intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lí hoạt động đào tạo tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh theo quan điểm quản lí chất lượng tổng thể

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở tổng hợp, nghiên cứu và phân tích các luận điểm và thực trạng về đào tạo, quản lí đào tạo theo quan điểm quản lí chất lượng tổng thể, bài viết đề xuất những khuyến nghị, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học ngành Luật Kinh tế tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lí hoạt động đào tạo tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh theo quan điểm quản lí chất lượng tổng thể

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 04(40), THÁNG 12 – 2023 QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO QUAN ĐIỂM QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ MANAGEMENT OF TRAINING ACTIVITIES AT HO CHI MINH CITY OPEN UNIVERSITY FROM THE PERSPECTIVE TOTAL QUALITY MANAGEMENT TRẦN ANH BÌNH, binh.ta@ou.edu.vn HVCH Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh THÔNG TIN TÓM TẮT Ngày nhận: 03/11/2023 Trên cơ sở tổng hợp, nghiên cứu và phân tích các luận điểm và Ngày nhận lại: 16/11/2023 thực trạng về đào tạo, quản lí đào tạo theo quan điểm quản lí Duyệt đăng: 12/12/2023 chất lượng tổng thể, bài viết đề xuất những khuyến nghị, biện Mã số: TCKH-S04T12-2023-B12 pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học ngành ISSN: 2354 – 0788 Luật Kinh tế tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa: Đào tạo, quản lí đào tạo, quản lí ABSTRACT chất lượng tổng thể. Based on synthesis, research and analysis of arguments Key words: about training, training management, and overall quality Training, training management, management, the author proposes recommendations and total quality management. measures to improve the quality of bachelor's degree training in Economic Law at Ho Chi Minh City Open University. 1. Mở đầu quản lí chất lượng tổng thể (TQM), trên cơ sở Đào tạo (ĐT) là một trong những chức đó nghiên cứu thực trạng và đề xuất những năng chính yếu của các cơ sở giáo dục, vì vậy, khuyến nghị, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quản lí hoạt động đào tạo (QLHĐĐT) đóng vai quả, chất lượng của công tác QLHĐĐT trình trò rất quan trọng trong việc điều hành và quản độ đại học ngành Luật Kinh tế tại Trường Đại lí nhà trường. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. nhập hóa nền giáo dục, công tác đào tạo nguồn 2. Một số khái niệm cơ bản nhân lực chất lượng cao ngày càng được xem 2.1. Hoạt động đào tạo trọng và đặt ra nhiều thách thức cho các cơ sở Có một số cách tiếp cận khái niệm hoạt giáo dục. Việc nghiên cứu một mô hình quản lí động đào tạo (HĐĐT) như sau: giáo dục và vận dụng mô hình đó vào thực tiễn “Đào tạo là hoạt động phối hợp, thống công tác quản lí tại nhà trường là việc làm cấp nhất giữa tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại. Trong trong nhà trường và người học nhằm chuyển bài viết này, tác giả đã tiến hành xác định mô giao và phát triển các kiến thức, kỹ năng lao hình nghiên cứu quản lí đào tạo theo quan điểm động chuyên biệt, hình thành nhân cách nghề 120
  2. TRẦN ANH BÌNH nghiệp của con người trong một loại hình lao 2.3. Quản lí đào tạo theo quan điểm TQM động nhất định” (Phan Hoài Thanh, 2017). QLHĐĐT trình độ đại học theo quan điểm “HĐĐT là loại hình chuyển giao và phát TQM là quá trình tác động của các cấp quản lí triển các kiến thức, kỹ năng lao động chuyên vào các khâu của quá trình đào tạo trình độ đại biệt, hình thành nhân cách nghề nghiệp của con học, từ đầu vào đến quá trình và đầu ra theo người trong một loại hình lao động nhất quan điểm của TQM nhằm tạo ra sản phẩm có định”(Trần Khánh Đức, Dương Thị Hoàng chất lượng; không ngừng nâng cao, cải tiến Yến, Đỗ Thị Thu Hằng, 2022). chất lượng sản phẩm đào tạo đáp ứng yêu cầu Chúng ta có thể hiểu: Đào tạo là một hoạt của các bên liên quan. động huy động toàn bộ mọi nguồn lực của cơ Trong đó, quá trình đào tạo gồm 03 yếu tố: sở giáo dục tác động vào người học nhằm - Yếu tố đầu vào bao gồm các hoạt động: chuyển giao cho người học hệ thống tri thức Hoạt động tuyển sinh, Hoạt động đảm bảo khoa học, hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo nguồn nhân lực, vật lực, tài lực và Hoạt động nghề nghiệp, góp phần xây dựng và hoàn thiện xây dựng, rà soát, cập nhật chương trình đào nhân cách nghề nghiệp của người học, giúp tạo (CTĐT), Chuẩn đầu ra (CĐR); người học đạt được các yêu cầu của lao động - Yếu tố quá trình bao gồm các hoạt động: xã hội sau khi hoàn tất chương trình đào tạo. Hoạt động giảng dạy của giảng viên (GV); 2.2. Quản lí chất lượng tổng thể (TQM) Hoạt động học tập, nghiên cứu, sinh hoạt của Từ mô hình các cấp độ quản lý chất lượng sinh viên (SV); Hoạt động lấy ý kiến phản hồi (QLCL) của Sallis (Bộ GD&ĐT, 2022) và các của SV; quan điểm, nhận định của các nhà khoa học - Yếu tố đầu ra bao gồm các hoạt động: nghiên cứu về TQM, tác giả bài viết nhận thấy Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; rằng: TQM tập trung vào các nội dung sau: T = Hoạt động công nhận tốt nghiệp; Hoạt động lấy Total: tổng thể tất cả các công việc của tổ chức ý kiến phản hồi của SV sau tốt nghiệp. từ đầu vào - quá trình - đầu ra; Q = Quality: Bên cạnh đó, trên cơ sở vận dụng chu trình mục tiêu của TQM là chất lượng của sản phẩm quản lí chất lượng PDCA và sử dụng văn hóa hướng đến sự hài lòng của khách hàng, đáp ứng chất lượng như một công cụ giúp chất lượng sản các yêu cầu của khách hàng; M = Management: phẩm đào tạo đầu ra không ngừng cải tiến và tập hợp các tác động của chủ thể quản lí lên được nâng cao, cán bộ quản lí các cấp tác động quá trình tạo ra sản phẩm từ đầu vào - quá trình vào các khâu của quá trình đào tạo từ đầu vào đến - đầu ra nhằm đạt được mục tiêu chất lượng đã quá trình và đầu ra nhằm đảm bảo chất lượng sản đặt ra theo một chu trình quản lí nhất định; phẩm đầu ra không có “sai sót”, không có “lỗi” Triết lí của TQM: phòng ngừa và cải tiến liên và liên tục được cải tiến. Bên cạnh đó, công tác tục; Công cụ của TQM: chu trình quản lí và quản lí việc xây dựng và hình thành nền văn hóa văn hóa chất lượng của tổ chức. chất lượng của tổ chức cũng phải được tiến hành Tóm lại, TQM là một hệ thống QLCL tác theo chu trình PDCA nhằm tạo ra các giá trị chất động vào tất cả các hoạt động của tổ chức từ lượng và giúp cho mọi thành viên trong tổ chức đầu vào đến quá trình và đầu ra thông qua một “thấm nhuần” được nền văn hóa chất lượng, nhận chu trình quản lí nhất định nhằm cải tiến liên thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong tục và xây dựng nền văn hóa chất lượng trong việc tham gia vào quá trình đào tạo, chủ động tổ chức hướng đến mục đích cuối cùng là không ngừng trong việc tự kiểm soát chất lượng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm sản phẩm, quá trình tạo ra sản phẩm và không đáp ứng yêu cầu của khách hàng. 121
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 04(40), THÁNG 12 – 2023 ngừng cải tiến, cải tiến liên tục để sản phẩm đào 3. Mô hình nghiên cứu tạo đáp ứng được yêu cầu của các bên liên quan. Hình 1. Quản lí đào tạo tiếp cận quan điểm quản lí TQM (Trần Anh Bình, 2023) Chu trình quản lí chất lượng PDCA được VHCL theo các bước mà tác giả Lê Thị mô tả bằng một vòng tròn quay theo chiều kim Phương đã nhận định: Bước 1: Xác lập chuẩn đồng hồ liên tục vận hành tiến về phía trước chất lượng; Bước 2: Phổ biến và tuyên truyền; nhằm không ngừng cải tiến liên tục chất lượng Bước 3: Triển khai thực hiện; Bước 4: Kiểm của sản phẩm đầu ra với các hoạt động cụ thể tra, đánh giá; Bước 5: Công khai thông tin; như sau: P - Plan: Lập kế hoạch; D - Do: Triển Bước 6: Điều chỉnh, bổ sung. khai thực hiện; C - Check: Kiểm tra; A - Act: 4. Thực trạng quản lí hoạt động đào tạo “cải tiến chất lượng là hoạt động được thực trình độ đại học ngành Luật Kinh tế tại hiện thường xuyên để khắc phục các hạn chế, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí thiếu sót của cơ sở giáo dục và các chương Minh theo quan điểm TQM trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu dục” (Đại học Giáo dục, 2017). hỗn hợp (nghiên cứu định lượng → nghiên cứu “Văn hoá chất lượng (VHCL) là một loại định tính → phân tích, kết luận) nhằm xây văn hóa đặc biệt của tổ chức chứa đựng niềm dựng cơ sở lí luận và nghiên cứu thực trạng của tin, giá trị, mong đợi và cam kết thực hiện hóa vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả sử dựa trên sự nỗ lực của mỗi cá nhân trong tổ dụng phần mềm xử lí số liệu SPSS phiên bản chức. VHCL còn là thành tố cấu thành nên hệ 16.0 để hỗ trợ xử lí số liệu thu được trong quá thống quản lí chất lượng với các công cụ, tiêu trình khảo sát (tính điểm trung bình, độ lệch chí đánh giá đo lường và đảm bảo chất lượng” chuẩn, hệ số tin cậy). Thông tin, dữ liệu thu (Lê Thị Phương, 2018). Trong nghiên cứu này, thập được từ quá trình khảo sát được đánh giá tác giả tiếp cận việc xây dựng và phát triển dựa vào quy ước thang đo Likert theo 5 mức từ 122
  4. TRẦN ANH BÌNH 1 → 5 tương ứng từ Yếu → Rất tốt, trong đó Quản lý đào tạo và Phòng Khảo thí. Số phiếu giá trị khoảng cách được xác định như sau: Giá phát ra: 66 phiếu, số phiếu thu lại 56 phiếu, trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = chiếm 84,84% trên tổng số phiếu phát ra. (5-1)/5 = 0,8. 4.1. Thực trạng hoạt động đào tạo trình độ đại Xác định số lượng mẫu khảo sát: 66 mẫu học ngành Luật Kinh tế tại Trường Đại học Mở bao gồm Ban Giám hiệu Nhà trường; Lãnh đạo, Thành phố Hồ Chí Minh theo quan điểm TQM Giảng viên, Chuyên viên Khoa Luật, Phòng Bảng 1. Thực trạng hoạt động đào tạo trình độ đại học ngành Luật Kinh tế tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh theo quan điểm TQM Hệ số tin cậy STT Nội dung Mẫu ĐTB ĐLC của biến 1. Các yếu tố đầu vào 1.1. Hoạt động tuyển sinh 56 3,95 0,65 0,89 1.2. Hoạt động đảm bảo nguồn nhân lực 56 3,63 0,66 0,85 1.3. Hoạt động xây dựng, rà soát, cập nhật CTĐT, CĐR 56 3,81 0,65 0,87 1.4. Hoạt động đảm bảo nguồn lực vật chất 56 3,49 0,72 0,86 1.5. Hoạt động đảm bảo nguồn lực tài chính 3,73 0,65 0,85 Hệ số tin cậy của thang đo 0,89 2. Các yếu tố quá trình 2.1. Hoạt động giảng dạy của GV 56 3,98 0,67 0,78 2.2. Hoạt động học tập, nghiên cứu, sinh hoạt của SV 56 3,90 0,68 0,86 2.3. Hoạt động lấy ý kiến phản hồi của SV 56 3,86 0,75 0,82 Hệ số tin cậy của thang đo 0,88 3. Các yếu tố đầu ra 3.1. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 56 3,71 0,66 0,83 3.2. Hoạt động công nhận tốt nghiệp 56 4,12 0,70 0,84 Hoạt động thu thập thông tin phản hồi từ người học sau tốt 3.3. 56 3,81 0,66 0,85 nghiệp Hệ số tin cậy của thang đo 0,89 4. Việc xây dựng, hình thành, phát triển VHCL 4.1. Bước 1: Xác lập chuẩn chất lượng 56 3,51 0,68 0,96 4.2. Bước 2: Phổ biến và tuyên truyền 56 3,41 0,68 0,96 4.3. Bước 3: Triển khai thực hiện 56 3,41 0,78 0,95 4.4. Bước 4: Kiểm tra, đánh giá 56 3,46 0,78 0,95 4.5. Bước 5: Công khai thông tin 56 3,50 0,83 0,95 4.6. Bước 6: Điều chỉnh, bổ sung 56 3,39 0,84 0,95 Hệ số tin cậy của thang đo 0,96 Về các yếu tố đầu vào, hoạt động tuyển thang đo đều có độ lệch chuẩn dao động từ 0,65 sinh được đánh giá cao nhất với điểm trung - 0,72, điều này cho thấy câu trả lời của các đối bình là 3,95; ngược lại, hoạt động đảm bảo tượng khảo sát không phân tán, mang tính tập nguồn lực vật chất được đánh giá thấp nhất với trung cao. Đồng thời hệ số tin cậy của thang đo điểm trung bình là 3,49. Tất cả các biến của là 0,89 > 0,7, số liệu này khẳng định thang đo 123
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 04(40), THÁNG 12 – 2023 đảm bảo được độ tin cậy, đáp ứng được yêu Minh chứng cho kết quả này là Giấy chứng cầu của nghiên cứu. nhận đạt chuẩn chất lượng đào tạo theo Bộ tiêu 03 CBQL tham gia phỏng vấn đều cho chuẩn MOET do Trung tâm Kiểm định chất rằng nhà trường đảm bảo được số lượng SV lượng giáo dục, Đại học Đà Nẵng cấp ngày đầu vào mỗi năm, riêng đối với ngành Luật 22/11/2022. Về hoạt động khảo sát lấy ý kiến Kinh tế luôn đảm bảo chỉ tiêu đã đặt ra; tuy SV, hoạt động này được đánh giá thấp hơn các nhiên GV1 và GV3 đề nghị nhà trường cần xây biến còn lại của thang đo một phần là do nhà dựng một bộ phận chuyên trách phụ trách công trường tổ chức thực hiện khảo sát quá nhiều, tác tuyển sinh để nâng cao chất lượng của hoạt nhiều nội dung của các khảo sát khác nhau bị động này. Về kết quả của hoạt động đảm bảo trùng lặp gây hao tổn thời gian và công sức của nguồn lực vật chất thấp hơn so với các biến còn các đối tượng khảo sát; bên cạnh đó các phiếu lại của thang đo được các CBQL, GV, CV khảo sát cũng chưa được tổ chức lấy ý kiến của tham gia phỏng vấn thông tin như sau do nhà các bên liên quan nhằm hoàn thiện và điều trường bị động trong việc tìm kiếm cơ sở đào chỉnh nội dung của phiếu khảo sát cho phù hợp tạo thay thế cho địa điểm 371 Nguyễn Kiệm, với SV, ý kiến của GV, chuyên viên tham gia Gò Vấp trong khi thông tin về việc chấm dứt phỏng vấn. sớm hợp đồng thuê cơ sở này đã được thông Về các yếu tố đầu ra, hoạt động công nhận báo từ năm 2019 dẫn đến nhiều nguồn dư luận tốt nghiệp được đánh giá cao nhất với ĐTB là tiêu cực trong nhà trường gây ảnh hưởng không 4,12; tiếp đến là hoạt động khảo sát SV sau tốt nhỏ đến uy tín, thương hiệu mà nhà trường đã nghiệp với ĐTB là 3,81 và cuối cùng là hoạt xây dựng. động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập với Về các yếu tố quá trình, hoạt động giảng ĐTB là 3,71. Độ lệch chuẩn và hệ số tin cậy dạy của GV được đánh giá cao nhất với ĐTB = của thang đo thực trạng các hoạt động đầu ra 3,98, tiếp đến là việc đảm bảo các hoạt động đều đảm bảo được yêu cầu của nghiên cứu (Độ học tập, nghiên cứu, sinh hoạt của SV với ĐTB lệch chuẩn < 1, hệ số tin cậy > 0,7). = 3,90 và cuối cùng là hoạt động lấy ý kiến Tuy nhiên theo các CV1, CV2, hoạt động phản hồi của SV với ĐTB = 3,86. Tất cả các khảo sát SV sau tốt nghiệp gặp nhiều khó khăn biến của thang đo quản lí hoạt động quá trình trong công tác tổ chức, triển khai thực hiện, vì đều có độ lệch chuẩn nhỏ hơn 1 (dao động đã tốt nghiệp nên nhiều SV không hỗ trợ thực trong khoảng 0,6; 0,7), cho thấy tính đại diện hiện khảo sát của nhà trường, số lượng SV cao của các câu trả lời; bên cạnh đó thang đo tham gia khảo sát so với số lượng SV tốt cũng đảm bảo được độ tin cậy với hệ số tin cậy nghiệp chưa nhiều nên thông tin, dữ liệu thu là 0,88 > 0,7. thập được chưa mang tính đại diện nhất định. Thông qua nghiên cứu các kế hoạch, báo Theo số liệu khảo sát, hoạt động xác lập cáo… tác giả nhận thấy hoạt động giảng dạy chuẩn chất lượng được đánh giá cao nhất (ĐTB của GV được tổ chức thực hiện theo kế hoạch = 3,52) và hoạt động điều chỉnh, bổ sung (ĐTB năm học, kế hoạch học kỳ, kế hoạch giảng dạy = 3,39) được đánh giá thấp hơn so với các biến cụ thể của từng môn học, tuân thủ tuyệt đối các còn lại, tuy nhiên, tất cả các biến của thang đo quy định, quy chế đào tạo và đặc biệt là đề đều được đánh giá ở mức “Tốt” trở lên và độ cương môn học nhằm đảm bảo các yêu cầu về lệch chuẩn của các biến đều nhỏ hơn 1 cho thấy mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương câu trả lời của các đối tượng khảo sát mang thức đào tạo và đảm bảo được kết quả, chất tính đại diện cao. Hoạt động xây dựng, hình lượng đào tạo đối với SV và các bên liên quan. thành văn hóa chất lượng trong đào tạo tại nhà 124
  6. TRẦN ANH BÌNH trường được chú trọng phát triển, các chuẩn năm gần đây nên hoạt động này chưa có những chất lượng được nhà trường tổ chức lấy ý kiến điều chỉnh, bổ sung cụ thể nên được đánh giá rộng rãi trong toàn thể viên chức nhà trường thấp hơn so với các biến còn lại của thang đo. trước khi ban hành chiến lược đảm bảo chất 4.2. Thực trạng quản lí hoạt động đào tạo lượng, chính sách chất lượng…Vì vậy, hoạt trình độ đại học ngành Luật Kinh tế tại động “xác lập chuẩn chất lượng” được đánh giá Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh cao. Ngược lại, các CBQL nhận định rằng, do theo quan điểm TQM mới tổ chức triển khai thực hiện trong những Bảng 2. Thống kê số liệu khảo sát thực trạng quản lí hoạt động đào tạo trình độ đại học ngành Luật Kinh tế tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh theo quan điểm TQM Hệ số tin cậy STT Nội dung Mẫu ĐTB ĐLC của biến 1. Quản lý các hoạt động đầu vào 1.1. Lập kế hoạch các hoạt động đầu vào 56 3,75 0,62 0,98 1.2. Tổ chức thực hiện các hoạt động đầu vào 56 3,73 0,63 0,98 1.3. Kiểm tra các hoạt động đầu vào 56 3,73 0,62 0,98 1.4. Cải tiến các hoạt động đầu vào 56 3,69 0,64 0,98 Hệ số tin cậy của thang đo 0,99 2. Quản lý các hoạt động quá trình 2.1. Lập kế hoạch các hoạt động quá trình 56 3,93 0,68 0,96 2.2. Tổ chức thực hiện các hoạt động quá trình 56 3,93 0,66 0,96 2.3. Kiểm tra các hoạt động quá trình 56 3,90 0,68 0,96 2.4. Cải tiến các hoạt động quá trình 56 3,83 0,65 0,97 Hệ số tin cậy của thang đo 0,97 3. Quản lý các hoạt động đầu ra 3.1. Lập kế hoạch các hoạt động đầu ra 56 3,93 0,64 0,96 3.2. Tổ chức thực hiện các hoạt động đầu ra 56 3,86 0,63 0,97 3.3. Kiểm tra các hoạt động đầu ra 56 3,93 0,61 0,96 3.4. Cải tiến các hoạt động đầu ra 56 3,82 0,66 0,98 Hệ số tin cậy của thang đo 0,98 4. Quản lý việc xây dựng, hình thành, phát triển VHCL Lập kế hoạch xây dựng, hình thành, phát triển văn hóa chất 4.1. 56 3,53 0,66 0,95 lượng trong đào tạo Tổ chức quá trình xây dựng, hình thành, phát triển văn hóa 4.2. 56 3,50 0,69 0,94 chất lượng trong đào tạo Kiểm tra quá trình thực hiện và kết quả công tác xây dựng, 4.3. 56 3,48 0,71 0,95 hình thành, phát triển văn hóa chất lượng trong đào tạo 125
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 04(40), THÁNG 12 – 2023 Hệ số tin cậy STT Nội dung Mẫu ĐTB ĐLC của biến Cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xây 4.4. 56 3,43 0,78 0,96 dựng, hình thành, phát triển văn hóa chất lượng trong đào tạo Hệ số tin cậy của thang đo 0,96 Về công tác quản lí các hoạt động đầu vào đều cho rằng việc lập kế hoạch trong công tác theo chu trình PDCA, tác giả nhận thấy tất cả quản lí tại nhà trường được triển khai rất tốt, các biến của thang đo đều có ĐTB > 3,4, xếp ở bên cạnh việc xác định chuẩn xác các nguồn mức Tốt, trong đó, biến “Lập kế hoạch các hoạt lực thực tại, các thách thức, cơ hội nhà trường động đầu vào” có ĐTB cao nhất là 3,75, biến đã xây dựng hệ thống các biện pháp thực hiện “Cải tiến các hoạt động đầu vào” có ĐTB thấp rất khả thi hướng đến những mục tiêu đã đề ra, hơn các biến còn lại của thang đo với ĐTB = Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức khảo sát lấy ý 3,69, Bên cạnh đó, hệ số tin cậy và độ lệch kiến các kế hoạch, chương trình hành động … chuẩn các biến của thang đo đều đáp ứng được trước khi ban hành và triển khai thực hiện. Tuy yêu cầu của nghiên cứu (Độ lệch chuẩn < 1, hệ nhiên, ngược lại với công tác lập kế hoạch, mặc số tin cậy > 0,7), dù được đánh giá ở mức độ “Tốt” nhưng hoạt Về công tác quản lí các hoạt động quá động cải tiến tại nhà trường nhận được nhiều ý trình, tất cả các biến của thang đo đều có ĐTB kiến phản hồi, GV1, GV2 và CV2, CV3 cho ở mức Tốt (>3,4), trong đó biến “Lập kế hoạch rằng công tác triển khai hoạt động cải tiến tại các hoạt động quá trình” có ĐTB cao nhất là nhà trường chỉ mới dừng ở kế hoạch chưa được 3,93, biến có ĐTB thấp nhất là biến “Cải tiến triển khai thực hiện một cách đồng bộ và toàn các hoạt động quá trình” với ĐTB là 3,83, Các diện nên chưa mang lại những kết quả thiết biến của thang đo đều có độ lệch chuẩn nhỏ thực như mong đợi. hơn 1, số liệu này cho thấy kết quả khảo sát Đối với công tác quản lí việc xây dựng, mang tính đại diện cao; bên cạnh đó, hệ số tin hình thành, phát triển VHCL trong đào tạo tại cậy của thang đo là 0,97 > 0,7, số liệu này cho nhà trường, thông qua dữ liệu khảo sát, tác giả thấy thang đo có độ tin cậy cao đáp ứng được nhận thấy hoạt động lập kế hoạch xây dựng, yêu cầu của nghiên cứu. hình thành, phát triển văn hóa chất lượng trong Về việc quản lí các hoạt động đầu ra, tác đào tạo được đánh giá cao nhất với ĐTB=3,53; giả nhận thấy các biến của thang đo đều có hoạt động cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu ĐTB ở mức Tốt, trong đó vẫn như các thang đo quả của công tác xây dựng, hình thành, phát trên, biến “Lập kế hoạch” vẫn có ĐTB cao nhất triển văn hóa chất lượng trong đào tạo được (3,93) và biến “Hoạt động cải tiến” có ĐTB đánh giá thấp hơn các biến còn lại với ĐTB= thấp nhất (=3,82); hệ số tin cậy và độ lệch 3,43. Tất cả các biến của thang đo đều có độ chuẩn của các biến trong thang đo đều đảm bảo lệch chuẩn nhỏ hơn 1, số liệu này cho thấy kết được các yêu cầu của nghiên cứu (ĐLC < 1, hệ quả khảo sát mang tính đại diện cao, Đồng thời, số tin cậy > 0,7). hệ số tin cậy của thang đo là 0,96 > 0,7; điều Theo ý kiến thu thập được thông qua quá này cho thấy thang đo có độ tin cậy cao, đảm trình phỏng vấn, các CBQL1, CBQL2, GV3 bảo được yêu cầu của nghiên cứu. 126
  8. TRẦN ANH BÌNH Việc xây dựng và hình thành VHCL tại thực hiện. Trên cơ sở đó, tác giả kiến nghị một nhà trường được các cấp quản lí chú trọng triển số biện pháp sau để góp phần nâng cao chất khai thực hiện, tuy nhiên, theo nhận định của lượng đào tạo và công tác quản lí đào tạo tại các GV3, CV1, CV2 việc tổ chức xây dựng nhà trường nói chung và công tác quản lí trình VHCL trong nhà trường chưa thực sự đạt được độ đại học ngành Luật Kinh tế nói riêng: hiệu quả cao; hoạt động này còn mang tính (1) Về công tác quản lí các nguồn lực vật hình thức, văn bản phục vụ cho công tác kiểm chất, để nâng cao hiệu quả của hoạt động đảm định chứ chưa thực sự hình thành được trong bảo nguồn lực vật chất và quản lí hoạt động tập thể sư phạm nhà trường nền VHCL (trừ các này tại nhà trường, các cấp quản lí cần thực đối tượng thường xuyên và trực tiếp tham gia hiện một số nội dung sau: xác định các nhu cầu vào công tác đảm bảo chất lượng, kiểm định và ưu tiên về nguồn lực vật chất phục vụ cho chất lượng cơ sở giáo dục, CTĐT), Để vận hoạt động đào tạo tại nhà trường; lập kế hoạch, dụng có hiệu quả quan điểm TQM vào công tác dự án về nguồn lực vật chất phục vụ cho hoạt quản lí đào tạo, nhà trường cần nghiêm túc xem động đào tạo tại nhà trường; đảm bảo việc sử xét lại hoạt động này. dụng nguồn lực vật chất phục vụ cho hoạt động 5. Kết luận và khuyến nghị đào tạo một cách hiệu quả; liên kết với cộng Nhìn chung, công tác quản lí đào tạo trình đồng và các nhà tài trợ để phát triển nguồn lực độ đại học ngành Luật Kinh tế tại Trường Đại vật chất; thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá soát, đánh giá việc sử dụng và quản lí nguồn khá cao, tất cả các biến đều được đánh giá ở lực vật chất trong nhà trường. mức “Tốt” trở lên, đồng thời hoạt động đào tạo (2) Về việc cải tiến công tác khảo sát, lấy tại nhà trường nói chung và hoạt động đào trình ý kiến của SV trong và sau quá trình đào tạo tại độ đại học ngành Luật kinh tế cũng đạt được nhà trường: trước hết, các đơn vị liên quan cần một số thành tựu nhất định như: Đạt Giấy rà soát lại nội dung các phiếu khảo sát, lược bỏ chứng nhận kiểm định chất lượng CTĐT trình các câu hỏi trùng lặp, nếu được nên gộp các độ đại học ngành Luật Kinh tế với tỷ lệ đạt nhóm câu hỏi liên quan vào cùng một bảng hỏi; chuẩn là 90% có thời hạn từ ngày 22/01/2022 giảm bớt số lượng hoạt động khảo sát, chỉ khảo đến ngày 22/01/2027; Tỷ lệ SV tốt nghiệp đúng sát những hoạt động thực sự cần thiết; công bố hạn tăng đều qua các năm từ năm 2019 đến công khai kết quả khảo sát và có phản hồi về năm 2021, từ 26,12% đến 70,70%; Thời gian những thông tin, yêu cầu, kiến nghị thu được tốt nghiệp trung bình của SV có dấu hiệu giảm trong quá trình khảo sát, những thông tin được từ 4,269 xuống 4,129 của các khóa 2014, 2015, tiếp thu và sẽ tiến hành điều chỉnh, những 2016; Tỷ lệ SV có việc làm sau 12 tháng tốt thông tin nào không được tiếp thu cần được nghiệp có tỷ lệ từ 85% trở lên đối với năm giải thích rõ ràng, cụ thể, Đặc biệt, đối với đối 2020, các năm 2019, 2021, 2022 tỷ lệ trên 95%. tượng SV đã tốt nghiệp nên tạo nhiều kênh Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu và thông tin để giữ liên lạc với SV sau tốt nghiệp, những đánh giá khả quan, vẫn còn tồn tại một nêu rõ lí do khảo sát trong các phiếu khảo sát số hạn chế như: công tác xây dựng, hình thành để SV hiểu được mục đích của việc khảo sát và nền VHCL trong đào tạo tại nhà trường còn sẵn sàng hỗ trợ nhà trường. mang nặng tính hình thức; hoạt động khảo sát, (3) Về công tác cải tiến các hoạt động lấy ý kiến SV trong và sau quá trình đào tạo quản lí, đây là một nội dung quan trọng quyết còn gặp nhiều khó khăn; công tác cải tiến các định việc thành công hay thất bại của việc vận hoạt động quản lí chưa được đẩy mạnh tổ chức dụng quan điểm TQM vào quản lí đào tạo tại 127
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 04(40), THÁNG 12 – 2023 cơ sở giáo dục đại học, chính vì vậy, các chủ bản quy định, quy chế về công tác chất lượng, thể quản lí đào tạo cần xây dựng một văn bản về việc xây dựng VHCL, nhà trường cần tổ hướng dẫn cụ thể về hoạt động cải tiến này chức các buổi báo cáo chuyên đề cho cụ thể trong công tác đào tạo nói riêng và các hoạt từng đối tượng trong nhà trường (CBQL, GV, động của nhà trường nói chung đồng thời tổ chuyên viên) trong đó nêu rõ chức năng, nhiệm chức tập huấn hướng dẫn, tuyên truyền, vận vụ và đặc biệt là lợi ích, tầm quan trọng của động mọi thành viên trong tổ chức tham gia việc chú trọng chất lượng ở mỗi khâu của quá vào công cuộc cải tiến các hoạt động trong quá trình đào tạo; tính tích cực, tự giác trong việc trình đào tạo hướng đến mục đích không ngừng không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu các công tác mà các đối tượng được phân công của các bên liên quan. đảm nhiệm, phụ trách; để biện pháp này thành (4) Về hoạt động xây dựng, hình thành công phụ thuộc rất nhiều vào năng lực dẫn dắt VHCL: vì đây là một vấn đề thuộc lĩnh vực và trình bày của báo cáo viên. nhận thức nên bên cạnh việc triển khai các văn TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giáo dục và Đào tạo (2022), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá ngoài cho đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non làm công tác đánh giá ngoài của 63 tỉnh, thành phố, Hà Nội. Lê Thị Phương (2018), Xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Giáo dục, 08/2018, tr77-81. Phan Hoài Thanh (2017), Quản lý đào tạo theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp khu vực miền Đông Nam Bộ, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Trần Anh Bình (2023), Vận dụng quan điểm quản lý chất lượng tổng thể vào quản lý đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, 2023. Trần Khánh Đức, Dương Thị Hoàng Yến, Đỗ Thị Thu Hằng (2022), Quản lí đào tạo và quản trị nhà trường hiện đại, Hà Nội: NXB ĐHQG Hà Nội. Trường Đại học Giáo dục (2017), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí, Hà Nội. 128
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2