intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quan hệ an ninh Mỹ - ASEAN (1977 – 2024)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quan hệ Mỹ - ASEAN (1977 – 2024) đã trải qua nhiều thăng trầm vì chịu sự tác động bởi bối cảnh quốc tế, khu vực và cả tình hình bên trong của mỗi bên. Trải qua thời gian, quan hệ Mỹ - ASEAN đã không ngừng được mở rộng, tăng cường trên nhiều phương diện, đặc biệt là quan hệ trên lĩnh vực an ninh. Bài viết này sẽ khái quát quan hệ Mỹ - ASEAN trên lĩnh vực an ninh trong hơn 45 năm qua (1977 – 2024), đưa ra một vài nhận xét về mối quan hệ này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quan hệ an ninh Mỹ - ASEAN (1977 – 2024)

  1. 150 147 Journal of Science – Phu Yen University,Khoa học – Trường Đại học Phú Yên, Số 34 (2024), 150-157 Tạp chí No.34 (2024), 147-154 QUAN HỆ AN NINH MỸ - ASEAN (1977 – 2024) Nguyễn Huy Phương Trường Đại học Phú Yên Email: nguyenhuyphuong@pyu.edu.vn Ngày nhận bài: 05/05/2024; Ngày nhận đăng: 03/06/2024 Tóm tắt Quan hệ Mỹ - ASEAN (1977 – 2024) đã trải qua nhiều thăng trầm vì chịu sự tác động bởi bối cảnh quốc tế, khu vực và cả tình hình bên trong của mỗi bên. Trải qua thời gian, quan hệ Mỹ - ASEAN đã không ngừng được mở rộng, tăng cường trên nhiều phương diện, đặc biệt là quan hệ trên lĩnh vực an ninh. Bài viết này sẽ khái quát quan hệ Mỹ - ASEAN trên lĩnh vực an ninh trong hơn 45 năm qua (1977 – 2024), đưa ra một vài nhận xét về mối quan hệ này. Từ khoá: ASEAN, Mỹ, Quan hệ Mỹ - ASEAN, Đông Nam Á. US - ASEAN security relations (1977 – 2024) Nguyen Huy Phuong Phu Yen University Received: May 05, 2024; Accepted: June 03, 2024 Abstract US - ASEAN relations (1977 - 2024) have gone through many ups and downs because they were influenced by the international and regional contexts as well as each side's internal situations. Over time, US-ASEAN relations have continuously been expanded and strengthened in many aspects, especially the ones in the field of security. This article will overview the US-ASEAN relationship in the field of security over the past 45 years (1977 - 2024), and presenting a few comments on this relationship. Keywords: ASEAN, US, US - ASEAN relations, South-East Asia. 1. Mở đầu Mỹ và ngăn chặn Trung Quốc nhảy vào lấp Sau khi cuộc chiến tranh Đông chỗ trống sau khi Mỹ rút đi. Tuy địa vị và Dương kết thúc năm 1975, với sự thất bại uy tín của Mỹ trên thế giới bị giảm sút một hoàn toàn của Mỹ, bối cảnh quốc tế và khu cách tương đối, nhưng Mỹ vẫn cố gắng vực Đông Nam Á đã có những biến đổi sâu “duy trì nguyên trạng” địa vị và ảnh hưởng sắc. Trong bối cảnh mới, cả các nước của Mỹ trên thế giới, trong đó có khu vực ASEAN và Mỹ đều đã có những điều chỉnh Đông Nam Á. Dưới tác động của bối cảnh trong chính sách đối ngoại. ASEAN trở nên quốc tế, khu vực và sự điều chỉnh chính chủ động và tích cực hơn trong việc cải sách đối ngoại của cả hai phía, Mỹ và thiện quan hệ với các nước Đông Dương, ASEAN đã thiết lập quan hệ đối thoại tạo khoảng cách nhất định trong quan hệ chính thức vào năm 1977. Mỹ coi đó là
  2. 148 151 Journal of Science – Phu Yen University, No.34 (2024), 150-157 học Phú Yên, Số 34 (2024), 147-154 Tạp chí Khoa học – Trường Đại điều kiện để Mỹ tái “can dự” vào các vấn - Thứ hai, Mỹ viện trợ quân sự cho đề ở khu vực, còn ASEAN coi Mỹ như sự các nước ASEAN qua đó thúc đẩy các đảm bảo an ninh, hòa bình và ổn định cho nước tăng cường thực lực quân sự và ngày khu vực. càng phụ thuộc hơn vào Mỹ. 2. Nội dung Từ năm 1976 đến năm 1991, số tiền 2.1. Khái quát quan hệ an ninh Mỹ - viện trợ quân sự của Mỹ cho các nước ASEAN (1977 – 1990) ASEAN luôn tăng dần, từ 103 triệu USD Trong thời kỳ này, Mỹ muốn biến (1976) lên 429 triệu USD (1985), tức tăng ASEAN thành một liên minh quân sự để gấp 2,5 lần (Lê Khương Thùy, 2003). kiềm chế Việt Nam và ảnh hưởng của Liên Trong các nước ASEAN, Mỹ vẫn luôn coi Xô trong khu vực (Phê-đu-lốp-va, N, Philippines và Thái Lan là hai đồng minh 1983). Thực hiện mục tiêu đó, trong thời quan trọng hơn cả. Vì vậy mà Mỹ luôn gian từ 1977 đến 1990, Mỹ đã tìm cách lôi giành cho Philippines và Thái Lan khoản kéo các nước ASEAN đi theo chiến lược viện trợ an ninh quân sự lớn nhất so với các chính trị - quân sự của Mỹ. Tuy nhiên, các nước ASEAN còn lại. Tổng viện trợ an nước ASEAN đã nhận thức được rằng, việc ninh của Mỹ cho Thái Lan và Philippines thành lập một khối quân sự ở Đông Nam Á (từ năm 1979 đến năm 1986) là 643,23 sẽ làm cho ASEAN sẽ phụ thuộc vào Mỹ. triệu USD và 767,45 triệu USD so với Do đó, quan hệ an ninh Mỹ - ASEAN trong Indonesia, là nước nhận viện trợ an ninh thời kỳ này được biểu hiện qua các hình quân sự của Mỹ nhiều nhất trong các nước thức sau: ASEAN còn lại, chỉ đến 290,13 triệu USD, - Thứ nhất, Mỹ tiếp tục duy trì liên ít hơn Thái Lan 2,22 lần và ít hơn minh quân sự với các đồng minh trong Philippines 2,65 lần. ASEAN (Philippines, Thái Lan) và xây Cùng với viện trợ quân sự, Mỹ còn ra dựng quan hệ an ninh mới với Indonesia, sức “tuyên truyền về cái gọi là “mối đe dọa Singapore. Từ cuối năm 1976, Philippines của Liên Xô” đối với châu Á, về “sự thâm đồng ý để Mỹ được tiếp tục sử dụng các nhập của Liên Xô” vào Đông Nam Á (Phê- căn cứ quân sự Subic và Clark. Ngày đu-lốp-va, N, 1983), để thúc giục các nước 31/12/1978, Mỹ - Philippines đã ký kết ASEAN tăng cường lực lượng quân sự và Hiệp ước song phương, cho phép Mỹ tiếp thúc đẩy các liên kết quân sự. Theo đó, các tục sử dụng các căn cứ quân sự ở nước ASEAN đã tăng chi phí quân sự lên Philippines, Hiệp định này sau đó được gia đáng kể: Năm 1980 là 5,5 tỷ USD, tăng hạn vào 1/6/1983. Thái Lan cũng cho phép 45% so với năm 1979 và gấp đôi so với tàu của hải quân Mỹ ghé vào các cảng của năm 1975 (Thông tin quan hệ quốc tế, Thái Lan; tiến hành tập trận chung quy mô 1987); năm 1981: 6,969 tỷ USD; năm lớn với Mỹ, có sự tham gia của hơn 15.000 1982: 8,304 tỷ USD; năm 1983: 8,025 tỷ quân; thương lượng để Mỹ lập kho vũ khí USD và năm 1984: 8,474 tỷ USD. Trong chiến lược ở Thái Lan... Mỹ còn đạt được đó chủ yếu là sử dụng để mua vũ khí của những thỏa thuận với các nước Indonesia, nước ngoài mà phần lớn là từ Mỹ. Từ 1977 Malaysia và Singapore trong việc cho phép đến 1980, Mỹ đã bán cho các nước ASEAN Mỹ sử dụng các hải cảng và sân bay cho một lượng lớn vũ khí, trị giá lên tới 2,5 tỉ mục đích quân sự trong trường hợp khẩn USD, gấp 2 lần so với trong 7 năm trước đó cấp. (Lê Văn Anh, 2009). Qua đó, quan hệ quân
  3. 152 149 Journal of Science – Phu Yen University,Khoa học – Trường Đại học Phú Yên, Số 34 (2024), 150-157 Tạp chí No.34 (2024), 147-154 sự giữa các nước ASEAN và giữa ASEAN Dương; (2) tiếp tục duy trì và tăng cường với Mỹ tăng lên đáng kể. các liên minh song phương với Mỹ ở khu - Thứ ba, Mỹ yêu cầu các đồng minh vực và (3) thiết lập cơ cấu an ninh mới cho của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương như khu vực dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Những Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc... tích cực người lãnh đạo chính quyền Mỹ đã nhấn tham gia vào việc phát triển tiềm lực quân mạnh rằng “Nhu cầu tiếp tục sự có mặt sự và nâng cao khả năng chiến đấu của lực quân sự tầm xa của Mỹ ở châu Á - Thái lượng quân sự các nước ASEAN. Như Bình Dương là hòn đá tảng cho vai trò an Australia đã cung cấp vũ khí, đào tạo cán ninh của Mỹ trong khu vực châu Á - Thái bộ, tiến hành tập trận chung... với các nước Bình Dương”; hay “… cho phép chúng ta ASEAN; Nhật Bản tuyên bố sẵn sàng mở có phản ứng nhanh chóng để bảo vệ lợi ích rộng viện trợ cho các nước ASEAN theo của Mỹ chẳng những ở châu Á mà còn ở xa yêu cầu của Mỹ (Lê Khương Thùy, 2003). hơn nữa, …” (Lê Bá Thuyên, 1996). Mỹ cũng sử dụng chương trình đào tạo và Đối với ASEAN “việc gìn giữ mối huấn luyện quân sự cho nước ngoài như quan hệ cân bằng với các nước lớn là có lợi một biện pháp nhằm thắt chặt hơn nữa quan cho an ninh của họ và cũng có lợi cho ổn hệ quân sự Mỹ - ASEAN. Năm 1980, Mỹ định khu vực. Hơn nữa sự cân bằng này tài trợ cho ASEAN theo chương trình này không phải là tiêu cực và thụ động mà là 3,17 triệu USD, năm 1985 là 7,5 triệu USD tích cực và chủ động” (Yongming Shi, và năm 1986 số tiền đó lên đến 9,5 triệu 1997). Chính vì lẽ đó mà các nước ASEAN USD, gấp 3 lần so với năm 1980 (Thông tin một mặt tiếp tục duy trì và tăng cường hợp quan hệ quốc tế, 1987). Năm 1984, có 928 tác an ninh, quân sự với Mỹ, mặt khác luôn học viên của ASEAN đã tham gia các khóa tìm kiếm sự cân bằng lực lượng giữa các huấn luyện tại Mỹ. nước trong khu vực. Song, thái độ của Với việc tăng cường quan hệ trên ASEAN với các nước lớn cũng đã chuyển lĩnh vực an ninh Mỹ - ASEAN, Mỹ đã đảm từ chỗ dựa dẫm, bị động sang chủ động và bảo sự hiện diện quân sự của mình ở Đông có lợi dụng (Đào Lê Minh, 1997). Do đó, Nam Á, còn ASEAN đã thành công trong ASEAN cần phải xây dựng cơ chế an ninh việc đảm bảo hòa bình, an ninh khu vực và mới có sự tham gia của tất cả các nước lớn không phụ thuộc vào Mỹ. trong khu vực, trong đó ASEAN phải giữ 2.2. Quan hệ an ninh Mỹ - ASEAN (1991 được vai trò trung tâm. – 2000) Trên cơ sở điều chỉnh chính sách đối Cùng với sự chấm dứt của Chiến ngoại như trên, quan hệ Mỹ - ASEAN trên tranh lạnh và sự sụp đổ của trật tự thế giới lĩnh vực an ninh giai đoạn 1991 - 2000, hai cực Yalta, bối cảnh quốc tế và khu vực được thể hiện qua các hình thức sau: Đông Nam Á đã có nhiều thay đổi. Cả Mỹ - Thứ nhất, duy trì sự có mặt về quân và các nước ASEAN phải điều chỉnh chiến sự của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á bằng lược đối ngoại để phù hợp với tình hình các hiệp ước song phương được gia hạn mới. hoặc ký kết dưới hình thức mới giữa Mỹ Mỹ cho rằng để củng cố an ninh với các nước trong ASEAN. Nhưng Mỹ trong khu vực phải đồng thời triển khai trên không cần đến những căn cứ vĩnh viễn có ba hướng: (1) tiếp tục duy trì sự có mặt của cấu tạo hạ tầng nặng nề. Nước Mỹ cần bàn quân đội Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình về qui định cho Mỹ sử dụng các công trình
  4. 150 153 Journal of Science – Phu Yen University, No.34 (2024), 150-157 học Phú Yên, Số 34 (2024), 147-154 Tạp chí Khoa học – Trường Đại phục vụ cho “các cuộc xung đột thấp với Philippines, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, chi phí thấp” (Viện nghiên cứu bảo vệ hòa Singapore. bình và an ninh Nhật Bản, 1994). Nghĩa là Từ sau Chiến tranh lạnh, Mỹ cũng Mỹ chỉ cần có những cơ sở cho phép Mỹ dần cải thiện quan hệ với các nước Đông triển khai lực lượng nhanh nhất ở khu vực Dương. Mỹ đã đóng vai trò quan trọng này khi cần thiết. Còn ASEAN cho rằng sự trong tiến trình lập lại hòa bình ở hiện diện quân đội Mỹ ở căn cứ quân sự Campuchia, cùng Australia viện trợ quân của Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã đủ để sự, giúp huấn luyện lực lượng quân đội cho bảo đảm an ninh cho cả khu vực, nên họ Campuchia. Quan hệ giữa Mỹ với Lào và không muốn Mỹ đặt căn cứ ở khu vực Việt Nam cũng được cải thiện theo hướng Đông Nam Á. Ngày 02/11/1994, Bộ trưởng bình thường hóa (Phạm Thị Miên, 1995). Ngoại giao Indonesia đã nêu rõ: “cần có Năm 1991, hai nước Lào - Mỹ đã có sự Mỹ ở châu Á như một nhân tố cân bằng, thống nhất và phối hợp với nhau trong việc nhưng sự hiện diện của họ không phải dưới tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến hình thức căn cứ quân sự” (Đào Huy Ngọc tranh, chương trình khảo sát chống ma tuý, (cb) và nnk, 1997). Theo đó, Mỹ và các chương trình tháo gỡ mìn (Nguyễn Xuân nước ASEAN đã đạt được những thỏa Sơn và Thái Văn Long, 1997). thuận như: - Thứ ba, Mỹ triển khai chiến lược Với Philippines, mặc dù Mỹ buộc châu Á - Thái Bình Dương, nhằm tham gia phải rút toàn bộ quân đội khỏi căn cứ ở rộng rãi hơn, xâm nhập sâu hơn, tập trung nước này (cuối 1992), nhưng Mỹ vẫn tiếp hơn vào công việc ở khu vực này. Mục đích tục duy trì hiệp định hỗ trợ phòng thủ với là để đảm bảo chắc chắn quyền lãnh đạo Philippines. của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình - Thứ hai, nhằm duy trì và tăng Dương. Theo đó, chiến lược quân sự của cường hợp tác an ninh, Mỹ và các nước Mỹ còn hướng đến “xây dựng liên minh ASEAN cũng thường xuyên có những cuộc quân sự có tính khu vực, hình thành cơ chế diễn tập quân sự song phương hay đa đối thoại an ninh khu vực” (Đào Lê Minh, phương hàng năm. Từ năm 1990, quân đội 1997). Bằng cách đó Mỹ, một mặt có thể Indonesia đã bắt đầu tập trận chung với duy trì vai trò lãnh đạo của mình về quân quân đội Mỹ. Năm 1995, Mỹ và Thái Lan sự ở khu vực, mặt khác có thể giảm bớt chi đã tiến hành 35 cuộc tập trận, năm 1997 hai phí thông qua việc chia sẻ trách nhiệm với nước lại có một cuộc tập trận lớn mang tên các liên minh. Do đó, ngay từ khi ARF ra “Hổ mang vàng”, sau đó hai nước tiếp tục đời Mỹ đã tỏ ý ủng hộ và tích cực tham gia thực hiện cuộc tập trận này hàng năm. vào diễn đàn này nhằm giành lấy vai trò Tháng 5/1999, Mỹ tiến hành tập trận trên chủ chốt. qui mô lớn ở Philippines, trong đó có các 2.3. Quan hệ an ninh Mỹ - ASEAN (2001 cuộc tập trận chung với quân đội nước này, – 2024) đồng thời cho phép các tàu chiến Mỹ đỗ lại Sự kiện nước Mỹ bị lực lượng khủng các cảng ở đây (Grebenshchikov E.S, bố tấn công vào ngày 11/9/2001 đã tác 2002). Mùa hè năm 2000, ở Đông Nam Á động mạnh đến tình hình nước Mỹ và cả đã diễn ra cuộc diễn tập của hải quân mang trên bình diện quốc tế. Sau sự kiện này, Mỹ tên “Flying Fish” (Cá bay), với sự tham gia và các quốc gia trên thế giới đều phải có của Mỹ, Australia, New Zealand, những điều chỉnh chính sách để đối phó với
  5. 154 151 Journal of Science – Phu Yen University,Khoa học – Trường Đại học Phú Yên, Số 34 (2024), 150-157 Tạp chí No.34 (2024), 147-154 sự thay đổi của bối cảnh quốc tế mới. Theo phương lẫn song phương với ASEAN. đó, Mỹ đã triệt để lợi dụng sự kiện 11/9 để Trong khuôn khổ đa phương, Mỹ chủ chuyển dần trọng tâm chiến lược của mình trương điều chỉnh chiến lược theo hướng từ châu Âu sang châu Á – Thái Bình tăng cường hợp tác đa phương ở khu vực Dương, lợi dụng chống khủng bố để lôi này bằng cách tăng cường lực lượng và tầm kéo, khuếch trương, mặc cả và gây áp lực hoạt động của quân đội Mỹ ở Đông Nam với các nước nhằm tập hợp lực lượng, hình Á. thành “liên minh chống khủng bố” do Mỹ Mỹ đã đưa ra sáng kiến về chương cầm đầu. trình hợp tác hải quan chống khủng bố Mỹ khẳng định ở khu vực Đông Nam (CTPAT) và sáng kiến an ninh vận tải Á có mạng lưới khủng bố Hồi giáo hoạt Container (CSI), theo đó Mỹ yêu cầu áp động xuyên quốc gia và có quan hệ mật dụng biện pháp kiểm tra an ninh mới đối thiết với Al-Qaeda, nhưng độc lập với tổ với các tàu vận tải container hàng xuất chức này. Trong chiến lược toàn cầu mới, khẩu vào Mỹ xuất phát từ 20 cảng trên thế châu Á – Thái Bình Dương, và nhất là giới nhằm ngăn ngừa các tổ chức khủng bố Đông Nam Á trở thành một trong những lợi dụng đường vận chuyển hàng hóa trên trọng điểm chiến lược của Mỹ. Mỹ đã coi biển để xâm hại đến nước Mỹ. Ngày Đông Nam Á là mặt trận thứ hai trong cuộc 1/8/2002, tại Brunei, Mỹ và ASEAN ký kết chiến chống khủng bố toàn cầu. Mỹ mượn tuyên bố chung về hợp tác chống khủng bố cớ chống khủng bố để công khai và hợp với mục tiêu là: “ngăn ngừa, phá vỡ và pháp hóa việc triển khai lực lượng quân sự chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế”. trở lại khu vực Đông Nam Á. Mỹ cho rằng, Theo đó, Mỹ đã sử dụng nhiều biện pháp một số nước như Philippines, Indonesia, khác nhau như viện trợ quân sự, đào tạo sĩ Malaysia, Singapore … có lực lượng của quan quân đội, tiến hành tập trận chống “các tổ chức khủng bố” đang lẩn trốn, nên khủng bố với các nước ASEAN. gây áp lực buộc những nước này phải phối Nhằm tăng cường khả năng phối hợp hợp cùng Mỹ để tăng cường lùng sục, tìm tác chiến quân sự, ứng phó với các vấn đề kiếm và tiêu diệt bằng được các lực lượng an ninh (cả truyền thống và phi truyền khủng bố đó. thống) của khu vực và nhằm xây dựng lòng Trong chiến lược an ninh quốc gia tin giữa Mỹ với các quốc gia ASEAN, từ năm 2002, Mỹ đã kêu gọi kết hợp các liên 2001 đến nay, Mỹ đã cùng các nước minh song phương và hợp tác với các thể ASEAN thường niên tổ chức nhiều cuộc chế khu vực nhằm xử lý những thay đổi ở tập trận chung. Như: Hổ mang vàng (Cobra khu vực Đông Nam Á năng động, kể cả Gold) ban đầu là giữa Mỹ với Thái Lan việc tiếp tục duy trì sự hiện diện của quân nhằm chống kẻ thù chung, nhưng đến nay đội Mỹ. Những mục tiêu của hợp tác khu đã có hơn 20 nước tham gia nhằm giải vực bao gồm thiết lập sự cân bằng quyền quyết các vấn đề chung liên quan đến hòa lực toàn cầu có lợi cho tự do, xây dựng bình, cũng như những vấn đề xuyên quốc những chương trình nghị sự hợp tác tích gia khác, bao gồm chống cướp biển, ma túy cực trong cuộc chiến chống khủng bố và và buôn người, hoạt động cứu trợ nhân đạo, cuối cùng là tạo ra một châu Á ổn định đối phó thiên tai, xây dựng cộng đồng và chiến lược. Thực hiện điều này, Mỹ đã tiến hoạt động tái thiết; CARAT, bắt đầu từ hành triển khai đồng thời các hợp tác đa 2002, là các cuộc tập trận song phương
  6. 152 Journal of Science – Phu Yen University, No.34 (2024), 150-157 học Phú Yên, Số 34 (2024), 147-154 Tạp chí Khoa học – Trường Đại 155 thường niên giữa Hạm đội 7 của Mỹ với 7 quan hệ song phương thành quan hệ đối tác quốc gia ASEAN. PHIBLEX, bắt đầu từ chiến lược. Mỹ dành ưu tiên cao hỗ trợ 2003, là cuộc diễn tập tác chiến đổ bộ ASEAN tăng cường năng lực bảo đảm an đường biển giữa quân đội Mỹ và quân đội ninh, nhất là an ninh hàng hải trên cơ sở Philippines được tổ chức hằng năm. song phương cũng như thông qua diễn đàn SEACAT, bắt đầu từ năm 2002, là cuộc khu vực. Hai bên tích cực hợp tác trong các diễn tập thường niên hợp tác chống khủng lĩnh vực chống khủng bố, chống phổ biến bố giữa hải quân Mỹ và hải quân 6 nước vũ khí hạt nhân, an ninh mạng, chống tội ASEAN gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, phạm xuyên quốc gia,… (An Nhiên, 2016), Philippines, Singapore và Thái Lan; … (Mạnh Hùng, 2022). (Trùng Quang, 2011). Về quan hệ song phương, Mỹ đã tái Từ năm 2001 đến nay, Mỹ không ký kết các hiệp định song phương, nối lại ngừng tăng cường ảnh hưởng của mình các hoạt động viện trợ và huấn luyện quân trong các cơ chế an ninh đa phương ở khu sự, trao đổi thông tin tình báo, đưa quân đội vực. Qua đó, Mỹ muốn thể hiện vai trò lãnh đến một số nước, tiến hành tập trận chung, đạo, vị thế quan trọng của mình đối với khu nhất là đồng minh truyền thống như vực Đông Nam Á. Philippines, Thái Lan, Singapore, cho các Từ năm 2002, khi Hội nghị Thượng nước này hưởng quy chế đồng minh chủ đỉnh an ninh châu Á (hay còn được biết đến chốt ngoài NATO. là Đối thoại Shangri-La) lần đầu tiên được Bước sang thế kỷ XXI, “quan hệ Mỹ tổ chức tại Singapore, Mỹ đã tích cực tham - ASEAN đã chuyển sang giai đoạn mới, gia vào Hội nghị này. Chính sách của Mỹ thực chất hơn, hiệu quả hơn, tăng cường được nêu ra ở Hội nghị này trong hai thập tính đối tác chiến lược, vì lợi ích đôi bên, vì kỷ qua, đó là ngày càng gia tăng sự hiện hòa bình, ổn định trên thế giới. Điều này diện của Mỹ và “kiềm chế sự nổi lên của đang tạo ra những chuyển biến có lợi cho một đối thủ có khả năng thách thức địa vị cả Mỹ và ASEAN” (Luận Thùy Dương, của Mỹ” ở khu vực. Đồng thời, Mỹ cũng đã 15/8/2022). luôn thể hiện sự ủng hộ đối với các chính 3. Một vài nhận xét về quan hệ an ninh sách của ASEAN. Chính sách an ninh, Mỹ - ASEAN (1977 – 2024) quân sự của Mỹ cũng đã góp phần tích cực Nhìn lại quan hệ an ninh Mỹ - đối với việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn ASEAN trong hơn 45 năm qua có thể thấy định ở Đông Nam Á. Ngoài ra, Mỹ còn được có sự khác nhau ở từng thời kỳ. tham gia tích cực vào các diễn đàn đa Quan hệ an ninh Mỹ - ASEAN trong phương khác do ASEAN tổ chức và chủ trì, giai đoạn 1977 – 1990 đã có tác động tích như Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) cực đối với cả hai bên. Mỹ đã thành công từ năm 2011. Từ năm 2005, Mỹ - ASEAN trong việc phòng ngừa sự nổi lên của một thiết lập quan hệ đối tác tăng cường. Tháng cường quốc khu vực muốn thay thế vị thế 7/2009, Mỹ tham gia Hiệp ước Thân thiện của Mỹ ở khu vực, đồng thời cũng đảm bảo và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC). Mỹ là sự liên tục không bị ngắt quãng hệ thống một trong những bên đối thoại đầu tiên lập các căn cứ quân sự của Mỹ ở châu Á – Thái phái đoàn tại ASEAN (2010). Hội nghị cấp Bình Dương. Các nước ASEAN đã tận cao Mỹ - ASEAN hằng năm (từ năm 2013). dụng được Mỹ như “chiếc ô an ninh” để Từ năm 2015, Mỹ và ASEAN nâng cấp đảm bảo hòa bình, ổn định ở khu vực, đồng
  7. 156 153 Journal of Science – Phu Yen University,Khoa học – Trường Đại học Phú Yên, Số 34 (2024), 150-157 Tạp chí No.34 (2024), 147-154 thời họ cũng đã phần nào tận dụng nguồn các vấn đề an ninh khu vực” (Ngô Thị Bích vốn khổng lồ, kỹ thuật – công nghệ cao và Lan, 2018). Theo đó, quan hệ Mỹ - thị trường tiêu thụ lớn ở Mỹ để thúc đẩy sự ASEAN về an ninh ngày càng được tăng phát triển kinh tế đất nước. cường, mở rộng cả trên bình diện đa Sau khi trật tự hai cực Yalta sụp đổ phương hay song phương. Mỹ ngày càng (1991), tình hình thế giới và khu vực có tham gia tích cực hơn, chủ động hơn và có những biến động lớn tác động lớn đến cả trách nhiệm hơn vào các diễn đàn an ninh Mỹ và ASEAN, do đó cả hai đều có những đa phương do ASEAN khởi xướng và giữ điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình. vai trò trung tâm như ARF, Hội nghị cấp Trong thời kỳ 1991 - 2000, quan hệ Mỹ - cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về an ninh tuy còn có những bất Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), đồng, song vẫn được cả hai phía duy trì và Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng (EAMF), tăng cường. Điều này được thể hiện trên ba … Mỹ và các nước ASEAN cũng đã tổ hướng: (i) Mỹ duy trì được sự hiện diện chức nhiều cuộc tập trận chung hàng năm quân sự của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á nhằm ứng phó với các thách thức an ninh dưới các hình thức khác nhau đảm bảo (truyền thống và phi truyền thống) ở khu được vị thế của Mỹ ở khu vực, ASEAN có vực. Mỹ - ASEAN cũng đã trở thành đối được sự đảm bảo của Mỹ như một đối tác tác chiến lược (2015) và nâng lên thành đối quan trọng để duy trì sự cân bằng lực tác chiến lược toàn diện (2022). Quan hệ lượng; (ii) Quan hệ an ninh Mỹ - ASEAN giữa Mỹ với các nước thành viên ASEAN cũng được hai phía tăng cường thông qua cũng được thắt chặt hơn kể từ năm 2001 việc tổ chức các cuộc tập trận chung; (iii) đến nay. Mỹ còn tăng cường quan hệ an ninh với 4. Kết luận ASEAN thông qua việc tham gia xây dựng Quan hệ Mỹ - ASEAN trên lĩnh vực các cơ chế an ninh đa phương ở khu vực do an ninh trong hơn 45 năm qua vẫn luôn ASEAN khởi xướng và đóng vai trò trung được hai bên duy trì và không ngừng tăng tâm. Có thể nói rằng, quan hệ Mỹ - cường, mở rộng. Quan hệ này cũng đã ASEAN về an ninh thời kỳ 1991 – 2000 mang lại những lợi ích cho cả hai phía. Với luôn được hai bên duy trì và tăng cường, Mỹ, đó là việc duy trì được địa vị của mình song đã có sự thay đổi theo hướng cân bằng ở khu vực, với ASEAN là sự đảm bảo về hơn. hòa bình, an ninh của khu vực cũng như Sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ triển khai việc gia tăng vị thế của chính mình trên chiến lược toàn cầu mới trong đó coi Đông trường quốc tế. Với những bước đi gần đây Nam Á là “mặt trận thứ hai chống khủng trong việc tăng cường quan hệ giữa Mỹ với bố” và xem việc tăng cường quan hệ an ASEAN, thiết nghĩ mối quan hệ này sẽ còn ninh với ASEAN nhằm “siết chặt hơn mối mang lại những lợi ích thiết thực cho cả hai quan hệ và sự chi phối của Hoa Kỳ trong phía trong thời gian đến  TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Văn Anh. (2009). Quan hệ Mỹ - ASEAN 1967 – 1997 lịch sử và triển vọng. Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. Luận Thùy Dương. (15/8/2022). Bốn mươi lăm năm quan hệ đối tác chiến lược Mỹ -
  8. 154 Journal of Science – Phu Yen University, No.34 (2024), 150-157 học Phú Yên, Số 34 (2024), 147-154 Tạp chí Khoa học – Trường Đại 157 ASEAN và định hướng phát triển trong thời gian tới. Tạp chí Cộng sản online. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/- /2018/825729/bon-muoi-lam-nam-quan-he-doi-tac-chien-luoc-my---asean-va-dinh- huong-phat-trien-trong-thoi-gian-toi.aspx Grebenshchikov E.S. (2002). Mỹ - ASEAN: Những thử thách mới và phạm vi hợp tác. Tài liệu phục vụ nghiên cứu, số TN 2002 - 90 - 91, Viện TTKHXH, Hà Nội. Mạnh Hùng. (09/05/2022). Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Hoa Kỳ. https://dangcongsan.vn/doi-ngoai/thuc-day-quan-he-doi-tac-chien-luoc-asean-hoa-ky- 609626.html Phạm Thị Miên. (1995). Một số điều chỉnh chính sách khu vực của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu quốc tế, (số 5), tr. 23 - 27. Đào Lê Minh. (1997). Những quan điểm về trật tự kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Nghiên cứu kinh tế, (số 12), tr 41 - 50. Đào Huy Ngọc (cb), Nguyễn Phương Bình, Hoàng Anh Tuấn. (1997). ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. An Nhiên. (2016). Quan hệ Mỹ - ASEAN: hợp tác vì tương lai. Tạp chí Cộng sản online. https://www.tapchicongsan.org.vn/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/- /2018/37849/quan-he-my---asean--hop-tac-vi-tuong-lai.aspx Phê-đu-lốp-va N. (1983). Chính sách của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Kinh tế thế giới và các quan hệ quốc tế, số 4, tr. 54 - 65, TVQĐSL. Trùng Quang. (2011). Những cuộc tập trận Mỹ - ASEAN. Thanh Niên online. https://thanhnien.vn/nhung-cuoc-tap-tran-my-asean-185337719.htm Yongming Shi, (1997). Địa vị của ASEAN được tăng cường và ảnh hưởng của nó sau chiến tranh lạnh kết thúc. Tài liệu phục vụ nghiên cứu, số TN 97 - 57, Viện thông tin khoa học xã hội Hà Nội. Nguyễn Xuân Sơn và Thái Văn Long. (1997). Quan hệ đối ngoại của các nước ASEAN. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Thông tin quan hệ quốc tế. (1987). Hợp tác an ninh giữa Mỹ và ASEAN - những giới hạn và khả năng. Thông tin quan hệ quốc tế, số 38, quý 3. Lê Khương Thùy. (1999). Một số nét về quan hệ Mỹ - ASEAN sau chiến tranh lạnh. Châu Mỹ ngày nay, (số 1), tr.44 - 50. Lê Khương Thùy. (2003). Chính sách của Hoa Kỳ đối với ASEAN trong và sau Chiến tranh lạnh. Nxb KHXH, Hà Nội. Phạm Ngọc Uyển. (1997). Mỹ và các nước lớn với châu Á - Thái Bình Dương. Châu Mỹ ngày nay, (số 1), tr. 34 - 37. Viện nghiên cứu bảo vệ hòa bình và an ninh Nhật Bản. (1994). Về vấn đề an ninh ở khu vực Đông Nam Á, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2