intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp biểu đạt cảm xúc con người thông qua hình ảnh động vật

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Phương pháp biểu đạt cảm xúc con người thông qua hình ảnh động vật được thực hiện với mục đích nâng tầm hiểu biết của mọi người về mối quan hệ gần gũi giữa con người và động vật trong cuộc sống hằng ngày bằng phương pháp biểu đạt cảm xúc của con người thông qua các hình ảnh động vật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp biểu đạt cảm xúc con người thông qua hình ảnh động vật

  1. PHƯƠNG PHÁP BIỂU ĐẠT CẢM XÚC CON NGƯỜI THÔNG QUA HÌNH ẢNH ĐỘNG VẬT Đỗ Tuyết Nhi, Trần Thị Thu Kiều, Võ Hà Trúc Chi, Võ Thị Ánh Tuyết* Khoa Nhật Bản Học, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Đoàn Hương Thủy, GV. Đoàn Thị Minh Nguyện TÓM TẮT Mối liên hệ thân thiết, gắn bó giữa con người và động vật đã được nhắc đến đến và thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau nhưng lại chưa đề cập đến yếu tố cảm xúc của con người được lồng ghép trong đó. Bài nghiên cứu này được chúng tôi thực hiện với mục đích nâng tầm hiểu biết của mọi người về mối quan hệ gần gũi giữa con người và động vật trong cuộc sống hằng ngày bằng phương pháp biểu đạt cảm xúc của con người thông qua các hình ảnh động vật. Cùng với quá trình tìm kiếm, nguyên cứu trong kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ có các hình ảnh động vật chứa đựng cảm xúc của con người ở hai nền văn hóa Việt Nam và Nhật Bản, chúng tôi tiến hành so sánh đối chiếu, rút ra nhận xét về lối tư duy, ý nghĩa của các loài động vật trong cuộc sống thông qua các sắc thái, cảm xúc của động vật nằm trong các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đó. Từ khóa: cảm xúc, con người, động vật, thành ngữ, tục ngữ. 1. TỔNG QUAN VỀ THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ CÓ SỰ BIỂU LỘ CẢM XÚC CON NGƯỜI THÔNG QUA HÌNH ẢNH ĐỘNG VẬT 1.1 Khái niệm thành ngữ, tục ngữ 1.1.1 Khái niệm thành ngữ Tác giả Nguyễn Văn Hằng đã định nghĩa như sau: “Thành ngữ là một loại cụm từ đặc biệt có cấu trúc bền chặt (cố định), có vần điệu và thành phần ngữ âm đặc biệt. Nghĩa của thành ngữ không chỉ suy ra từ tổng ý nghĩa của các thành tố thành ngữ nó. Thành ngữ có nghĩa bóng, nghĩa hình ảnh, nghĩa khái quát, thường có kèm theo giá trị biểu cảm – Thành ngữ thường dùng để định danh những hiện tượng của hiện thực và thường hoạt động trong câu với tư cách là một bộ phận cấu thành của nó.” Hai tác giả Masuoka Takashi và Takubo Yukinori cũng đã cho rằng: “Thành ngữ là một cụm từ được tạo thành từ nhiều từ khác nhau, có kết cấu cố định, và mang một ngữ nghĩa đặc trưng. Trong thành ngữ, nghĩa của từ không được phản ánh trực tiếp trong nghĩa của toàn bộ cụm từ.” Tóm lại thành ngữ tiếng Việt là tổ hợp những từ cố định, có sẵn trong vốn từ vựng, kết cấu bền chặt, khó phá 3459
  2. vỡ và mang tính gợi hình, gợi tả. Còn trong thành ngữ tiếng Nhật thì lại có hình thức là một cụm từ hoặc một câu, có kết cấu cố định và mang ngữ nghĩa đặc trưng riêng. 1.1.2 Khái niệm tục ngữ Trong cuốn “Nihongo Kyoiku Jiten” (Từ điển dạy tiếng Nhật), các tác giả đã khái quát về tục ngữ như sau: “Tục ngữ là những câu nói đơn giản được nhiều người truyền miệng từ thời xa xưa, một tục ngữ điển hình có nguyên tắc là phải thể hiện được một nội dung là lời giáo huấn hoặc châm biếm dưới hình thức là một câu.” Ta thấy tục ngữ tiếng Việt là một thể loại văn học dân gian mà chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm, tri thức dưới những câu nói ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh, dễ nhớ, dễ truyền. Tục ngữ tiếng Nhật là những câu nói đơn giản được nhiều người truyền miệng từ thời xa xưa, một tục ngữ điển hình có nguyên tắc là phải thể hiện được một nội dung là lời giáo huấn hoặc châm biếm dưới hình thức là một câu. 1.1.3 Thành tố chỉ động vật trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt và tiếng Nhật Thành ngữ chứa thành tố chỉ động vật được hiểu là những thành ngữ mà trong thành phần của chúng có những từ chỉ con vật. Tục ngữ chứa thành tố chỉ động vật là những tục ngữ mà trong thành phần của chúng có những từ chỉ con vật. 1.1.4 Khái niệm chung về cảm xúc Cảm xúc là phản ứng tình cảm chủ quan mạnh của con người và động vật cao cấp phát sinh khi nhận được kích thích từ bên ngoài và bên trong cơ thể. Cảm xúc là một trong những hình thức phản ánh thực tế khách quan trong bộ não và được biểu hiện bằng thái độ của người và động vật với sự vật và các hiện tượng xung quanh. Cảm xúc kèm theo biểu hiện sinh lí (thay đổi sắc mặt, nhịp tim, nhịp thở, hoạt động của các tuyến nội tiết, trạng thái cơ thể) và trạng thái tâm lí. Cảm xúc đơn giản nhất là cảm giác bẩm sinh do tác nhân có ý nghĩa quan trọng đối với tồn tại của cơ thể (thức ăn, nhiệt độ, đau, vv.). Cảm xúc có ý nghĩa quan trọng đối với sự tích luỹ kinh nghiệm của cá thể, cho phép con người và động vật tập nhiễm những tập tính có ích, tránh được điều bất lợi cho cơ thể. (Theo Viện từ điển học và Bách Khoa Thư Việt Nam). Năm 1970 nhà Tâm lý học Paul Eckman đã xác định đươc 6 loại cảm xúc cơ bản là: Hạnh phúc, Nỗi buồn, Sợ hãi, Ghê tởm, Giận dữ, Ngạc nhiên. Các loại cảm xúc này trong quá trình kết hợp và pha trộn các cảm xúc khác nhau sẽ tạo ra các chiều hướng cảm xúc chính là: cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực. Cảm xúc tích cực là những cảm xúc mang lại niềm vui, sự hài lòng, sự dễ chịu của con người và cảm xúc tiêu cực thì ngược lại, nó là những cảm xúc không vui, buồn bã, đau khổ, tổn thương gợn lên trong con người, làm suy giảm sự tự tin, tinh thần của con người. 2. BIỂU HIỆN CẢM XÚC CỦA CON NGƯỜI THÔNG QUA HÌNH ẢNH ĐỘNG VẬT DỰA VÀO THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ 2.1 Hình ảnh con cá 3460
  3. Trong những thành ngữ có hình ảnh con cá thì chúng ta thấy được cá là hình ảnh con vật quen thuộc, gần gũi đối với con người, không chỉ là nguồn lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, mà nó còn mang lại giá trị kinh tế cao. Vì vậy, hình ảnh của nó đã được người dân ta đưa vào trong các câu thành ngữ, tục ngữ. Trong câu “cá nước sum vầy” nhằm mục đích mô phỏng lại cảnh tượng đoàn viên, sum họp. Qua đó, thể hiện được cảm xúc hạnh phúc của từng cá nhân trong tập thể đó. Với câu “như cá gặp nước”, về nghĩa đen thì câu này ám chỉ sự tương ngộ giữa cá và nước, còn về nghĩa bóng thì nó biểu thị sự hạnh phúc của ai đó khi gặp được điều may mắn trong công việc, tình yêu hay cuộc sống. Ngoài việc sử dụng hình ảnh con cá để thể hiện những niềm vui trong cuộc sống, nó còn được sử dụng với những mục đích khác mang ý nghĩa tiêu cực. Ví dụ ta có câu “cá mè một lứa” hàm ý ám chỉ những cá nhân hợp tác với nhau nhằm mục đích trục lợi gây hại cho người khác. 2.2 Hình ảnh con trâu, bò Bước chân đến mỗi cánh đồng hay thôn xóm, bản làng Việt Nam, hình ảnh con trâu hiện ra thân thuộc như một dấu ấn báo hiệu xứ sở quê hương, dân tộc. Không biết từ bao giờ, hình ảnh con trâu, bò đã trở nên quen thuộc, gần gũi với người dân Việt Nam như vậy. Từ đó, hình ảnh những con trâu, bò cũng được đưa vào thành ngữ, tục ngữ của ta như một điều gì đó hiển nhiên. Trong câu “trâu cày ghét bò buộc” đã nói lên sự tị nạnh, ghen ghét về quyền lợi nghĩa vụ giữa người với người. Ngoài việc nói về sự ghen ghét của con người thì bên cạnh đó hình ảnh con trâu cũng được đưa vào các câu thành ngữ, tục ngữ nhằm chỉ ám chỉ sự thái độ thờ ơ không quan tâm đến lời của người khác nói, cho dù có nói gì thì không quan tâm và để mắt đến như câu: “Đàn gãi tai trâu”. 2.3 Hình ảnh con gà Từ xa xưa, theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, con gà đã xuất hiện trong những bức tranh Đông Hồ, trở thành một biểu tượng cho một nét văn hóa thời xưa. Không những vậy con gà còn xuất hiện trong đời sống con người, rất gần gũi thân quen. Hình ảnh con gà nói lên nhiều cảm xúc tiêu cực ví dụ điển hình như “Giết gà dọa khỉ” ý muốn biểu thị sự sợ hãi, trừng phạt một cá nhân sẽ gián tiếp làm cho một cá nhân khác hoảng sợ. “Gà tức nhau ở tiếng gáy” biểu thị sự ghen ghét, lòng đố kỵ giữa hai cá thể người với người qua một khía cạnh nào đó trong cuộc sống. Bên cạnh đó, hình ảnh con gà được thể hiện sự may mắn ví dụ như “Chăn nuôi vừa khéo vừa khôn, quanh năm gà lợn xuất chồng quanh năm” ý muốn nói đến sự may mắn của người nông dân khi nuôi con vật trở nên béo tốt và bán được quanh năm. 3. SO SÁNH CÁC TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT CÓ YẾU TỐ BIỂU LỘ CẢM XÚC TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ NHẬT – VIỆT 3.1 Sự giống nhau Do cùng là các nước châu Á với nhau, chúng ta dễ dàng bắt gặp được những nét tương đồng trong văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản. Cả hai đều chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc, đặc biệt là chữ Hán. Nền văn 3461
  4. minh của cả hai nước đều là văn minh lúa nước, thể hiện rõ trong văn hóa ẩm thực của cả hai. Với những gì đã nói ở trên, ta có thể khẳng định rằng văn hóa Việt Nhật có sự tương đồng rõ rệt từ nhiều khía cạnh. Từ đó, ta có thể dễ dàng nhận thấy được sự giống nhau trong việc hình thành và sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong đời sống của người dân Nhật Việt. 3.1.1 Cảm xúc tích cực Người Nhật và người Việt đều dùng hình ảnh con cá để nói về niềm hân hoan, vui sướng khi gia đình quay quần bên nhau 魚 の 水 を 得 た よ う(sakana no mizu wo etayou); 水を得た魚のよう(mizu wo etasakana no you) và 水魚の交わり(suigyo no majiwari) có nghĩa là như cá gặp nước. Cùng với đó là câu “cá nước sum vầy” của người Việt Nam. Cả hai đều mang sắc thái vui vẻ, tích cực đối với sự sum vầy trong cuộc sống. 3.1.2 Cảm xúc tiêu cực Cả người Nhật Bản và Việt Nam đều dùng những câu thành ngữ, tục ngữ về cảm xúc động vật để nói về cảm xúc con người. Và trong cảm xúc tiêu cực, Nhật Bản và Việt Nam dùng các con vật sau để để biểu đạt. Đối với loài khỉ, trong tục ngữ Nhật Bản có câu “猿 の尻笑い (saru no shiriwarai)” có nghĩa là “khỉ chê khỉ đỏ đít” để nói về thói tự phụ của con người, cười chê người khác trong khi bản thân cũng không khác gì họ. Việt Nam ta cũng có những câu tương tự để nói về vấn đề này như: “chó chê mèo lắm lông”, “mèo chê mèo dài đuôi”,.. Trong khi chúng ta sử dụng hình ảnh chó, mèo để nhấn mạnh thì người Nhật lại sử dụng hình ảnh con khỉ. Khi gặp một việc gì đó gây cho ta cảm xúc sợ hãi thì người Việt ta có câu “như đĩa phải vôi” còn người Nhật lại có câu “蛭に塩_hiru ni shio = Như đỉa phải muối”. Cả hai đều sử dụng hình ảnh con đĩa để nói về sự sợ hãi. 3.2 Sự khác nhau Ngoài những mặt giống nhau đã nêu trên, thì văn hóa của Việt Nam và Nhật Bản cũng có những bản sắc riêng, tạo ra sự khác biệt với nhau và dễ dàng phân biệt trong mắt bạn bè thế giới. Mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều có một lối tư duy về các sự vật, hiện tượng khác nhau cho nên đối với cách nhìn nhận về các loài động vật thì Việt Nam và Nhật Bản cũng chỉ mang nét tương đồng. 3.2.1 Hình ảnh loài chim, gia cầm Trong thành ngữ, tục ngữ Nhật Bản, người Nhật dùng hình ảnh của chim để nói về hình ảnh của sự tự do, tự tại, như trong câu “怠け者の足から鳥が起つ” (chim bay từ chân kẻ lười biếng), thì trong tục ngữ Việt Nam, hình ảnh về loài chim như một con vật có tính bầy đàn, đôi lúc lại như một kẻ giả dối, ngu ngốc, chỉ biết ganh tỵ lẫn nhau, được thể hiện trong câu “Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn”. 3.2.2. Hình ảnh con ngựa 3462
  5. Trong thành ngữ, tục ngữ Nhật Bản, loài ngựa đôi khi hiện lên với hình ảnh của một kẻ tiểu nhân, gian xảo, như trong câu “噛む馬はしまいまで噛む” (con ngựa bất kham đến cùng), đôi khi hình ảnh con ngựa lại là một hình ảnh tốt, rất anh dũng, tốt đẹp, “夕立は馬の背を分ける” (buổi tối ngăn cách trên lưng ngựa”), còn trong tục ngữ Việt Nam con ngựa cũng có 2 mặt tốt xấu như thế. Mặt tốt của loài ngựa thể hiện qua những câu như “Mã đáo thành công” – thể hiện về sự may mắn, tốt lành của loài vật này - hay “Thẳng như ruột ngựa” – dùng để nói về những người tính tình thẳng thắn, bộc trực. Còn mặt xấu của loài vật này được thể hiện qua những câu như “Ngựa quen đường cũ” – câu này gần nghĩa như với câu “噛む馬はしまいまで噛む” (con ngựa bất kham đến cùng) trong tiếng Nhật, cũng đều nói về những kẻ không thể bỏ được thói quen xấu của bản thân. 3.2.2 Hình ảnh con rắn Trong thành ngữ, tục ngữ Nhật Bản và cả Việt Nam, đây là một loài vật ác độc, nham hiểm. Chúng ta có hai câu tương tự nhau trong cả hai đất nước này là “草を打って蛇を驚かす” (đánh vào cỏ và làm rắn bất ngờ) và câu “đánh rắn động cỏ” – đây là hai câu thành ngữ gần nghĩa nhau về việc nhắc nhở người khác bằng cách đánh động một việc gì đó. KẾT LUẬN Bài nghiên cứu đã xác định được cụ thể về khái niệm của thành ngữ, tục ngữ trong cả tiếng Nhật lẫn tiếng Việt và định nghĩa được khái niệm cảm xúc. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng tìm ra được khá nhiều câu thành ngữ, tục ngữ chứa cảm xúc con người thông qua hình cảnh các loài vật. Nhìn nhận được rằng đa số người Việt Nam sử dụng hình ảnh các con vật để châm biếm, mỉa mai và lên án những điều tiêu cực trong cuộc sống. Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã so sánh đối chiếu được cách sử dụng hình tượng con vật trong văn hóa của người Việt và người Nhật, đồng thời chỉ rõ những nét giống và khác nhau thông quá các hình ảnh đó. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Bảo – Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (So sánh với thành ngữ tiếng Anh) – Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học Đại học Sư Phạm TP.HCM. [2] Nguyễn Thiện Giáp - Từ vựng học tiếng Việt” (NXB Giáo dục 1998). [3] Nguyễn Văn Hằng – Ngữ bốn yếu tốt trong tiếng Việt hiện đại (NXB Khoa học xã hội, 1999). [4] Phạm Tiết Khánh - Về tính biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ Khmer Nam Bộ thể hiện qua hình ảnh loài vật - Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư Phạm Hồ Chí Minh số 11 năm 2007. [5] Đinh Trọng Lạc - 999 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt. [6] Đái Xuân Ninh - Hoạt động của từ tiếng Việt” (NXB KHXH.H.1978). 3463
  6. [7] Ngô Thị Thanh Thảo - Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của thành ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt có sử dụng tên gọi động vật - Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ số 66 (Tháng 6/2021). [8] Nguyễn Thị Huỳnh Thơ - Mối quan hệ giữa con người với con người thông qua hình ảnh động vật (khảo sát trên cứ liệu sử thi Êđê) -Trên tạp chí Social Sciences. 3464
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2