intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE VÀ NÓI CHO BỆNH NHÂN SAU CẤY ĐIỆN ỐC TAI

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

82
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu: Luyện nghe và nói cho trẻ em rất cần thiết để đạt đến hiệu quả tốt nhất sau phẫu thuật Cấy Điện Ốc Tai (CĐOT). Chúng tôi giới thiệu phương pháp và kết quả huấn luyện tại BV Tai mũi họng TP. Hồ Chí Minh với 31 bệnh nhân trong thời gian từ 07/2006 đến 09/2008, ghi nhận kết quả và các yếu tố ảnh hưởng. Phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu tiền cứu. Kết quả: Sau hai năm luyện tập cho 31 bệnh nhân, chúng tôi nhận thấy: + Có một trẻ bốn tuổi, hiện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE VÀ NÓI CHO BỆNH NHÂN SAU CẤY ĐIỆN ỐC TAI

  1. PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE VÀ NÓI CHO BỆNH NHÂN SAU CẤY ĐIỆN ỐC TAI TÓM TẮT Mục tiêu: Luyện nghe và nói cho trẻ em rất cần thiết để đạt đến hiệu quả tốt nhất sau phẫu thuật Cấy Điện Ốc Tai (CĐOT). Chúng tôi giới thiệu ph ương pháp và kết quả huấn luyện tại BV Tai mũi họng TP. Hồ Chí Minh với 31 bệnh nhân trong thời gian từ 07/2006 đến 09/2008, ghi nhận kết quả và các yếu tố ảnh hưởng. Phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu tiền cứu. Kết quả: Sau hai năm luyện tập cho 31 bệnh nhân, chúng tôi nhận thấy: + Có một trẻ bốn tuổi, hiện nay giao tiếp như những trẻ bình thường khác. + Trên 20 trẻ có thể nghe, hiểu và biết sử dụng nhiều từ để diễn đạt, nhưng giọng nói chưa rõ như trẻ bình thường, vì vậy vẫn còn tiếp tục luyện tập. Một số yếu tố ảnh hưởng đến luyện tập, như là: chậm phát triển tâm thần, tuổi được CĐOT, luyện tập không đều tại nhà… Những trẻ này kéo dài thời gian luyện tập và kết quả đạt được bị giới hạn. Kết luận: Bí quyết thành công sau phẫu thuật cấy điện ốc tai là quá trình luyện nghe và nói với sự hổ trợ tích cực của nhà thính học, chuyên viên luyện giọng, thày cô giáo và gia đình, nhất là cha mẹ và anh chị em.
  2. ABSTRACT AURAL REHABILITATION AND SPEECH THERAPY AFTER COCHLEAR IMPLANT Nguyen Thi Ngoc Dung, Bui Thi Duyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 2 - 2009: 118 - 122 Aim: Cochlear implant rehabilitation is necessary and very important to maximize benefit from the implant. We introduce method of hearing and speech training for 31 implantees at ENT Hospital HCMCity, remarks on the results and influenced factors, during from 07/2006 to 09/2008. Results: After two years of training 31 patients, we notice following results: + One child (boy, 4 year old) can speak normally. + Over 20 children can hear, understand and use many words in co mmunication but phonation still be unclear, so they have to be trained further. We notice some factors can impact on the results such as mental retardation, age of cochlear implanted, the regularity of training. The children who have one of these factors u sually get limited result and will need long time to have fluently speech. Conclusion: Key of getting good cochlear rehabilitation is the regular training with audiologists, speeh therapists, teachers and parents at home .
  3. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngôn ngữ hoặc lời nói là phương tiện chính được sử dụng để giao tiếp trong xã hội, cộng đồng, ngoài ra ngôn ngữ còn giúp cho tư duy phát triển. Ở người nghe kém, điếc nặng hoặc điếc sâu, tiếp nhận thông tin nhờ vào: ra dấu bằng tay, bằng miệng; đeo máy trợ thính; cấy ốc tai điện tử. Sau cấy điện cực ốc tai, bệnh nhân nghe đ ược âm thanh tiếng động, nhưng không hiểu được tiếng nói, nhất là những trẻ bị điếc bẩm sinh. Giao tiếp bằng lời nói phát huy đến mức tối đa việc sử dụng khả năng nghe ở trẻ. Vì vậy việc học, luyện tập nghe và nói sau phẫu thuật cấy điện ốc tai giúp trẻ có thể nghe, hiểu và giao tiếp với những người khác. Nguyên lý hoạt động của điện cực ốc tai Ốc tai điện tử là một thiết bị điện tử có thể giúp tạo ra cảm giác âm thanh cho người điếc nặng hoặc điếc sâu. Một bộ ốc tai điện tử bao gồm một bộ phận b ên ngoài được đeo sau tai và một bộ phận thứ hai được phẫu thuật cấy dưới da. Gồm có: Một microphone, thu nhận âm thanh từ môi trường. - Một bộ xử lý lời, chọn lọc và sắp xếp âm thanh được thu vào từ - microphone.
  4. Một bộ phận truyền và nhận âm/kích thích, nhận các tín hiệu từ bộ xử lý - lời và chuyển thành tín hiệu điện. Một dãy điện cực, là một nhóm các điện cực, thu thập các xung điện từ bộ - phận kích thích và chuyển đến dây thần kinh thính giác. Tín hiệu được tạo ra bởi ốc tai điện tử đ ược truyền qua dây thần kinh thính giác đến não, não sẽ nhận diện các tín hiệu này như là âm thanh. Nghe qua một ốc tai điện tử khác với nghe bình thường và đối với bệnh nhân bị điếc bẩm sinh thì cần phải có thời gian để hiếu được ý nghĩa của âm thanh và lời nói. Vì vậy trẻ phải được luyện nghe và nói sau phẫu thuật cấy điện ốc tai. Phương pháp luyện tập Luyện tập thính lực Tập nghe và định hướng âm thanh Luyện tập với âm thanh phát ra gần trẻ Ở cách xa trẻ hơn với cùng cường độ âm thanh. Bài tập tại nhà: Tập phản ứng với những âm thanh quen thuộc như: tiếng chuông điện thọai, tiếng xe người thân về, tiếng nhạc quảng cáo trên truyền hình, … Luyện nghe phản hồi Dạy trẻ lập lại 05 âm: [a,u,i,m,s] Bài tập tại nhà: Bé được luyện tập nghe, phản hồi âm thanh tương tự như trên thường xuyên tại nhà.
  5. Nghe nhận biết từng âm thanh khác nhau tượng trưng cho đồ vật khác nhau Dạy trẻ phân biệt một số âm thanh khác nhau của một số đồ ch ơi trẻ thích… Tập phân biệt có bao nhiêu nhịp trong âm vừa nghe VD: dạy trẻ phân biệt [a a] là 02 nhịp và [a a a] là 03 nhịp… Luyện tập phát âm Luyện tập phát ra những âm thanh lên xuống giọng, liên tục hoặc kéo dài VD: [í,ì]; [v]; [ba ba ba] Bài tập tại nhà: Người nhà luyện tập tương tự thường xuyên tại nhà với trẻ. Động viên và khuyến khích trẻ Đối với trẻ lớn, có thể dùng hình vẽ hoặc chữ viết để phân biệt rõ từ với âm lên hay xuống giọng. Luyện tập ngôn ngữ Tập nghe, hiểu và phát âm những danh từ đơn giản, quen thuộc - Cho trẻ xem hình và nói .VD: xem hình con cá và nói “cá” - Lập lại từ “cá”, cho trẻ không nhìn miệng, chỉ đúng hình vừa nghe. - Tập nghe ở khoảng cách xa hơn. Tập nghe, hiểu và phát âm những từ chỉ cảm xúc, chỉ sự hoạt động - Luyện tập một số động từ đơn giản thường sử dụng như: ăn, uống, chạy… - Một số từ về cảm giác: nóng, lạnh, đẹp, xấu, no, đói…
  6. Những từ này có thể đặt trong một câu ngắn dễ hiểu và nằm ở cuối câu vì bé sẽ nghe rõ nhất, sau đó đặt ở đầu câu rồi ở giữa câu…tùy thuộc vào khả năng nghe và vốn từ trẻ có. Tập nghe, hiểu và biết sử dụng từ để mô tả vị trí Luyện tập một số động từ đơn giản thường sử dụng như: trên, dưới, trong, ngoài… Tập nghe hiểu 02 từ . Đặt 02 từ muốn dạy vào câu ngắn để diễn đạt. VD dạy từ “ném” và “bóng”, có thể nói: “bé ném bóng” và những từ muốn dạy thì được nhấn mạnh (có thể kề sát vào bộ phận sử lý lời và nhấn mạnh nếu trẻ nghe không rõ). Tập nói từng câu Tập nói câu ngắn dễ hiểu với những từ bé đã biết, dần dần tăng số từ nhiều hơn thành câu dài hơn. Những điều cần lưu ý khi luyện nghe và nói cho trẻ cấy điện ốc tai Khi luyện tập nên tập cho trẻ lắng nghe lời nói, không nên nhìn miệng người nói để hiểu, vì vậy người tập phải che miệng hoặc quay hướng khác. - Tùy thuộc vào độ tuổi mà khả năng nghe, hiểu, nói có diễn đạt khác nhau. Nếu trẻ quá nhỏ chỉ nói một từ đơn giản chẳng hạn như: “có” hay “không” để miêu tả một điều gì đó (vd: khi cho trẻ nhìn hình một đứa bé có trái banh thì nói “có”, nhưng khi nhìn một hình bé khác không có trái banh thì nói “không”)… - Sử dụng bất kỳ vật dụng gì trong nhà để dựng nên câu chuyện dạy trẻ.
  7. Đánh giá kết quả luyện tập Trong quá trình luyện tập cho trẻ, chúng tôi theo dõi diễn tiến phát triển khả năng nghe và nói của trẻ và ghi nhận những yếu tố ảnh hưởng đến việc luyện tập, từ đó nêu lên những biện pháp khắc phục nhằm giúp cho việc luyện tập ngày càng tốt hơn. Để dễ đánh giá kết quả, chúng tôi đặt ra các tiêu chuẩn như sau A. Không nói được gì. B. Gọi tên được một số từ quen thuộc. C. Biết sử dụng những tính từ hay động từ để miêu tả. (phát ra từ 01 – 02 từ khi nói) D. Nói được từ 02 từ trở lên nhưng không rõ (ngọng). E. Bé giao tiếp như trẻ bình thường. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chúng tôi khảo sát kết quả luyện tập và một số mối liên quan nhằm tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả luyện nghe và nói của trẻ. Khảo sát được thực hiện từ lúc bắt đầu thực hiện chương trình luyện nghe và nói cho trẻ cấy điện ốc tai (tháng 7/2006) và tổng kết số liệu vào tháng 09/2008 trên 31 trẻ cấy điện ốc tai điện tử đa kênh của Medel. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm đối tượng
  8. Phân bố theo tuổi Tuổi CĐOT Số người Tỉ lệ % 6T 5 16% Tổng số 31 100% Tỉ lệ bệnh nhân CĐOT nhiều nhất ở độ tuổi 3-6 tuổi Phân bố theo giới tính Giới tính Số người Tỉ lệ % Nam 15 48.% Nữ 16 52% Tổng số 31 100% Tỉ lệ nam và nữ gần bằng nhau. Phân bố theo địa phương Số người Tỉ lệ % Địa phương Thành phố 12 39% Tỉnh 19 61% Tổng số 31 100% Bệnh nhân ở tỉnh nhiều hơn so với thành phố.
  9. Phân bố theo sự phát triển ngôn ngữ Số Tỉ lệ Ngôn ngữ người % Điếc trước khi có ngôn 26 84% ngữ (Bẩm sinh) Điếc sau khi có ngôn 5 16% ngữ Tổng số 31 100% Phần lớn điếc trước khi hình thành ngôn ngữ. Luyện tập tại nhà Số BN Tỉ lệ % Thường xuyên 17 55 % Không thường 12 39 % xuyên Không luyện tập 02 6% Tổng số 31 100 % Phân bố theo luyện tập Số BN luyện tập thường xuyên chỉ đạt 54,8%, điều này ảnh hưởng đến kết quả luyện tập. Phân bố theo kết quả thính lực đồ
  10. Kết quả thính Số BN Tỉ lệ % lực 60db 4 13% Tổng số: 31 100% Đa số các bé sau CĐOT thính nghe được ≤ 60db, đây là ngưỡng có chỉ định luyện tập nghe và nói. Phân bố theo việc đeo máy: Số BN Tỉ lệ % Đeo máy Thường xuyên 27 87, % Không thường 02 6,5 % xuyên Không đeo 02 6,5 % Tổng số 31 100% Kết quả luyện tập Tiêu A B C D E chuẩn Tổng số: 2 6 6 16 01 31
  11. Tỉ lệ 6% 19% 19% 53% 3% Nhìn chung, kết quả luyện nghe và nói cho thấy sau 2 năm, 75% trẻ có thể nghe nói được tương đối thông thạo và có thể giao tiếp với cộng đồng. Sự liên quan giữa kết quả luyện tập và tuổi cáy điện ốc tai Kết quả A B C D E Tuổi ≤ 2T 2 (6%) 1(3%) 3(10%) 01(3%) 3-6 T 4(13%) 5(16%) 10(32%) 2 >6T 3(10%) (6%) Tổng 2(6%) 6(19%) 6(19%) 16(53%) 1(3%) Số: Trẻ được cấy điện ốc tai càng nhỏ thì kết quả luyện nghe và nói càng tốt. Ở đây có 1 trường hợp trẻ nói như bình thường được cấy điện cực ốc tai lúc nhỏ hơn 2 tuổi. Trong số trẻ cấy điện ốc tai lúc lớn hơn 6 tuổi, kết quả nghe nói cũng chỉ đạt đến mức D (còn nói ngọng) dù có trẻ đã được luyện tập hơn 2 năm. Sự liên quan giữa kết quả và sự phát triển ngôn ngữ A B C D E Kết
  12. quả Ngôn ngữ Điếc 5 4 14 2 (6%) 1(3%) Bẩm (16%) (13%) (45%) sinh Đã có 1 2 2 ngôn (3%) (6.5%) (6.5%) ngữ Tổng 6 6 16 2(6.5%) 1(3%) Số: (19%) (19%) (52%) Thông thường, điếc sau khi có ngôn ngữ sẽ nhanh biết nói hơn, tuy nhiên kết quả còn phụ thuộc rất nhiều vào sự kiên trì luyện tập của trẻ và gia đình cũng như khả năng tiếp thu của trẻ. Sự liên quan giữa kết quả luyện tập và thính lực đồ Kết quả A B C D E Thính lực 2 4 5 15 01 ≤60db (6,5%) (13%) (16,%) (48%) (3%) >60db 1 (3%) 01 2
  13. (6,5%) (3%) 02 06 06 16 01 Tổng Số: (6,5%) (19%) (19%) (52%) (3%) Phần lớn sau nhiều lần mapping kết quả thính lực < 60db, đây là ngưỡng thính lực có chỉ định luyện tập nói. Việc nghe, hiểu và nói sẽ không có kết quả tốt nếu thính lực không đạt ngưỡng tốt. Có một số bệnh nhân phải trải qua một thời gian dài mới đạt ngưỡng nghe tốt do nhiều nguyên nhân như: nhà xa không lên đúng hẹn để nâng thính lực, giữ mức nghe thấp trong thời gian dài hoặc không hợp tác trong lúc chỉnh ngưỡng nghe gây kéo dài thời gian có ngưỡng nghe tốt… Sự liên quan quan giữa kết quả luyện tập và thời gian tập tại nhà Kết quả A B C D E Luyện tập Thường 4 11 1 (3%) 1(3%) xuyên (13%) (35%) Không 5 5 2 (6%) thường (16%) (16%) xuyên
  14. Không 2 tập (6.5%) Tổng 2 6 6 16 1(3%) Số: (6.5%) (19%) (19.%) (52%) Kết quả cho thấy, luyện tập thường xuyên là điều kiện quan trọng để có kết quả tốt tuy kết quả còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như khả năng tiếp thu của bệnh nhân, khả năng huấn luyện của gia đình. Sự liên quan giữa kết quả và đeo máy Kết quả A B C D E Đeo máy Thường 6 6 14 01 xuyên (19,35%) (19,35%) (45,16%) (3,22%) Không 02 thường (6,45%) Không 02 đeo (6,45%) Tổng 02 06 06 16 01
  15. Kết quả A B C D E Đeo máy Số: (6,45%) (19,35%) (19,35%) (51,61%) (3,22%) Những bé không luyện tập nghe và nói tốt, không cảm nhận sự thú vị âm thanh ở môi trường xung quanh và ngôn ngữ lời nói dần dần các bé không cảm nhận tác dụng của máy đối với âm thanh, từ đó bắt đầu không muốn đeo máy hoặc đeo không thường. Tuy nhiên số lượng đạt được mức tốt nhất còn thấp do: + Những trẻ này được bố mẹ cưng chiều quá nên trẻ thường có thái độ không hợp tác trong luyện tập. + Bố mẹ đi làm không có thời gian luyện tập thường xuyên cho bé. + Bé tham gia học những trường luyện tập ngôn ngữ sử dụng giao tiếp bằng dấu … KẾT LUẬN Luyện tập về thính lực và ngôn ngữ trãi qua thời gian dài, nhưng nếu người nhà và trẻ cùng nổ lực tích cực luyện tập sẽ giúp trẻ sớm nghe, hiểu và nói được. Kết quả đạt được tương xứng với việc luyện tập, trẻ càng được luyện tập nhiều và có chủ động phát âm đúng thì âm thanh càng giống trẻ bình thường hơn. Sau khi trẻ có
  16. một số vốn từ nhất định có thể diễn diễn đạt cho người khác hiểu, trẻ sẽ bắt đầu nói nhiều và thích thú về ngôn ngữ mà trẻ có được. Nghe, hiểu và nói được giúp trẻ tự bảo vệ, chăm sóc chính bản thân, điều đó giúp người nhà giảm bớt sự lo lắng, canh chừng trẻ giúp phòng tránh tai nạn giao thông, đề phòng những rủi ro cháy nổ. Thời gian có ngưỡng thính lực tốt càng sớm càng tiện lợi cho việc luyện tập nghe, hiểu và nói do đó sau khi phẫu thuật CĐOT, gia đình trẻ phải tuân thủ tái khám đúng hẹn để chỉnh ngưỡng nghe và tham gia luyện giọng càng sớm càng tốt. Tóm lại, kết quả tốt nhất có được sau phẫu thuật cấy điện ốc tai là sự hợp tác chặt chẻ giữa nhà thính học, chuyên viên luyện giọng , gia đình và thày cô giáo để giúp trẻ nhanh chóng họi nhập vào xã hội với khả năng nghe và nói gần như bình thường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0