Phương pháp soạn và giảng bằng giáo án điện tử
lượt xem 257
download
Việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính bằng những đoạn phim minh họa với hình ảnh, âm thanh sống động, bài giảng của giáo viên có thể thu hút sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Tiết lịch sử về chiến thắng Điện Biên Phủ có minh họa phim tư liệu về cuộc chiến với đạn pháo, bom rơi, âm thanh rền trời... Tiết địa lý về các ngành kinh tế công nghiệp, học sinh được xem hình ảnh sản xuất với những âm thanh rộn ràng, tất bật ở nhà máy, xí nghiệp....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phương pháp soạn và giảng bằng giáo án điện tử
- Phương pháp soạn và giảng bằng giáo án điện tử 0 Comment Size Size+ 12/3/2010 Mônkhác RSS Việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính bằng những đoạn phim minh họa với hình ảnh, âm thanh sống động, bài giảng của giáo viên có thể thu hút sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Tiết lịch sử về chiến thắng Điện Biên Phủ có minh họa phim tư liệu về cuộc chiến với đạn pháo, bom rơi, âm thanh rền trời... Tiết địa lý về các ngành kinh tế công nghiệp, học sinh được xem hình ảnh sản xuất với những âm thanh rộn ràng, tất bật ở nhà máy, xí nghiệp. Giờ học âm nhạc về đàn bầu, màn hình hiện ra cận cảnh cây đàn và người nghệ sĩ ngồi gảy nên những âm điệu thánh thót, du dương... Với những hình ảnh, âm thanh sống động như thế, khỏi phải nói là các em hứng thú như thế nào. Không những thế, ngay cả giáo viên cũng được “nhàn” hơn trong việc truyền đạt kiến thức. Tuy nhiên, để có được một tiết học 45 phút như vậy, người giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Thực tế cho thấy, để có sự đồng bộ về ứng dụng CNTT trong tất cả các trường nói chung và các cấp học, giáo viên nói riêng lại là vấn đề rất khó vì trình độ tin học của giáo viên thực sự chưa cao. Để chuẩn bị cho một bài giảng đạt mức chuẩn, giáo viên thường phải bắt đầu từ ý tưởng bài giảng rồi mất đến hai ba ngày thiết kế mới hoàn thành, đó là chưa kể đến việc phải thiết kế hình ảnh cho thích hợp trong bài giảng. Ngoài kiến thức căn bản về tin học, sử dụng thành thạo phần mềm PowerPoint, giáo viên còn cần có niềm đam mê thật sự với với việc thiết kế vốn đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để “săn tìm” tư liệu từ nhiều nguồn. Điều này đẩy lùi được tình trạng “Thầy đọc trò chép”. Nếu như trong mỗi tiết học thông thường, giáo viên phải dánh khác nhiều thời gian để treo tranh ảnh, thao tác các hoạt động thí nghiệm thì trong tiết học có sử dụng giáo án điện tử, những chuyển động đó chỉ cần một cú kích chuột. Về thực chất, giáo án điện tử là một giáo án có thêm các yếu tố điện tử như: - Bài thuyết trình Powerpoint với các lời giảng phụ theo. - Phần mềm biểu diễn hỗ trợ - Chuẩn bị cho giờ giảng điện tử:
- - Máy tính cần có ổ CD, loa, mic, màn chiếu, máy chiếu ..., - Các thao tác kĩ năng điện tử mà học sinh cần có. Trong giáo án cần ghi rõ: Khi nào thì trình chiếu, khi nào thì tắt đi để tổ chức thảo luận. Bài tập về nhà (nếu có), yêu cầu viết tiểu luận, thu hoạch (ngắn gọn thôi). Mẫu báo cáo thí nghiệm. Kết quả cần đạt được: Học sinh cần hiểu bài ra sao ... Sau đây tôi xin trao đổi một vài kinh nghiệm về cách soạn một bài dạy bằng giáo án điện tử: Bước 1: Chọn bài giảng hay phần bài giảng thích hợp: Xác định bài giảng hay phần bài giảng nào thích hợp cho việc soạn giáo án điện tử tùy thuộc đặc trưng của mỗi môn học. Gọi tên một vài loại bài thích hợp với giáo án điện tử cho tất cả các môn học là một điều khó. Tuy nhiên, theo chúng tôi, có ba điểm cơ bản để quyết định là nên soạn bài bằng giáo án điện tử hay không. Một là mong muốn của giáo viên tổ chức hoạt động học tập tích cực bằng cách liên kết hình ảnh với lời nói một cách tự nhiên, bằng cách vận dụng hình ảnh và ngôn từ cô đọng trên các slide Power Point để khơi gợi/kích thích sự liên tưởng và tưởng tượng của học sinh. (Sự liên tưởng và tưởng tượng có thể tạo ra nhiều cách thức suy nghĩ và nhiều dạng hoạt động học tập). Hai là nội dung chủ yếu của bài dạy đòi hỏi phải mở rộng và chứa đựng một số ý tưởng có thể khai thác thành các tình huống có vấn đề. Ba là nguồn tư liệu hình ảnh phong phú liên quan đến nội dung bài dạy sẵn có (có thể truy cập từ Internet hay các nguồn tài nguyên khác như băng đĩa ghi âm, ghi hình, phim ảnh… và điều quan trọng hơn là ý tưởng sẵn có trong kinh nghiệm của người biên soạn). Bước 2: Lập dàn ý trình bày Đây là giai đoạn quan trọng nhất. Ở giai đoạn này, có ba nội dung
- chủ yếu mà người soạn nhất thiết phải hình dung ra rõ ràng trên nháp. Thứ nhất là phần kiến thức cốt lõi sẽ được trình bày một cách ngắn gọn và cô đọng. Hai là các câu hỏi, hoạt động học tập và bài tập học sinh cần thực hiện. Thứ ba là hình ảnh (tĩnh và động), âm thanh, sơ đồ, bảng biểu… sẽ sử dụng để minh họa kiến thức hay để giúp học sinh thực hiện hoạt động học tập. Thoạt đầu, giáo viên miêu tả các thành phần kiến thức. Ở mỗi phần kiến thức nếu nảy ra câu hỏi, hình thức và nội dung hoạt động nào giáo viên có thể ghi chèn vào. Việc hoạch định các hoạt động học tập và bài tập có thể làm sau khi đã miêu tả các phần kiến thức cốt lõi hoặc làm song song với phần ấy. Việc xác định và chọn lựa hình ảnh, âm thanh nên thực hiện song song với việc thiết kế các bài tập và hoạt động. Theo kinh nghiệm, để dàn ý bài dạy trở nên rõ ràng nhờ vậy có thể dễ dàng biến nó thành bài soạn, chúng tôi trình bày các ý tưởng của bài dạy dưới dạng các slide. Ví dụ: Slide 1: Biện pháp ẩn dụ là gì? Slide 2: Ẩn dụ được sử dụng để làm gì ? Trong lúc hình thành dàn ý bài dạy dưới dạng các slide như thế này, điều quan trọng là luôn luôn vạch ra được mối liên hệ hữu cơ về nội dung giữa các slide. Nếu không chú ý điều này, giáo án điện tử dễ trở thành một tập các ảnh và chữ hơn là một bài soạn. Bước 3. Tìm tư liệu văn bản, tư liệu hình ảnh, âm thanh và chuẩn bị công cụ biên soạn Tư liệu có thể được tìm ở nhiều nguồn khác nhau: (1) trong sách báo, tạp chí rồi nhập vào máy tính bằng cách sử dụng máy scanner và phần mềm Adobe Photoshop; (2) trong các băng CD, VCD, DVD, nhập vào máy tính bằng cách sử dụng các phần mềm ACDSee (xử lý ảnh trên CD), Herosoft 3000 (cắt và làm phim), Hero Video Converter (chuyển phim *DAT thành *MPG trước khi cắt và sử dụng); (3) trên Internet; (4) trong thực tế bằng cách quay phim hay chụp ảnh kỹ thuật số rồi đưa vào máy tính; (5) do tự tạo bằng cách sử dụng phần mềm Flash (tạo hình ảnh động), CorelDraw…. Ngoài ra, một số phần mềm chuyên dụng cho mỗi môn học cũng
- phải được tính đến ví dụ như MathType (soạn thảo văn bản Toán học), hay phần mềm về cách biên soạn trắc nghiệm '2005 Summer Professional', Violet ... Trong quá trình sưu tập tư liệu hình ảnh, âm thanh, điều quan trọng nhất là việc xác định mục đích học tập của từng hình ảnh hoặc ngữ liệu văn bản mà chúng ta định đưa vào các slide. Nghĩa là GV cần hình dung ra những biện pháp - hoạt động giúp HS khai thác nội dung các tư liệu ấy thao cách giúp các em suy nghĩ khám phá kiến thức mới hoặc luyện tập thực hành kĩ năng học tập. Tuyệt đối tránh lối phô diễn hình ảnh đơn thuần. Mặt khác, một số tư liệu hình ảnh, âm thanh nào đó của bài dạy có thể được thiết kế thành một hoạt động chuẩn bị bài của học sinh. Về phương diện này, học sinh sẽ được yêu cầu tìm chọn hình ảnh để minh hoạ cho một khía cạnh nội dung trong bài học hoặc cần suy nghĩ và giải quyết để một vấn đề mà GV khơi gợi ra từ những hình ảnh nào đó. Một điều lưu ý là hình ảnh và âm thanh đưa vào bài giảng nhất thiết phù hợp với mục tiêu học tập mà học sinh cần đạt, hướng đến trọng tâm kiến thức của bài. Việc lạm dụng hoặc sự thiếu chọn lọc hình ảnh, âm thanh trong khi biên soạn sẽ gây nhiễu cho quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh. Cuối cùng, chúng ta nên nghĩ đến việc lưu trữ và tổ chức hệ thống tư liệu để có thể sử dụng chúng lâu dài và cho những bài dạy khác về sau. Bước 4: Viết giáo án điện tử Đây là một hoạt động đòi hỏi nhiều kỹ thuật sử dụng máy tính, đặc biệt là phần mềm Power Point. Sau đây, chúng tôi xin nêu một số mẹo để có thể soạn thảo một giáo án điện tử nhanh và hiệu quả. - Soạn một Slide nội dung thật hoàn chỉnh về mọi mặt: các Place holder, Textbox, các Animation tùy ý (hiệu ứng), các Font chữ và cỡ chữ, màu nền, màu ……Sau đó copy toàn bộ Slide này cho các trang sau, chỉ cần thay đổi phần Text nội dung, tất cả các tùy ý chọn sẽ được giữ nguyên, không cần chọn lại. - Cài đặt các đường dẫn đặc biệt cho các câu hỏi để có thể linh hoạt khi đặt câu hỏi hoặc trình bày minh hoạ cho bài giảng. Lúc cần, chúng ta có thể tự quyết định trình bày hay không trình bày, đặt câu hỏi hay không đặt câu hỏi, tùy từng đối tượng học sinh, không cần phải phô diễn hết trên bài giảng.
- - Đặt các hình ảnh, âm thanh trên các chương trình song song, không cần cắt chèn vào bài giảng, khi mở bài giảng ta có thể mở đồng thời các chương trình này. Thao tác chèn thường mất nhiều thời gian và gây nhiều biến động cho bài giảng khi chép đi chép lại. Lưu file giáo án dưới dạng Slide Show để tránh mất thời gian khi phải mở từ đầu và chọn Slide Show cho từng bài giảng. Để áp dụng được vào việc soạn giảng bằng giáo án điện tử thì đòi hỏi phải có đèn chiếu Projecter, máy vi tính, đó là chưa kể nếu áp dụng đồng loạt thì mỗi lớp học cũng đều phải được trang bị; Mặt khác, để thực hiện hiệu quả việc giảng dạy bằng giáo án điện tử đòi hỏi các GV phải có kiến thức sâu hơn về tin học, ứng dụng tốt hơn các phần mềm, song tin học lại quá mới đối với một bộ phận lớn GV. Một số chú ý nhỏ nhưng quyết định lớn đến kết quả bài dạy của giáo viên đó là cách trình bày bài giảng của mình: Cũng như khi viết bảng, tên bài học, các đề mục và các ý trọng tâm phải được giữ lại ở tất cả các slide. Tuy nhiên, ở những slide trình bày các câu hỏi thảo luận, các ví dụ, bài tập ... giáo viên có thể linh hoạt bỏ qua phần đó. Một điều cần lưu ý nữa trong khi viết giáo án điện tử đó là nên hết sức thận trọng trong việc chọn lựa Font chữ, màu chữ, cỡ chữ, màu nền của Slide và các hiệu ứng. Bất kỳ một sự lạm dụng hoặc sử dụng không thích hợp cũng có thể trở thành "một con sâu" phá hỏng "cây giáo án" của chúng ta. Nhiều GV quá lạm dụng vào việc chạy chữ trên màn hình trong khi có thể sử dụng bằng hình thức viết bảng hoặc nói. Màu chữ trong bài phải phù hợp theo tên bài, tiêu đề, ý nhấn mạnh... Một điều chắc chắn nữa là giáo viên sau khi soạn xong bài dạy của mình phải thuộc “Kịch bản” mà mình đã xây dựng. Và điều cuối cùng tôi muốn nói với các đồng chí đó là để có một bài dạy bằng giáo án điện tử đạt yêu cầu cả về dạy và học thì điều quan trọng nhất vẫn là ý tưởng của người giáo viên, về kịch bản mà người giáo viên xây dựng mà không ai khác có thể làm hộ còn phần làm trên máy vi tính thì chỉ là công đoạn có thể nhờ được và nếu đồng chí nào chưa một lần thiết kế trình diễn thì tôi nghĩ cũng chỉ cần quan sát và làm cùng người làm hộ mình 1 đến 2 giáo án là có thể tự mình làm
- được. Máy móc chỉ là phương tiện giúp cho bài giảng hay hơn, sinh động hơn song nó không là tất cả, chỉ có phương pháp giảng dạy làm sao đạt hiệu quả mới là cần thiết. Hiệu quả tiết học vẫn tập trung vào vai trò của người thầy. Người thầy không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn phải biết cách dẫn dắt HS tham gia tích cực bài giảng như thế nào và kết quả là phải xem HS lĩnh hội được tri thức bao nhiêu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn soạn giáo án điện tử bằng phần mềm PowerPoint 2003
86 p | 4607 | 1248
-
Bài giảng học về Access
0 p | 229 | 84
-
phân tích thiết kế hướng đối tượng: phần 1 - pgs. ts phạm văn Đức
91 p | 161 | 11
-
Chương 1:Khái niệm về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
5 p | 94 | 9
-
Bài giảng 70-290: MCSE Guide to Managing a Microsoft Windows Server 2003 Environment: Chương 3 - ThS. Trần Bá Nhiệm (Biên soạn)
47 p | 71 | 8
-
Bài giảng An toàn mạng nâng cao
48 p | 19 | 7
-
Bài giảng Cơ sở dữ liệu giải thuật: Bài 9 - Bảng băm
21 p | 62 | 5
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Bảng băm - TS. Trần Ngọc Việt
22 p | 21 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn