intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương thức dinh dưỡng của ốc cối (Conus spp.) và mối quan hệ tiến hóa

Chia sẻ: Danh Tuong Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

55
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giống ốc Conus thuộc họ Conidae, lớp Gastropoda, phân bố chủ yếu ở các vùng biển nhiệt đới và vùng biển ấm, được xem là nguồn dược liệu quý. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm khảo sát mối tương quan giữa phương thức dinh dưỡng và mối quan hệ tiến hóa của các loài ốc cối (Conus spp.).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương thức dinh dưỡng của ốc cối (Conus spp.) và mối quan hệ tiến hóa

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 3/2012<br /> <br /> THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br /> <br /> PHƯƠNG THỨC DINH DƯỠNG CỦA ỐC CỐI (CONUS SPP.)<br /> VÀ MỐI QUAN HỆ TIẾN HÓA<br /> FEEDING MODE OF CONE SNAIL (CONUS SPP.) AND PHYLOGENETIC RELATIONSHIPS<br /> Đặng Thúy Bình1, Ngô Đăng Nghĩa2, Đào Thị Ngà3<br /> Ngày nhận bài: 06/12/2011; Ngày phản biện thông qua: 12/3/2012; Ngày duyệt đăng: 12/9/2012<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Giống ốc Conus thuộc họ Conidae, lớp Gastropoda, phân bố chủ yếu ở các vùng biển nhiệt đới và vùng biển ấm,<br /> được xem là nguồn dược liệu quý. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm khảo sát mối tương quan giữa phương thức dinh<br /> dưỡng và mối quan hệ tiến hóa của các loài ốc cối (Conus spp.). Trình tự gen CO1 của các loài ốc cối (25 loài) được kết<br /> hợp với trình tự từ Genbank (19 loài) để xây dựng cây phát sinh loài bằng cách sử dụng 3 thuật toán maximum parsimony,<br /> maximum likelihood và Baysian inference. Phân tích cho thấy mối tương quan khá rõ nét về phương thức dinh dưỡng và<br /> mối quan hệ loài của ốc cối. Các loài có cùng chế độ ăn được nhóm chung với nhau: nhóm 2, 7, 8, 10 hầu hết là các loài ăn<br /> giun biển; nhóm 3,6 là các loài ăn động vật thân mềm; các loài ăn cá và giun biển, động vật thân mềm tùy theo giai đoạn<br /> phát triển được nhóm chung với nhau hoặc nhóm chung với các loài ăn giun biển hoặc động vật thân mềm (nhóm 1,9).<br /> Từ khóa: Conus, CO1 mtDNA, chỉ thị phân tử, ốc cối, tiến hóa<br /> <br /> ABSTRACT<br /> The Conus snail (Gastropoda: Conidae) distributes mostly in warm tropical seas and are considered as<br /> precious pharmaceuticals. The aim of this study is to determind the association between the feeding mode and phylogenetic<br /> relationships of cone snail, Sequences of gen CO1 mtDNA of present cone snail (25 species) were combined with 19<br /> sequences from Genbank to construct a phylogenetic tree using three analysis methods of maximum parsimony, maximum<br /> likelihood and Baysian inference. Phylogenetic analysis based on CO1 mtDNA exhibited the clear association of feeding<br /> mode and phylogenetic relationships. Conus species with similar feeding mode were clustered in the same groups: group<br /> 1,2,8 amd 10 include the worm eating species; group 3,6 contain molusc eating species; fish eating species and those<br /> reported having both fish and worm or fish and molusc depending on their lyfe cycle were clustered together (group 1 and 9).<br /> Keywords: Cone snail, Conus, CO1 mtDNA, molecular marrker, evolution<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Ốc cối là loại động vật thân mềm, có nọc độc,<br /> sống chủ yếu ở các vùng nước nông nhiệt đới. Ở<br /> Việt Nam có 76 loài (Hylleberg và Kilburm, 2003) và<br /> khoảng 500 - 700 loài được ghi nhận trên toàn thế<br /> giới (Nam và cs, 2009). Ốc cối thường được khai<br /> thác để làm hàng mỹ nghệ và còn là nguồn thực<br /> phẩm cao cấp ở một số quốc gia như Vanuatu, New<br /> Caledonia, Philippines. Gần đây, ốc cối còn được<br /> biết đến như là một loại dược liệu quý để chữa<br /> các cơn đau mãn tính, ung thư và nhiều bệnh khác<br /> (Terlau và Olivera, 2004).<br /> <br /> Nghiên cứu khảo sát mối tương quan giữa<br /> phương thức dinh dưỡng và mối quan hệ tiến<br /> hóa của các loài ốc cối (Conus spp.) ở vùng biển<br /> Nam Trung bộ Việt Nam dựa vào chỉ thị phân tử<br /> CO1 của DNA ti thể (Oxidase cytochrom c Subunit<br /> 1 mitochondrial DNA).<br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng, thu mẫu và địa điểm nghiên cứu<br /> Các loài ốc cối được thu tại đảo Lý Sơn (Quảng<br /> Ngãi), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), vịnh Vân Phong<br /> <br /> TS. Đặng Thúy Bình, 2 PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa, 3 TS. Đào Thị Ngà: Viện Công nghệ Sinh học & Môi trường - Trường Đại<br /> học Nha Trang<br /> <br /> 1<br /> <br /> TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 9<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> (Khánh Hòa) và vùng biển Sông Cầu (Phú Yên) từ<br /> năm 2008 - 2010. Mẫu ốc cối được phân loại sơ bộ,<br /> đo kích thước, khối lượng và chụp ảnh. Đối tượng<br /> sử dụng cho nghiên cứu mối quan hệ tiến hóa gồm<br /> 25 loài ốc cối. Phương thức dinh dưỡng của các<br /> loài ốc được tham khảo các tài liệu nghiên cứu hiện<br /> hành (Rockel và cs, 1995; Duda va cs, 2001).<br /> 2. Tách chiết DNA, khuếch đại và giải trình tự<br /> DNA được tách chiết từ mẫu cơ của từng cá<br /> thể ốc cối bằng bộ kit WIZARD SV genomic DNA<br /> purification (Promega) theo hướng dẫn của nhà<br /> sản xuất. 2µl của dung dịch tách chiết được dùng<br /> cho phản ứng PCR để khuếch đại đoạn gen CO1<br /> mtDNA sử dụng cặp mồi LCO5’-GGT CAA CAA<br /> ATC ATA AAG ATA TTG G-3’ và HC0 5’-TAA ACT<br /> TCA GGG TGA CCA AAA AAT CA-3’ (Folmer và cs,<br /> 1994).<br /> Phản ứng được tiến hành với tổng thể tích 50µl<br /> (gồm 2µ khuôn DNA, 5µl Taq buffer 1X, 0,25mM mỗi<br /> loại dNTP, 2µM mỗi mồi (10mM), 2mM MgCl2, 1 đơn<br /> vị Taq polymerase (5U/1µl) và H20 cho đủ thể tích).<br /> Phản ứng được chạy trên máy luân nhiệt Icycler<br /> (Bio-rad) theo chương trình nhiệt độ: 950C trong 5<br /> phút, sau đó là 35 chu kỳ ở 940C trong 40 giây, 420C<br /> trong 30 giây, 720C trong 1 phút, cuối cùng là bước<br /> kéo dài tại 720C trong 5 phút.<br /> Sản phẩm PCR sau đó được tinh sạch bằng<br /> bộ kit PCR clean up system (Promega) như hướng<br /> dẫn của nhà sản xuất. 1-2μl sản phẩm PCR đã tinh<br /> sạch được tiến hành phản ứng tiền giải trình tự với<br /> các đoạn mồi tương tự như phản ứng PCR. Sản<br /> phẩm sau đó được phân tích bằng thiết bị ABI Prism<br /> 3700 DNA Analyser (Applied Biosystems). Các trình<br /> tự được kết nối bằng kỹ thuật Contig Express trong<br /> phần mềm package Vector NTI v. 11.<br /> Các trình tự gen của ốc cối được kiểm chứng<br /> bằng chương trình BLAST (ancbi.nlm.nih.gov/<br /> BLAST/). Các trình tự được dóng hàng bằng phần<br /> mềm BioEdit 7.0.1, (Hall, 1999) sử dụng tính năng<br /> Clustax sau đó được kiểm tra lại và chỉnh sửa bằng<br /> mắt thường.<br /> 3. Phân tích mối quan hệ loài bằng cây tiến hóa<br /> (phylogenetic analyis)<br /> Các phân tích được thực hiện dựa trên tập hợp<br /> các trình tự gen CO1 mtDNA của ốc cối, bao gồm 44<br /> trình tự trong đó 25 trình tự từ nghiên cứu hiện tại và<br /> 19 trình tự từ Genbank. Trình tự của 2 loài ốc thuộc<br /> họ Conidae Lophiotoma cerithiformis và Thatcheria<br /> mirabilis từ Genbank được sử dụng làm nhóm ngoại<br /> (Nam và cs, 2009).<br /> Phân tích mối quan hệ loài bằng cây tiến hóa<br /> được tiến hành dựa trên 3 thuật toán maximun<br /> <br /> 10 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br /> Soá 3/2012<br /> parsimony (MP), maximum likelihood (ML) và<br /> Bayesain inference (BI). Các phương pháp được<br /> phân tích bằng phần mềm PAUPv4.0 (Swofford,<br /> 2001) và MyBayes 3.1.2 (Huelsenbeck và Ronquist.<br /> 2001). Đối với thuật toán MP, ML 1000 và 100 độ<br /> lập lại ngẫu nhiên được áp dụng. Đối với thuật toán<br /> BI, các mô hình thay thế được tính toán. Chương<br /> trình được chạy trên 4 kênh với 1 triệu thế hệ, với<br /> tần suất tính toán trên 100 thế hệ. Phân tích được<br /> lặp lại 2 lần để xác đinh độ chính xác của phương<br /> pháp phân tích. Giá trị tin cậy (posterior probability<br /> (PP) được biểu hiện trên các nhánh của cây tiến<br /> hóa (Huelsenbeck và Ronquist, 2001).<br /> Giá trị bootstrap (BT) được tính toán để xác<br /> định tính chính xác của thuật toán MP và ML với độ<br /> lập lại 100. Cây đa dạng loài được biểu hiện và hiệu<br /> chỉnh bằng phần mềm TreeView 1.6.6 (Page, 1996).<br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> 1. Phân loại ốc cối và phương thức dinh dưỡng<br /> Về mặt hình thái, 25 loài ốc cối được ghi nhận<br /> tại vùng biển Nam Trung bộ Việt Nam. Trong đó,<br /> 1 loài có hình thái giống với Conus flavidus nhưng<br /> phân tích trình tự cho thấy sự khác biệt ở mức độ<br /> loài, chúng tôi gọi là Conus cf. flavidus (2.5% khác<br /> biệt trình tự CO1 mtDNA). Phần lớn các loài ốc<br /> cối trong nghiên cứu hiện tại (13 loài) thuộc loại<br /> ăn giun biển (polychaeta), ký hiệu là vermivorous<br /> (V), có 4 loài thuộc nhóm ăn động vật thân mềm,<br /> molluscivorous (M)), 1 loài ăn cá (P), 2 loài vừa ăn<br /> cá và giun biển tùy theo giai đoạn phát triển của<br /> chúng (piscivorous +vermivorous (P+V)) và 3 loài<br /> vừa ăn cá và động vật thân mềm tùy theo giai đoạn<br /> phát triển (piscivorous + molluscivorous (P+M)).<br /> Trong đó có 2 loài mà chế độ ăn của chúng chưa<br /> được nghiên cứu cụ thể, ký hiệu là unknown (U)<br /> Conus cf. flavidus và C. lynceus).<br /> 2. Xây dựng cây phát sinh loài dựa trên gen CO1<br /> mt DNA<br /> Kết quả phân tích đối với dữ liệu trình tự gen<br /> CO1 mtDNA dựa trên phương pháp PR và ML cho<br /> kết quả tương tự về cây đa dạng loài. Kết quả được<br /> trình bày ở hình 1A với cây đa dạng loài thu được<br /> từ phân tích PR với giá trị BT của thuật toán MP và<br /> ML được biểu hiện trên các nhánh. Phương pháp<br /> BI cho kết quả cây phân loại (Hình 1B) có sự sắp<br /> xếp các nhóm loài khác biệt so với phương pháp<br /> MP và ML.<br /> Qua hình 1 ta thấy các loài thuộc giống ốc cối<br /> thể hiện sự đồng dạng (mornophyletic group) với<br /> giá trị BT và độ tin cây cao (PR 100%, BI 100%).<br /> Cây phát sinh loài cho thấy các loài ốc cối xắp sếp<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> thành 10 nhóm loài (Nhóm 1-10) với giá trị BT và<br /> độ tin cậy tương đối (>70%) và 2 loài (nhóm 4, 10)<br /> có vị trí phân loại không xác định (Conus lynceus<br /> và C. generalis). Cây phát sinh loài từ phương<br /> pháp BI cho kết quả gần giống về các nhóm loài<br /> (Hình 2) nhưng khác nhau ở vị trí sắp xếp và sự<br /> khác biệt ở vị trí của một số loài, ví dụ nhóm 1 loài<br /> C. stecusmuscarum được thay bằng loài C. distans.<br /> Sự khác biệt cũng được tìm thấy ở nhóm 5,6. Ở cây<br /> BI, các loài C. sulcatus, C. betulinus, C. lynceus và<br /> C. tesulatuss có vị trí phân loại không xác định.<br /> Cây phân loại xây dựng từ gen CO1 mtDNA cho<br /> thấy mối quan hệ khá rõ nét về chế độ ăn của ốc<br /> cối. Các loài có cùng chế độ ăn được nhóm chung<br /> với nhau: nhóm 2, 3, 8 hầu hết là các loài ăn giun<br /> biển; nhóm 3, 5, 6 là các loài ăn động vật thân mềm;<br /> các loài ăn cá, giun biển và động vật thân mềm tùy<br /> theo giai đoạn phát triển được nhóm chung với nhau<br /> hoặc nhóm chung với các loài ăn giun biển hoặc<br /> động vật thân mềm (nhóm 1, 9).<br /> 3. Thảo luận<br /> Hầu như tất cả các loài trong giống ốc cối<br /> có chế độ dinh dưỡng được biết đến là thuộc về<br /> 3 nhóm động vật (cá, động vật thân mềm và giun<br /> biển)/ Phần lớn (70%) các loài ốc cối thuộc về nhóm<br /> ăn giun biển nhưng trong nhóm này chế độ ăn<br /> của chúng rất đa dạng, với nhóm chuyên ăn giun<br /> biển vận động (errant polychaeta) gồm Eunicidae,<br /> Nereidae, Amphinomidae và Glyceridae hoặc nhóm<br /> ăn giun biển ít vận động (sedentary polychaeta)<br /> gồm Terebellidae, Capitellidae, Maldanidae và<br /> Cirratulidae. Một vài loài ăn hemichordates và một<br /> loài được biết là ăn echiurans (Duda và cs, 2001).<br /> Mặc dù chế độ dinh dưỡng rất đa dạng ở mức độ<br /> giống, mỗi loài có xu hướng chuyên biệt hóa chế độ<br /> dinh dưỡng đặc biệt là nơi mà số lượng lớn các loài<br /> đồng xảy ra. Tuy nhiên, chế độ ăn của một vài loài có<br /> thể mở rộng trên nhiều đối tượng tùy theo giai đoạn<br /> sống Conus californicus là một ngoại lệ đáng chú ý<br /> với chế độ dinh dưỡng đa dạng nhất được biết đến<br /> trong các loài ốc cối. Chúng có thể ăn cá, động vật<br /> thân mềm (bao gồm cả hai mảnh vỏ và chân bụng),<br /> giun biển và động vật giáp xác (Kohn, 1960).<br /> Duda và cs, (2001) tiến hành nghiên cứu nguồn<br /> gốc của chế độ ăn của ốc cối dựa trên các chỉ thị<br /> phân tử 16S, calmodulin và sự kết hợp của 2 gen<br /> trên. Kết quả từ cây tiến hóa cho thấy nhóm các<br /> loài ốc cối ăn động vật thân mềm và ăn cá lần lượt<br /> được nhóm thành 1 và 3 nhóm dựa trên dữ liệu<br /> <br /> Soá 3/2012<br /> calmodulin, dữ liệu kết hợp giữa chỉ thị calmodulin<br /> và 16S. Trong khi đó, mối quan hệ này không thể<br /> hiện rõ ràng trong phân tích 16S. Nhóm các loài ốc<br /> cối ăn giun biển di chuyển phân bố hầu hết trên cây<br /> tiến hóa. Vì vậy nhóm tác giả đi đến kết luận chế độ<br /> ăn giun biển di chuyển là phương thức dinh dưỡng<br /> cổ xưa nhất.<br /> Nam và cs (2009) đã sử dụng kết hợp 4 chỉ thị<br /> phân tử của DNA ti thể và DNA ribosom (16S, 12S,<br /> CO1 mtDNA và ITS2 rDNA) để xem xét mối quan hệ<br /> tiến hóa của các loài ốc ăn động vật thân mềm. Có<br /> 3 nhánh chính được xác định trong nhóm 12 loài ốc<br /> ăn động vật thân mềm, đó là Conus (marmoreus và<br /> bandanus) có quan hệ gần gũi với nhánh Cylinder<br /> (Montfort, 1810; textile, ammiralis, dalli and gloriamaris)<br /> và nhánh Darioconus (Iredale, 1930, aulicus,<br /> crocatus, episcopatus, omaria và furvus).<br /> Chỉ thị phân tử CO1 mtDNA cho thấy mối quan<br /> hệ khá rõ ràng với các nhánh được phân tách trên<br /> cây tiến hóa có tương quan với phương thức dinh<br /> dưỡng (10 nhóm loài, với 2 nhóm ăn cá, 3 nhóm<br /> ăn động vật thân mềm và 4 nhóm ăn giun biển, 1<br /> nhóm chưa biết) (Hình 1A). Các nhóm loài phù hợp<br /> với các nghiên cứu trước đây sử dụng chỉ thị CO1,<br /> calmodulin. ITS2 và sự kết hợp giữa các chỉ thị<br /> (Dudu và Kohn, 2005, Duda và Palumbi 2004, Nam<br /> và cs, 2009).<br /> Các loài ăn động vật thân mềm được nhóm<br /> chung với nhau (các nhóm 3, 6 và một số thuộc nhóm<br /> 5). Vì một số loài sử dụng trong phân tích có phương<br /> thức dinh dưỡng chưa được công bố (ví dụ Conus<br /> lynceus thuộc nhóm 4 và một số loài thuộc nhóm 5).<br /> Vì vậy chưa thể kết luận các loài ốc ăn động vật thân<br /> mềm có mối quan hệ đồng dạng (mornophyletic).<br /> Trong nghiên cứu hiện tại nhánh Cylinder (Montfort,<br /> 1810; textile, ammiralis) và nhánh Darioconus<br /> (Iredale, 1930, aulicus, crocatus, omaria và furvus được<br /> nhóm chung vào nhóm 3; nhóm Conus (marmoreus<br /> và bandanus) nhóm chung với các loài C. eburneus,<br /> C. ebraeus và C. miliaris trong nhóm 6. Loài<br /> C. betulinus (ăn giun biển) cũng được nhóm chung<br /> với các loài ăn động vật thân mềm ở nhóm 6.<br /> Các nhóm loài ăn giun biển cũng cho thấy kết<br /> quả tương đồng. Có 4 nhóm ăn giun biển được phát<br /> hiện, phần lớn đều phù hợp với các nghiên cứu<br /> trước đó, (Espiritu và cs, 2001, Duda và Palumbi,<br /> 2004: Duda và Kohn, 2005; Nam và cs, 2009. Các<br /> loài ốc cối ăn giun biển phân bố đều trên cây tiến<br /> hóa (nhóm 2, 7, 8 và 10) chứng tỏ phương thức săn<br /> mồi này là hình thức dinh dưỡng tổ tiên.<br /> <br /> TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 11<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 3/2012<br /> <br /> Hình 1. Cây phát sinh loài dựa trên gen CO1 mtDNA của ốc cối thu<br /> tại vùng biển Nam Trung bộ, Việt Nam<br /> A: phương pháp MP. ML; B: Phương pháp BI. Lophiotoma cerithiformis và Thatcheria mirabilis là nhóm ngoại (outgroup). Các giá trị bootstrap (phân tích<br /> MP. ML) và giá trị tin cậy (phân tích BI) được biểu hiện trên các nhánh. Các nhóm loài hình thành từ cây phát sinh loài được ký hiệu theo thứ tự. Hình thái<br /> ngoài của các loài ốc cối được minh họa qua hình ảnh.<br /> <br /> 12 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> Nhóm các loài ăn cá được nhóm gần gốc cây<br /> tiến hóa (nhóm 9 gồm C. geographus và C. tulipa)<br /> và nhánh phân hóa mới nhất, khá đa dạng về loài<br /> và phương thức dinh dưỡng (nhóm 1). Trong đó, có<br /> 2 dưới nhóm (C. achatinus, C. consnor, C. magus<br /> và C. omaria; C. stecusmusscaum, C. striatus và<br /> C. bulatus). Duda và cs (2011) và Duda và Palumni<br /> (2004) phát hiện các nhóm ốc cối ăn cá trên cây<br /> tiến hóa: nhóm 1 gồm C. catus và C. striatus; nhóm<br /> 2 chứa C. geographus và C. tulipa; C. ermineus và<br /> C. purpurascens được xếp vào nhóm 3. Do sử dụng<br /> các loài khác nhau trong xây dựng cây tiến hóa nên<br /> sắp xếp các nhóm loài cũng có sự khác nhau. Sự<br /> xuất hiện các nhánh khác nhau của các loài ăn cá<br /> cho thấy sự phân tách và chuyên biệt hóa chế độ<br /> dinh dưỡng đã xảy ra hơn 1 lần trong quá trình tiến<br /> hóa của chúng.<br /> Theo Duda và Kohn (2005) chế độ ăn cá của<br /> ốc cối có thể có nguồn gốc từ các loài ăn giun biển<br /> hoặc có thể là phương thức dinh dưỡng hỗn hợp.<br /> Ốc cối được biết đến như một giống có phương<br /> thức dinh dưỡng chuyên biệt liên quan chặt chẽ với<br /> <br /> Soá 3/2012<br /> sự hình thành độc tố và quá trình tiến hóa. Vì vậy,<br /> phân tích dựa trên chỉ thị CO1 mtDNA đã thể hiện<br /> khá rõ ràng mối quan hệ tiến hóa của ốc cối cũng<br /> như mối liên hệ giữa phát sinh loài và phương thức<br /> dinh dưỡng.<br /> IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br /> 1. Kết luận<br /> Phân tích dựa trên chỉ thị phân tử CO1 mtDNA<br /> cho thấy mối tương quan giữa phương thức dinh<br /> dưỡng và mối quan hệ tiến hóa của ốc cối. Các loài<br /> với các chế độ ăn chuyên biệt (giun biển, động vật<br /> thân mềm và cá) được phân thành các nhóm riêng<br /> biệt trên cây phát sinh loài. Chế độ ăn giun biển<br /> được cho là phương thức tiến hóa tổ tiên, trong khi<br /> đó các loài ăn cá đã phân hóa hơn 1 lần trong quá<br /> trình tiến hóa.<br /> 2. Kiến nghị<br /> Tiến hành nghiên cứu trên nhiều chỉ thị phân tử<br /> để có cái nhìn tổng quan về mối quan hệ tiến hóa<br /> của các loài ốc cối.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> Duda, T.F. Jr., Kohn, A.J., Palumbi, S.R., 2001. Origins of diverse feeding ecologies within Conus, a genus of venomous<br /> marine gastropods. Biol. J. Linnean Soc. 73: 391 – 409.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Duda, T.F. Jr., Kohn, A. J. 2005. Species-level phylogeography and evolutionary history of the hyperdiverse marine<br /> gastropod genus Conus. Molecular Phylogenetics and Evolution 34: 257-272.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Duda T.F. Jr., Palumbi. S. R. 2004. Gene expression and feeding ecology: evolution of piscivory in the venomous gastropod<br /> genus. Conus. Proceedings of the Royal Society of London. Series B, Biological sciences 1544: 1165-1674.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Espiritu, D. J. D., Maren, W., Virginia, D-M., Cartier, G.E., Lourdes, J.C., Baldomero, M. 2001. Venomous cone snails:<br /> molecular phylogeny and the generation of toxin diversity. Toxicon 39: 1899-1916.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> Folmer O, Black M, Hoeh W, Lutz R, Vrijenhoek R (1994) DNA primers for amplification of mitochondrial cytochrome<br /> C oxidase subunit I from diverse metazoan invertebrates. Molecular Marine Biology and Biotechnology, 3, 294 – 299.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> Hall, T.A. 1999. BioEdit: a user-friendly biological sequence alignment editor and analysis program for Windows 95/98/NT.<br /> Nucleic Acid Symposium Series. 41: 95–98.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> Huelsenbeck, J. P., Ronquist, F. 2000. MRBAYES: Bayesian inference of phylogenetic trees. Bioinformatics. 17: 754–755.<br /> <br /> 8.<br /> <br /> Hylleberg, J and Kilburm, R.N. 2003. Marine Molluscs of Vietnam, Proceeding of. 16th International Congress and<br /> Workshop, Tropical Marine Molluscs Program (TMMP).<br /> <br /> 9.<br /> <br /> Kohn, A. J. 1960. Ecological notes on Conus (Mollusca: Gastropoda) in the Trincomalee region of Ceylon. Annals and<br /> Magazine of Natural History. 13: 309–20.<br /> <br /> 10. Nam, H.H., Corneli, P.S., Watkins, M., Olivera, B., Bandyopadhyay, P. 2009. Multiple genes elucidate the evolution of<br /> venomous snail-hunting Conus species. Molecular Phylogenetics and Evolution. 53: 645 – 652.<br /> 11. Page, R.D. 1996. TreeView: an application to display phylogenetic trees on personal computers. Computer Application<br /> Bioscience 12: 357–358.<br /> 12. Röckel D, Korn W, Kohn AJ. 1995. Manual of the living Conidae. Verlag Christa Hemmen publisher.<br /> 13. Swofford, D.L. 2001. PAUP: Phylogenetic analysis using parsimony (and other methods). Sinauer Associates, Sunderland.<br /> MA<br /> 14. Terlau, H., Olivera, B. M. 2004. Conus venoms: A rich source of novel ion channel-targeted. peptides. Physiol Rev. 84:<br /> 41–68.<br /> <br /> TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 13<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0