intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phụ lục B: Tính toán chu kỳ đèn

Chia sẻ: Homnay 2 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

68
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phương pháp tính chu kỳ đèn, nút giao ngã 4 Cách mạng tháng 8 – Nguyễn Thị Minh Khai, nút giao Ngã 4 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Điện Biên Phủ là những nội dung chính trong tài liệu phụ lục B "Tính toán chu kỳ đèn". Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt thông tin chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phụ lục B: Tính toán chu kỳ đèn

  1. PHỤ LỤC B: TÍNH TOÁN CHU KỲ ĐÈN PHỤ LỤC B: TÍNH TOÁN CHU KỲ ĐÈN 1. Phương pháp tính chu kỳ đèn Chu kỳ đèn: Chu kỳ đèn (ký hiệu là Tp) là khoảng thời gian bắt đầu đèn xanh của pha này đến lúc bắt đầu đèn xanh pha đó ở quá trình tiếp theo. Quá trình điều khiển theo quy luật sau: Xanh - Vàng - Đỏ. Thời gian một chu kỳ đèn được xác định như sau: Tp = Tx + Tv + Tđ = (1÷1.5) Top Trong đó: Tp: thời gian một chu kỳ đèn (đơn vị giây: s) Tx: thời gian đèn xanh Tv: thời gian đèn vàng Tđ: thời gian đèn đỏ Top thời gian chu kỳ đèn tối ưu Tính thời gian chu kỳ đèn: sử dụng phương pháp xác định chu kỳ đèn tối ưu của WEBTER như sau: Trong đó Tv = là tổng thời gian chuyển pha, n là số pha đèn, Tzi là thời gian chuyển pha của pha i. Y= = Với: Mi - lưu lượng xe của pha thứ i (trong pha i có nhiều làn được chạy xe, thì Mi chính là lưu lượng của làn nhiều xe nhất); Si- mức dòng bão của làn xe có lưu lượng thiết kế Mi; Y- tổng hệ số lưu lượng; yi - hệ số lưu lượng của pha thứ i. Ta thấy rằng thời gian chu kỳ đèn cũng bằng tổng thời gian xanh và thời gian chuyển pha: Tp = ΣTxi +ΣTzi Txi là thời gian đèn xanh của pha i. Sau đó ta sẽ tính được tổng thời gian đèn xanh của các pha: ΣTxi = Tp - ΣTzi (1) Cao Văn Trường _ QG10_1051170069 Trang 1
  2. PHỤ LỤC B: TÍNH TOÁN CHU KỲ ĐÈN Thời gian đèn xanh cho từng pha được phân bố theo lưu lượng thiết kế của pha đó theo tỉ lệ như sau: Txi : Tx2 : = M1 : M2 (2) Giải hệ phương trình gồm các phương trình (1) và (2), ta sẽ được thời gian xanh của các pha. 2. Nút giao Ngã 4 Cách Mạng Tháng 8 – Nguyễn Thị Minh Khai Kiểu nút: đèn tín hiệu có thể điều chỉnh Lưu lượng PCU sơ bộ qua nút : Hình 1 Lưu lượng PCU nút giao Ngã 4 CMT8 – NTMK Pha đèn: gồm 2 pha. Pha 1 đường Cách mạng tháng 8 đi thẳng, rẽ phải, rẽ trái. Pha 2 đường Nguyễn thị minh khai đi thẳng, rẽ phải, rẽ trái. Cao Văn Trường _ QG10_1051170069 Trang 2
  3. PHỤ LỤC B: TÍNH TOÁN CHU KỲ ĐÈN Hình 2: Bố trí pha đèn nút giao Ngã 4 CMT8 – NTMK Tính thời gian chu kỳ đèn: sử dụng phương pháp xác định chu kỳ đèn tối ưu của WEBTER như sau: Top = = = 29.49 (s) chọn Top = 30 (s) Với Tv = 6 (s) gồm 2 pha đèn, thời gian chuyển 1 pha là 3(s) Y= 0.5253 lấy theo Bảng 1 “Lưu lượng xe PCU qua nút giao Ngã 4 CMT8 – NTMK” Bảng 1: Lưu lượng xe PCU qua nút giao Ngã 4 CMT8 – NTMK Lưu lượng xe Dòng bão Pha Hướng đi yi Y Mi (xe/h) hòa Si Nam đi thẳng rẽ phải, đi 1 212 1700 0.1247 thẳng rẽ trái 0.5253 Tây đi thẳng rẽ phải, đi 2 681 1700 0.4006 thẳng rẽ trái Tổng thời gian đèn xanh của 2 pha: ΣTxi = Tp - ΣTzi = 1.5*Top – Tv =1.5 *30 – 6 = 39 (s) → Tx1 + Tx2 = 39 (s) (3) Cao Văn Trường _ QG10_1051170069 Trang 3
  4. PHỤ LỤC B: TÍNH TOÁN CHU KỲ ĐÈN Thời gian đèn xanh cho từng pha: Tx1 : Tx2 = M1 : M2 = 212 : 681 = 0.3113 → Tx1 = 0.3113* Tx2 (4) Giải hệ phương trình gồm các phương trình (3) và (4), ta sẽ được thời gian xanh của các pha: Tx1 = 10 (s) , Tx2 = 29 (s). Vậy chu kỳ đèn được chọn là Tp = 66 (s) với Tx1 = 25 (s), Tx2 = 35 (s), Tv = 6 (s) 3. Nút giao Ngã 4 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Điện Biên Phủ Kiểu nút: đèn tín hiệu có thể điều chỉnh Lưu lượng PCU sơ bộ qua nút: Hình 3 Lưu lượng PCU nút giao Ngã 4 NKKN – ĐBP Cao Văn Trường _ QG10_1051170069 Trang 4
  5. PHỤ LỤC B: TÍNH TOÁN CHU KỲ ĐÈN Pha đèn: gồm 2 pha. Pha 1 đường Nam kỳ khởi nghĩa đi thẳng rẽ trái. Pha 2 đường Điện biên phủ đi thẳng, rẽ phải, rẽ trái. Hình 4: Bố trí pha đèn nút giao Ngã 4 NKKN – ĐBP Tính thời gian chu kỳ đèn: sử dụng phương pháp xác định chu kỳ đèn tối ưu của WEBTER như sau: Top = = = 29.64 (s) chọn Top = 30 (s) Với Tv = 6 (s) gồm 2 pha đèn, thời gian chuyển 1 pha là 3(s) Y= 0.5277 lấy theo Bảng 2 “Lưu lượng xe PCU qua nút giao Ngã 4 NKKN – ĐBP” Bảng 2: Lưu lượng xe PCU qua nút giao Ngã 4 NKKN – ĐBP Lưu lượng xe Dòng bão Pha Hướng đi yi Y Mi (xe/h) hòa Si Bắc đi thẳng, đi thẳng rẽ 1 613 1700 0.3606 trái 0.5277 Tây đi thẳng rẽ phải, đi 2 284 1700 0.1671 thẳng rẽ trái Tổng thời gian đèn xanh của 2 pha: Cao Văn Trường _ QG10_1051170069 Trang 5
  6. PHỤ LỤC B: TÍNH TOÁN CHU KỲ ĐÈN ΣTxi = Tp - ΣTzi =1.5* Top – Tv = 1.5*30 – 6 = 39 (s) → Tx1 + Tx2 = 39 (s) (5) Thời gian đèn xanh cho từng pha: Tx1 : Tx2 = M1 : M2 = 613 : 284 = 2.1585 → Tx1 = 2.1585 * Tx2 (6) Giải hệ phương trình gồm các phương trình (5) và (6), ta sẽ được thời gian xanh của các pha: Tx1 = 25 (s) , Tx2 = 13 (s). Vậy chu kỳ đèn được chọn là Tp = 56 (s) với Tx1 = 30 (s) , Tx2 = 20 (s), Tv = 6 (s) Cao Văn Trường _ QG10_1051170069 Trang 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2