intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phú Yên: Giải pháp phòng trị bệnh phát sáng trên tôm nuôi

Chia sẻ: Luân Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

159
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đầu năm, tại vùng nuôi tôm của tỉnh Phú Yên xuất hiện nhiều đợt không khí lạnh, cộng thêm nguồn giống tôm không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, tôm ăn yếu, tiêu tốn nhiều thức ăn nhưng chậm lớn, còi cọc. Hiện nay, do ảnh hưởng của những ngày nắng nóng kéo dài nên tôm bị phát sáng rải rác. Để cung cấp kịp thời cho bà con giải pháp khắc phục sự cố này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết: “Thành công của giải pháp phòng trị bệnh phát sáng trên tôm nuôi”. Bệnh phát sáng xảy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phú Yên: Giải pháp phòng trị bệnh phát sáng trên tôm nuôi

  1. Phú Yên: Giải pháp phòng trị bệnh phát sáng trên tôm nuôi Đầu năm, tại vùng nuôi tôm của tỉnh Phú Yên xuất hiện nhiều đợt không khí lạnh, cộng thêm nguồn giống tôm không đảm bảo ti êu chuẩn chất lượng, tôm ăn yếu, tiêu tốn nhiều thức ăn nhưng chậm lớn, còi cọc. Hiện nay, do ảnh hưởng của những ngày nắng nóng kéo dài nên tôm bị phát sáng rải rác. Để cung cấp kịp thời cho bà con giải pháp khắc phục sự cố này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết: “Thành công của giải pháp phòng trị bệnh phát sáng trên tôm nuôi”. Bệnh phát sáng xảy ra ở các giai đoạn phát triển của tôm. Ở giai đoạn ấu tr ùng trong các bể ấp, giai đoạn ương trong các trại giống có thể gây chết từ rải rác đến hàng loạt. Trong các ao nuôi tôm thương phẩm, tôm bị phát sáng chết ở đáy ao, số lượng ít hay nhiều tùy mức độ cảm nhiễm của dịch bệnh. 1. Triệu chứng bệnh: Trong các ao nuôi thương phẩm, tôm bị bệnh phát sáng bơi lội không bình thường, không định hướng, một số con dạt vào bờ, chết ở đáy ao. Tôm bị nhiễm bệnh có đặc điểm chung: Vỏ, thân có màu bẩn, cơ bắp có màu đục, gan teo, khả năng bắt mồi giảm, đường ruột rỗng, phản xạ chậm chạp. Tôm nhiễm bệnh phát ra ánh sáng màu xanh trong bóng tối. 2. Nguyên nhân: Đây là bệnh nhiễm khuẩn thuộc nhóm Vibrio. Vi khuẩn phát sáng gây bệnh tôm có nhiều loài, trong đó nguy hiểm nhất là Vibrio harveyi, nó có
  2. cơ quan đặc biệt sản sinh ra chất phát sáng, do đó nếu môi trường nước hoặc gan tôm có nhiều vi khuẩn sẽ thấy nước phát sáng hoặc các chấm sáng lăn tăn khi trời tối, khi tôm bơi lội sẽ phát sáng ở khu vực đầu do vi khuẩn Vibrio harveyi ở gan tôm tạo ra. Vi khuẩn phân chia tế bào rất nhanh ở độ mặn từ 0 – 40 ‰, đặc biệt khi nhiệt độ nước tăng cao. Do đó dịch bệnh thường xảy ra khi hội tụ cả hai yếu tố độ mặn, nhiệt độ cao cùng một lúc. Ngoài ra, vi khuẩn Vibrio harveyi cũng phát triển nhanh ở môi trường nước có hàm lượng hữu cơ cao, ôxy hòa tan thấp. 3. Kỹ thuật phòng trị: Để phòng trị bệnh phát sáng trên tôm nuôi cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau: - Hạ độ mặn: Vi khuẩn Vibrio harveyi phát triển mạnh ở môi trường có độ mặn từ 20 – 30 ‰, nếu độ mặn giảm thấp còn 5 – 7 ‰ mật độ vi khuẩn giảm rõ rệt. Do đó cần hạ độ mặn để ức chế sự phát triển của vi khuẩn phát sáng. - Nhiệt độ nước: Để ổn định nhiệt độ nước trong ao nuôi cần nâng cao độ sâu mức nước khoảng 1,2 mét, giữ màu nước ổn định, độ trong 30 – 40 cm. Màu nước như mái nhà che cho tôm nuôi, hạn chế sự tăng nhiệt khi nắng nóng, tích nhiệt khi mặt trời chiếu sáng, tản nhiệt chậm vào ban đêm, có tác dụng làm ổn định nhiệt độ nước, hạn chế gây “sốc” tôm. - Làm giảm chất hữu cơ trong nước: Trước khi xuống giống phải cải tạo ao nuôi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, thay bớt lớp bùn đáy, bón vôi, phơi khô để tiêu diệt mầm bệnh, gây màu nước bằng phân sinh học Bio Compost (sản phẩm chế biến từ phân trùn), liều lượng 6 – 10 kg/1.000 m3 để ổn định tảo, ổn định các yếu tố môi trường ao nuôi, phát triển nhóm tảo lục nhằm khống chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio harveyi. Trong quá trình nuôi cần quản lý tốt thức ăn, thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn qua nhá (sàng), điều chỉnh mức độ cho ăn hợp lý, không thiếu
  3. làm ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi, không thừa, vừa lãng phí vừa làm tăng lượng hữu cơ ở nền đáy tạo điều kiện vi khuẩn Vibrio harveyi phát triển gây bệnh tôm. - Sử dụng hóa chất diệt khuẩn trong nước: Việc sử dụng hóa chất có tác dụng làm giảm lượng vi khuẩn nhưng chỉ hiệu quả trong một thời gian ngắn. Sử dụng các hóa dược có thành phần chính Iodine (*), liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Tuy nhiên, khi thuốc hết tác dụng thì các vi khuẩn này càng phát triển nhanh về số lượng, vì vậy sau khi sử dụng thuốc diệt khuẩn 24 – 48 giờ cần sử dụng chế phẩm sinh học E.M, liều lượng: 2 - 4 lít/1.000 m3, định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần, mục đích: Dùng các vi sinh vật có lợi trong E.M ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh tôm, bảo vệ môi trường ao nuôi. - Sử dụng kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh trị bệnh phát sáng chỉ có kết quả khi phát hiện bệnh sớm, xử lý kịp thời, đúng thuốc, đúng liều lượng vì ở giai đoạn này tôm còn ăn thức ăn, khả năng đưa thuốc vào cơ thể tôm có thể thực hiện được. Các loại kháng sinh, liều lượng, thời gian sử dụng: + Oxytetracyline + Bactrim (tỷ lệ 1:1): Nồng độ từ 1 – 3 ppm (g/m3). + Erytromycine + Rifamycine (tỷ lệ 5:3): Nồng độ từ 1 – 2 ppm (g/m3). + Erytromycine + Bactrim (tỷ lệ 1:1): Nồng độ từ 1 – 3 ppm (g/m3). + Thời gian: 5 – 7 ngày. - Dùng vi khuẩn chống lại vi khuẩn: Sau đó phải bù đắp, bổ sung các vi khuẩn có lợi, sử dụng các vi khuẩn này để chống lại vi khuẩn gây phát sáng, dùng men vi sinh ProBio F2, cho tôm ăn ngày 1 đến 2 lần, liều lượng 2 – 3 g/kg thức ăn, trộn áo bằng Biozym (dung dịch thủy phân từ trùn quế), liều lượng 1 kg Biozym cho 50 – 60 kg thức ăn, mục đích: Ổn định hệ men đường ruột của tôm nuôi, bổ sung vi sinh vật có lợi Lactobacillus sporogenes ngăn chặn sự xâm nhập, phát triển của
  4. các vi khuẩn gây bệnh tôm. - Sử dụng thức ăn chất lượng cao, bổ sung vitamin tăng sức đề kháng cho tôm nuôi: Trộn vitamin với thức ăn chất lượng cao, cho tôm ăn thường xuyên sẽ giúp tôm khỏe mạnh, lột xác tốt, nhanh lớn. Do đó; bổ sung vitamin vào những thời điểm vùng nuôi bị bệnh dịch, tôm bị “sốc , ăn yếu là rất cần thiết, bổ ích. Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho biết: Bổ sung vitamin C, E sẽ góp phần tăng sức đề kháng cho động vật thủy sinh. 4. Lưu ý: Các trường hợp phát sáng trong ao nuôi do nước phát sáng hay tảo phát sáng chỉ cần hạ độ mặn, diệt khuẩn, giữ môi tr ường ao nuôi trong sạch, ổn định tảo bằng phân sinh học Bio Conpost, bảo vệ môi tr ường bằng E.M thì việc xử lý phát sáng sẽ thành công, không phải sử dụng kháng sinh. 5. Nhận xét: Năm nay, tuy bà con nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trước hiện tượng phát sáng nhưng các hộ thực hiện giải pháp trên đều đạt hiệu quả cao, ổn định, tiêu biểu có thể nói đến hộ ông Lương Công Toàn, phường Phú Đông TP Tuy Hòa, kết quả vụ nuôi lãi hơn 200 triệu đồng sau gần 4 tháng nuôi (Đối tượng nuôi: Tôm Chân trắng, diện tích ao nuôi: 3.500 m2, ngày xuống giống: 29/12/2010, số lượng giống thả: 600.000 con, ngày thu hoạch: 27/4/2011, sản lượng: 6,8 tấn. cỡ tôm: 72 con/kg, giá bán: 104.000 đồng/kg, doanh thu: 707.200.000 đồng). 6. Kết luận: Trong điều kiện môi trường không thuận lợi, khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường sẽ có nhiều tác động xấu đến hoạt động sống, gây bệnh cho động vật thủy sinh, việc xử lý thường rất khó khăn, tốn kém, gây căng thẳng cho bà con trong suốt vụ nuôi. Vì vậy, nên chọn nguồn giống sạch, xử lý đảm bảo các yêu cầu trên, xử lý sớm, kịp thời thì vụ nuôi mới ổn định, hiệu quả. (*): Dùng Iodine có tác dụng diệt khuẩn tương đương với các loại hóa chất khác như Chlorine, Formalin … nhưng có ưu điểm ảnh hưởng rất ít tới môi trường,
  5. không gây mất tảo …
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2