intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phụ gia, phẩm màu và sức khỏe của trẻ

Chia sẻ: Lý Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

75
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các loại phẩm màu, phụ gia thực phẩm nếu được dùng trong giới hạn cho phép thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tuy nhiên, hàm lượng cho phép này mới chỉ được tính chung cho người trưởng thành, trẻ nhỏ chưa được tính, vì thế tốt nhất cha mẹ nên hạn chế đến mức thấp nhất các chất kể trên trong thực phẩm của trẻ. Đây là lời khuyên của phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) trước lo lắng của nhiều cha mẹ về...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phụ gia, phẩm màu và sức khỏe của trẻ

  1. Phụ gia, phẩm màu và sức khỏe của trẻ Các loại phẩm màu, phụ gia thực phẩm nếu được dùng trong giới hạn cho phép thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tuy nhiên, hàm lượng cho phép này mới chỉ được tính chung cho người trưởng thành, trẻ nhỏ chưa được tính, vì thế tốt nhất cha mẹ nên hạn chế đến mức thấp nhất các chất kể trên trong thực phẩm của trẻ. Đây là lời khuyên của phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) trước lo lắng của nhiều cha mẹ về việc lạm dụng phẩm màu trong thực phẩm. Trong buổi giao ban trực tuyến 63 tỉnh thành gần đây, đại diện Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cũng thừa nhận việc quản lý kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm là bài toán khó. Gần đây, cơ quan chức năng liên tục phát hiện nhiều loại thực phẩm sử dụng các loại hóa chất bảo quản, phẩm màu… không rõ nguồn gốc hoặc quá mức cho phép. Trong khi đó, thực tế hiện nay phần lớn các bé phải dùng chung nhiều loại thực phẩm với người lớn và nước ta chưa có quy định về ngưỡng an toàn cho phụ gia thực phẩm dành cho trẻ. Với thể chất chưa phát triển đầy đủ, trẻ sẽ dễ bị nhạy cảm với thực phẩm có chứa các chất phụ gia này, gây ảnh hưởng cho sự phát triển về lâu về dài của bé…
  2. Việt Nam hiện mới chỉ có quy định ngưỡng an toàn chung về phụ gia cho người trưởng thành, chứ chưa có ngưỡng dành riêng cho trẻ nhỏ, do vậy cha mẹ cho trẻ ăn theo chế độ của mình có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Theo phó giáo sư Lâm, trong ngành công nghiệp thực phẩm, những phẩm màu mà cơ quan quản lý cho phép lưu hành đóng vai trò khá quan trọng trong việc tạo màu sắc. Thường thì chúng được sử dụng trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, đối với trẻ, tốt nhất và an toàn nhất là cha mẹ không nên cho các bé dùng những thực phẩm này để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển lâu dài của trẻ. Từ giữa năm 2010, châu Âu đã yêu cầu tất cả các sản phẩm có sử dụng 6 loại phẩm màu gồm Tartrazine (E102), vàng Quinoline (E104), đỏ Allura (E129), vàng Sunset (E110), Carmoisine (E122), Ponceau 4R (E129) phải ghi nhãn “Có thể có ảnh hưởng xấu lên hoạt động và sự chú ý của trẻ”. Với lời kêu gọi này, các nhà chức trách hy vọng các nhà sản xuất sẽ thay thế phẩm màu nhân tạo bằng các phẩm màu tự nhiên.
  3. Trước đó, từ tháng 4/2008, Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm Anh đã kêu gọi các nhà sản xuất tự nguyện loại bỏ 6 loại màu trên trong thực phẩm. Đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng về mối nguy cơ của những sản phẩm sử dụng phẩm màu này. “Chị em có thể chọn thực phẩm dành cho trẻ có màu sắc nhưng được chế biến từ màu tự nhiên sẽ an toàn hơn cho trẻ nhỏ. Như nếu cần màu đỏ, chúng ta có thể lấy màu của quả dâu, trái Cherry, màu vàng có thể lấy từ vỏ trái quất hay từ trái cam, màu xanh lấy từ lá dứa…”, phó giáo sư Lâm chia sẻ. Bên cạnh đó, theo phó giáo sư, các mẹ cũng nên cẩn trọng hơn khi cho bé sử dụng chung các loại thức ăn dành cho người lớn. Đôi khi vì thương con, chiều con mà các mẹ lại quên rằng các loại thực phẩm dành cho người lớn có chứa chất bảo quản cho phép nhưng với hàm lượng này cũng có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển lâu dài của trẻ.
  4. Chẳng hạn, một số chất bảo quản như natri benzoate và kali sorbate (nằm trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng) đã được chứng minh có thể gây chứng hiếu động thái quá ở trẻ nhỏ. Hiện Anh, Canada, Mỹ đã cấm sử dụng các chất này trong thực phẩm dành riêng cho trẻ nhỏ. Việt Nam cũng đã có quy định không sử dụng các chất bảo quản gốc benzoat đối với các loại thực phẩm dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi. Không những thế, một số chất bảo quản như sodium benzoate (E211) sinh ra benzene, khi kết hợp với vitamin C có thể sản sinh ra chất gây bệnh liên quan đến ADN, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Vì thế, với những loại trái cây có chứa vitamin C, cha mẹ nên chọn những loại tươi, không qua sử dụng chất bảo quản vì vô tình hai chất này kết hợp đã sản sinh ra chất độc hại, phó giáo sư Lâm cho biết. Ngoài ra, không chỉ quan tâm đến phẩm màu, chất bảo quản, cha mẹ cũng cần lưu ý đến chất điều vị tạo ngọt khi chọn đồ ăn cho bé. Đối với chất điều vị tạo ngọt trong đó có bột ngọt (hay mì chính), các mẹ không nên cho nhiều quá vì đây cũng là nguồn cung cấp natri (tương tự như muối ăn). Nếu quá nhiều thì thận của trẻ phải làm việc để thải bớt ra ngoài. Vì thế, trong khi Việt Nam chưa có quy định về ngưỡng an toàn cho phụ gia thực phẩm dành cho trẻ thì cha mẹ nên hạn chế cho con sử dụng những sản phẩm có chứa chất bảo quản, phẩm màu, chất điều vị… hoặc chọn những sản phẩm đảm bảo theo tiêu chuẩn của châu Âu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2