intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phủ xanh mái dốc - biện pháp phòng chống xói mòn mang tính bền vững

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phát triển kinh tế luôn đi kèm với việc phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Nội dung bài viết tập trung giới thiệu giải pháp phủ xanh mái dốc bằng thảm thực vật tự nhiên và kết quả thử nghiệm trồng cỏ mái dốc ban đầu tại một số dự án gần đây ở Việt Nam và Thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phủ xanh mái dốc - biện pháp phòng chống xói mòn mang tính bền vững

  1. . 453 PHỦ XANH MÁI DỐC - BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG XÓI MÒN MANG TÍNH BỀN VỮNG Nguyễn Văn Thành1,*, Doãn Thị Trâm1, Lê Văn Nam1, Nguyễn Trí Thắng2 1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2 Công ty cổ phần Greeningcons *Tác giả chịu trách nhiệm: nguyenvanthanh@humg.edu.vn Tóm tắt Phát triển kinh tế luôn đi kèm với việc phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Khi xây dựng các cung đường giao thông kết nối các khu vực, vùng miền xa xôi với nhau phục vụ phát triển kinh tế của đất nước thường đi qua các khu vực đồi núi, đòi hỏi phải san bạt núi, phá vỡ cân bằng sinh thái tự nhiên... Thông thường, bề mặt mái dốc có thể được bảo vệ sớm thông qua giải pháp phun vẩy bê tông hoặc tạo thảm thực vật; được gia cố chống sạt lở sâu bởi các đinh, neo và hệ thống khung dầm bê tông; hoặc để thích ứng với tự nhiên. Giải pháp phủ xanh mái dốc bằng thảm thực vật tự nhiên là giải pháp được các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới áp dụng rộng rãi từ lâu, vừa có khả năng chống xói mòn bề mặt, vừa mang lại không gian xanh, giảm thời gian hồi phục tự nhiên và có chi phí tương đối thấp so với các giải pháp khác. Nội dung báo cáo tập trung giới thiệu giải pháp phủ xanh mái dốc bằng thảm thực vật tự nhiên và kết quả thử nghiệm trồng cỏ mái dốc ban đầu tại một số dự án gần đây ở Việt Nam và Thế giới. Từ khóa: bảo vệ mái dốc; phủ xanh; chống xói mòn; hồi phục tự nhiên; trồng cỏ. 1. Đặt vấn đề “Mái dốc” được tạo ra khi thi công các công trình đường bộ, trong trường hợp không được bảo vệ, nước mưa không thẩm thấu hết vào đất sẽ chảy trên bề mặt, theo thời gian hình thành các rãnh xói. Mặt khác nước mưa rơi xuống mặt đất sẽ tạo ra chấn động, cuốn theo đất khi trôi xuống gây ra xói mòn, từ đó phát sinh ra nguy cơ sạt lở bề mặt (Đoàn Dự án Jica, 2014). Cơ chế dẫn đến xói lở bề mặt mái dốc có thể giải thích đơn giản như hình 1. Hình 1. Tác động của nước mưa lên bề mặt đất trống dẫn đến xói mòn/sạt lở. Để giảm thiểu xói mòn đất đá trên bề mặt, giảm nguy cơ sụt trượt mái dốc..., có nhiều biện pháp khắc phục như xây lát đá gia cố bề mặt, thoát nước mặt, gia cố bề mặt bằng khối xây, bê tông phun, tấm lát bê tông… tuy nhiên giải pháp này không tạo được cảnh quan xanh, phục hồi hệ sinh thái đã mất. Việc phủ xanh bằng cỏ và thực vật được xem là biện pháp tối ưu đảm bảo về kỹ thuật, chi phí hợp lý, áp dụng đơn giản, mỹ quan và đặc biệt tạo cảnh quan xanh và phục hồi tự nhiên (Đoàn Dự án Jica, 2014). Phương pháp phủ xanh đã và đang được nghiên cứu, triển khai trên diện rộng ở các nước phát triển như: Hoa Kỳ, Anh, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... Công nghệ phủ xanh mái dốc nhen nhóm từ những năm 50 của thế kỷ 20 tại Nhật Bản, và những năm 60 thế kỷ XX tại các nước phương Tây.
  2. 454 Tại Việt Nam, công nghệ và giải pháp chống xói mòn, sạt lở mái dốc bằng biện pháp phủ xanh còn khá mới mẻ, song sau 35 năm đổi mới và đặc biệt trong vòng 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - hội giai đoạn 2011- 2020 được đề ra tại Đại hội lần thứ XI của Đảng, hệ thống hạ tầng giao thông Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ và “lột xác” để phát triển theo cấp số nhân, nên không thể nằm ngoài xu thế trên. Các tuyến quốc lộ được làm mới, hoặc mở rộng lên gấp nhiều lần so với trước. Từ lúc không có tuyến đường cao tốc, đến nay cả nước đã có gần 1.800 km đường cao tốc (Văn Nguyễn, 2021, Báo Laodong.vn). Tuy nhiên, đa phần các mái dốc ở Việt Nam đang để thích ứng với tự nhiên, hoặc được bảo vệ bởi lớp bê tông phun nhưng những rủi ro đi kèm theo đó như hiện tượng tích tụ nước phía dưới bề mặt lớp phủ bê tông, do có nước thấm từ phía trên xuống được tích tụ dần, cộng với khả năng thoát nước bề mặt hạn chế (thông qua những ống thoát nước với mật độ nhất định) nhất là vào cao điểm mùa mưa, làm cho nguy cơ tách lớp giữa lớp bê tông với đất nền, tăng tải lên lớp bê tông phun gây sạt lở rất lớn. Hình 2: Hình ảnh sạt lở tại một số tuyến đường vào mùa mưa (báo infonet.vietnamnet.vn và báo Pháp luật). Thảm thực vật có tác dụng làm giảm tốc độ dòng chảy (nhờ gốc và bộ lá cây); giảm tác động của hạt mưa lên phần đất bề mặt (nhờ bộ lá cây), trong khi đó, bộ rễ bám chặt vào mái dốc, liên kết đất đá với nhau, có tác dụng như các neo tự nhiên từ đó ngăn ngừa xói mòn, sạt lở (Masujiro, 1979), (William Wade Carr, 1975). a. Mái dốc khi chưa được phủ xanh b. Mái dốc sau khi được phủ xanh Hình 3. Tác động của hạt mưa lên bề mặt mái dốc [2][3]. 2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Một số nghiên cứu về tác dụng chống xói mòn của thảm thực vật Từ những năm 70 của thế kỷ 20, các nước phương Tây, điển hình là Canada, qua nghiên cứu thực nghiệm về bảo vệ tài nguyên rừng với việc kiểm soát chống xói mòn bằng thảm thực vật (nhờ phương pháp phun phủ hạt giống) của William Wade Carr đã cho thấy: với độ phủ thực vật trung bình 65%, thảm thực vật không chỉ thành công trong việc ngăn chặn xói mòn mà còn giữ các hạt đất bị rửa trôi từ khu vực khác mang đến (so với khu vực ô đất trống đối chứng, trong vòng 7 tháng, lượng đất bị xói mòn sâu trung bình 2,3 cm, tương ứng 256 m3 đất xói mòn trên mỗi kilomet đường) (William Wade Carr, 1975 ).
  3. . 455 Víctor Hugo Durán Zuazo đã chỉ ra rằng tốc độ xói mòn do nước giảm khi độ che phủ của thực vật tăng lên (hình 4). Hình 4. Mối quan hệ giữa tỷ lệ lớp phủ thực vật và dòng chảy tương đối bởi nhiều tác giả (Víctor Hugo Durán Zuazo, Carmen Rocío Rodríguez Pleguezuelo, 2007). Masujiro đã chỉ ra khả năng chống xói bề mặt ứng với lượng cây con trên mỗi đơn vị diện tích, theo đó, mật độ cây con trên/m2 càng lớn, tỷ lệ bị xói mòn càng giảm, hình 5. Hình 5. Mối quan hệ giữa số lượng cây và lượng đất chảy tràn (Masujiro, 1979). Cũng trong nghiên cứu của mình, ông chỉ ra lượng đất xói đối với hai độ dốc khác nhau (45 và 60o) khi để trống so với khi phủ lên bề mặt các vật liệu khác nhau dưới tác động của mưa o trong bảng 1; và khả năng chống xói của cây con theo độ che phủ, bảng 2. Theo đó, khi để đất trống sẽ bị xói mòn lớn nhất, vật liệu tự nhiên (rơm, xơ dừa...) có tác dụng chống xói tốt nhất; Cây con khi có độ bao phủ của lá rộng 7,5 cm (lúc đó coi tỷ lệ che phủ là 100%) trở lên thì lượng đất đá bị xói mòn trung bình là ít nhất (0%). ảng 1. Tỷ lệ đất bị xói mòn khi sử dụng các vật liệu khác nhau dưới tác động của mưa với các góc dốc khác nhau (Masujiro, 1979) Nội dung thử nghiệm Kết quả thử nghiệm Tỷ lệ Khoảng Góc nghiêng 45 độ Góc nghiêng 60 độ Mắt lưới Loại vật liệu che cách sợi Lượng đất Lượng đất (mm) Tỷ lệ Tỷ lệ phủ (mm) xói (g/m2) xói (g/m2) Thảm rơm 95,0 0,5x1000 6,0 32 0,9 35 0,9 Lưới Sora 79,8 vô định hình 0,05-0,5 187 5,3 230 5,3 Lưới Suji + Iren 30,0 10x3 20,0 952 27,2 3768 95,1 Lưới Jikinet 17,7 20x13 10,0 1889 54,0 2369 59,8 Lưới Geonet 27,3 10x10 10,0 2222 63,5 3811 96,2 Đất (trống) 0 0 0 3497 100 3962 100
  4. 456 ảng 2. So sánh độ phủ xanh và lượng xói mòn khi trồng cây roi nhỏ đỏ (Masujiro, 1979) Đường kính che phủ bề mặt (cm) 1,5 2,5 3,5 7,5 Mức độ che phủ (%) 37 60 91 100 Tổng lượng đất xói mòn (T/ha) 3,46 1,7 0,4 0 Tỷ lệ (%) 100 49 11 0 Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu đối với lớp đất mặt hồ Sông Trầu, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận cho thấy lượng đất xói mòn tăng theo góc dốc và có thể giảm 8 lần so với trước khi trồng cỏ; sức chống cắt của đất được tăng lên sau khi trồng cỏ. Riêng lực dính và góc ma sát của đất tăng 56% và 43% (Tuan Nghia Do, Lan Chau Nguyen, 2022). 2.2. Tính bền vững của phƣơng pháp chống xói mòn bằng thảm thực vật Với hiện trạng mái dốc khác nhau, như độ dốc, hình thái mái dốc (mái đào/mái đắp), độ cứng của đất đá, độ pH, điều kiện khí hậu, thời tiết, hàm lượng dinh dưỡng của đất… cũng như mục tiêu phủ xanh mà việc lựa chọn quần thể thực vật, phương pháp thi công phủ xanh… cũng khác nhau. Với nhiều địa hình có độ dốc lớn (trên 50 độ), đất đá có độ cứng cao, ít phong hóa thì phương pháp trồng thủ công nhiều khi không thể thi công được do khả năng trữ nước kém và bị rửa trôi nếu mưa to khi mà bộ rễ cây chưa kịp thích nghi với điều kiện mới (ở mái dốc). Nếu để mái dốc tự nhiên, hồi phục tự nhiên có thể diễn ra sau hàng chục năm, bắt đầu từ thực vật bậc thấp (rêu/địa y) cho đến khi tạo được rừng cây cao. Phủ xanh mái dốc nhân tạo bằng thảm thực vật có thể rút ngắn thời gian phục hồi tự nhiên đến vài năm, góp phần hoàn nguyên môi trường sống xanh, bền vững, hình 6 (Rontai Việt Nam, 2023). Hình 6. Trồng cỏ phủ xanh góp phần rút ngắn thời gian hồi phục tự nhiên. Việc lựa chọn quần thể thực vật phù hợp không những giúp chống xói mòn mà còn mang tính bền vững bởi sự sinh trưởng của quần thể thực vật, nhất là trong những điều kiện mái dốc không đáp ứng được sự sinh trưởng của thực vật, như có độ dốc cao. Tương quan giữa quần thể thực vật mục tiêu và độ dốc có thể lựa chọn theo bảng 3 (Hiệp hội Đường bộ Nhật Bản, 2020). ảng 3. Tương quan giữa độ dốc và quần thể thực vật mục tiêu Độ dốc Trạng thái sinh trưởng của thực vật - Độ dốc dưới 1:1,7 có thể kiến tạo hệ thực vật nhiều cây thân gỗ lớn. - Độ dốc từ 1:1,7 - 1:1,4 có thể mọc cây thân gỗ lớn tùy vào điều kiện chất đất Độ dốc < 1:1,4 của taluy và môi trường xung quanh. (dưới 35 độ) - Các loại cây bản địa có thể xâm nhập dễ dàng. - Thực vật sinh trưởng dễ dàng, nếu kiến tạo xong thảm thực vật thì xâm thực bề mặt hầu như không xảy ra. 1:1,4 - 1:1 - Cây gỗ trung bình và thấp chiếm ưu thế. Có thể kiến tạo quần thể thực vật (35 độ - 45 độ) được thảo mộc che phủ. 1:1 - 1:0,8 - Có thể kiến tạo hệ thực vật thấp bao gồm cây thân gỗ thấp và quần thể cỏ. (45 độ - 50 độ) - Hệ thực vật mục tiêu là quần thể cỏ. Chỉ trong trường hợp mái dốc ổn định, Độ dốc > 1:0,8 hoặc sử dụng phương pháp khác để ổn định mái dốc mới có thể phủ xanh. (trên 50 độ) - Giới hạn tối đa để phủ xanh là khoảng 70 độ.
  5. . 457 Trong việc chống xói mòn, thực vật được ưu tiên chọn thường là quần thể nhiều loại có tác dụng bổ trợ nhau trong quá trình sinh trưởng và phát triển; là những loại cây lâu năm, ít công chăm sóc bảo dưỡng. Cỏ họ lúa có bộ rễ phát triển với cách thức phát triển rễ nhiều hướng khác nhau, sinh trưởng cả theo phương dọc và phương ngang sẽ giữ đất chống xói mòn, mặt khác lá sinh trưởng nhanh sẽ giúp che phủ toàn bộ bề mặt mái dốc taluy. Loại cỏ bò lan thân thấp, thân lan trên mặt đất, phát triển mạnh theo phương ngang sẽ che phủ phần đất trống, làm giảm tác động hạt mưa gây xói mòn. Cỏ họ đậu có những nốt sần trong rễ cây sẽ cố định đạm trong đất, mặt khác, thân và lá cây khi chết sẽ tạo lớp hữu cơ tạo độ tơi xốp và là nơi cư trú, sinh trưởng cho các thực vật, vi sinh vật, góp phần cải tạo đất, giúp tăng khả năng phục hồi tự nhiên. Quá trình sinh trưởng này có thể được tóm tắt qua hình 7. Hình 7. Quá trình sinh trưởng của thực vật (Greeningcons., JSC, 2023). 3. Kết quả áp dụng trồng cỏ phủ xanh tại một số dự án Kết quả phủ xanh mái dốc ở một số công trình tại Nhật Bản cho thấy thảm thực vật đã sinh trưởng và tồn tại khá tốt và lâu dài cùng các công trình giao thông đường bộ, phần mái dốc không xuất hiện hiện tượng xói mòn, hình 8. Hình 8. Một số công trình phủ xanh tại Nhật Bản qua nhiều năm thi công (Rontai Việt Nam, 2023). Nhiều trường hợp thực tế gặp phải khi thi công phủ xanh mái dốc tại Việt Nam, mái dốc có độ dốc cao (trên 55 độ) và bề mặt đất đá cứng (trên 28 mm), tuy có độ pH phù hợp cho thực vật phát triển nhưng không thể áp dụng phương pháp trồng thủ công, và thực tế cho thấy sau nhiều năm (3 - 4 năm) tạo bề mặt mái dốc, thực vật cũng không thể phát triển tự nhiên, bề mặt mái dốc vẫn là đất trống, thậm chí, sau nhiều mùa mưa đã có dấu hiệu bị xói mòn hình thành những rãnh sâu trên bề mặt mái dốc hình 9 (Greeningcons., JSC, 2023), (Rontai Việt Nam, 2023).
  6. 458 Hình 9. Tương quan giữa khu vực được trồng cỏ phủ xanh thử nghiệm và khu vực để tự nhiên của cùng một taluy tại hiện trường Phổ Yên, Thái Nguyên. Hiện trường mái dốc tại một số dự án tại Việt Nam cho thấy, khu vực thi công trồng cỏ phủ xanh có sự khác biệt hoàn toàn với phần còn lại của cùng một mái cơ của mái dốc sau gần 18 tháng thi công và vẫn đảm bảo sự sinh trưởng của quần thể thực vật, hình 10 (Greeningcons., JSC, 2023), (Rontai Việt Nam, 2023). a. Phổ Yên, Thái Nguyên b. Cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới c. Đồi Tỉnh ủy, TP Hà Giang d. Tuyến tránh TP. Kontum e. Vân Đồn, Quảng Ninh Hình 10. Một số dự án trồng cỏ phủ xanh theo thời gian tại Việt Nam.
  7. . 459 Mái dốc ở các dự án minh họa ở trên có thể được chia thành 2 nhóm: - Mái dốc đắp (tại đồi Tỉnh ủy TP. Hà Giang): mái dốc có độ dốc thoải (dưới 30 độ); độ cứng của đất yếu đến trung bình (15 - 22 mm); phương án lựa chọn là phun phủ hạt giống (ở loại mái này, có thể dùng phương án trồng cỏ thủ công, nhưng sẽ tốn nhân lực thi công, hoặc mật độ cây/m2 không cao bằng giải pháp trồng bằng hạt). - Mái dốc đào (tại Thái Nguyên, Kon Tum, Quảng Ninh): mái dốc ở các dự án trên đều có điều kiện bất lợi cho thực vật phát triển, là đá phong hóa một phần, nhiều khe nứt nẻ nhỏ, có độ cứng lớn (trên 33 mm); độ dốc cao (trên 50 độ); phương án được lựa chọn là dùng các tấm giá thể dạng lưới có gắn sẵn hạt giống (loại mái này khó có thể trồng thủ công bằng hom, do đá cứng, dốc). Các khu vực trên đều có khí hậu khá khắc nghiệt, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô kèm theo nhiệt độ thấp có thể làm nhiều loại cỏ (có thể gieo bằng hạt) bị héo hoặc chậm phát triển. Ngược lại, mùa mưa có thể gây trôi các hạt giống, dưỡng chất, cây con trên bề mặt, nhất là ở các mái đá (rễ khó phát triển sâu vào trong bề mặt mái dốc) và độ dốc cao (do tỷ lệ bám của rễ vào bề mặt bị giảm đi). Do quần thể cỏ tại mái dốc đòi hỏi ít công chăm sóc bảo dưỡng và bền vững nên các dự án trên sử dụng quần thể cỏ là sự kết hợp 3 loại cỏ, bao gồm cỏ họ lúa, cỏ họ đậu và cỏ bò lan - là các loại cỏ lâu năm, là những loại cỏ chịu được thời tiết khí hậu khắc nghiệt như chịu hạn, chịu lạnh... có thể bổ trợ nhau sinh trưởng và chống xói mòn. Cỏ họ lúa có bộ rễ phát triển với cách thức phát triển rễ nhiều hướng khác nhau, sinh trưởng cả theo phương dọc và phương ngang sẽ giữ đất chống xói mòn, mặt khác lá sinh trưởng nhanh sẽ giúp che phủ toàn bộ bề mặt mái dốc taluy. Loại cỏ bò lan thân thấp, lan trên mặt đất, phát triển mạnh theo phương ngang sẽ che phủ phần đất trống, làm giảm tác động hạt mưa gây xói mòn. Cỏ họ đậu có những nốt sần trong rễ cây sẽ cố định đạm trong đất, mặt khác, thân và lá cây khi chết sẽ tạo lớp hữu cơ tạo độ tơi xốp và là nơi cư trú, sinh trưởng cho các thực vật, vi sinh vật, góp phần cải tạo đất, giúp tăng khả năng phục hồi tự nhiên. 4. Kết luận Phủ xanh bằng thảm thực vật tự nhiên để hoàn nguyên các mái dốc taluy được các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới quan tâm nghiên cứu, hoàn thiện từ nhiều năm, nhưng ở Việt Nam lĩnh vực này còn khá mới mẻ, hoặc chưa được quan tâm đúng mức trong việc hoàn nguyên, phục hồi tự nhiên. Tuy bước đầu thực hiện tại một số dự án phủ xanh đã có những kết quả khả quan, nhưng cũng cần có những nghiên cứu chuyên sâu, hoàn thiện công nghệ và phương án phủ xanh phù hợp, đặc biệt là phương án cho các công trình có khối lượng phủ xanh lớn, điều kiện khó khăn cho thực vật sinh trưởng... để có thể xây dựng tiêu chuẩn về bảo vệ mái dốc, tiến tới áp dụng đại trà trong các công trình, góp phần hồi phục và bảo vệ tự nhiên. Lời cảm ơn Nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Công ty Rontai Việt Nam, Công ty cổ phần Greeningcons đã tạo điều kiện, chia sẻ dữ liệu thực tế thi công phủ xanh một số dự án ở Việt Nam và Nhật Bản để bản báo cáo được hoàn thiện. Tài liệu tham khảo Đoàn Dự án Jica, 2014. Sổ tay Kỹ thuật bảo dưỡng đường bộ - Dự án tăng cường năng lực bảo trì đường bộ tại Việt Nam, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (bộ Giao thông Vận tải) và Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). Greeningcons., JSC, 2023. Tài liệu lưu hành nội bộ. Rontai Việt Nam, 2023. Tài liệu lưu hành nội bộ. Hiệp hội Đường bộ Nhật Bản, 2020. Tiêu chuẩn bảo vệ mái dốc đào. Nhà xuất bản Maruzen.
  8. 460 Masujiro, 1979. Công nghệ xanh hóa. Công ty TNHH xuất bản Murasakimori Kita. Tuan Nghia Do, Lan Chau Nguyen, 2022. Investigation of slope protection using vegetation: a case study in Ninh Thuan province, Vietnam. The 4th International Conference on Sustainability in Civil Engineering. Victor Hugo Durán Zuazo, Carmen Rocío Rodríguez Pleguezuelo, 2007. Soil-erosion and runoff prevention by plant covers. A review. INRA, EDP Sciences. William Wade Carr, 1975. Hydroseeding of forest road slopes for erosion control and resource protection.The university of British Columbia, Canada. Greening slopes - Sustainable erosion prevention measures Nguyen Van Thanh1,*, Doan Thi Tram1 , Le Van Nam1 , Nguyen Tri Thang2 1 Hanoi University of Mining and Geoolgy 2 Greeningcons Joint stock company *Corresponding author: nguyenvanthanh@humg.edu.vn Abstract Economic development is always accompanied by infrastructure development, especially transport infrastructure. When building roads connecting remote regions and regions together to serve the country's economic development, we often go through mountainous areas, requiring mountain leveling, breaking the ecological balance, natural ecology... Usually, the slope surface can be protected early by placing concrete or creating vegetation; reinforced against deep erosion by foundations, anchors and concrete girder frames; or adapted to nature. The solution of greening slopes with natural vegetation is a solution widely applied by developed countries in the region and the world for a long time, both capable of preventing surface erosion and providing green space,… reduce the natural restoration time and has a relatively low cost compared to other solutions. The content of the report focuses on introducing the solution of greening slopes with natural vegetation and the initial results of planting slope grass in some recent projects in Vietnam and the world. Keywords: slope protection, slope greening, erosion control, natural restoration, grass planting.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2