUYỀN THỐNG NGA TRONG TIỂU THUYẾT<br />
BẰNG THƠ EVGHENHI ONEGHIN CỦA A.S.PUSHKIN<br />
Thành Đức Hồng Hà<br />
<br />
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Tiểu thuyết bằng thơ Evghenhi Oneghin là tiểu thuyết hiện thực đầu tiên của nền<br />
văn học Nga và nền văn học thế giới. Qua tác phẩm này, Pushkin đã đưa tới cho người đọc<br />
một bức tranh hiện thực nước Nga đầu thể kỉ XIX với những phong tục truyền thống sống<br />
động như lễ Giáng sinh, lễ hội tiễn mùa đông, lễ ăn chay. . . Tác phẩm mở ra cho những<br />
độc giả trẻ hiểu sâu hơn vỉa tầng văn hóa của các thế hệ cha ông đi trước.<br />
Từ khóa: Văn học Nga, Puskin, Evgheni Onegin, Phong tục truyền thống.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
A.S.Pushkin là bậc thủy tổ của nền văn học Nga, “người góp phần đưa văn học Nga từ vị trí<br />
học trò của nền văn học phương Tây dần trở thành bậc thầy của nền văn học thế giới” [1;13]. Trong<br />
sự nghiệp sáng tác của mình, tiểu thuyết bằng thơ Evghenhi Oneghin có một vị trí quan trọng. Sự<br />
ra đời của tác phẩm vào năm 1831 gây ra nhiều tranh cãi về thể loại, thủ pháp nghệ thuật và bút<br />
pháp sáng tác. Baratưnsky trong bức thư gửi cho Pushkin có viết: “Mỗi một nhà thơ đều có những<br />
nhận xét khác nhau: người này thì khen, người kia thì chê, nhưng tất cả đều đọc. Đa số là họ không<br />
hiểu. Họ tìm những cái quen thuộc, những cái mới của tác phẩm, dĩ nhiên là không tìm ra. Đối với<br />
họ cái đơn giản nên thơ vĩ đại của anh chính là sự nghèo nàn trong suy nghĩ của họ. Họ không nhận<br />
thấy cuộc sống nước Nga cũ và mới thay đổi hàng ngày trước mắt họ” [2;478]. Nguyễn Hải Hà<br />
đã định danh “Evghenhi Oneghin là tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết tâm lí xã hội” [3;4]. Nhận<br />
định của Nguyễn Hải Hà là một nhận đính chính xác. Pushkin đã phản ánh phong tục truyền thống<br />
Nga trong bối cảnh lịch sử nước Nga đầu thể kỉ XIX một cách chân xác. Trong tác phẩm chúng ta<br />
bắt gặp những phong tục truyền thống như lễ Giáng sinh, lễ tiễn mùa đông Matslenhitsa. . . được<br />
Pushkin miêu tả một cách sống động, hấp dẫn.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Lễ tiễn mùa đông Maslenhitsa<br />
<br />
Đây là ngày hội dân gian truyền thống mà mọi người Nga “ăn đến no cành hồng, uống đến<br />
có nghĩa là<br />
say mềm, hát đến khản giọng, nhảy múa kiệt sức”. Maslenhitsa (bắt nguồn từ<br />
bơ) diễn ra vào tuần lễ cuối cùng trước khi kì lễ ăn chay của người Cơ Đốc giáo bắt đầu, mọi người<br />
Ngày nhận bài: 15/10/2016. Ngày nhận đăng: 20/3/2017<br />
Liên hệ: Thành Đức Hồng Hà, e-mail: thd_hongha@yahoo.com.vn<br />
<br />
78<br />
<br />
Phong tục truyền thống Nga trong tiểu thuyết bằng thơ Evghenhi Oneghin của A.S.Pushkin<br />
<br />
được phép ăn các món từ sữa, cá, cũng như sử dụng bơ và các loại dầu ăn. . . Lễ hội có từ ngàn<br />
đời vì nước Nga là một nước nông nghiệp, người nông dân mong muốn mùa đông trôi nhanh, mùa<br />
xuân đến với những vụ mùa tốt tươi. Vào dịp này, những đứa trẻ Nga mặc những bộ quần áo dân<br />
tộc truyền thống sặc sỡ cầm đuốc đốt những hình nộm bằng rơm – hình ảnh tượng trưng cho băng<br />
tuyết mùa đông. Nhưng quan trọng nhất trong ngày hội họ thi làm món bánh truyền thống – bánh<br />
blin Nga: “Các thói quen của ngày xưa đẹp đẽ/ Họ giữ nguyên qua sinh hoạt trong nhà./ Vào dịp<br />
lễ tiễn mùa đông thường lệ,/ Họ vẫn làm đủ thứ bánh Blin Nga. . . ” (khổ 35, chương 2, tr.68).<br />
Những chiếc bánh làm bằng bột mì với trứng gà, bơ, váng sữa, sau đó được ủ lên men và<br />
rán bằng những chiếc chảo lửa to nóng bỏng. Chiếc bánh xèo hình tròn là tượng trưng cho mặt trời<br />
mang lại hơi ấm mùa xuân, tràn trề sức sống và hạnh phúc. Lễ hội Maslenhitsa kéo dài trong một<br />
tuần và được chia làm ba phần: 1. Gặp gỡ ngày hội Maslenhitsa - đó là thứ hai; 2. Mở rộng ngày<br />
hội - đó là ngày thứ năm; 3. Tiễn biệt mùa đông Matslenhitsa - Chủ nhật. Mỗi ngày lễ trong tuần<br />
lễ Maslenhitsa đều có chủ đề riêng.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Lễ Chúa Ba ngôi hay lễ hội Troisa<br />
<br />
Đây là lễ hội được tổ chức năm mươi ngày sau lễ Giáng sinh. Ba Ngôi bắt nguồn từ tiếng<br />
Latinh: Trinitas là Thiên Chúa, theo giáo lí của hầu hết các giáo hội thuộc cộng đồng Kitô giáo,<br />
Thiên Chúa là duy nhất, hiện hữu trong ba ngôi vị: Chúa Cha, Chúa Con và ChúaThánh Thần.<br />
Đây là ngày lễ long trọng ở nước Nga. Vào ngày này người dân trang hoàng nhà cửa bằng những<br />
cành cây xanh tốt. Tất cả người dân đều đến nhà thờ nghe kinh và cầu nguyện: “Và trong ngày lễ<br />
Ba Thánh rất đông,/ Khi mọi người vừa nghe, vừa ngáp,/ Họ để rơi ba giọt nước mắt buồn/ Lên<br />
túm cỏ zaria khô ráp. . . ” (khổ 35, chương 2, tr.68)<br />
Ở gia đình Larin tổ chức tiệc mừng ngày lễ, mọi người cùng nhau hát hò, nhảy múa: “Họ<br />
cùng yêu đu quay như người khác,/ Yêu dân ca, yêu điệu nhảy vòng quanh. . . / Và trong nhà nước<br />
cờ vát luôn luôn/ Được họ uống như uống no không khí./ Khách được họ mời ăn như chức vị. . . ”<br />
(khổ 35, chương 2, tr.68).<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Lễ ăn chay<br />
<br />
Đây là ngày lễ chuẩn bị cho những ngày lễ lớn. Mỗi tôn giáo đều ăn chay với mục đích khác<br />
nhau. Người Công Giáo ăn chay để biểu lộ lòng sám hối, ăn năn, tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn của<br />
Chúa Kitô: “Và một năm hai lần chay đạm bạc” (khổ 35, chương 2, tr.68).<br />
Trong ngày ăn chay họ chỉ được ăn một bữa no (chọn bữa nào cũng được), còn những bữa<br />
khác chỉ được ăn chút ít để bụng còn đói. Trong ngày chay không được ăn vặt như kẹo, bánh. . .<br />
Các bữa chay phải kiêng các loại thịt như lợn, bò, gà, vịt... nhưng lại được dùng nước của các loại<br />
thịt trên nấu cùng các đồ ăn khác, được ăn các loại cá và hải sản, trứng và các sản phẩm từ sữa như<br />
bơ và pho mát.<br />
<br />
2.4.<br />
<br />
Lễ Giáng sinh<br />
<br />
Đây là lễ hội lớn kéo dài trong một tuần từ 25-12 đến Phục sinh 6-1 để tưởng nhớ tới sự ra<br />
đời của Chúa Giêsu. Khắp nơi trên nước Nga đã bắt đầu ăn mừng Giáng sinh từ thế kỉ thứ X. Trong<br />
các thị trấn và làng mạc của lễ Giáng sinh được tổ chức, bàn tiệc phủ đầy thức ăn, nơi nơi vang<br />
lên những bài hát vui vẻ, điệu nhảy nối tiếp điệu nhảy từ nơi này sang nơi khác, từ nhà này sang<br />
nhà khác: “Người bà con là những ai? Điều đó/ Tôi sẽ nói – là những người cùng họ/ Mà chúng ta<br />
phải cố nhịn, cố chiều,/ Phải hết lòng kính trọng thương yêu,/ Và vào dịp lễ Giáng sinh phải tính/<br />
79<br />
<br />
Thành Đức Hồng Hà<br />
<br />
Việc viết thư thăm hỏi hoặc đến nhà,/ Đúng như luật cổ truyền xưa đã định. . . ” (khổ 20, chương<br />
4, tr.112)<br />
Và ngày lễ này đã được Pushkin tái hiện đầy đủ với những nét đặc sắc: “Kìa, ngày hội<br />
Xviatki đã tới,/ Cảnh trai gái đang đua nhau phấn khởi/ Đoán vận may. Họ không tiếc cái gì,/ Và<br />
con đường mà sắp tới họ đi/ Rất sáng sủa, thênh thang. Qua cặp kính”/ (khổ 7, chương 5, tr.136).<br />
Trong lễ Giáng sinh người dân Nga rất thích xem bói toán, dự đoán số phận tương lai của<br />
mình. Tachian của Pushkin cũng tin vào những điều may rủi ấy. Nàng tin vào những giấc mơ, tin<br />
vào sự đổi ngôi của sao, tin vào cuốn sách thần của Martưn Zadeca. Và nàng có những dự cảm<br />
chẳng lành: “Rất bồn chồn và rất đỗi hoang mang/ Với linh cảm một điều buồn sắp tới/ Sẽ xảy ra,<br />
nàng lo âu chờ đợi. . . ” (khổ 6, chương 5, tr.136).<br />
Một trong những cách bói truyền thống và độc đáo của các cô gái Nga là bói nến. Họ đổ<br />
nến tan chảy vào cốc nước lạnh với các hình thù kì dị khi nến đông lại. Tương lai về tình yêu, hạnh<br />
phúc sẽ được lí giải: “Tanhia trầm ngâm suy nghĩ,/ Vừa đăm đăm nhìn ngọn nến trên bàn./ Ngọn<br />
nến cháy thành những hình kì dị,/ Gợi cho nàng bao nghĩ ngợi miên man. . . ” (khổ 8, chương 5,<br />
tr.137).<br />
Đêm đông lạnh giá khiến con người chìm vào suy tư. Tachiana ngồi lặng và dường như<br />
nàng thấy một bóng người, lại gần bóng người ấy nhìn thẳng vào mắt nàng: “Ta là Agaphon! rồi<br />
biến mất” (khổ 9, chương 5, tr.138). Đó là điềm báo trước một sự việc kinh khủng sẽ xảy ra trong<br />
tương lai.<br />
Mặc dù sợ nhưng Tachiana vẫn tò mò, khi đi ngủ nàng: “Đặt lên bàn hai bộ ấm rất xinh. . . /<br />
Dưới chiếc gối bằng lông mềm và rộng,/ Trước khi nằm nàng dấu một chiếc gương. . . ” (khổ 10,<br />
chương 5, tr.136)<br />
Và đêm ấy Tachiana đã mơ. Trong giấc mơ Tachiana lạc vào một cánh đồng băng giá, bão<br />
tuyết ngập bốn xung quanh, gió gầm thét, nước réo cuốn thành dòng điên cuồng sủi bọt. Giữa<br />
khung cảnh ấy cô gặp một con gấu dữ dội đẩy đi. Cô đi trong sợ hãi, mặc cho cành cây đâm vào<br />
chân và cái lạnh giá đến thấu xương. Con gấu đưa cô đến một tổ quỷ dữ: “Đứa thì đội hai sừng<br />
như mõm chó,/ Đứa nghênh nghênh láo xược cái đầu gà,/ Có quỷ cái với chùm râu dê đỏ,/ Có con<br />
rồng đuôi sặc sỡ như hoa,/ Có bộ xương kiêu căng và thật lạ,/ Có con gì trông nửa chim, nửa cá”<br />
(khổ 16, chương 5, tr.141).<br />
Điều làm Tachiana ngạc nhiên hơn là chủ của lũ quỷ dữ đó không ai khác mà là Ônêghin người tình trong mộng của Tachiana. Kết thúc giấc mơ là cảnh: “Ônêghin vụt tuốt kiếm, bất ngờ/<br />
Đâm chết bạn, và bóng đen quái vật/ Lại hiện về bâu quanh xác nhà thờ” (khổ 21, chương V,<br />
tr.141).<br />
Tachiana tỉnh dậy và sợ hãi. Cô cảm thấy giấc mơ như báo trước một tai hoạ sắp xảy đến.<br />
Giấc mơ tiên tri vĩnh viễn trong sự im lặng. Puskin diễn tả tâm trạng Tachiana hồi hộp, thấp thỏm,<br />
lo sợ. Cô sống như người đã chết, sống trong câm lặng vì điều cô mơ đã trở thành hiện thực.<br />
<br />
2.5.<br />
<br />
Lễ thánh Tachiana<br />
<br />
Trong tiểu thuyết bằng thơ Evghenhi Oneghin, Pushkin đặc biệt chú ý tới ngày lễ thánh<br />
Tachiana. Đây là ngày lễ để tưởng nhớ tới Nữ thánh chịu nạn Tachiana thiêng liêng. Vào ngày này<br />
những cô gái mang tên nữ thánh đều được tôn vinh. Nhà Larina đón tiếp khách từ sáng, mọi người<br />
gặp gỡ làm quen, nói cười sôi nổi. Không gian phòng khách rộn rã với những âm thanh: tiếng xe,<br />
tiếng nói, tiếng trẻ khóc, tiếng chân lao vun vút, tiếng hôn nhau chùn chụt: “Từ khắp nơi liên tiếp<br />
kéo nhau về -/ Xe trạm, xe hòm, xe trượt tuyết, xe thuê./ Bên ngưỡng cửa, người chen nhau chật<br />
80<br />
<br />
Phong tục truyền thống Nga trong tiểu thuyết bằng thơ Evghenhi Oneghin của A.S.Pushkin<br />
<br />
chội,/ Khách làm quen rồi tán chuyện. Trong phòng/ Là tiếng chó, tiếng người, tiếng nói,/ Tiếng<br />
các bà đang nhõng nhẽo các ông,/ Tiếng trẻ khóc, tiếng chân lao vun vút/ Và cả tiếng hôn nhau<br />
nghe chùn chụt. . . ” (khổ 25, chương 5, tr.148).<br />
Bữa tiệc với những món ăn mang đậm hương vị truyền thống của dân tộc Nga với những<br />
chiếc bánh béo ngậy, blanc-manger, thịt rán và rượu nhãn hiệu sông Đông. Sau bữa ăn mọi người<br />
cùng chơi bài:<br />
“Chơi boston, lomber như mọi bận,/ Hay xin mời chơi whist đọ sức nhau. . . / Tám rober vừa<br />
chơi hết, nghĩa là” (khổ 35-36, chương 5, tr.155).<br />
Âm nhạc và điệu nhảy mazurca đã lưu lại giá trị văn hóa truyền thống của nước Nga:<br />
“Mazurca được vui nhảy, nhiều lần/ Mazurca đáng yêu còn giữ được/ Nét sơ khai xinh đẹp buổi<br />
ban đầu,/ Nơi tất cả vẫn còn nguyên như trước./ Từ đế giày, cách nhảy đến chòm râu. . . ” (khổ 42,<br />
chương 5, tr.158).<br />
Vậy mà trong không gian vui vẻ ấy, nhân vật chính của bữa tiệc Tachiana trông thật tội<br />
nghiệp: “Da tái nhợt như trăng tà sắp khuất,/ Tim đập dồn trong sợ hãi, lo âu./ Bao cảm xúc lại<br />
trào lên dồn dập,/ Nàng nghẹt thở và trái tim đập gấp. . . ” (khổ 30, chương 5, tr.151).<br />
Nàng cảm thấy xa lại giữa bầu không khí ngột ngạt. May thay Tachiana thật thông minh,<br />
trấn tĩnh để nhận những lời chúc, bài hát, bài thơ từ những vị khách.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Kết luận<br />
<br />
V.Belinsky không phải vô tình gọi thiểu thuyết bằng thơ Evghenhi Oneghin là “bộ bách<br />
khoa toàn thư về cuộc sống Nga” [4]. Pushkin đã dựng lên một bức tranh văn hóa Nga truyền<br />
thống sống động với những điểm nhấn tinh túy nhất. Tác phẩm mở ra cho những độc giả trẻ nắm<br />
bắt chiều sâu vỉa tầng văn hóa của các thế hệ cha ông đi trước.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Nguyễn Hải Hà, 1996. Lịch sử Văn học Nga thế kỉ XIX. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
[2]<br />
[3] Nguyễn Hải Hà, 1999. Evghenhi Oneghin của Puskin – kiệt tác văn học thế giới. Tạp chí Văn<br />
học, số 7.<br />
[4]<br />
ABSTRACT<br />
Russian customes in A.S. Puskin’s poetic novel Eugene Onegin<br />
Thanh Duc Hong Ha<br />
Faculty of Philology, Hanoi National University of Education<br />
One of the earliest realistic novel of the Russian’s as well as the World’s literatura is poetic<br />
novel Eugene Onegin. Through the work, Puskin bring to readers a sense of a realised picture<br />
of the Russia in the beginning of XIX centery with lively traditional activities and customs, for<br />
example, Christmas festival, Maslenitsa Festival, Pancake week, . . . The work is also a chance for<br />
young readers explore deeply in the cultural layers of their encients.<br />
Keywords: Russian literature, Puskin, Eugene Onegin, Traditional customes.<br />
<br />
81<br />
<br />
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn