intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHÓNG VIÊN 3 TRONG 1 TẠI SAO KHÔNG?

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

66
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tỉnh nghèo. Các đơn vị khi đi công tác xa, dài ngày thường hạn chế người đi. Thế là mình tôi 2 vai. Vừa viết, vừa quay. Nhưng như thế chưa đủ. Phải làm cho phát thanh, rồi có khi đài phát thanh huyện đặt hàng, bên báo thiếu người nên cũng "gửi gắm". Có khi gặp đề tài hay còn muốn... gửi cho Tuổi Trẻ. Tất nhiên, việc này chỉ xảy ra trong một vài trường hợp đặc biệt, khi những nơi khác không thể đi, hoặc không tiếp cận được sự việc thì tôi mới được "tận dụng"...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHÓNG VIÊN 3 TRONG 1 TẠI SAO KHÔNG?

  1. PHÓNG VIÊN 3 TRONG 1 TẠI SAO KHÔNG? Tỉnh nghèo. Các đơn vị khi đi công tác xa, dài ngày thường hạn chế người đi. Thế là mình tôi 2 vai. Vừa viết, vừa quay. Nhưng như thế chưa đủ. Phải làm cho phát thanh, rồi có khi đài phát thanh huyện đặt hàng, bên báo thiếu người nên cũng "gửi gắm". Có khi gặp đề tài hay còn muốn... gửi cho Tuổi Trẻ. Tất nhiên, việc này chỉ xảy ra trong một vài trường hợp đặc biệt, khi những nơi khác không thể đi, hoặc không tiếp cận được sự việc thì tôi mới được "tận dụng" tối đa như thế. Cái khó nhất ở đây là làm thế nào để cùng một sự kiện mà thể hiện được trên nhiều dạng truyền thông: báo hình, báo nói, báo viết. Và khó hơn nữa là không được "nhân bản", mà phải tùy theo từng thể loại để trình bày cho phù hợp. Để làm được như thế đầu tiên tôi phải tìm hiểu từng dạng thông tin, phân loại theo mức độ đậm nhạt, hướng khai thác, cách trình bày. Làm sao để không sản phẩm nào "dẫm chân" lên sản phẩm nào dù nó có cùng một nguồn gốc. Sau đó thì tùy theo mức độ cập nhật của từng thể loại mà đưa cái nào trước, cái nào sau. Thường thì Tuổi Trẻ sẽ đi trước, sau đó đến truyền hình, phát thanh và cuối cùng mới là báo địa phương. Không phải tôi phân biệt đối xử mà là báo địa phương không phải là nhật báo nên có muốn đưa sớm cũng không được. Thông thường, với đài phát thanh huyện thì cách tiếp cận khá đơn giản, chỉ nêu vài vấn đề có dính dáng đến huyện là được. Báo địa phương thì khái quát. Truyền hình thì đề tài phải được chuẩn bị từ ở nhà về hướng khai thác, dự kiến cách đặt vấn đề, và nội dung phỏng vấn. Phát thanh là sản phẩm được "rút ra" từ truyền hình, tô vẽ thêm vào vì thính giả chỉ nghe mà không được thấy. Hiệu quả của phát thanh là âm thanh hiện trường. Với sự kiện đặc biệt mà có thể gửi Tuổi Trẻ thì cần tập trung vào những nội dung sâu và đậm hơn, thông tin súc tích, cô đọng hơn
  2. nhưng lại phải nhanh hơn bởi thông tin đó không thể chậm trễ. Sở dĩ các đài địa phương được gắn thêm chữ "phát thanh" trước chữ "truyền hình" vì họ phải làm cả hai chức năng. Khi ngồi vào ghế biên tập rồi thì tôi phải làm hai việc cho mỗi chuyên mục mà đồng nghiệp đem về. Đó là biên tập cho sản phẩm truyền hình và thêm thắt chỉnh sửa cho nó phù hợp với phát thanh. Ở các đài tỉnh do điều kiện cơ sở vật chất không được rộng rãi như Đài trung ương và đài Thành phố nên phóng viên ở đây đa năng hơn phóng viên ở các đài "nhà giàu". Nếu cần đưa 1 bản tin thì đài tỉnh có khi chỉ cần 1 phóng viên chạy xe 2 bánh đến làm là xong. Nhưng với đài "nhà giàu" thì phải 1 êkíp ít nhất 3 người đi xe 4 bánh. Tôi đã từng gặp những êkíp của HTV khi đi đưa tin ở một số sự kiện. Lúc đầu các bạn đồng nghiệp nhìn tôi như một "vật lạ" vì nếu như họ phải có 1 người quay, 1 người viết, 1 người theo cầm đèn, 1 người vác chân máy thì tôi – một cô gái nhỏ thó... gắn đèn lên trên máy và cũng lon ton lấy đủ hình như ai. Có những sự kiện mà VTV không đi kịp thì họ lại nhờ tôi đưa tin, và thế là bản hình được chau chuốt và chi tiết hơn một chút, rồi cũng bản đó tôi chuyển thẳng cho VTV. Và thông tin được phát trên Thời sự 19 giờ dù quay bằng băng SVHS. Sau này thì các đồng nghiệp ấy nhìn tôi thân thiện hơn, và nhiều lần rọi đèn cho tôi lấy hình nữa. Mà với những sự kiện có HTV, VTV tham gia đưa tin thì thường là Tuổi Trẻ cũng cần tin. Vậy nên tôi còn một nhiệm vụ nữa là gửi tin cho báo viết. Mà khắc nghiệt ở chỗ VTV phát trong ngày, và còn phải truyền cáp quang ra Hà Nội (lúc đó chưa có VTV9), và báo Tuổi Trẻ cũng đăng ngay sáng hôm sau, thì bản tin thời sự tối đó của đài tôi đương nhiên phải có. Gặp những trường hợp như vậy tôi thường phải nắm hết mọi thông tin từ trước và... viết tin trước luôn. Thường là viết 3 bản tin với những góc khai thác khác
  3. nhau: 2 cho truyền hình (VTV và BPTV) và 1 cho báo viết. Viết sẵn cách đặt vấn đề, nội dung cần thông tin rồi đợi đến khi sự kiện diễn ra th ì điền số liệu và sự kiện thực tế vào là xong. Trong lúc quay còn đeo thêm 1 cái máy ảnh. Vì tin gửi cộng tác mà không có ảnh thì sợ... người ta không tin mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2