intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng viêm màng não mô cầu trong mùa xuân hè

Chia sẻ: Nguyễn Thị T | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

87
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm màng não mô cầu (VMNMC) có thể xuất hiện quanh năm nhưng tỉ lệ mắc bệnh tăng cao hơn trong thời tiết xuân hè. Đây là bệnh đã có vaccin phòng ngừa nhưng trước hết người dân cần có những hiểu biết cần thiết về bệnh và sử dụng vaccin như thế nào cho đúng. Viêm màng não do não mô cầu gây ra nhiều di chứng thần kinh, thẩm mỹ Bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng. Bệnh lây theo đường hô hấp và có thể lây nhiễm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng viêm màng não mô cầu trong mùa xuân hè

  1. Phòng viêm màng não mô cầu trong mùa xuân hè
  2. Viêm màng não mô cầu (VMNMC) có thể xuất hiện quanh năm nhưng tỉ lệ mắc bệnh tăng cao hơn trong thời tiết xuân hè. Đây là bệnh đã có vaccin phòng ngừa nhưng trước hết người dân cần có những hiểu biết cần thiết về bệnh và sử dụng vaccin như thế nào cho đúng. Viêm màng não do não mô cầu gây ra nhiều di chứng thần kinh, thẩm mỹ Bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng. Bệnh lây theo đường hô hấp và có thể lây nhiễm qua tiếp xúc với bàn tay, vật dụng cá nhân bị nhiễm vi khuẩn từ bệnh phẩm của bệnh nhân. Sau khi khỏi bệnh, người bệnh có miễn dịch với vi khuẩn màng não cầu đồng týp
  3. huyết thanh, tuy nhiên thời gian miễn dịch không dài, có thể 2-3 năm, người đó vẫn có thể tái nhiễm hoặc nhiễm một týp vi khuẩn khác. Sau khi xâm nhập vào tế bào đường hô hấp trên, gây ra tình trạng viêm mũi họng, người bệnh ho, sốt cao, đau cơ, đau đầu, buồn nôn, có thể bị co giật, giảm trương lực cơ, có biểu hiện của liệt chi, mặt, tri giác giảm... Từ đường hô hấp trên, vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào máu qua hệ bạch huyết, vào khoang não tủy hoặc một số cơ quan khác như khớp, màng tim... gây viêm, đau ở các cơ quan này. Tùy vị trí xâm nhập, độc lực của vi khuẩn cũng như sức đề kháng của cơ thể mà dẫn đến viêm mũi họng nhẹ tới nhiễm khuẩn huyết đơn thuần hoặc kịch phát gây tử vong. Tỷ lệ tử vong của VMNMC từ 5 - 10% số mắc, để lại nhiều di chứng nặng nề về thần kinh, thẩm mỹ. Phát hiện và điều trị bệnh Đây là bệnh do vi khuẩn nên biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh là một chỉ định đặc hiệu. Tuy nhiên do tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh hiện nay (cả trên thế giới và nước ta) cho nên phác đồ điều trị phải tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần được chăm sóc cẩn trọng vềdinh dưỡng và vệ sinh thân thể tốt, tránh các tình trạng bội nhiễm sẽ càng nguy hiểm đến tính mạng. Chẩn đoán xác định bệnh bằng cách phát hiện màng não cầu khuẩn trong dịch não tủy hoặc trong máu. Cũng có thể xác định kháng nguyên nhóm polysaccharit đặc hiệu của màng não cầu khuẩn trong dịch não tủy bằng kỹ thuật ngưng kết mủ, kỹ thuật miễn dịch điện di. Vi khuẩn gây bệnh còn được phát hiện trên các tiêu bản nhuộm gram bằng kính hiển vi.
  4. Sử dụng vaccin như thế nào? Đây là bệnh phòng ngừa được bằng vaccin. Vaccin được đóng gói dưới dạng đông khô liều đơn hoặc nhiều liều cùng với dung môi pha hồi chỉnh đi kèm. Sau khi pha hồi chỉnh, vaccin là một dung dịch trong suốt. Vaccin viêm màng não do não mô cầu có đặc điểm tương tự như các vaccin polysaccharid khác (vaccin phế cầu) mà một trong những đặc điểm quan trọng nhất là đáp ứng của cơ thể với vaccin phụ thuộc vào tuổi người được tiêm. Sau khi tiêm vaccin khoảng 7-10 ngày, nồng độ kháng thể đạt tới mức đủ để bảo vệ người được tiêm. Đối với những trẻ dưới 5 tuổi, kháng thể chống lại vi khuẩn giảm đáng kể sau 3 năm nếu tiêm 1 mũi duy nhất. Các nghiên cứu cho thấy khả năng sinh miễn dịch kém nếu tiêm cho trẻ dưới 2 tuổi. Tiêm nhắc lại có thể được chỉ định cho những người có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao (ví dụ người hiện đang sống trong vùng có vụ dịch xảy ra), đặc biệt là những trẻ khi được tiêm liều vaccin thứ nhất lúc dưới 4 tuổi. Những trẻ này nên được tiêm nhắc lại sau 2-3 năm nếu chúng vẫn có nguy cơ bị bệnh cao. Phòng bệnh trong cộng đồng như thế nào? Các biện pháp phòng bệnh đưa ra cho cộng đồng là phải duy trì nếp sống vệ sinh, giữ môi trường sống sạch sẽ, vì tác nhân gây viêm màng não có thể qua đường hô hấp, tiêu hóa hay tiếp xúc với đồ vật nhiễm khuẩn. Riêng đối với VMNMC, ngoài biện pháp giữ vệ sinh môi trường thường xuyên thông thoáng, nhiều ánh sáng, cần duy trì vệ sinh răng miệng, hầu, họng. Khi bị viêm đường hô hấp trên có các biểu hiện của VMNMC cần đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế. Nếu trong tập thể xuất hiện VMNMC được xác định, cần hạn chế tụ họp, mọi người thực hiện đeo khẩu trang phòng bệnh.
  5. Ngoài ra có thể tổ chức uống kháng sinh dự phòng khẩn câp theo chỉ định của bác sĩ. BS Nguyễn Văn Dũng (Bệnh viện Bạch Mai)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0