intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quan hệ Mỹ Việt 1976-2010

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:21

80
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tháng 3/1977 Tổng thống Jimmy Carter đã cử một phái đoàn do thượng nghị sỹ Woodcock sang Việt Nam tìm hiểu khả năng bình thường hoá quan hệ. Trong năm 1977 đã diễn ra 3 vòng đàm phán tại Paris và 1 vòng tại New York.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quan hệ Mỹ Việt 1976-2010

  1. QUAN HỆ MỸ-VIỆT 1976-2010
  2. Giai đoạn 1976-1986 • Từ 1975-1977 Mỹ phủ quyết Việt Nam ra nhập Liên hiệp quốc. • Tháng 3/1977 Tổng thống Jimmy Carter đã cử một phái đoàn do thượng nghị sỹ Woodcock sang Việt Nam tìm hiểu khả năng bình thường hoá quan hệ. Trong năm 1977 đã diễn ra 3 vòng đàm phán tại Paris và 1 vòng tại New York.
  3. • Mỹ nêu kế hoạch gồm 3 điểm: (a) Việt Nam cung cấp thông tin về MIA, (b) Mỹ ủng hộ Việt Nam vào Liên hiệp quốc, đồng thời sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ không điều kiện và bắt đầu buôn bán với Việt Nam, (c) Mỹ có thể đóng góp vào việc khôi phục Việt Nam bằng cách thúc đẩy buôn bán, cung cấp trang thiết bị và các hình thức hợp tác khác. Trong khi chưa có quan hệ ngoại giao, đề nghị lập văn phòng liên lạc tại thủ đô hai nước.
  4. • Tháng 5 năm 1977 Quốc hội thông qua nhanh chóng với số phiếu áp đảo (266/131) một sửa đổi đạo luật về viện trợ nước ngoài viện trợ, hoặc bất cứ một hình thức chi trả nào với Việt nam”. • Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Cyprus Vance phải tuyên bố Mỹ sẽ không trả Việt nam bất cứ khoản đền bù chiến tranh nào
  5. • Tháng 6/1977, Hạ viện Mỹ lại thông qua với đa số áp đảo một sửa đổi khác với đạo luật viện trợ nước ngoài, chính thức bác bỏ lời hứa của Nixon viện trợ 3,25 tỷ USD cho Việt Nam. • Trước áp lực của Quốc hội, Tổng thống Carter phải rút lại lời hứa sẽ viện trợ nhân đạo cho Việt Nam.
  6. • Nguyên nhân thất bại: - Chưa có sự nhất trí cao trong nội bộ. Các sáng kiến bình thường hoá được Tổng thống đưa ra. Các lực lượng chống bình thường hoá rất mạnh trong Quốc hội (phản đối viện trợ cho VN…), trong các tổ chức cựu chiến binh và gia đình có thân nhân chết và mất tích trong chiến tranh. - Tính toán chiến lược của Mỹ trong việc quay sang lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. - Mỹ phản đối Việt Nam đưa quân vào Campuchia. Cũng có ý kiến cho rằng Mỹ chưa thực sự muốn bình thường hoá quan hệ với VN.
  7. • Từ năm 1978 đến năm 1986 quan hệ song phương rất căng thẳng. • Mỹ tăng cường bao vây, cấm vận và cô lập VN trên trường quốc tế. • Gắn việc giải quyết MIA/POW và vấn đề VN rút quân khỏi Campuchia với việc bình thường hoá quan hệ song phương. • Cuộc tiếp xúc duy nhất giữa Uỷ viên Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ, ông Franklin Childress và Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch ngày 26/3/1984.
  8. Giai đoạn 1986-1995 • Đã có chuyển biến trong quan hệ thông qua các hoạt động nhân đạo (POW/MIA). Tháng 1/1986 Trợ lý Ngoại trưởng Paul Wolfowitz, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Richarch Armitage thăm VN để bàn về MIA. • Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ, tướng John Vessey đã dẫn đầu một phái đoàn đến Hanoi ngày 1/8/1987. Việt Nam trao cho phía Mỹ hàng trăm bộ hài cốt được cho là MIA.
  9. • Mỹ có bước điều chỉnh chính sách vào ngày 18/7/1990 khi Ngoại trưởng James Baker tuyên bố mở đối thoại trực tiếp với Hanoi. Mỹ thôi ủng hộ chính phủ liên hiệp Campuchia dân chủ ở Liên hiệp quốc. Hai bên chủ yếu tiếp xúc bàn giải quyết vấn đề Campuchia (Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, K. Quinn ngày 6/8/1990 và ĐS VN tại Liên hiệp quốc,Trịnh Xuân Lãng; Ngoại trưởng James Baker và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch ngày 29/9/1990).
  10. • Ngày 9/4/1991 Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Richard Solomon đưa ra bản “lộ trình” với 4 điểm liên quan đến bình thường hoá quan hệ. Nội dung chủ yếu của bản lộ trình là đề ra từng bước đi cụ thể dẫn đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam. Các bước đi gắn với việc VN chấp thuận giải pháp chính trị ngoại giao tổng thể cho vấn đề Campuchia và những nỗ lực rõ rệt của VN trong việc giải quyết MIA/POW.
  11. • Ngày 19/4/1991 tướng John Vessey mở MIA Office tại Hanoi. • Sau khi hiệp định Paris về Campuchia được ký ngày 23/11/1991 thì vấn đề MIA/POW nổi lên thành ưu tiến chính trong tiến trình bình thường hoá. • Ngày 21/11/1991 đàm phán chính thức về bình thường hoá giữa Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, ông Richard Solomon và Thứ trưởng Ngoại giao VN, ông Lê Mai.
  12. • Từ tháng 10/1991 đến hết năm 1994, hàng năm có gặp không chính thức cấp Bộ trưởng ngoại giao. • Mỹ bỏ cấm vận ngày 3/2/1994. • Văn phòng liên lạc được mở vào 1/2/1995 ở Washington và Hà Nội 3/2. • Thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 11/7/1995.
  13. • Tại sao Mỹ muốn bình thường hoá quan hệ? – Vượt qua “Hội chứng Việt Nam,” lấp khoảng cách chia rẽ trong xã hội Mỹ. – Thúc đẩy giải quyết MIA/POW và các vấn đề nhân đạo khác. – Tính toán chiến lược của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương: vị trí địa-chiến lược của VN, không muốn VN rơi vào vòng tay của Trung Quốc, muốn VN hội nhập vào ASEAN. – Mở rộng buôn bán, đầu tư vào VN. – Thúc đẩy cải cách chính trị, dân chủ, nhân quyền ở VN.
  14. Giai đoạn 1995-2010 1. Chính trị-ngoại giao • Sau khi bình thường hoá mâu thuẫn giữa hai nhánh hành pháp và lập pháp vẫn không ngừng. Ngày 6 và 7/12/1995 trong dự luật về “Dự chi ngân sách” của Bộ Ngoại giao Mỹ năm tài chính 1996 (H.R.2076) được cả hai viện của Quốc hội thông qua có quy định cấm tài trợ cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với VN cho đến khi có thêm nhiều tiến triển trong vấn đề MIA/POW. Ngày 19/12/1995 Tổng thống Clinton phủ quyết.
  15. • Các điều khoản trong “Foreign Relations Authorization Act” H.R.1561 áp đặt những điều kiện cải thiện quan hệ của Mỹ với VN và chấp nhận thêm các thuyền nhân người Việt đến Mỹ. Quốc hội đã thông qua H.R.1561 tháng 3/1996 nhưng bị Tổng thống phủ quyết. • Một văn bản sửa đổi của dự luật H.R.1561 đã được Tổng thống thông qua ngày 26/4/1996. Đến ngày 30/5/1996 Tổng thống ra quyết định số 96- 28 xác nhận rằng Việt Nam đang hợp tác hoàn toàn trung thực với Mỹ trong vấn đề MIA/POW. Ngày 10/4/1997 Thượng viện Mỹ mới thông qua việc bổ nhiệm ông Pete Peterson làm Đại sứ tại VN.
  16. • Tổng thống Bill Clinton thăm VN tháng 11/2000 • Tổng thống Bush thăm VN tháng 11/2006 2. Kinh tế • Ngày 11/3/1998 Clinton miễn áp dụng tu chính án Jackson-Vanik đối với VN, dọn đường cho OPIC và EXIM Bank hoạt động. Theo tu chính án Jackson-Vanik, có 2 điều kiện để một quốc gia được dành quy chế tối huệ quốc. Một là chính phủ Mỹ phải công nhận quyền tự do di trú. Hai là ký kết và phê chuẩn Hiệp định thương mại.
  17. • Ký BTA ngày 13/7/2000 • Tháng 5/2002 thành lập “Uỷ ban chung về Phát triển quan hệ kinh tế và thương mại” - một cơ quan tư vấn theo yêu cầu của BTA. • Ký TIFA trong chuyến thăm Mỹ của CT nước Nguyễn Minh Triết; đàm phán ký Hiệp định đầu tư song phương (BIT) • Kim ngạch thương mại năm 2009 đạt 15 tỉ đô la. • Đầu tư của Mỹ (đến hết 2009) khoảng $15 tỉ
  18. 3. Hợp tác nhân đạo và viện trợ • MIA • Hợp tác chặt chẽ với VN giải quyết vấn đề người Việt nhập cư (con lai, ODP, ROVR… khoảng 500,000 người Việt đã di cư sang Mỹ) • Rà phá bom mìn, HIV/AIDS etc. Đưa VN vào “Emergency Plan for AIDS Relief” ngày 27/5/2003 trong khuôn khổ “Five- Year Global HIV/AIDS Strategy,” nước duy nhất ở châu Á. Tháng 9/2004 Mỹ xem xét đưa VN vào “Millennium Challenge Account.”
  19. • Giáo dục: Fulbright do Quốc hội và Bộ Ngoại giao Mỹ chi tiền và đã có gần 400 người Việt theo học tại Mỹ kể từ dầu năm 1992; Vietnam Education Foundation do Quốc hội Mỹ thành lập năm 2000, ngoài ra các chương trình khác như của Ford Foundation. • Mỹ viện trợ cho các chương trình kiểm soát ma túy, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia. Tháng 2/2000, Cơ quan Tăng cường năng lực xử lý các vấn đề về ma tuý của Mỹ (DEA) đã mở văn phòng tại Hà Nội.
  20. 4. Quan hệ an ninh – quốc phòng • Hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố • Mỹ mời VN cử quan sát viên theo dõi cuộc tập trận hàng năm giữa US-Thailand-Singapore mang tên “Hổ mang vàng” 2002. • Trao đổi đoàn quân sự cấp cao: Bộ trưởng William Cohen 3/2000, Rumsfeld 6/2006. Bộ trưởng QP VN thăm Mỹ 2003 và 2009. • Tàu chiến Mỹ thăm cảng VN: 11/2003 chiến hạm Vandegrift FFG48 thăm cảng Sài Gòn; tháng 7/2004 chiến hạm Curtis Wilbur thăm cảng Đà Nẵng; ngày 29/3/2005 tàu USS Gary FFG551 thăm cảng SG nhân 10 năm bình thường hoá quan hệ … 2 lần phía VN thăm tàu sân bay Mỹ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2